- 1Lệnh công bố Nghị quyết ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội 2015
- 2Công văn 9287/VPCP-QHĐP năm 2018 về chuẩn bị nội dung Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 3349/VPCP-QHĐP năm 2019 về phân công các bộ chuẩn bị nội dung Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Lệnh công bố Nghị quyết ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội 2015
- 2Công văn 9287/VPCP-QHĐP năm 2018 về chuẩn bị nội dung Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 3349/VPCP-QHĐP năm 2019 về phân công các bộ chuẩn bị nội dung Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV do Văn phòng Chính phủ ban hành
ỦY BAN THƯỜNG VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Nghị quyết số: 31/2023/UBTVQH15 | Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2023 |
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH, HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN CỦA NỘI QUY KỲ HỌP QUỐC HỘI
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 63/2020/QH14;
Căn cứ Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội;
QUYẾT NGHỊ:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định, hướng dẫn khoản 3 Điều 1; khoản 3 Điều 14; khoản 6 Điều 29; điểm d khoản 1, khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều 30; khoản 8 Điều 42 của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 của Quốc hội.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị quyết này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức kỳ họp bất thường; tổ chức kỳ họp theo hình thức họp trực tuyến hoặc kết hợp giữa họp trực tiếp với họp trực tuyến; việc chuẩn bị hồ sơ nhân sự trình Quốc hội và thực hiện bỏ phiếu về công tác nhân sự tại kỳ họp Quốc hội, bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội.
Chương II
TỔ CHỨC KỲ HỌP BẤT THƯỜNG
Điều 3. Yêu cầu về tổ chức kỳ họp bất thường
1. Trường hợp Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức kỳ họp bất thường thì gửi văn bản nêu rõ sự cần thiết, nội dung, thời gian dự kiến tổ chức kỳ họp bất thường kèm theo hồ sơ, tài liệu nếu nội dung đề xuất thuộc trách nhiệm chuẩn bị của mình đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước 07 ngày tính đến ngày đề xuất tổ chức kỳ họp bất thường, trừ hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác nhân sự. Thời gian dự kiến tổ chức kỳ họp bất thường phải trước ít nhất là 01 ngày tính đến ngày dự kiến khai mạc kỳ họp thường lệ tiếp theo.
2. Trường hợp đại biểu Quốc hội yêu cầu tổ chức kỳ họp bất thường:
a) Đại biểu Quốc hội gửi văn bản nêu rõ sự cần thiết, nội dung, thời gian dự kiến tổ chức kỳ họp bất thường đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Văn bản yêu cầu tổ chức kỳ họp bất thường có thể do một hoặc nhiều đại biểu Quốc hội cùng yêu cầu, ký tên;
b) Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp các yêu cầu của đại biểu Quốc hội trong khoảng thời gian từ ngày khai mạc kỳ họp gần nhất trước đó đến trước 08 ngày tính đến ngày dự kiến khai mạc kỳ họp thường lệ tiếp theo;
c) Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, triệu tập kỳ họp bất thường khi có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu về cùng nội dung.
3. Trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu tổ chức kỳ họp bất thường thì dự kiến nội dung, thời gian tổ chức kỳ họp bất thường để báo cáo Quốc hội.
Điều 4. Xử lý yêu cầu về tổ chức kỳ họp bất thường
1. Khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình yêu cầu hoặc khi nhận được yêu cầu của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội về việc tổ chức kỳ họp bất thường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chuẩn bị nội dung và gửi hồ sơ, tài liệu đến Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội để thẩm tra về nội dung đó và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp. Trong yêu cầu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
2. Khi thẩm tra hồ sơ, tài liệu trình kỳ họp bất thường, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm thể hiện rõ quan điểm về điều kiện, chất lượng của hồ sơ, tài liệu.
3. Trên cơ sở xem xét hồ sơ, tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền trình, ý kiến thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc triệu tập kỳ họp bất thường.
Điều 5. Xem xét, quyết định nội dung tại kỳ họp bất thường
Trình tự, thủ tục tiến hành xem xét, quyết định các nội dung tại kỳ họp bất thường; hồ sơ, tài liệu của kỳ họp bất thường; thông tin về kỳ họp bất thường được thực hiện theo các quy định về kỳ họp của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Nội quy kỳ họp Quốc hội và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chương III
TỔ CHỨC KỲ HỌP QUỐC HỘI THEO HÌNH THỨC HỌP TRỰC TUYẾN HOẶC KẾT HỢP GIỮA HỌP TRỰC TIẾP VỚI HỌP TRỰC TUYẾN
Điều 6. Các hình thức tổ chức kỳ họp Quốc hội
1. Hình thức họp trực tiếp được thực hiện với sự tham gia trực tiếp của tất cả đại biểu Quốc hội tại một địa điểm.
2. Hình thức họp trực tuyến được thực hiện qua hệ thống hội nghị truyền hình giữa điểm cầu chính tại Hà Nội và điểm cầu tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định số điểm cầu; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có điểm cầu; địa điểm đặt điểm cầu; Đoàn đại biểu Quốc hội tham gia họp tại từng điểm cầu.
Căn cứ tình hình thực tiễn, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tham mưu Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tổ chức họp trực tuyến theo cách thức khác.
3. Hình thức kết hợp giữa họp trực tiếp với họp trực tuyến được thực hiện trong trường hợp kỳ họp có các đợt họp được tổ chức theo hình thức họp trực tiếp và các đợt họp được tổ chức theo hình thức họp trực tuyến.
Điều 7. Đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp tại các điểm cầu họp trực tuyến
1. Đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp tại điểm cầu theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Đại biểu Quốc hội làm việc thường xuyên tại Hà Nội tham dự kỳ họp tại điểm cầu chính tại Hà Nội, trừ trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyết định khác.
3. Trong thời gian tổ chức kỳ họp theo hình thức họp trực tuyến, đại biểu Quốc hội được cử đi công tác không thể tham dự kỳ họp tại điểm cầu theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì có thể họp tại điểm cầu nơi mình công tác hoặc nơi gần nhất với nơi mình công tác. Chậm nhất là 02 ngày trước ngày dự kiến thay đổi điểm cầu dự họp, đại biểu Quốc hội đăng ký việc thay đổi điểm cầu dự họp với Tổng Thư ký Quốc hội để báo cáo Chủ tịch Quốc hội quyết định, đồng thời báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội nơi mình sinh hoạt và Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội nơi có điểm cầu dự kiến tham dự.
Điều 8. Người được mời tham dự, dự thính tại kỳ họp Quốc hội tổ chức theo hình thức họp trực tuyến
1. Người được mời tham dự, dự thính tại kỳ họp Quốc hội tổ chức theo hình thức họp trực tuyến thực hiện theo quy định tại Nội quy kỳ họp Quốc hội.
2. Đại diện một số cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan báo chí của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội tại điểm cầu ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó theo hướng dẫn của Tổng Thư ký Quốc hội.
3. Người được mời tham dự, dự thính tại kỳ họp Quốc hội phải tuân thủ quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội và sự điều hành của chủ tọa phiên họp, người được phân công điều hành điểm cầu.
Điều 9. Trách nhiệm của Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội trong việc chuẩn bị tổ chức kỳ họp theo hình thức họp trực tuyến
1. Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm sau đây:
a) Gửi danh sách đại biểu Quốc hội đăng ký họp tại điểm cầu mà Đoàn mình tham dự đến Tổng Thư ký Quốc hội để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội chậm nhất là 01 ngày trước ngày bắt đầu họp trực tuyến;
b) Tổ chức, điều hành các hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tại điểm cầu mà Đoàn mình tham dự theo đúng quy định tại Nội quy kỳ họp Quốc hội và các quy định khác có liên quan;
c) Quyết định danh sách người được mời dự tại điểm cầu mà Đoàn mình tham dự theo quy định, phù hợp với nội dung và điều kiện bảo đảm tại điểm cầu họp trực tuyến;
d) Phối hợp với Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội được phân công điều hành điểm cầu để lập danh sách người được mời dự tại điểm cầu đó trong trường hợp có nhiều Đoàn đại biểu Quốc hội cùng tham gia kỳ họp tại một điểm cầu.
2. Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có điểm cầu họp trực tuyến có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Văn phòng Quốc hội và các cơ quan hữu quan chuẩn bị phòng họp trực tuyến phù hợp, bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật, an ninh, an toàn và điều kiện bảo đảm khác cho đại biểu Quốc hội tham gia kỳ họp tại điểm cầu đó.
3. Trong trường hợp có nhiều Đoàn đại biểu Quốc hội cùng tham gia kỳ họp tại một điểm cầu thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công 01 Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội điều hành điểm cầu đó.
Điều 10. Điều kiện bảo đảm cho kỳ họp tổ chức theo hình thức họp trực tuyến
1. Văn phòng Quốc hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc bảo đảm hệ thống họp trực tuyến đáp ứng yêu cầu; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật, an ninh, an toàn và điều kiện cần thiết khác phục vụ tổ chức kỳ họp theo hình thức họp trực tuyến.
2. Việc trang trí khánh tiết của phòng họp trực tuyến thực hiện theo Mẫu 1 của Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.
Chương IV
HỒ SƠ NHÂN SỰ, THỂ LỆ BỎ PHIẾU KÍN, MẪU PHIẾU, BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU, BIÊN BẢN NIÊM PHONG PHIẾU
Điều 11. Hồ sơ về nhân sự trình Quốc hội quyết định
1. Hồ sơ về người do cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn bao gồm:
a) Sơ yếu lý lịch theo mẫu hiện hành của Ban Tổ chức Trung ương do cá nhân tự khai, được cơ quan trực tiếp quản lý người đó xác nhận, có dán ảnh khổ 4x6 cm và đóng dấu giáp lai. Đối với người được giới thiệu không thuộc sự quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì sơ yếu lý lịch phải được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú xác nhận, đóng dấu giáp lai vào ảnh;
b) Tiểu sử tóm tắt do cá nhân tự khai theo Mẫu 2 của Phụ lục kèm theo Nghị quyết này, được cơ quan trực tiếp quản lý người đó xác nhận, có dán ảnh khổ 4x6 cm và đóng dấu giáp lai. Đối với người được giới thiệu không thuộc sự quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì tiểu sử tóm tắt phải được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú xác nhận, đóng dấu giáp lai vào ảnh;
c) Đánh giá, nhận xét 03 năm gần nhất của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị của cấp có thẩm quyền về: phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ; năng lực công tác và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong đó thể hiện rõ những sản phẩm cụ thể, thành tích công tác, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm (nếu có) của người được giới thiệu trong quá trình công tác; uy tín và triển vọng phát triển;
d) Đánh giá, nhận xét của chi bộ, đảng ủy cơ quan nơi công tác;
đ) Nhận xét của cấp ủy nơi cư trú đối với người được giới thiệu và gia đình;
e) Kết luận của cấp có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị của người được giới thiệu theo quy định của Bộ Chính trị về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng;
g) Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu hiện hành của Chính phủ về kê khai tài sản;
h) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị... có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp thì phải có chứng nhận của đơn vị có thẩm quyền thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;
i) Giấy khám sức khoẻ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền cấp.
Các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và i khoản này được làm trước không quá 06 tháng tính đến thời điểm xem xét.
2. Trường hợp người được giới thiệu quy định tại khoản 1 Điều này không phải là đảng viên thì hồ sơ bao gồm:
a) Tài liệu quy định tại các điểm a, b, g, h và i khoản 1 Điều này;
b) Đánh giá, nhận xét 03 năm gần nhất của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị quản lý người được giới thiệu về: phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ; năng lực công tác và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong đó thể hiện rõ thành tích công tác, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm (nếu có); uy tín và triển vọng phát triển, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
c) Trường hợp người được giới thiệu không thuộc sự quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì phải có phiếu nhận xét, đánh giá của chính quyền địa phương nơi cư trú theo Mẫu 3 của Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.
Các tài liệu quy định tại điểm b và điểm c khoản này được làm trước không quá 06 tháng tính đến thời điểm xem xét.
3. Trường hợp người ứng cử được đại biểu Quốc hội giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh do Quốc hội bầu thì chậm nhất là 02 ngày trước ngày xem xét nội dung nhân sự, hồ sơ được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội bao gồm:
a) Đơn ứng cử;
b) Văn bản giới thiệu của đại biểu Quốc hội trong trường hợp giới thiệu thêm người ứng cử ngoài danh sách;
c) Các tài liệu quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này;
d) Đối với người ứng cử là đảng viên không giữ chức vụ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội thì phải có văn bản đồng ý của chi bộ, đảng bộ cơ sở nơi đảng viên sinh hoạt. Đối với người ứng cử là đảng viên đang giữ chức vụ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước hoặc đã nghỉ hưu thì phải có văn bản đồng ý của cấp có thẩm quyền và cấp ủy cấp trên trực tiếp của chi bộ, đảng bộ cơ sở nơi đảng viên sinh hoạt.
4. Hồ sơ trình Quốc hội về người được cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, bị bãi nhiệm đại biểu Quốc hội bao gồm:
a) Đơn của đại biểu Quốc hội trong trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội;
b) Tờ trình của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền;
c) Dự thảo Nghị quyết;
d) Văn bản ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đại biểu Quốc hội đó đang sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội; văn bản ý kiến của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với trường hợp đại biểu do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu;
đ) Văn bản ý kiến của Đoàn đại biểu Quốc hội nơi đại biểu Quốc hội đang sinh hoạt.
5. Hồ sơ trình Quốc hội về việc miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền;
b) Dự thảo Nghị quyết;
c) Văn bản kỷ luật hoặc văn bản ý kiến của cấp có thẩm quyền.
Điều 12. Thể lệ bỏ phiếu kín
1. Đại biểu Quốc hội nhận phiếu do Ban kiểm phiếu phát ra và thực hiện việc ghi phiếu theo hướng dẫn của Ban kiểm phiếu. Trong quá trình ghi phiếu, nếu viết hỏng hoặc vì lý do khác, đại biểu Quốc hội được đổi lại phiếu.
2. Đại biểu Quốc hội tự mình bỏ phiếu vào thùng phiếu theo hướng dẫn của Ban kiểm phiếu.
3. Sau khi đại biểu Quốc hội hoàn thành việc bỏ phiếu, Trưởng Ban kiểm phiếu công bố số phiếu phát ra, số phiếu thu về để tiến hành kiểm phiếu.
4. Ban kiểm phiếu xác định phiếu hợp lệ, phiếu không hợp lệ theo hướng dẫn đối với từng mẫu phiếu trong Phụ lục kèm theo Nghị quyết này; kiểm đếm phiếu; lập biên bản và báo cáo Quốc hội kết quả kiểm phiếu, kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín.
Điều 13. Mẫu phiếu
1. Mẫu phiếu bầu hoặc phê chuẩn; miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, bãi nhiệm đại biểu Quốc hội được thực hiện theo Mẫu 4 của Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.
Mẫu phiếu lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định tại Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Mẫu phiếu biểu quyết bằng bỏ phiếu kín về nội dung khác thực hiện theo Mẫu 5 của Phụ lục kèm Nghị quyết này.
2. Trường hợp Quốc hội tiến hành bỏ nhiều phiếu cùng một lúc thì các phiếu được in trên giấy có màu khác nhau.
3. Nội dung phiếu về nhân sự phải ghi rõ họ và tên của người được Quốc hội bỏ phiếu. Trường hợp phiếu có ghi tên nhiều người thì được sắp xếp theo nguyên tắc sau đây:
a) Theo thứ tự tên cơ quan đã được quy định trong Hiến pháp hoặc luật về tổ chức chuyên ngành trong trường hợp phiếu ghi tên nhiều người gắn với chức vụ và tên cơ quan;
b) Theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt trong trường hợp một vị trí có nhiều người.
Điều 14. Biên bản kiểm phiếu, biên bản kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín, biên bản niêm phong phiếu
1. Biên bản kiểm phiếu, biên bản kết quả biểu quyết được lập thành 03 bản và được Trưởng Ban kiểm phiếu báo cáo công khai trước Quốc hội. Mẫu biên bản được thực hiện như sau:
a) Biên bản kiểm phiếu bầu hoặc phê chuẩn; miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, bãi nhiệm đại biểu Quốc hội được thực hiện theo các Mẫu 6.1, 6.2, 6.3, 6.4, 6.5 và 6.6 của Phụ lục kèm theo Nghị quyết này;
b) Biên bản kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm được thực hiện theo Mẫu 6.7 của Phụ lục kèm theo Nghị quyết này;
c) Biên bản kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín về nội dung khác được thực hiện theo Mẫu 6.8 của Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.
2. Sau khi kết thúc việc kiểm phiếu, Ban kiểm phiếu niêm phong toàn bộ số phiếu và lập biên bản niêm phong phiếu. Biên bản niêm phong phiếu được thực hiện theo Mẫu 7 của Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.
Điều 15. Các mẫu văn bản trong việc bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội
1. Phiếu bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội được thực hiện theo Mẫu 8 của Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.
2. Biên bản họp Đoàn đại biểu Quốc hội, biên bản kiểm phiếu bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội được lập thành 03 bản. Mẫu biên bản được thực hiện như sau:
a) Biên bản họp Đoàn đại biểu Quốc hội được thực hiện theo Mẫu 9 của Phụ lục kèm theo Nghị quyết này;
b) Biên bản kiểm phiếu bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội được thực hiện theo Mẫu 10 của Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.
3. Tờ trình đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn kết quả bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện theo Mẫu 11 của Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 3 năm 2023.
Nghị quyết này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, phiên họp thứ 20 thông qua ngày 14 tháng 02 năm 2023.
e-Pas: 10371. | TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 31/2023/UBTVQH15 ngày 14 tháng 02 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định, hướng dẫn một số điều khoản của Nội quy kỳ họp Quốc hội)
Mẫu 1: Trang trí khánh tiết của phòng họp trực tuyến
Mẫu 2: Tiểu sử tóm tắt
Ảnh 4x6cm (nền trắng) |
TIỂU SỬ TÓM TẮT
|
1. Họ và tên thường dùng: (1) ……………………………………………………………………
2. Họ và tên khai sinh: (2) …………………………………………………………………………
3. Các bí danh/tên gọi khác: ………………………………………………………………………
4. Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………… 5. Giới tính: ………………….
6. Quê quán: (3) …………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………
7. Nơi đăng ký thường trú: …………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Nơi ở hiện nay: (4) ………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………
8. Số CMND/ Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân: (5) ……………………………………………
Ngày cấp ……………………………………… Nơi cấp …………………..………………………
…………………………………………………………………………………………………………
9. Dân tộc: (6) ………………………..… 10. Tôn giáo: (7) ………………………………………
10. Trình độ hiện nay:
- Chuyên môn, nghiệp vụ: (8) …………………………………………………………………….
- Học vị: (9) ……………………………………… Học hàm: (10) ……………………………….
- Lý luận chính trị: (11) …………………………………………………………………………….
- Ngoại ngữ: (12) ……………………………………………………………………………………
11. Chức vụ, chức danh trong cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác: (13)………………………
…………………………………………………………………………………………………………
12. Nơi làm việc: (14) ………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
13. Ngày vào Đảng: (15) ………/………/…………; Ngày chính thức: ………/………/………;
Chức vụ trong Đảng (nếu có): …………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………
14. Tham gia làm thành viên của các tổ chức đoàn thể: (16) ………………………………….
Chức vụ trong từng tổ chức đoàn thể: ……………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
15. Tình trạng sức khỏe (17) ………………………………………………………………………
16. Các hình thức khen thưởng nhà nước đã được trao tặng: (18) …………………………..
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
17. Các hình thức kỷ luật, xử lý vi phạm đã bị áp dụng (Đảng, chính quyền, đoàn thể): (19).……………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………….
18. Là đại biểu Quốc hội khoá (nếu có): ………………………………………………………….
19. Là đại biểu Hội đồng nhân dân (nếu có) …………… nhiệm kỳ ……………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
Thời gian | Làm công việc, giữ chức vụ, cấp bậc gì? tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nào? ở đâu? |
Từ tháng …… năm ………. đến tháng …… năm ……… ……………………………… ……………………………… ……………………………… ……………………………… ……………………………… ……………………………… | ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… |
………, ngày …… tháng …… năm ……… |
____________________
(1) Ghi họ, chữ đệm (nếu có) và tên thường dùng bằng chữ in hoa
(2) Ghi đúng họ, chữ đệm và tên ghi trong Giấy khai sinh, bằng chữ in hoa (Ví dụ: NGUYỄN THỊ A).
(3) Ghi rõ xã, (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố), tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương).
(4) Ghi nơi cư trú thường xuyên, nếu trùng với nơi đăng ký thường trú thì ghi “Như trên”, Ghi rõ số nhà, đường phố, tổ dân phố (làng, xóm, thôn, bản, ấp…), xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố), tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương).
(5) Ghi một trong các số Chứng minh nhân dân, số Hộ chiếu hoặc số Thẻ căn cước công dân; trường hợp là Công an nhân dân, sỹ quan Quân đội nhân dân thì ghi số Giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc Giấy chứng minh sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
(6) Ghi tên dân tộc gốc của bản thân theo Giấy khai sinh như: Kinh, Thái, Tày……
(7) Nếu theo tôn giáo nào thì ghi rõ, nếu không theo tôn giáo nào thì ghi rõ “Không”.
(8) Ghi rõ đại học (cao đẳng hoặc trung cấp...) chuyên ngành gì, viết theo chứng chỉ, văn bằng đã được cấp.
4.2. Mẫu phiếu cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, bãi nhiệm đại biểu Quốc hội
QUỐC HỘI KHÓA … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |||||||||||
(đóng dấu “Quốc hội”) | ||||||||||||
PHIẾU
Ghi chú: - Đại biểu thể hiện chính kiến bằng cách đánh dấu “X” vào 1 trong 2 ô “Tán thành” hoặc “Không tán thành” đối với mỗi người. - Không ghi thêm tên của người ngoài danh sách hoặc xóa tên của người trong danh sách. |
4.3. Mẫu phiếu phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; phê chuẩn đề nghị về danh sách các chức danh
4.3.1. Mẫu phiếu phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức một người hoặc nhiều người cùng một chức danh
QUỐC HỘI KHÓA … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |||||||||||
(đóng dấu “Quốc hội”) | ||||||||||||
PHIẾU PHÊ CHUẨN
Ghi chú: - Đại biểu thể hiện chính kiến bằng cách đánh dấu “X” vào 1 trong 2 ô “Tán thành” hoặc “Không tán thành” đối với mỗi người. - Không ghi thêm tên của người ngoài danh sách hoặc xóa tên của người trong danh sách. |
________________________
1 Ghi chức danh được bổ nhiệm/miễn nhiệm/cách chức.
4.3.2. Mẫu phiếu phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức nhiều chức danh
QUỐC HỘI KHÓA … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |||||||||||
(đóng dấu “Quốc hội”) | ||||||||||||
PHIẾU PHÊ CHUẨN
Ghi chú: - Đại biểu thể hiện chính kiến bằng cách đánh dấu “X” vào 1 trong 2 ô “Tán thành” hoặc “Không tán thành” đối với mỗi người. - Không ghi thêm tên của người ngoài danh sách hoặc xóa tên của người trong danh sách. |
_____________________
1 Ví dụ: Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
2 Ví dụ: Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Y tế …
4.3.3. Mẫu phiếu phê chuẩn đề nghị về danh sách các chức danh
QUỐC HỘI KHÓA … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |||||||||||
(đóng dấu “Quốc hội”) | ||||||||||||
PHIẾU PHÊ CHUẨN
Ghi chú: - Đại biểu thể hiện chính kiến bằng cách đánh dấu “X” vào 1 trong 2 ô “Tán thành” hoặc “Không tán thành” đối với mỗi người. - Không ghi thêm tên của người ngoài danh sách hoặc xóa tên của người trong danh sách. |
___________________
1 Ví dụ: thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia.
Mẫu 5: Phiếu biểu quyết bằng bỏ phiếu kín về nội dung khác
QUỐC HỘI KHÓA … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
(đóng dấu “Quốc hội”) | ||
PHIẾU PHÊ CHUẨN Trân trọng đề nghị các vị đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua …………………………………1: | ||
- Tán thành - Không tán thành - Không biểu quyết | □ □ □ | |
Ghi chú: Đại biểu thể hiện chính kiến bằng cách đánh dấu “X” vào 1 trong 3 ô “Tán thành” hoặc “Không tán thành” hoặc “Không biểu quyết”. | ||
____________________
1 Ghi nội dung được biểu quyết.
Mẫu 6: Biên bản kiểm phiếu
6.1. Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu một người
QUỐC HỘI KHÓA … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BAN KIỂM PHIẾU |
|
BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU
kết quả bầu …………………………1
Hôm nay, ngày …… tháng …… năm ………, tại kỳ họp …, Quốc hội khóa …, Ban kiểm phiếu bao gồm:
1. Ông (Bà) ……………, đại biểu Quốc hội tỉnh/thành phố ……………, Trưởng ban;
2. Ông (Bà) ……………, đại biểu Quốc hội tỉnh/thành phố ……………, Ủy viên;
3. ………………………………………………………………………………………………………,
Đã tiến hành kiểm phiếu và lập biên bản xác định kết quả bỏ phiếu bầu ……………1 đối với Ông (Bà) …………………………
Kết quả như sau:
- Tổng số đại biểu Quốc hội:
- Số đại biểu Quốc hội có mặt:
- Số phiếu đã phát ra:
- Số phiếu đã thu về:
- Số phiếu hợp lệ:
- Số phiếu không hợp lệ:
- Số phiếu tán thành: …… (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội)
- Số phiếu không tán thành: …… (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội)
Căn cứ Nội quy kỳ họp Quốc hội, Ông (Bà) ………………………… đã được Quốc hội bầu giữ chức vụ …………………………
Biên bản này được lập thành 03 bản vào hồi …… giờ …… phút, ngày …… tháng …… năm tại …
TM. BAN KIỂM PHIẾU |
____________________
1 Ghi chức danh được bầu (theo phiếu bầu).
6.2. Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu hai người trở lên
QUỐC HỘI KHÓA … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BAN KIỂM PHIẾU |
|
BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU
Kết quả bầu ………………………………………1
Hôm nay, ngày …… tháng …… năm ………, tại kỳ họp …, Quốc hội khóa …, Ban kiểm phiếu bao gồm:
1. Ông (Bà) ……………, đại biểu Quốc hội tỉnh/thành phố ……………, Trưởng ban;
2. Ông (Bà) ……………, đại biểu Quốc hội tỉnh/thành phố ……………, Ủy viên;
3. ………………………………………………………………………………………………………,
Đã tiến hành kiểm phiếu và lập biên bản xác định kết quả bỏ phiếu bầu ………………………………………1
Kết quả như sau:
- Tổng số đại biểu Quốc hội:
- Số đại biểu Quốc hội có mặt:
- Số phiếu đã phát ra:
- Số phiếu đã thu về:
1. Ông (Bà) ……………
- Số phiếu hợp lệ:
- Số phiếu không hợp lệ:
- Số phiếu tán thành: …… (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội)
- Số phiếu không tán thành: …… (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội)
2. Ông (Bà) ……………
- Số phiếu hợp lệ:
- Số phiếu không hợp lệ:
- Số phiếu tán thành: …… (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội)
- Số phiếu không tán thành: …… (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội)
3. Ông (Bà) ……………
……………
Căn cứ Nội quy kỳ họp Quốc hội, Quốc hội đã bầu:
1. Ông (Bà) ………………………… giữ chức vụ ……
2. Ông (Bà) ………………………… giữ chức vụ ……
3. ……………………
Biên bản này được lập thành 03 bản vào hồi …… giờ …… phút, ngày …… tháng …… năm ……… tại ………
TM. BAN KIỂM PHIẾU |
____________________
1 Ghi chức danh được bầu (theo phiếu bầu).
6.3. Mẫu biên bản kiểm phiếu miễn nhiệm, bãi nhiệm
QUỐC HỘI KHÓA … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BAN KIỂM PHIẾU |
|
BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU
Kết quả miễn nhiệm/bãi nhiệm ……………………1
Hôm nay, ngày …… tháng …… năm ………, tại kỳ họp …, Quốc hội khóa …, Ban kiểm phiếu bao gồm:
1. Ông (Bà) ……………, đại biểu Quốc hội tỉnh/thành phố ……………, Trưởng ban;
2. Ông (Bà) ……………, đại biểu Quốc hội tỉnh/thành phố ……………, Ủy viên;
3. ………………………………………………………………………………………………………,
Đã tiến hành kiểm phiếu và lập biên bản xác định kết quả bỏ phiếu miễn nhiệm/bãi nhiệm ………………………………………1
Kết quả như sau:
- Tổng số đại biểu Quốc hội:
- Số đại biểu Quốc hội có mặt:
- Số phiếu đã phát ra:
- Số phiếu đã thu về:
1. Ông (Bà) ……………
- Số phiếu hợp lệ:
- Số phiếu không hợp lệ:
- Số phiếu tán thành: …… (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội)
- Số phiếu không tán thành: …… (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội)
2. Ông (Bà) ……………
- Số phiếu hợp lệ:
- Số phiếu không hợp lệ:
- Số phiếu tán thành: …… (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội)
- Số phiếu không tán thành: …… (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội)
3. Ông (Bà) ……………
……………
Căn cứ Nội quy kỳ họp Quốc hội, Quốc hội đã miễn nhiệm/bãi nhiệm:
1. Ông (Bà) ………………………… giữ chức vụ ……
2. Ông (Bà) ………………………… giữ chức vụ ……
3. ……………………
Biên bản này được lập thành 03 bản vào hồi …… giờ …… phút, ngày …… tháng …… năm ……… tại ………
TM. BAN KIỂM PHIẾU |
____________________
1 Ghi chức danh được miễn nhiệm, bị bãi nhiệm (theo phiếu miễn nhiệm, bị bãi nhiệm).
6.4. Mẫu biên bản kiểm phiếu phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, phê chuẩn đề nghị về danh sách các chức danh
QUỐC HỘI KHÓA … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BAN KIỂM PHIẾU |
|
BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU
phê chuẩn đề nghị của ……… về việc bổ nhiệm/danh sách ……………………1
Hôm nay, ngày …… tháng …… năm ………, tại kỳ họp …, Quốc hội khóa …, Ban kiểm phiếu bao gồm:
1. Ông (Bà) ……………, đại biểu Quốc hội tỉnh ………..............................……, Trưởng ban;
2. Ông (Bà) …………..............…, đại biểu Quốc hội tỉnh .......................……………, Ủy viên;
3. ………………………………………………………………………………………………………,
Đã tiến hành kiểm phiếu và lập Biên bản xác định kết quả bỏ phiếu phê chuẩn đề nghị của ……… về ……………………1
Kết quả như sau:
- Tổng số đại biểu Quốc hội:
- Số đại biểu Quốc hội có mặt:
- Số phiếu đã phát ra:
- Số phiếu đã thu về:
1. Ông (Bà) …………….............
- Số phiếu hợp lệ:
- Số phiếu không hợp lệ:
- Số phiếu tán thành: ……......... (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội)
- Số phiếu không tán thành: …… (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội)
2. Ông (Bà) …………….........
- Số phiếu hợp lệ:
- Số phiếu không hợp lệ:
- Số phiếu tán thành: …… (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội)
- Số phiếu không tán thành: …… (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội)
3. Ông (Bà) ……………
……………
Căn cứ Nội quy kỳ họp Quốc hội, Quốc hội đã phê chuẩn đề nghị của ……… về ……………………1 đối với các ông, bà có tên sau đây:
1. Ông (Bà) ………………………… giữ chức vụ ……
2. Ông (Bà) ………………………… giữ chức vụ ……
……………………
Biên bản này được lập thành 03 bản vào hồi …… giờ …… phút, ngày …… tháng …… năm ……… tại ………
TM. BAN KIỂM PHIẾU |
____________________
1 Ghi chức danh được phê chuẩn bổ nhiệm, phê chuẩn theo danh sách (theo phiếu phê chuẩn).
6.5. Mẫu biên bản kiểm phiếu phê chuẩn đề nghị về việc miễn nhiệm, cách chức
QUỐC HỘI KHÓA … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BAN KIỂM PHIẾU |
|
BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU
phê chuẩn đề nghị của ……… về việc miễn nhiệm/cách chức…………1
Hôm nay, ngày …… tháng …… năm ………, tại kỳ họp …, Quốc hội khóa …, Ban kiểm phiếu bao gồm:
1. Ông (Bà) ……………, đại biểu Quốc hội tỉnh/thành phố ……………, Trưởng ban;
2. Ông (Bà) ……………........, đại biểu Quốc hội tỉnh/thành phố ……………, Ủy viên;
3. ………………………………………………………………………………………………………,
Đã tiến hành kiểm phiếu và lập biên bản xác định kết quả bỏ phiếu phê chuẩn đề nghị của ……… về việc miễn nhiệm/cách chức ……………………1
Kết quả như sau:
- Tổng số đại biểu Quốc hội:
- Số đại biểu Quốc hội có mặt:
- Số phiếu đã phát ra:
- Số phiếu đã thu về:
1. Ông (Bà) ……………
- Số phiếu hợp lệ:
- Số phiếu không hợp lệ:
- Số phiếu tán thành: …… (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội)
- Số phiếu không tán thành: …… (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội)
2. Ông (Bà) ……………
- Số phiếu hợp lệ:
- Số phiếu không hợp lệ:
- Số phiếu tán thành: …… (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội)
- Số phiếu không tán thành: …… (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội)
3. Ông (Bà) ……………
……………
Căn cứ Nội quy kỳ họp Quốc hội, Quốc hội đã phê chuẩn đề nghị của về việc:
1. Miễn nhiệm/cách chức …………………… đối với Ông (Bà) ……………
2. Miễn nhiệm/cách chức …………………… đối với Ông (Bà) ……………
3. ……………………
Biên bản này được lập thành 03 bản vào hồi …… giờ …… phút, ngày …… tháng …… năm ……… tại ………
TM. BAN KIỂM PHIẾU |
____________________
1 Ghi chức danh được phê chuẩn miễn nhiệm, cách chức (theo phiếu phê chuẩn).
6.6. Mẫu biên bản kiểm phiếu cho thôi làm nhiệm vụ đối với đại biểu Quốc hội, bãi nhiệm đại biểu Quốc hội
QUỐC HỘI KHÓA … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BAN KIỂM PHIẾU |
|
BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU
Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa … /
Bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khóa …
Hôm nay, ngày …… tháng …… năm ………, tại kỳ họp …, Quốc hội khóa …, Ban kiểm phiếu bao gồm:
1. Ông (Bà) ……………, đại biểu Quốc hội tỉnh/thành phố ……………, Trưởng ban;
2. Ông (Bà) ……………, đại biểu Quốc hội tỉnh/thành phố ……………, Ủy viên;
3. ………………………………………………………………………………………………………,
Đã tiến hành kiểm phiếu và lập biên bản xác định kết quả bỏ phiếu cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa … /bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khóa … đối với ………………1
Kết quả như sau:
- Tổng số đại biểu Quốc hội:
- Số đại biểu Quốc hội có mặt:
- Số phiếu đã phát ra:
- Số phiếu đã thu về:
1. Ông (Bà) ……………
- Số phiếu hợp lệ:
- Số phiếu không hợp lệ:
- Số phiếu tán thành: …… (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội)
- Số phiếu không tán thành: …… (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội)
2. Ông (Bà) …………… (nếu có)
……………
Căn cứ Nội quy kỳ họp Quốc hội, Quốc hội đã cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa … /bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khóa … đối với:
1. Ông (Bà) ……………
2. Ông (Bà) …………… (nếu có)
Biên bản này được lập thành 03 bản vào hồi …… giờ …… phút, ngày …… tháng …… năm ……… tại ………
TM. BAN KIỂM PHIẾU |
____________________
1 Ghi tên đại biểu Quốc hội được cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, bị bãi nhiệm đại biểu Quốc hội (theo phiếu cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, bãi nhiệm đại biểu Quốc hội).
6.7. Mẫu biên bản kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
6.7.1. Mẫu biên bản kết quả lấy phiếu tín nhiệm
QUỐC HỘI KHÓA … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BAN KIỂM PHIẾU |
|
BIÊN BẢN KẾT QUẢ LẤY PHIẾU TÍN NHIỆM
Đối với người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn
Hôm nay, ngày …… tháng …… năm ………, tại kỳ họp …, Quốc hội khóa …, Ban kiểm phiếu bao gồm:
1. Ông (Bà) ……………, đại biểu Quốc hội tỉnh/thành phố ……………, Trưởng ban;
2. Ông (Bà) …………............…, đại biểu Quốc hội tỉnh/thành phố ……………, Ủy viên;
3. ………………………………………………………………………………………………………,
Đã tiến hành kiểm phiếu và lập biên bản kết quả lấy phiếu tín hiệu đối với …………………………………………………………………………………………………………
Kết quả như sau:
- Tổng số đại biểu Quốc hội:
- Số đại biểu Quốc hội có mặt:
- Số phiếu đã phát ra:
- Số phiếu đã thu về:
1. Ông (Bà) …………………… Chức vụ: ……………………
- Số phiếu hợp lệ:
- Số phiếu không hợp lệ:
- Số phiếu đánh giá tín nhiệm cao: …… (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội).
- Số phiếu đánh giá tín nhiệm: …… (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội).
- Số phiếu đánh giá tín nhiệm thấp: …… (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội).
2. Ông (Bà) …………………… Chức vụ: ……………………
- Số phiếu hợp lệ:
- Số phiếu không hợp lệ:
- Số phiếu đánh giá tín nhiệm cao: …… (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội).
- Số phiếu đánh giá tín nhiệm: …… (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội).
- Số phiếu đánh giá tín nhiệm thấp: …… (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội).
3. Ông (Bà) ……………………
……………………
Biên bản này được lập thành 03 bản vào hồi …… giờ …… phút, ngày …… tháng …… năm ……… tại ………
TM. BAN KIỂM PHIẾU |
6.7.2. Mẫu biên bản kết quả bỏ phiếu tín nhiệm
QUỐC HỘI KHÓA … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BAN KIỂM PHIẾU |
|
BIÊN BẢN KẾT QUẢ BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM
Đối với …………………………1
Hôm nay, ngày …… tháng …… năm ………, tại kỳ họp …, Quốc hội khóa …, Ban kiểm phiếu bao gồm:
1. Ông (Bà) ……………, đại biểu Quốc hội tỉnh/thành phố ……………, Trưởng ban;
2. Ông (Bà) …………........…, đại biểu Quốc hội tỉnh/thành phố ……………, Ủy viên;
3. ………………………………………………………………………………………………………,
Đã tiến hành kiểm phiếu và lập Biên bản kết quả bỏ phiếu tín hiệu đối với …………………………………………………………………………………………………………1
Kết quả như sau:
- Tổng số đại biểu Quốc hội:
- Số đại biểu Quốc hội có mặt:
- Số phiếu đã phát ra:
- Số phiếu đã thu về:
1. Ông (Bà) …………………… Chức vụ: ……………………
- Số phiếu hợp lệ:
- Số phiếu không hợp lệ:
- Số phiếu tín nhiệm: …… (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội).
- Số phiếu không tín nhiệm: …… (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội).
2. Ông (Bà) …………………… (nếu có)
……………………
Biên bản này được lập thành 03 bản vào hồi …… giờ …… phút, ngày …… tháng …… năm ……… tại ………
TM. BAN KIỂM PHIẾU |
____________________
1 Ghi họ và tên, chức vụ của người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm.
6.8. Mẫu biên bản kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín về nội dung khác
QUỐC HỘI KHÓA … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BAN KIỂM PHIẾU |
|
BIÊN BẢN KẾT QUẢ BIỂU QUYẾT BẰNG BỎ PHIẾU KÍN
Thông qua …………………………1
Hôm nay, ngày …… tháng …… năm ………, tại kỳ họp …, Quốc hội khóa …, Ban kiểm phiếu bao gồm:
1. Ông (Bà) ……………, đại biểu Quốc hội tỉnh/thành phố ……………, Trưởng ban;
2. Ông (Bà) ……........………, đại biểu Quốc hội tỉnh/thành phố ……………, Ủy viên;
3. ………………………………………………………………………………………………………,
Đã tiến hành kiểm phiếu và lập biên bản xác định kết quả biểu quyết bằng bỏ phiếu kín thông qua …………………………1
Kết quả như sau:
- Tổng số đại biểu Quốc hội:
- Số đại biểu Quốc hội có mặt:
- Số phiếu đã phát ra:
- Số phiếu đã thu về:
- Số phiếu hợp lệ:
- Số phiếu không hợp lệ:
- Số phiếu tán thành: …… (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội)
- Số phiếu không tán thành: …… (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội)
- Số phiếu không biểu quyết: …… (bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội)
Căn cứ Nội quy kỳ họp Quốc hội, Quốc hội đã thông qua ……1
Biên bản này được lập thành 03 bản vào hồi …… giờ …… phút, ngày …… tháng …… năm ……… tại ………
TM. BAN KIỂM PHIẾU |
____________________
1 Ghi nội dung biểu quyết như tên phiếu.
Mẫu 7: Biên bản niêm phong phiếu
QUỐC HỘI KHÓA … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BAN KIỂM PHIẾU |
|
BIÊN BẢN NIÊM PHONG
Phiếu …………………………1
Hôm nay, ngày …… tháng …… năm ………, tại kỳ họp …, Quốc hội khóa …, Ban kiểm phiếu bao gồm:
1. Ông (Bà) ……………, đại biểu Quốc hội tỉnh/thành phố ……………, Trưởng ban;
2. Ông (Bà) …………....…, đại biểu Quốc hội tỉnh/thành phố ……………, Ủy viên;
3. ………………………………………………………………………………………………………,
Đã tiến hành niêm phong phiếu ……………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………1
Tổng số phiếu: ……………
(Bằng chữ: …………………………………………………………………)
Biên bản này được lập thành 03 bản vào hồi …… giờ …… phút, ngày …… tháng …… năm ……… tại ………
TM. BAN KIỂM PHIẾU |
____________________
1 Ghi rõ nội dung theo tên phiếu.
Mẫu 8: Phiếu bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội
QUỐC HỘI KHÓA … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI | …, ngày … tháng … năm … |
PHIẾU BẦU
Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa …
STT | Họ và tên | Chức vụ hiện nay | Đồng ý | Không đồng ý |
I. TRƯỞNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI | ||||
1 | Ông (Bà) …………… | |||
2 | Ông (Bà) …………… | |||
II. PHÓ TRƯỞNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI CHUYÊN TRÁCH (HOẶC PHÓ TRƯỞNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI PHỤ TRÁCH ĐOÀN) | ||||
1 | Ông (Bà) …………… | |||
2 | Ông (Bà) …………… | |||
III. PHÓ TRƯỞNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KIÊM NHIỆM (nếu có) | ||||
1 | Ông (Bà) …………… | |||
2 | Ông (Bà) …………… |
Ghi chú:
- Đại biểu thể hiện chính kiến bằng cách đánh dấu (X) vào 1 trong 2 ô “Đồng ý” hoặc “Không đồng ý” đối với mỗi người.
- Không ghi thêm tên của người ngoài danh sách hoặc xóa tên của người trong danh sách.
Mẫu 9: Biên bản họp Đoàn đại biểu Quốc hội về việc bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội
QUỐC HỘI KHÓA … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI | …, ngày … tháng … năm … |
BIÊN BẢN HỌP ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
Về việc bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa …
- Tổng số đại biểu Quốc hội của Đoàn: ………………………………………………………….
- Số đại biểu có mặt: ……………………………………………………………………………….
- Số đại biểu vắng mặt (ghi rõ họ tên đại biểu vắng mặt): ……………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………
- Chủ tọa: …………………………………………………………………………………………….
- Thư ký: ………………………………………………………………………………………………
NỘI DUNG
I. Về bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
II. Về bầu Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Thư ký | Chủ tọa |
Mẫu 10: Biên bản kiểm phiếu bầu Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội
QUỐC HỘI KHÓA … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI |
|
BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU
Bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa …
Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại ………, Ban kiểm phiếu bao gồm:
1. Ông (Bà) ……………, đại biểu Quốc hội tỉnh/thành phố ……………, Trưởng ban;
2. Ông (Bà) ……………, đại biểu Quốc hội tỉnh/thành phố ……………, Ủy viên;
3. ……………………………………………………………………………………………………,
Đã tiến hành kiểm phiếu bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh/thành phố … khóa …
1. Kết quả bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội như sau:
- Tổng số đại biểu của Đoàn: ……
- Số đại biểu có mặt: ……
- Số phiếu phát ra: ……
- Số phiếu thu về: ……
- Số phiếu hợp lệ: ……
- Số phiếu không hợp lệ: ……
- Số phiếu đồng ý : ……, bằng …% tổng số đại biểu có mặt, bằng …% tổng số đại biểu của Đoàn.
- Số phiếu không đồng ý: ……, bằng …% tổng số đại biểu có mặt, bằng …% tổng số đại biểu của Đoàn.
2. Kết quả bầu Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách (hoặc Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội phụ trách Đoàn) như sau:
- Tổng số đại biểu của Đoàn: ……
- Số đại biểu có mặt: ……
- Số phiếu phát ra: ……
- Số phiếu thu về: ……
- Số phiếu hợp lệ: ……
- Số phiếu không hợp lệ: ……
- Số phiếu đồng ý : ……, bằng …% tổng số đại biểu có mặt, bằng …% tổng số đại biểu của Đoàn.
- Số phiếu không đồng ý: … (so với tổng số đại biểu có mặt và so với tổng số đại biểu của Đoàn)
3. Kết quả bầu Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm (nếu có) như sau:
- Tổng số đại biểu của Đoàn: ……
- Số đại biểu có mặt: ……
- Số phiếu phát ra: ……
- Số phiếu thu về: ……
- Số phiếu hợp lệ: ……
- Số phiếu không hợp lệ: ……
- Số phiếu đồng ý : ……, bằng …% tổng số đại biểu có mặt, bằng …% tổng số đại biểu của Đoàn)
- Số phiếu không đồng ý: ……, bằng …% tổng số đại biểu có mặt, bằng …% tổng số đại biểu của Đoàn)
Biên bản này được lập thành 03 bản vào hồi … giờ … phút ngày … tháng … năm … tại …
TM. BAN KIỂM PHIẾU |
Mẫu 11: Tờ trình về đề nghị phê chuẩn kết quả bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội
QUỐC HỘI KHÓA … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI |
|
TỜ TRÌNH
Về đề nghị phê chuẩn kết quả bầu Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa …
Kính gửi: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số ……
Căn cứ Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số ……;
Căn cứ ……,
Thực hiện chương trình kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa ……, ngày ……, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh/ thành phố ……… đã tiến hành họp để bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa …… Kết quả như sau:
1. Đoàn đại biểu Quốc hội đã bầu Ông (Bà) …… giữ chức vụ Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa … Kết quả: …/… đại biểu đồng ý, bằng ……% tổng số đại biểu Quốc hội của Đoàn.
2. Đoàn đại biểu Quốc hội đã bầu Ông (Bà) … giữ chức vụ Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách (hoặc Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội) khóa …… Kết quả: …/… đại biểu đồng ý, bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội của Đoàn.
3. Đoàn đại biểu Quốc hội đã bầu Ông (Bà) … giữ chức vụ Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm khóa … (nếu có). Kết quả: …/… đại biểu đồng ý, bằng …% tổng số đại biểu Quốc hội của Đoàn.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh/thành phố …… kính trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, phê chuẩn kết quả bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh/thành phố …… (Xin gửi kèm theo Biên bản họp Đoàn và Biên bản kiểm phiếu bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội).
Trân trọng.
| TRIỆU TẬP VIÊN |
- 1Lệnh công bố Nghị quyết ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội 2015
- 2Công văn 9287/VPCP-QHĐP năm 2018 về chuẩn bị nội dung Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 3349/VPCP-QHĐP năm 2019 về phân công các bộ chuẩn bị nội dung Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV do Văn phòng Chính phủ ban hành
Nghị quyết 31/2023/UBTVQH15 quy định, hướng dẫn một số điều khoản của Nội quy kỳ họp Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- Số hiệu: 31/2023/UBTVQH15
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 14/02/2023
- Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/03/2023
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực