Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/NQ-HĐND

Tiền Giang, ngày 10 tháng 12 năm 2020

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN, THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2021

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
KHÓA IX - KỲ HỌP THỨ 14

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1950/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2021;

Căn cứ Quyết định số 2057/QĐ-BTC ngày 03 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2021;

Xét Tờ trình số 289/TTr-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn và thu, chi ngân sách địa phương năm 2021; Báo cáo thẩm tra số 104/BC-HĐND ngày 30 tháng 11 năm 2020 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thống nhất về dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn và thu, chi ngân sách địa phương năm 2021 của tỉnh Tiền Giang như sau:

I. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2021 là 10.612,300 tỷ đồng, bằng 95,39% dự toán năm 2020 và bằng 101,59% so với ước thực hiện năm 2020. Bao gồm:

- Thu nội địa: 10.337,300 tỷ đồng. Trong đó:

Thu tiền sử dụng đất: 700,000 tỷ đồng;

Thu xổ số kiến thiết: 1.650,000 tỷ đồng.

- Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 275,000 tỷ đồng.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2021 là 10.612,300 tỷ đồng được phân theo khu vực thu như sau:

- Khu vực tỉnh thu: 8.427,500 tỷ đồng;

- Khu vực huyện, xã thu: 2.184,800 tỷ đồng.

II. THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

1. Thu ngân sách địa phương

Tổng nguồn thu ngân sách địa phương năm 2021 là 12.253,962 tỷ đồng. Bao gồm:

- Thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp: 9.440,000 tỷ đồng.

- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: 2.813,962 tỷ đồng.

Thu bổ sung cân đối ngân sách: 1.981,237 tỷ đồng.

Thu bổ sung có mục tiêu: 832,725 tỷ đồng.

2. Chi ngân sách địa phương

Tổng chi ngân sách địa phương năm 2021 là 12.255,562 tỷ đồng, cụ thể như sau:

- Tổng chi cân đối ngân sách địa phương: 11.422,837 tỷ đồng. Bao gồm:

Chi đầu tư phát triển: 2.973,942 tỷ đồng.

Chi thường xuyên: 7.549,356 tỷ đồng, trong đó:

. Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề: 3.287,540 tỷ đồng;

. Chi sự nghiệp khoa học công nghệ: 35,065 tỷ đồng;

Chi bổ sung Quỹ Dự trữ tài chính: 1,000 tỷ đồng.

Chi tạo nguồn cải cách tiền lương: 672,014 tỷ đồng.

Dự phòng ngân sách: 226,425 tỷ đồng.

Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay: 0,100 tỷ đồng.

- Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu: 832,725 tỷ đồng. Bao gồm:

Vốn đầu tư để thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ: 729,138 tỷ đồng;

Vốn sự nghiệp để thực hiện các chính sách theo quy định và một số chương trình mục tiêu: 103,587 tỷ đồng;

Với tổng chi ngân sách địa phương năm 2021 là 12.255,562 tỷ đồng phân theo khu vực chi như sau:

- Cấp tỉnh chi: 6.438,790 tỷ đồng;

- Cấp huyện và xã chi: 5.816,772 tỷ đồng.

III. BỘI CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

Tổng số bội chi ngân sách địa phương năm 2021 là 1,600 tỷ đồng.

IV. CHI TRẢ NỢ GỐC CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

Tổng số chi trả nợ gốc năm 2021 là 3,200 tỷ đồng, được sử dụng từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại là 3,200 tỷ đồng.

V. TỔNG MỨC VAY CỦA NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

Tổng mức vay trong năm là 4,800 tỷ đồng, bao gồm vay bù đắp bội chi là 1,600 tỷ đồng và vay để trả nợ gốc của ngân sách địa phương là 3,200 tỷ đồng.

VI. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2021

1. Triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, khôi phục tăng trưởng kinh tế, đồng thời kiểm soát chặt dịch bệnh, tạo cơ sở quan trọng nuôi dưỡng nguồn thu. Tạo điều kiện thuận lợi, có chính sách ưu đãi cho sự phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thu hút các doanh nghiệp đến tỉnh đầu tư, phát triển kinh doanh, sản xuất, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu hút các nhà đầu tư vào Khu công nghiệp phía đông của tỉnh.

2. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; phát triển doanh nghiệp để đảm bảo nguồn thu bền vững cho ngân sách. Tăng cường công tác quản lý thu; chống thất thu, chống chuyển giá; chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra thuế, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, trốn thuế, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, gian lận, trốn thuế; quản lý chặt chẽ hoàn thuế; đảm bảo đúng đối tượng, chính sách và pháp luật của nhà nước.

3. Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thu, nắm chắc các nguồn thu và số lượng người nộp thuế. Đồng thời, xác định cụ thể các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý thuế hiệu quả. Tập trung xử lý, thu hồi nợ đọng thuế.

4. Tiếp tục nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính thuế. Đẩy mạnh hiện đại hóa công tác quản lý thuế gắn với cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế liên thông giữa thủ tục hành chính thuế với một số thủ tục hành chính khác có liên quan, nhằm tạo thuận lợi và giảm thời gian thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký khai thuế cho doanh nghiệp và người dân.

5. Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước, các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do Nhà nước quy định để quản lý chi ngân sách theo đúng chế độ quy định; đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. Chủ động điều hành đảm bảo cân đối ngân sách địa phương, tổ chức chi theo dự toán. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính trong thực thi công vụ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, công khai và giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nước; triệt để tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng.

6. Tiếp tục đẩy mạnh rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập theo Đề án 02-ĐA/TU ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Tỉnh ủy về sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị tỉnh Tiền Giang, theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII.

7. Tổ chức công khai minh bạch việc sử dụng ngân sách Nhà nước. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chi ngân sách nhà nước, bảo đảm chi đúng chế độ quy định, đề cao và làm rõ trách nhiệm cá nhân của Thủ trưởng đơn vị thụ hưởng ngân sách trong việc quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang Khóa IX, Kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.

 


Nơi nhận:
- UB.Thường vụ Quốc hội;
- VP. Quốc hội, VP. Chính phủ;
- Các Ủy ban của Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu (UBTVQH);
- Các Bộ: Tài chính , Kế hoạch và Đầu tư;
- Vụ Công tác đại biểu (VPQH);
- Cục Hành chính - Quản trị II (VPCP);
- Kiểm toán Nhà nước khu vực IX;
- Các đ/c UVBTV Tỉnh ủy;
- UBND, UB. MTTQ tỉnh;
- Các Sở, Ban ngành, đoàn thể tỉnh;
- ĐB. Quốc hội đơn vị tỉnh Tiền Giang;
- ĐB HĐND tỉnh;
- TT. HĐND, UBND các huyện, thành, thị;
- TT. HĐND các xã, phường, thị trấn;
- Báo Ấp Bắc;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Danh

 

Biểu số 01

CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2021

(Kèm theo Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Dự toán năm 2020

Ước thực hiện năm 2020

Dự toán năm 2021

So sánh

Tuyệt đối

Tương đối
(%)

A

B

1

2

3

4=3-2

5

A

TỔNG NGUỒN THU NSĐP

13.759.543

21.257.325

12.253.962

-9.003.363

57,65

I

Thu NSĐP được hưởng theo phân cấp

10.005.950

9.412.125

9.440.000

27.875

100,30

-

Thu NSĐP hưởng 100%

2.908.750

3.403.225

3.182.450

-220.775

93,51

-

Thu NSĐP hưởng từ các khoản thu phân chia

7.097.200

6.008.900

6.257.550

248.650

104,14

II

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

3.753.593

3.850.993

2.813.962

-1.037.031

73,07

1

Thu bổ sung cân đối ngân sách

1.981.237

1.981.237

1.981.237

0

100,00

2

Thu bổ sung có mục tiêu

1.772.356

1.869.756

832.725

-1.037.031

44,54

III

Thu từ quỹ dự trữ tài chính

 

0

 

 

 

IV

Thu kết dư

 

1.408.411

 

-1.408.411

 

V

Thu chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang

 

6.585.796

 

-6.585.796

 

B

TỔNG CHI NSĐP

13.761.643

19.916.875

12.255.562

-7.661.313

61,53

I

Tổng chi cân đối NSĐP

11.989.287

18.047.119

11.422.837

-6.624.282

63,29

1

Chi đầu tư phát triển

2.951.091

7.987.438

2.973.942

-5.013.496

37,23

2

Chi thường xuyên

7.748.766

7.969.392

7.549.356

-420.036

94,73

3

Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay (2)

200

200

100

-100

50,00

4

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

1.000

1.000

1.000

0

100,00

5

Dự phòng ngân sách

261.031

261.031

226.425

-34.606

86,74

6

Chi tạo nguồn, điều chỉnh tiền lương

1.027.199

1.828.058

672.014

-1.156.044

36,76

II

Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu

1.772.356

1.869.756

832.725

-1.037.031

44,54

1

Vốn đầu tư để thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ

1.253.700

1.253.700

729.138

-524.562

58,16

2

Vốn sự nghiệp để thực hiện các chính sách theo quy định và một số CTMT

131.160

228.560

103.587

-124.973

45,32

3

Chi các chương trình mục tiêu quốc gia

387.496

387.496

0

-387.496

0,00

a

Chương trình MTQG Nông thôn mới

331.120

331.120

0

-331.120

0,00

 

- Chi đầu tư phát triển

261.720

261.720

0

-261.720

0,00

 

- Chi sự nghiệp

69.400

69.400

0

-69.400

0,00

b

Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững

56.376

56.376

0

-56.376

0,00

 

- Chi đầu tư phát triển

38.602

38.602

0

-38.602

0,00

 

- Chi sự nghiệp

17.774

17.774

0

-17.774

0,00

III

Chi chuyển nguồn sang năm sau

 

 

 

 

 

C

BỘI CHI NSĐP

2.100

 

1.600

1.600

 

D

BỘI THU NSĐP

 

0

 

0

 

E

CHI TRẢ NỢ GỐC CỦA NSĐP

3.200

3.200

3.200

0

100,00

1

Từ nguồn vay để trả nợ gốc

3.200

3.200

3.200

0

 

II

Từ nguồn bội thu, tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư ngân sách cấp tỉnh

 

0

0

0

 

G

TỔNG MỨC VAY CỦA NSĐP

5.300

5.300

4.800

-500

 

I

Vay để bù đắp bội chi

2.100

2.100

1.600

-500

 

II

Vay để trả nợ gốc

3.200

3.200

3.200

0

 

Ghi chú: (1) Năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, dự toán chi đầu tư phát triển ngân sách địa phương được xác định bằng định mức phân bổ chi đầu tư phát triển do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định cộng với ( ) số bội chi ngân sách địa phương (nếu có) hoặc trừ đi (-) số bội thu ngân sách địa phương và chi trả nợ lãi (nếu có).

(2) Theo quy định tại Điều 7, Điều 11 Luật NSNN, ngân sách huyện, xã không có nhiệm vụ chi trả nợ lãi vay, thu - chi quỹ dự trữ tài chính, bội chi NSĐP, vay và chi trả nợ gốc.

(3) Đối với các chỉ tiêu thu NSĐP, so sánh dự toán năm kế hoạch với ước thực hiện năm hiện hành. Đối với các chỉ tiêu chi NSĐP, so nh dự toán năm kế hoạch với dự toán năm hiện hành.

 

Biểu số 02

DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO LĨNH VỰC NĂM 2021

(Kèm theo Nghị Quyết số 29/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Ước thực hiện năm 2020

Dự toán năm 2021

So sánh (%)

Tổng thu NSNN

Thu NSĐP

Tổng thu NSNN

Thu NSĐP

Tổng thu NSNN

Thu NSĐP

A

B

1

2

3

4

5=3/1

6=4/2

 

TỔNG THU NSNN

10.446.000

9.412.125

10.612.300

9.440.000

101,59

100,30

I

Thu nội địa

10.216.000

9.412.125

10.337.300

9.440.000

101,19

100,30

1

Thu từ khu vực DNNN do trung ương quản lý

190.000

190.000

210.000

210.000

110,53

110,53

2

Thu từ khu vực DNNN do địa phương quản lý

140.000

140.000

145.000

145.000

103,57

103,57

3

Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

3.300.000

3.300.000

3.450.000

3.450.000

104,55

104,55

4

Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

1.300.000

1.300.000

1.400.000

1.400.000

107,69

107,69

5

Thuế thu nhập cá nhân

680.000

680.000

650.000

650.000

95,59

95,59

6

Thuế bảo vệ môi trường

1.100.000

409.200

1.200.000

446.400

109,09

109,09

7

Lệ phí trước bạ

300.000

300.000

348.500

348.500

116,17

116,17

8

Thu phí, lệ phí

120.000

82.500

147.300

90.000

122,75

109,09

9

Thuế sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp

16.000

16.000

16.500

16.500

103,13

103,13

10

Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước

450.000

450.000

140.000

140.000

31,11

31,11

11

Thu tiền sử dụng đất

760.000

760.000

700.000

700.000

92,11

92,11

12

Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

3.000

3.000

3.000

3.000

100,00

100,00

13

Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết

1.580.000

1.580.000

1.650.000

1.650.000

104,43

104,43

14

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

4.000

2.800

4.000

2.600

100,00

92,86

15

Thu khác ngân sách

273.000

198.625

273.000

188.000

100,00

94,65

II

Thu từ dầu thô

 

 

 

 

 

 

III

Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu

230.000

 

275.000

 

119,57

 

IV

 Thu viện trợ

 

 

 

 

 

 

 

Biểu số 03

DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2021

(Kèm theo Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Dự toán năm 2020

Dự toán năm 2021

So sánh

Tuyệt đối

Tương đối (%)

A

B

1

2

3=2-1

4=2/1

 

TỔNG CHI NSĐP

13.761.643

12.255.562

-1.506.081

89,06

A

CHI CÂN ĐỐI NSĐP

11.989.287

11.422.837

-566.450

95,28

I

Chi đầu tư phát triển (1)

2.951.091

2.973.942

22.851

100,77

1

Chi đầu tư cho các dự án

2.951.091

2.973.942

22.851

100,77

-

Chi đầu tư XDCB vốn trong nước

798.991

622.342

-176.649

77,89

-

Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất

500.000

700.000

200.000

140,00

-

Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết

1.650.000

1.650.000

0

100,00

-

Chi đầu tư từ nguồn hội chi NSĐP

2.100

1.600

-500

 

2

Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật

 

 

 

 

3

Chi đầu tư phát triển khác

 

 

 

 

II

Chi thường xuyên

7.748.766

7.549.356

-199.410

97,43

 

Trong đó:

 

 

 

 

1

Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề

3.374.378

3.287.540

-86.838

97,43

2

Chi khoa học và công nghệ

35.991

35.065

-926

97,43

III

Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay

200

100

-100

 

IV

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

1.000

1.000

0

100,00

V

Dự phòng ngân sách

261.031

226.425

-34.606

86,74

VI

Chi tạo nguồn, điều chỉnh tiền lương

1.027.199

672.014

-355.185

 

B

CHI TỪ NGUỒN BỔ SUNG CÓ MỤC TIÊU

1.772.356

832.725

-939.631

46,98

I

Vốn đầu tư để thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ

1.253.700

729.138

-524.562

58,16

II

Vốn sự nghiệp để thực hiện các chính sách theo quy định và một số CTMT

131.160

103.587

-27.573

78,98

III

Chi các chương trình mục tiêu quốc gia

387.496

0

-387.496

0,00

1

Chương trình MTQG Nông thôn mới

331.120

0

-331.120

0,00

 

- Chi đầu tư phát triển

261.720

 

-261.720

0,00

 

- Chi sự nghiệp

69.400

 

-69.400

0,00

2

Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững

56.376

0

-56.376

0,00

 

- Chi đầu tư phát triển

38.602

 

-38.602

0,00

 

- Chi sự nghiệp

17.774

 

-17.774

0,00

C

CHI CHUYỂN NGUỒN SANG NĂM SAU

 

 

 

 

 

Biểu số 04

BỘI CHI VÀ PHƯƠNG ÁN VAY - TRẢ NỢ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2021

(Kèm theo Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Ước thực hiện năm 2020

Dự toán năm 2021

So sánh

A

B

1

2

3=2-1

A

THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

21.257.325

12.253.962

-9.003.363

B

CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

19.916.875

12.255.562

-7.661.313

C

BỘI CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

2.100

1.600

 

D

BỘI THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

1.338.350

 

-1.338.350

E

HẠN MỨC DƯ NỢ VAY TỐI ĐA CỦA NSĐP THEO QUY ĐỊNH

2.823.638

2.832.000

8.363

G

KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ GỐC

 

 

 

1

Tổng dư nợ đầu năm

11.132

13.232

2.100

 

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ số với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

0,39

0,47

 

1

Trái phiếu chính quyền địa phương

 

 

 

2

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

 

5.300

 

3

Vốn khác (Vay tín dụng ưu đãi của NHPT)

11.132

7.932

-3.200

II

Trả nợ gốc vay trong năm

3.200

3.200

0

1

Theo nguồn vốn vay

3.200

3.200

0

-

Trái phiếu chính quyền địa phương

 

 

 

-

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

 

 

 

-

Vốn khác (Vay tín dụng ưu đãi của NHPT)

3.200

3.200

0

2

Theo nguồn trả nợ

3.200

3.200

0

-

Từ nguồn vay để trả nợ gốc

3.200

3.200

0

-

Bội thu NSĐP

 

0

0

-

Tăng thu, tiết kiệm chi

 

 

 

-

Kết dư ngân sách cấp tỉnh

 

 

0

III

Tổng mức vay trong năm

5.300

4.800

-500

1

Theo mục đích vay

5.300

4.800

-500

-

Vay để bù đắp bội chi

2.100

1.600

 

-

Vay để trả nợ gốc

3.200

3.200

0

2

Theo nguồn vay

5.300

4.800

-500

-

Trái phiếu chính quyền địa phương

 

 

 

-

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

5.300

4.800

-500

-

Vốn trong nước khác

 

 

 

IV

Tổng dư nợ cuối năm

13.232

14.832

1.600

 

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ số với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

 

0,52

0,52

1

Trái phiếu chính quyền địa phương

 

0

 

2

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

5.300

10.100

4.800

3

Vốn khác

7.932

4.732

-3.200

H

TRẢ NỢ LÃI, PHÍ

200

100

-100

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 29/NQ-HĐND năm 2020 về dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn và thu, chi ngân sách địa phương năm 2021 do tỉnh Tiền Giang ban hành

  • Số hiệu: 29/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 10/12/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
  • Người ký: Nguyễn Văn Danh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản