Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/2012/NQ-HĐND

Đồng Xoài, ngày 17 tháng 12 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ NĂM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về việc thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 102/TTr-UBND ngày 05/11/2012; Báo cáo số 69/BC-HĐND-KTNS ngày 23/11/2012 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 - 2020 với các nội dung chủ yếu như sau:

1. Về mục tiêu:

- Quản lý bảo vệ và phát triển có hiệu quả vốn rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có, để nâng độ che phủ của rừng vào năm 2015 đạt trên 22% (tính cả cây đa mục đích là 60%), đến năm 2020 đạt trên 23% (tính cả cây cây đa mục đích là 65%);

- Thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh lâm nghiệp; bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường;

- Xây dựng ổn định các vùng nguyên liệu tập trung gắn với các nhà máy chế biến lâm sản của tỉnh;

- Tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống người dân vùng nông thôn, miền núi và giữ vững quốc phòng - an ninh, bảo vệ và chống lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép.

2. Về các chỉ tiêu chủ yếu:

a) Quy hoạch diện tích 3 loại rừng giai đoạn 2011 - 2020

TT

Huyện /Thị xã

Tổng DT đất lâm nghiệp

Phân theo 3 loại rừng (ha)

 

Rừng đặc dung

Phòng hộ

Sản xuất

 

Tổng

Đầu nguồn

Biên giới

 

 

 

Tổng

173.094

31.282

44.257

36.279

7.978

97.556

 

1

H. Bù Gia Mập

49.181

25.926

11.057

11.057

 

12.198

 

2

TX. Phước Long

1.056

1.056

-

-

-

-

 

3

H. Bù Đăng

57.517

4.300

19.916

9.916

-

33.301

 

4

H. Bù Đốp

13.083

-

7.699

4.611

3.088

5.384

 

5

H. Lộc Ninh

25.586

-

4.890

-

4.890

20.696

 

6

H. Đồng Phú

19.591

-

-

-

-

19.591

 

7

H. Hớn Quản

7.082

-

696

696

-

6.386

 

b) Diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác trong kỳ quy hoạch 2011 - 2020 như sau:

STT

Đơn vị

Diện tích đất LN năm 2010

Diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác giai đoạn 2011 - 2020

Tổng diện tích đất LN dự kiến định hình đến năm 2020

 

Tổng

179.147

6.053

173.094

1

H. Bù Gia Mập

51.460

2.279

49.181

2

TX Phước Long

1.056

-

1.056

3

H. Bù Đăng

59.630

2.114

57.517

4

H. Bù Đốp

13.145

62

13.083

5

H. Lộc Ninh

26.123

537

25.586

6

H. Đồng Phú

20.444

854

19.591

7

H. Hớn Quản

7.289

208

7.082

c) Các chỉ tiêu chủ yếu bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020 như sau:

Hạng mục

ĐVT

Giai đoạn 2011-2015

Giai đoạn 2015-2020

 

 

 

1. Bảo vệ rừng

ha

57.571

60.392

 

2. Phát triển rừng

 

-

 

 

- Khoanh nuôi

ha

598.0

 

 

- Trồng rừng

ha

3.821,2

2.183,0

 

- Chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su

ha

10.650

 

 

3. Khai thác rừng

m3

425.283

200.000

 

- Khai thác tận thu, tận dụng:

m3

325.283

 

 

- Khai thác rừng trồng:

m3

100.000

200.000

 

- Lâm sản ngoài gỗ (lồ ô)

1.000 cây

8.010

 

 

4. Trồng cây đa mục đích (cao su)

 

 

 

 

- Trồng mới

ha

14.486,2

 

 

5. Hoạt động khác

 

-

 

 

5.1. Trồng cây phân tán

1.000 cây

500

500

 

5.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng phòng cháy, chữa cháy rừng

 

 

 

 

- Hồ, cản chứa nước

cái

11

5

 

- Nâng cấp, sửa chữa chòi canh lửa rừng

chòi

4

5

 

- Đường ranh cản lửa

ha

346

150

 

- Biển cấp dự báo cháy rừng

cái

60

15

 

- Chốt bảo vệ rừng

cái

3

3

 

- Trạm bảo vệ rừng

cái

1

5

 

- Xây dựng đường phục vụ bảo vệ rừng

km

27

 

 

- Xây dựng cầu phục vụ bảo vệ rừng

cái

3

 

 

- Nâng cấp, sửa chữa đường tuần tra BVR

km

 

70

 

5.3. Bảo tồn đa dạng sinh học

 

 

 

 

- Bảo tồn các loại thực vật nguy cấp, quý hiếm

ha

25.926

 

 

- Bảo tồn động vật hoang dã

ha

25.926

 

 

- Xây dựng, quản lý dữ liệu về tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

ha

25.926

 

 

- Nguyên cứu bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên

ha

25.926

 

 

- Nguyên cứu bảo tồn nguồn gen

ha

25.926

 

 

- Khu nhà làm việc của chuyên gia

cái

 

1

 

- Khu nhà diễn dải môi trường

cái

 

 

 

- Khu nhà trưng bày tiêu bản động thực vật

cái

 

1

 

- Xây dựng chòi quan sát, giám sát đa dạng sinh học

cái

 

10

 

5.4. Điều tra, đánh giá tài nguyên và đề xuất biện pháp bảo tồn rừng đặc dụng

 

 

 

 

- Xây dựng hệ thống OTC định vị đánh giá diễn biến phục hồi sinh thái rừng

OTC

2

 

 

- Điều tra lượng giá kinh tế tài nguyên đa dạng sinh học

ha

25.926

 

 

- Điều tra đánh giá bảo tồn, sử dụng loài thực vật có giá trị dược liệu

ha

25.926

 

 

- Điều tra, đánh giá đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái

ha

25.926

 

 

- Điều tra, đánh giá đề xuất giải pháp bảo tồn. sử dụng lâm sản ngoài gỗ

ha

25.926

 

 

5.5. Nguyên cứu xây dựng trung tâm cứu hộ sinh vật

ha

25.926

 

 

5.6. Nguyên cứu dịch vụ môi trường rừng

ha

62.000

 

 

5.7. Nâng cao năng lực quản lý

năm

5

5

 

d) Ước tính vốn đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020:

Tổng vốn đầu tư cho các hoạt động lâm nghiệp của tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013 - 2020 là 3.078,707 tỷ đồng, trong đó:

- Phân theo nội dung hoạt động:

+ Bảo vệ rừng: 94,934 tỷ đồng.

+ Phát triển rừng: 74,974 tỷ đồng.

+ Trồng, chăm sóc, bảo vệ cây đa mục đích: 2.556,609 tỷ đồng.

+ Khai thác tận thu, tận dụng: 169,749 tỷ đồng.

+ Hoạt động khác:  182,441 tỷ đồng

- Phân theo giai đoạn:

+ Giai đoạn: 2013 - 2015: 2.484.093 tỷ đồng.

+ Giai đoạn: 2016 - 2020: 594,614 tỷ đồng.

- Phân theo nguồn vốn:

+ Vốn ngân sách trung ương: 80,0 tỷ đồng.

+ Vốn từ nguồn thu quỹ Bảo vệ và phát triển rừng: 193,121 tỷ đồng.

+ Vốn Doanh nghiệp và các thành phần khác: 2.805,586 tỷ đồng.

3. Các giải pháp thực hiện:

Về tổ chức thực hiện:

- Tuyên truyền, phổ biến quy hoạch đến từng chủ rừng, chủ dự án; đến chính quyền từ huyện, xã và người dân;

- Xây dựng kế hoạch kỳ 2013 – 2015 và 2016 – 2020 về bảo vệ và phát triển rừng. Hàng năm xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện.

b) Về tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất:

- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý lâm nghiệp (Kể cả kiểm lâm) từ tỉnh xuống các địa phương cơ sở;

- Hoàn thiện tổ chức bảo vệ rừng theo hướng kết hợp bảo vệ rừng và khai thác kinh tế rừng hiệu quả và bảo vệ môi trường rừng;

- Xây dựng các quy định trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng trồng, rừng cao su trên đất lâm nghiệp.

c) Giao đất, giao rừng:

Hoàn thiện quy định về thuê đất khi chủ dự án hoàn thành cam kết đóng góp quỹ xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội và tổ chức thực hiện cho thuê đất đúng quy định.

d) Về khoa học và công nghệ, giáo dục đào tao và khuyến lâm:

Rà soát, tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật về trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, cải tạo, nuôi dưỡng và làm giàu rừng, phòng trừ sâu bệnh, phòng, chống cháy rừng, khai thác sử dụng rừng...; Thực hiện Dự án giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2020, xây dựng các mô hình về quản lý rừng bền vững, chuỗi hành trình sản phẩm;

e) Các giải pháp về chính sách:

- Cụ thể hoá và thực hiện cơ chế chính sách giao, cho thuê rừng sản xuất và rừng phòng hộ là rừng tự nhiên; chú trọng trong các hoạt động du lịch sinh thái;

- Tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về rừng cho chính quyền các cấp huyện và xã. Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ rừng, chính quyền các cấp, các cơ quan thừa hành pháp luật và lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng và thôn xã nếu để mất rừng, phá rừng ở địa phương;

- Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, tăng cường quản lý nhà nước, thể chế và pháp luật;

g) Về vốn:

- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn, các chương trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Thu hút các tổ chức khác đầu tư lĩnh vực lâm nghiệp;

- Ngân sách đầu tư cho việc bảo vệ và trồng rừng phòng hộ, đặc dụng;

- Tăng cường phát triển nguồn thu từ phí chi trả dịch vụ môi trường.

h) Về phát triển nguồn nhân lực.

Xây dựng và thực hiện Đề án đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ lâm nghiệp các cấp, đặc biệt là ở cấp xã và vùng sâu, vùng xa; nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý, các doanh nghiệp, cộng đồng và hộ gia đình làm nghề rừng thông qua đào tạo tại chỗ, ngắn hạn và khuyến lâm; từng bước nâng cao năng lực tự xây dựng, thực hiện và giám sát kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 - 2020 và tổ chức thực hiện; giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.

Nghị quyết này được HĐND tỉnh Bình Phước khóa VIII, kỳ họp thứ năm thông qua ngày 07 tháng 12 năm 2012 và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Tấn Hưng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 29/2012/NQ-HĐND thông qua quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 - 2020

  • Số hiệu: 29/2012/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 17/12/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
  • Người ký: Nguyễn Tấn Hưng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản