Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/2011/NQ-HĐND

Kiên Giang, ngày 09 tháng 12 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN; DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2012

KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ BA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 2113/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2012;

Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 212/BC-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước năm 2011 và dự toán năm 2012; Tờ trình số 111/TTr-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc phân bổ dự toán thu, chi ngân sách năm 2012; Báo cáo thẩm tra số 38/BC-HĐND ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành Tờ trình số 111/TTr-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc phân bổ dự toán thu, chi ngân sách năm 2012, nội dung cụ thể như sau:

I. VỀ THU NGÂN SÁCH NĂM 2012

1. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 3.885.000 triệu đồng.

a) Thu nội địa: 2.892.000 triệu đồng.

b) Thu thuế xuất nhập khẩu: 40.000 triệu đồng.

c) Các khoản thu được để lại chi quản lý qua ngân sách: 953.000 triệu đồng.

- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết: 450.000 triệu đồng.

- Thu để lại chi quản lý qua ngân sách: 503.000 triệu đồng.

Trong tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 3.885.000 triệu đồng, phân chia ngân sách cấp huyện, cấp xã thu 1.209.039 triệu đồng.

2. Tổng thu ngân sách địa phương được sử dụng: 6.831.308 triệu đồng.

- Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương: 2.983.109 triệu đồng.

Trong đó:

+ Bổ sung cân đối ổn định: 1.992.778 triệu đồng;

+ Bổ sung có mục tiêu: 832.916 triệu đồng.

- Thu được hưởng theo phân cấp: 3.848.200 triệu đồng.

II. VỀ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2012

Tổng chi ngân sách địa phương: 6.831.308 triệu đồng.

- Chi đầu tư phát triển: 2.124.620 triệu đồng (bao gồm 450 tỷ xổ số kiến thiết và 20 tỷ vượt thu năm trước chuyển sang).

- Chi thường xuyên: 4.048.426 triệu đồng.

- Chi sự nghiệp các mục tiêu, nhiệm vụ: 11.182 triệu đồng.

- Chi lập quỹ dự trữ tài chính: 2.000 triệu đồng.

- Dự phòng ngân sách: 142.080 triệu đồng.

- Các khoản chi quản lý qua ngân sách: 503.000 triệu đồng.

Trong tổng chi ngân sách địa phương: 6.831.308 triệu đồng, phân chia ngân sách cấp huyện, cấp xã chi: 3.059.246 triệu đồng, thiếu cân đối 1.682.057 triệu đồng, được ngân sách tỉnh bổ sung cân đối cho ngân sách cấp huyện, xã.

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG TỔ CHỨC THỰC HIỆN TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH NĂM 2012

1. Chỉ đạo tăng cường các biện pháp chống thất thu ngân sách; xử lý nợ thuế, quản lý chặt chẽ các nguồn thu ngân sách, nhất là thu từ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, liên doanh; thu phí, lệ phí đúng quy định nộp vào ngân sách nhà nước năm 2012, trong đó chú ý các khoản thu phát sinh từ các dự án đầu tư đã hết thời gian ưu đãi thuế; nguồn thu ngân sách nhà nước tăng so với dự toán giao, số thưởng vượt thu ngân sách Trung ương cho địa phương hàng năm thực hiện theo đúng quy định.

2. Cân đối chi ngân sách địa phương năm 2012 chỉ cơ bản đảm bảo được các nhiệm vụ chi cho các ngành, các cấp trên tinh thần tiết kiệm, trong khi nhu cầu tăng chi của các ngành, các cấp rất lớn. Do đó, các ngành, các cấp chủ động sắp xếp để tập trung cho các nhiệm vụ trọng tâm, tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.

3. Các yêu cầu quan trọng khi phân bổ, giao và thực hiện dự toán ngân sách năm 2012:

- Về điều hành vốn sự nghiệp: Ưu tiên bố trí các dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao; duy tu, bảo dưỡng các cơ sở hạ tầng đã được đầu tư, các chương trình sự nghiệp, mục tiêu thực hiện lồng ghép kinh phí Trung ương và địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả của dự án.

- Về kinh phí hành chính: Thực hiện tiền lương tối thiểu là 830.000 đồng/tháng và 10% phụ cấp công vụ cho cán bộ công chức (theo quy định); thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, gắn với cơ chế khoán chi thường xuyên cho các cơ quan hành chính, quản lý chặt chẽ các khoản chi thường xuyên theo đúng dự toán được Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định; đảm bảo chi ngân sách cho lĩnh vực phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế khám chữa bệnh trẻ em dưới 06 tuổi, người nghèo; chi an sinh xã hội, khoa học - công nghệ, môi trường, văn hóa - thông tin theo quy định; tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính nhằm đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ trên địa bàn tỉnh, từng bước chuyển một số phí sang giá dịch vụ tính đúng, tính đủ chi phí gắn liền với nâng cao chất lượng dịch vụ công đối với các lĩnh vực sự nghiệp.

- Về các lĩnh vực khác: Kinh phí dự phòng ngân sách hàng năm; chi sự nghiệp chưa phân bổ, giao dự toán từng ngành, lĩnh vực; thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 73/2003/NĐ-CP và Nghị định số 60/2003/NĐ-CP .

4. Các ngành, các cấp, các địa phương cần tăng cường công tác thanh tra, tự kiểm tra trong việc quản lý và sử dụng ngân sách (các khoản chi quản lý qua ngân sách nhà nước, vay và sử dụng vốn vay đúng quy định); quản lý, sử dụng đất đai; các dự án đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ, công trình phúc lợi công cộng; mua sắm, trang bị, quản lý sử dụng trang thiết bị, phương tiện đi lại. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, công khai trong quản lý tài chính ngân sách theo đúng Luật Ngân sách nhà nước.

Điều 2. Thời gian thực hiện: Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua và thực hiện niên độ năm ngân sách từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và hướng dẫn tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2012 theo quy định tại Điều 1 của Nghị quyết này. Trong quá trình thực hiện, nếu có những phát sinh ngoài dự toán, Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất ý kiến với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh (có sự thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh) xem xét, quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giám sát chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khóa VIII, kỳ họp thứ ba thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Sơn

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 28/2011/NQ-HĐND về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách năm 2012 do tỉnh Kiên Giang ban hành

  • Số hiệu: 28/2011/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 09/12/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
  • Người ký: Nguyễn Thanh Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản