Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/2013/NQ-HĐND

Yên Bái, ngày 18 tháng 12 năm 2013

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
KHÓA XVII – KỲ HỌP THỨ 9

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 1154/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 64/NQ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Yên Bái;

Căn cứ Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn lập Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Sau khi xem xét Tờ trình số 257/TTr-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc xét duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2020; nghe Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và tiếp thu ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2020, với nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm phát triển

a) Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp của Quốc gia và của vùng; phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và các quy hoạch chuyên ngành của tỉnh đã được phê duyệt; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội; góp phần nâng cao thu nhập, ổn định và từng bước cải thiện đời sống của người lao động trong lĩnh vực lâm nghiệp.

b) Huy động mọi nguồn lực của nhân dân, của các thành phần kinh tế và các nguồn lực khác cho phát triển lâm nghiệp; bảo đảm phát triển lâm nghiệp bền vững để rừng thực sự có chủ.

c) Phát triển lâm nghiệp phải coi trọng công tác bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng, nhất là diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; đồng thời với việc trồng mới rừng, coi trọng công tác trồng rừng tập trung với trồng cây phân tán trong nhân dân.

d) Phát triển lâm nghiệp phải gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

2. Mục tiêu

a) Về Kinh tế:

- Phát triển các vùng nguyên liệu tập trung đảm bảo cung cấp tối đa nguyên liệu cho các nhà máy, cơ sở chế biến gỗ, ván nhân tạo, bao bì trong và ngoài tỉnh; hướng tới xuất khẩu.

- Xây dựng và phát triển nền lâm nghiệp sản xuất hàng hóa đa dạng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, đáp ứng lâu dài và ổn định nhu cầu gỗ và các loại lâm sản khác phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đóng góp một phần trong giá trị tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, đồng thời áp dụng các giải pháp lâm sinh hữu hiệu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, nâng cao giá trị thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp.

- Gắn bảo vệ phát triển rừng với phát triển du lịch, bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen động, thực vật và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học trong lâm nghiệp.

- Phấn đấu nâng mức thu nhập trên một ha đất lâm nghiệp từ 3-4 triệu đồng/năm (năm 2010) lên 6 - 8 triệu đồng/năm (năm 2020).

b) Về xã hội: Giải quyết, tạo việc làm thường xuyên cho trên 70 nghìn lao động/năm, gắn thực hiện Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng với chương trình xây dựng nông thôn mới. Tạo môi trường đào tạo và chuyển giao công nghệ cho trên 50% số lao động ngành lâm nghiệp thông qua các chương trình khuyến lâm.

c) Về môi trường: Độ che phủ của rừng giai đoạn 2015 -2020 đạt từ 63,5% đến 65%. Nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, phòng hộ đầu nguồn, hạn chế thiên tai, giảm thiểu khí phát thải và ứng phó với biến đổi khí hậu.

d) Về an ninh quốc phòng: Bảo vệ và phát triển rừng trên các diện tích quy hoạch gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng của địa phương.

3. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp

Đơn vị: ha

Hạng mục

Quy hoạch

Tăng giảm (+, -)

Đầu kỳ

Cuối kỳ

Đất lâm nghiệp

469.858

469.858

0

1. Đất rừng đặc dụng

36.508,1

36.508,1

0

a) Đất có rừng

32.813,4

36.082,3

3.268,9

Rừng tự nhiên

31.886

33.945,8

2.059,8

Rừng trồng

927,4

2.136,5

1.209,1

b) Đất chưa có rừng

3.694,7

425,8

-3.268,9

IA

0

318,8

318,8

IB

927,1

107

-820,1

IC

2.767,6

0

-2.767,6

c. Đất khác

0

0

0

2. Đất rừng phòng hộ

152.200

152.200

0

a) Đất có rừng

125.254

151.293,9

26.039,9

Rừng tự nhiên

105.646,6

119.231,6

13.585

Rừng trồng

19.607,4

32.062,3

12.454,9

b) Đất chưa có rừng

26.946

906,2

-26.039,8

IA

6.150,4

70

-6.080,4

IB

8.676,1

836,2

-7.839,9

IC

12.119,5

 

-12.119,5

c. Đất khác

0

0

0

3. Đất rừng sản xuất

281.149,8

281.149,8

0

a) Đất có rừng

236.036

266.767,5

30.731,5

Rừng tự nhiên

104.357

88.864,6

-15.492,4

Rừng trồng

131.679

177.902,9

46.223,9

b) Đất chưa có rừng

45.113,9

14.359,4

-30.754,5

IA

11.415,3

3.000

-8.415,3

IB

14.359,6

2.500

-11.859,6

IC

19.339,1

8.859,4

-10.479,7

c. Đất khác

 

22,9

22,9

4. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

a) Bảo vệ rừng

Khối lượng: 2.866.592 lượt ha (bình quân 405.513 ha/năm). Cụ thể:

- Giai đoạn 2014 – 2015: 741.081,6 lượt ha.

- Giai đoạn 2016 – 2020: 2.125.510,4 lượt ha.

b) Phát triển rừng

- Khoanh nuôi: 12.595,4 ha trong 5 năm (rừng phòng hộ: 12.414,2 ha; rừng đặc dụng: 181,2 ha).

- Trồng và chăm sóc rừng: 101.570,3 ha. Trong đó:

+ Trồng rừng mới: 32.681,3 ha (rừng phòng hộ 9.270,1 ha; rừng đặc dụng 1.194,8 ha; rừng sản xuất 22.216,4 ha).

+ Trồng lại rừng sau khai thác (rừng sản xuất): 68.880,1 ha.

Trong đó:

+ Giai đoạn 2014 – 2015: 35.063,5 ha.

+ Giai đoạn 2016 – 2020: 66.506,8 ha.

- Cải tạo rừng: 8.664,4 ha;

c) Khai thác rừng:

- Khai thác gỗ:

+ Giai đoạn 2014 - 2015: Khai thác 18.065,4 ha rừng trồng sản xuất; sản lượng 1.083.926,7 m3 gỗ.

+ Giai đoạn 2016 - 2020: Khai thác 50.823,6 ha rừng trồng sản xuất, khai thác tận dụng 8.664,4 ha; tổng sản lượng 3.049.418,4 m3 gỗ.

- Khai thác lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2014-2020:

+ Tre, nứa: 9.906,9 ha, sản lượng 78.391 nghìn cây.

+ Vỏ quế: 54 nghìn tấn, trung bình 7,7 nghìn tấn/năm;

+ Nhựa thông: 1.220 tấn, trung bình đạt trên 170 tấn/năm;

+ Quả Sơn tra: 38 nghìn tấn, trung bình trên 5,4 nghìn tấn/năm.

d) Chế biến gỗ

- Duy trì, củng cố nâng cấp trang thiết bị, máy móc của ngành chế biến gỗ.

- Đẩy nhanh tiến độ các dự án đang xây dựng dở dang: Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ván MDF; ván ghép thanh xuất khẩu tại khu công nghiệp Phía Nam Yên Bái; nhà máy sản xuất bột giấy tại khu công nghiệp Minh Quân; nhà máy chế biến gỗ dán ép và gỗ tấm tại huyện Yên Bình; nhà máy chế biến gỗ dán ép tại cụm công nghiệp Đầm Hồng; nhà máy chế biến các sản phẩm từ gỗ Quế; dự án sản xuất viên nén nhiên liệu... Kêu gọi đầu tư từ 2 đến 3 dự án sản xuất, chế biến đồ gỗ công suất từ 250.000 đến trên 300.000 sản phẩm/năm.

đ) Các hoạt động khác

Cải tạo và xâu mới vườn ươm; chuyển đổi rừng giống, trồng mới vườn giống, rừng giống; xây dựng đường lâm nghiệp, đường ranh cản lửa, chòi canh lửa.

5. Vốn đầu tư

a) Tổng vốn đầu tư: 4.224.439 triệu đồng. Trong đó:

- Giai đoạn 2011-2015: 1.633.779 triệu đồng, gồm:

+ Vốn đã thực hiện 2011-2013: 281.851 triệu đồng;

+ Vốn cần tiếp tục đầu tư 2014-2015: 1.351.927 triệu đồng.

- Giai đoạn 2016-2020: 2.590.660 triệu đồng.

b) Nguồn vốn đầu tư:

- Vốn ngân sách nhà nước: 816.697triệu đồng, gồm:

+ Vốn ngân sách đã chi cho bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2013: 197.293 triệu đồng.

+ Vốn ngân sách giai đoạn 2014-2020: 619.404 triệu đồng, trong đó: ngân sách địa phương 11.556 triệu đồng.

- Vốn đầu tư của doanh nghiệp: 325.142 triệu đồng.

- Vốn đầu tư của người dân và các nguồn vốn hợp pháp khác: 3.082.600 triệu đồng.

6. Các dự án ưu tiên

a) Đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất giai đoạn 2012 - 2015.

b) Dự án phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011 - 2015.

c) Dự án giống cây lâm nghiệp.

d) Chương trình quản lý rừng bền vững tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.

đ) Xây dựng các đề án thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Yên Bái.

e) Dự án điều chỉnh ranh giới và xác định vị trí mốc giới 3 loại rừng tỉnh Yên Bái.

g) Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Yên Bái đến năm 2020.

Điu 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.

Điu 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái Khóa XVII, kỳ họp thứ 9 thông qua và có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Dương Văn Thống

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 27/2013/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2020

  • Số hiệu: 27/2013/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 18/12/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
  • Người ký: Dương Văn Thống
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản