- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 2044/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 579/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2011/NQ-HĐND | Tây Ninh, ngày 26 tháng 7 năm 2011 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH TÂY NINH THỜI KỲ 2011–2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 2044/2010/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế–xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-TTg, ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011–2020;
Sau khi xem xét Tờ trình số 1520/TTr-UBND, ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2011–2020; báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa – Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2011–2020, với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Quan điểm
a) Phát triển nhân lực vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chiến lược “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
b) Phát triển nhân lực Tây Ninh phải có tầm nhìn dài hạn và phải có bước đi thích hợp theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn.
c) Phát triển nhân lực Tây Ninh phải đảm bảo tính hài hòa về cơ cấu và cân đối nhân lực theo ngành, lĩnh vực. Gắn đào tạo, dạy nghề với chương trình phát triển kinh tế - xã hội, gắn với nhu cầu của các doanh nghiệp và thị trường lao động theo quan hệ cung cầu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
d) Phát triển nhân lực phải đảm bảo phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
đ) Phát triển nhân lực phải tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng đào tạo nghề theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tế tỉnh Tây Ninh, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học- công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
2. Mục tiêu
Đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là yêu cầu phát triển cho các ngành mũi nhọn mà tỉnh Tây Ninh có lợi thế so sánh với các địa phương khác trong vùng và trong cả nước.
Hình thành đội ngũ nhân lực chất lượng cao nhằm có sự chuyển giao hợp tác về nhân lực giữa các địa phương để điều tiết cung cầu lao động trên thị trường lao động.
3. Các chỉ tiêu chủ yếu
- Đào tạo, dạy nghề:
+ Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học lên trung học phổ thông và trung cấp nghề đến năm 2015 và những năm tiếp theo đạt từ 90% trở lên;
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo, dạy nghề so với tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế – xã hội năm 2015 đạt 60% và năm 2020 đạt trên 70%;
+ Đào tạo đại học: Năm 2015, đạt mức bình quân tối thiểu 300 sinh viên/1 vạn dân; năm 2020, đạt mức bình quân tối thiểu 500 sinh viên/1 vạn dân;
+ Đào tạo cao đẳng: Năm 2015, đạt mức bình quân tối thiểu 400 sinh viên/1 vạn dân; năm 2020, đạt mức bình quân tối thiểu 600 sinh viên/1 vạn dân;
+ Đào tạo trung cấp: Năm 2015, đạt mức bình quân 800 học sinh/1 vạn dân; năm 2020, đạt mức bình quân 1.200 học sinh/1 vạn dân.
- Nâng cao thể lực nhân lực:
+ Tuổi thọ trung bình đến năm 2015 khoảng 74 năm; năm 2020 khoảng 75 năm;
+ Chiều cao trung bình của thanh niên đến năm 2015 đạt trên 1,63 mét; năm 2020 đạt trên 1,65 mét;
+ Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2015 còn dưới 15%, năm 2020 còn dưới 12%.
4. Các giải pháp chủ yếu
a) Tăng cường quản lý nhà nước về phát triển nhân lực
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật về phát triển nhân lực nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển nhân lực.
- Hoàn thiện bộ máy quản lý, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý.
- Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành về phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh.
b) Xây dựng, hoàn thiện chính sách
- Chính sách đầu tư và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Xây dựng cơ chế thông thoáng, giải quyết thủ tục nhanh chóng cho các nhà đầu tư để thu hút các dự án đầu tư;
- Chính sách tài chính và sử dụng ngân sách cho phát triển nguồn nhân lực: Sử dụng vốn đầu tư ngân sách có hiệu quả trên cơ sở đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất - trang thiết bị - chất lượng giảng viên.;
- Chính sách việc làm, bảo hiểm, bảo trợ xã hội: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về vấn đề việc làm và phương thức giải quyết việc làm trong nền kinh tế thị trường; thực hiện tốt các chính sách về đào tạo nghề, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
- Chính sách huy động nguồn lực trong xã hội cho phát triển nguồn nhân lực: Huy động các nguồn vốn xây dựng cơ bản, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học, vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, vốn FDI, hợp tác quốc tế và huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp, vốn trong dân.
- Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài: Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi để thu hút nhân tài, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, quản lý và kinh doanh giỏi, những chuyên gia đầu ngành, sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi tại các trường đại học về tỉnh công tác;
- Chính sách phát triển thị trường lao động và hệ thống công cụ thông tin thị trường lao động.
c) Mở rộng, tăng cường sự phối hợp và hợp tác
- Phối hợp và hợp tác với các cơ quan, tổ chức Trung ương: Tạo điều kiện về chương trình dạy - học mới, giáo trình, giáo án, nâng cao trình độ giáo viên và nguồn vốn để phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội;
- Phối hợp và hợp tác với các tỉnh bạn: Trao đổi và hợp tác với các địa phương lân cận, vùng Đông Nam bộ, thành phố Hồ Chí Minh và cả nước, liên kết trong công tác đào tạo, tuyển dụng nhân lực, có sự chuyển giao hợp tác về nhân lực giữa các tỉnh để điều tiết cung cầu lao động trên thị trường lao động;
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong tỉnh:
+ Phối hợp dạy nghề với phổ cập giáo dục phổ thông;
+ Thiết lập và tăng cường mối quan hệ chặt chẽ, bền vững giữa cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh;
+ Đào tạo nghề theo dự án, theo địa chỉ và coi trọng việc kết hợp giữa đào tạo với giải quyết việc làm cho học viên;
+ Tăng cường sự phối kết hợp giữa các cấp, sở ngành, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm.
d) Dự báo nhu cầu và giải pháp huy động vốn
- Tổng nhu cầu vốn thời kỳ 2011-2020 là 31.834 tỷ đồng. Phân kỳ đầu tư: giai đoạn 2011-2015 là 12.583 tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020 là 19.251 tỷ đồng.
- Đẩy mạnh giải pháp huy động vốn đầu tư:
+ Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách;
+ Đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa trong đầu tư phát triển giáo dục đào tạo;
+ Đẩy mạnh chủ trương tạo vốn từ quỹ đất để xây dựng, thành lập các trường, cơ sở giáo dục đào tạo;
+ Tăng cường các hoạt động kinh tế đối ngoại và xúc tiến đầu tư, thu hút nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ khác;
+ Huy động nguồn lực khác của các doanh nghiệp, của người học, của các nhà đầu tư.
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết đảm bảo đúng quy định. Định kỳ hàng năm sơ kết đánh giá và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả thực hiện.
Điều 4. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh khóa VIII, kỳ họp thứ 2 thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 2293/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch hành động triển khai Quy hoạch phát triển nhân lực Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011 - 2020
- 2Quyết định 1873/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 và Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2020
- 3Quyết định 310/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 và Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2020
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 2044/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 579/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 2293/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch hành động triển khai Quy hoạch phát triển nhân lực Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011 - 2020
- 5Quyết định 1873/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 và Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2020
- 6Quyết định 310/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 và Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2020
Nghị quyết 26/2011/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2011–2020
- Số hiệu: 26/2011/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 26/07/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh
- Người ký: Võ Hùng Việt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/08/2011
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực