Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/NQ-HĐND | Phú Thọ, ngày 09 tháng 12 năm 2020 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHOÁ XVIII, KỲ HỌP THỨ MƯỜI MỘT
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm;
Căn cứ Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Thông tư số 71/2020/TT-BTC ngày 30 tháng 7 năm 2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2021-2023;
Căn cứ Quyết định số 1950/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, Quyết định số 2014/QĐ-BTC ngày 03 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2021;
Xét Tờ trình số 5299/TTr-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
1. Dự toán thu, chi ngân sách năm 2021:
a) Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 5.926.900 triệu đồng:
- Thu nội địa: 5.596.900 triệu đồng;
- Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu: 330.000 triệu đồng.
b) Tổng thu ngân sách địa phương: 12.159.052 triệu đồng;
Bao gồm:
- Các khoản thu ngân sách được hưởng theo phân cấp: 4.511.810 triệu đồng;
- Thu bổ sung từ ngân sách trung ương: 7.647.242 triệu đồng.
c) Tổng chi ngân sách địa phương: 12.159.052 triệu đồng;
Bao gồm:
- Chi cân đối ngân sách địa phương: 10.638.216 triệu đồng.
Chi đầu tư phát triển: 1.189.820 triệu đồng;
Chi thường xuyên: 9.235.691 triệu đồng;
Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay: 3.900 triệu đồng;
Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: 1.200 triệu đồng;
Chi dự phòng ngân sách: 207.605 triệu đồng.
- Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương (vốn sự nghiệp để thực hiện các chế độ, chính sách, nhiệm vụ theo quy định và vốn đầu tư để thực hiện các dự án, nhiệm vụ): 1.520.836 triệu đồng.
d) Phương án phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh: 10.759.675 triệu đồng:
- Chi cân đối ngân sách cấp tỉnh: 4.574.752 triệu đồng
Chi đầu tư phát triển: 811.820 triệu đồng;
Chi thường xuyên: 3.626.166 triệu đồng;
Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay: 3.900 triệu đồng;
Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính: 1.200 triệu đồng;
Chi dự phòng ngân sách: 131.666 triệu đồng;
- Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương (vốn sự nghiệp để thực hiện các chế độ, chính sách, nhiệm vụ theo quy định và vốn đầu tư để thực hiện các dự án, nhiệm vụ): 1.520.836 triệu đồng.
- Chi bổ sung cân đối cho ngân sách cấp huyện: 4.664.087 triệu đồng.
(Có các phụ biểu chi tiết kèm theo)
a) Về thu ngân sách
- Tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý thuế, các Luật thuế sửa đổi, bổ sung và nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN) theo Nghị quyết của Quốc hội. Tăng cường huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển nền kinh tế. Hoàn thiện cơ sở pháp lý để thu hút các nguồn vốn đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài tạo nguồn thu mới vững chắc và ổn định cho ngân sách. Khuyến khích doanh nghiệp, người dân duy trì, mở rộng đầu tư, kinh doanh, và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, nhất là về thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy các kết quả đạt được trong các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc nhà nước. Tăng cường thực hiện cải cách hành chính, thực hiện có hiệu quả nền hành chính hiện đại. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, góp phần cắt giảm thời gian, chi phí và tăng tính công khai, minh bạch.
- Tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào NSNN. Hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong các sắc thuế để đảm bảo tính trung lập của thuế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng. Căn cứ tình hình thực tế, xem xét việc tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19, khôi phục sản xuất kinh doanh. Tập trung kiểm tra, rà soát việc sử dụng tài sản, trụ sở gắn liền với đất của các cơ quan, đơn vị để có kế hoạch sắp xếp lại cơ sở nhà đất theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ; từ đó, xử lý phần tài sản đất đai dôi dư sau sắp xếp để quản lý tích cực và tạo nguồn thu từ việc sắp xếp cho NSNN.
- Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ đạo chống thất thu ngân sách các cấp chú trọng công tác thu hồi nợ thuế; tiếp tục thực hiện khoanh nợ thuế, xóa nợ tiền chậm nộp theo đúng trình tự, thủ tục theo Nghị quyết 94/2019/QH14 của Quốc hội và Thông tư 69/2020/TT-BTC ngày 15/7/2020 của Bộ Tài chính. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, xử lý nợ đọng thuế, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào NSNN. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn, lậu thuế, gian lận thuế, lợi dụng chính sách hoàn thuế. Các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn, lậu thuế, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ, gian lận thuế. Xử lý nghiêm đối với các hành vi gian lận, lợi dụng chính sách hoàn thuế, chiếm đoạt tiền từ NSNN.
- Tiếp tục duy trì và tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, Ngành Trung ương về giải quyết các nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu; Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành có liên quan tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các chương trình giai đoạn 2016-2020 về mục tiêu, nhiệm vụ, hiệu quả sử dụng vốn, trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị Bộ, ngành trung ương cho giai đoạn 2021-2025.
b) Về chi ngân sách:
- Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về cơ cấu lại NSNN, từng bước cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư hợp lý, giảm tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực dịch vụ sự nghiệp công; cơ cấu lại chi ngân sách trong từng lĩnh vực, tập trung đảm bảo cho các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, các chính sách an sinh xã hội, các dịch vụ quan trọng, thiết yếu. Rà soát giá các sản phẩm, dịch vụ được Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, phù hợp với mặt bằng giá thị trường, thu hút các thành phần kinh tế khác cùng tham gia cung ứng dịch vụ công.
- Quản lý chặt chẽ chi NSNN ngay từ khâu lập dự toán đến tổ chức thực hiện. Thực hiện nghiêm các quy định về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Triệt để tiết kiệm các khoản chi chưa thực sự cấp thiết, các khoản kinh phí tổ chức hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước, mua sắm trang thiết bị đắt tiền. Rà soát các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.Việc xây dựng, phân bổ và giao kế hoạch vốn phù hợp với khả năng thực hiện của từng nguồn vốn, từng dự án, địa phương. Quản lý chặt chẽ, tránh thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư công. Trường hợp phát hiện các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách không đúng chế độ, chính sách, nhất là các chính sách xã hội, xoá đói giảm nghèo... có biện pháp xử lý kịp thời để đảm bảo thực hiện đúng đối tượng và có hiệu quả.
- Tiếp tục lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công phù hợp, tạo khung pháp lý đồng bộ, đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Tăng cường cơ chế giao dự toán kinh phí cung cấp sản phẩm, dịch vụ công theo phương thức đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ. Hoàn thiện danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, các định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở xác định giá dịch vụ sự nghiệp công. Có lộ trình đẩy mạnh cơ chế đấu thầu, đặt hàng phù hợp với lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công và khả năng cân đối ngân sách nhà nước.
- Theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả; tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác phân tích, dự báo, xây dựng các kịch bản điều hành giá để có phương án điều hành phù hợp với từng giai đoạn. Kiên quyết xử lý các hành vi tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với các nguyên vật liệu quan trọng và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu; kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, đầu cơ thao túng thị trường.
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính - NSNN, tăng cường kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng NSNN, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí. Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn, chỉ thực hiện chuyển nguồn theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ Khoá XVIII, Kỳ họp thứ Mười một thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 37/NQ-HĐND năm 2020 về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; thu, chi và phân bổ ngân sách địa phương năm 2021 do tỉnh Bình Dương ban hành
- 2Nghị quyết 45/NQ-HĐND năm 2020 về quyết định dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách địa phương năm 2021 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 3Nghị quyết 38/NQ-HĐND phê chuẩn điều chỉnh dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách địa phương năm 2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 4Nghị định 31/2017/NĐ-CP Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm
- 5Thông tư 342/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 344/2016/TT-BTC quy định quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Nghị định 167/2017/NĐ-CP về quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công
- 8Nghị quyết 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước do Quốc hội ban hành
- 9Luật Quản lý thuế 2019
- 10Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 11Thông tư 69/2020/TT-BTC quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục xử lý nợ theo Nghị quyết 94/2019/QH14 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 12Thông tư 71/2020/TT-BTC về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2021-2023 do Bộ Bộ Tài chính ban hành
- 13Quyết định 1950/QĐ-TTg năm 2020 về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Nghị quyết 37/NQ-HĐND năm 2020 về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; thu, chi và phân bổ ngân sách địa phương năm 2021 do tỉnh Bình Dương ban hành
- 15Nghị quyết 45/NQ-HĐND năm 2020 về quyết định dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách địa phương năm 2021 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 16Nghị quyết 38/NQ-HĐND phê chuẩn điều chỉnh dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách địa phương năm 2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
Nghị quyết 25/NQ-HĐND năm 2020 về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2021 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- Số hiệu: 25/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 09/12/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ
- Người ký: Bùi Minh Châu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra