Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 240/NQ-HĐND

Hưng Yên, ngày 06 tháng 12 năm 2019

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ MƯỜI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hằng năm;

Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Thông tư số 38/2019/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2019 của Bộ Tài chính về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2020 - 2022; kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 1704/QĐ-TTg ngày 29/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2503/QĐ-BTC ngày 29/12/2019 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2020 tỉnh Hưng Yên;

Xét Báo cáo số 211/BC-UBND ngày 29/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phương án phân bổ dự toán ngân sách địa phương năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 617/BC-KTNS ngày 03/12/2019 của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh; Ý kiến thảo luận và kết quả biểu quyết của các vị đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phân bổ ngân sách địa phương năm 2019:

1. Tổng thu ngân sách tỉnh: 10.591.943 triệu đồng. Trong đó:

- Thu được hưởng theo phân cấp: 9.699.188 triệu đồng,

- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: 892.755 triệu đồng.

2. Bội thu ngân sách tỉnh (Ưu tiên trả nợ gốc, số còn lại hoàn trả huyện Văn Giang theo kiến nghị của Kiểm toán): 25.000 triệu đồng.

3. Dự toán chi ngân sách cấp tỉnh: 7.927.025 triệu đồng; Trong đó:

3.1. Tổng chi cấp tỉnh theo lĩnh vực: 4.331.690 triệu đồng.

- Chi đầu tư phát triển: 1.690.954 triệu đồng.

(Chi tiết phân bổ tại Nghị quyết số 238/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của HĐND tỉnh về nhiệm vụ kế hoạch đầu tư công năm 2020)

- Chi thường xuyên: 2.640.736 triệu đồng; Trong đó:

+ Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề: 462.483 triệu đồng

+ Chi khoa học và công nghệ: 30.371 triệu đồng

3.2. Chi trả lãi các khoản vay của địa phương (từ nguồn thu tiền sử dụng đất): 5.000 triệu đồng.

3.3. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: 1.000 triệu đồng.

3.4. Chi dự phòng: 79.804 triệu đồng.

3.5. Chi tạo nguồn cải cách tiền lương: 55.507 triệu đồng.

3.6. Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới: 3.454.024 triệu đồng; trong đó:

- Chi bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới: 3.334.874 triệu đồng.

- Chi bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới: 119.150 triệu đồng.

4. Phân bổ số bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện, thị xã, thành phố:

- Dự toán thu cân đối ngân sách huyện, thị xã, thành phố: 2.639.918 triệu đồng.

- Dự toán thu bổ sung từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện, thị xã, thành phố là 3.454.024 triệu đồng.

- Chi ngân sách cấp huyện, thị xã, thành phố: 6.093.942 triệu đồng, trong đó:

+ Chi đầu tư phát triển là 1.655.150 triệu đồng;

+ Chi thường xuyên là 4.297.196 triệu đồng (Trong đó: Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề là 1.916.832 triệu đồng);

+ Dự phòng ngân sách là 120.095 triệu đồng;

+ Chi tạo nguồn điều chỉnh tiền lương là 21.501 triệu đồng.

5. Dự toán thu, chi nguồn thu tiền bảo vệ đất trồng lúa năm 2020 (Thực hiện theo kiến nghị kiểm toán và không tính trong cân đối NSNN):

5.1. Thu tiền bảo vệ đất trồng lúa năm 2020: 30.000 triệu đồng.

5.2. Chi từ nguồn thu tiền bảo vệ đất trồng lúa năm 2020: 54.700 triệu đồng (Từ nguồn thu tiền bảo vệ đất trồng lúa năm 2020 và chuyển nguồn từ năm 2019 sang).

(Biểu số 30, 32, 33, 34, 35, 37, 39, 41, 42 chi tiết kèm theo)

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này, trong đó:

- Thực hiện dự toán ngân sách nhà nước phải đúng quy định của pháp luật, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra và công khai minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước. Thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng chế độ và có hiệu quả.

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt luật thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế chống thất thu, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn thuế; phát hiện kịp thời và xử lý các trường hợp kê khai không đúng, gian lận, trốn thuế và chây ỳ không nộp thuế.

- Chi ngân sách nhà nước theo dự toán được giao, tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên của từng sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị và các huyện, thị xã, thành phố; giảm tối đa kinh phí chi tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết; hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu khảo sát nước ngoài, hạn chế mua sắm trang thiết bị có giá trị lớn chưa cần thiết; đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý, chi ngân sách nhà nước. Quản lý chặt chẽ và hạn chế tối đa việc ứng trước dự toán ngân sách nhà nước và chi chuyển nguồn sang năm sau.

- Đối với các khoản chi khác; nguồn làm lương; dự phòng (trừ các việc cấp bách); các nguồn tăng thu, nguồn vốn chưa phân bổ chi tiết và các đề án, chương trình bố trí trong dự toán, kế hoạch chưa phân bổ chi tiết tới đơn vị thực hiện và việc mua sắm các tài sản có giá trị lớn (từ 2 tỷ đồng/01 tài sản; từ 10 tỷ đồng/gói tài sản), UBND tỉnh thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh để phân bổ chi tiết và quyết định.

- Thực hiện chi trả tiền lương được điều chỉnh khi có tăng mức lương cơ sở, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công bằng mức lương cơ sở, đảm bảo theo quy định.

- Dành nguồn tăng thu để chi đầu tư phát triển, hỗ trợ hộ nghèo, đối tượng chính sách, tạo nguồn cải cách tiền lương và hỗ trợ mua sắm sửa chữa để nâng cao chất lượng dịch vụ công.

- Tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn để cải cách tiền lương trong năm 2020 từ một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của các cơ quan, đơn vị; tiết kiệm 10% số chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) và nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2019 còn dư chuyển sang (nếu có).

- Chủ động bố trí chi trả nợ lãi các khoản vay của tỉnh trong dự toán chi đầu tư phát triển; bố trí chi trả nợ gốc theo đúng quy định của Luật NSNN từ nguồn bội thu tiền sử dụng đất, bội thu NSNN, tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư và vay mới trong năm 2020.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên khóa XVI, kỳ họp thứ Mười thông qua ngày 06 tháng 12 năm 2019 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

CHỦ TỊCH




Đỗ Xuân Tuyên

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 240/NQ-HĐND năm 2019 về phân bổ ngân sách địa phương năm 2020 do tỉnh Hưng Yên ban hành

  • Số hiệu: 240/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 06/12/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên
  • Người ký: Đỗ Xuân Tuyên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản