- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật Đầu tư công 2019
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Quyết định 1719/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 263/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- 9Nghị quyết 517/NQ-UBTVQH15 về phân bổ ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 10Quyết định 652/QĐ-TTg năm 2022 về giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 12Nghị quyết 06/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, chỉ định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 13Nghị quyết 04/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước, tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương và cơ chế hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/NQ-HĐND | Đắk Nông, ngày 28 tháng 6 năm 2022 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
KHÓA IV, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 02 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 517/NQ-UBTVQH ngày 22 ngày 5 tháng 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phân bổ ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Nghị quyết số 04/2022/NQ-HĐND ngày 17 tháng 6 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước, tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương và cơ chế hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND ngày 17 tháng 6 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;
Căn cứ Nghị quyết số 06/2022/NQ-HĐND ngày 17 tháng 6 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;
Xét Tờ trình số 3410/TTr-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phân bổ kế hoạch vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Nông; Báo cáo số 365/BC-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách; ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, cụ thể:
1. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
a) Mục tiêu tổng quát:
Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả tỉnh; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của Nhân dân; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người dân tộc thiểu số; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi/năm trong giai đoạn là 5%.
- Xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn là 7/12 xã, đạt tỷ lệ là 58,33%.
- Thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn là 20/40 thôn, đạt tỷ lệ là 50%.
2. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
a) Mục tiêu tổng quát:
Tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững; giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa các địa phương; hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo mới; hỗ trợ người nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng cho các xã, thôn nghèo nhằm sớm thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động, tạo sinh kế và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo; cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững, hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm từ 3% trở lên, riêng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ giảm từ 5% trở lên theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025.
- 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt về tiêu chí thu nhập được hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển sản xuất, đào tạo nghề, tạo việc làm ổn định để tăng thu nhập.
- 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt về các dịch vụ xã hội cơ bản sẽ được hỗ trợ một phần để từng bước cải thiện và tiếp cận các dịch vụ về việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin.
- Triển khai thực hiện chính sách xã hội đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm; thực hiện chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và thời hạn thụ hưởng nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận chính sách.
3. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
a) Mục tiêu tổng quát
Giai đoạn 2021-2025, tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới cấp thôn, bon, buôn, bản nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn; xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đảm bảo đồng bộ đáp ứng nhu cầu của người dân; bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, bảo đảm an ninh nông thôn.
b) Mục tiêu cụ thể:
Đến cuối năm 2025, có ít nhất 43 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt tỷ lệ 71,7%), trong đó có ít nhất 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đạt tỷ lệ 27,9%), ít nhất 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đạt tỷ lệ 7%); bình quân toàn tỉnh đạt từ 17,2 tiêu chí nông thôn mới/xã và không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí nông thôn mới; có ít nhất 02 huyện đạt chuẩn nông thôn mới (phấn đấu 03 huyện: Cư Jút, Đắk Mil, Đắk R’lấp đạt chuẩn huyện nông thôn mới).
Điều 2. Phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Đắk Nông là 2.394.325 triệu đồng, trong đó:
- Nguồn ngân sách trung ương: 1.896.654 triệu đồng (đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022).
- Nguồn ngân sách địa phương là 497.671 triệu đồng:
Ngân sách tỉnh: 114.560 triệu đồng (bao gồm: Nguồn dự phòng là 52.000 triệu đồng được điều chỉnh trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và nguồn tăng thu tiết kiệm chi là 62.560 triệu đồng).
Ngân sách huyện: 383.111 triệu đồng.
Phân bổ cho từng Chương trình mục tiêu quốc gia cụ thể như sau:
1. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: 1.136.614 triệu đồng; trong đó: vốn ngân sách trung ương 1.062.193 triệu đồng, vốn ngân sách địa phương 74.421 triệu đồng (ngân sách tỉnh: 31.859 triệu đồng và ngân sách cấp huyện: 42.562 triệu đồng).
2. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: 502.591 triệu đồng; trong đó: nguồn ngân sách trung ương 456.901 triệu đồng, nguồn ngân sách địa phương 45.690 triệu đồng (ngân sách tỉnh: 30.701 triệu đồng và ngân sách cấp huyện: 14.989 triệu đồng).
3. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 755.120 triệu đồng; trong đó: nguồn ngân sách trung ương 377.560 triệu đồng; nguồn ngân sách địa phương 377.560 triệu đồng (ngân sách tỉnh: 52.000 triệu đồng và ngân sách cấp huyện: 325.560 triệu đồng).
(Chi tiết như Phụ lục I, II, II.1, II.2, II.3, III kèm theo Nghị quyết này)
1. Thực hiện theo quy định Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và các quy định có liên quan; đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư, giao kế hoạch hàng năm, giải ngân vốn đầu tư công gắn với trách nhiệm giải trình của tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu.
2. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân công cụ thể trách nhiệm đi đôi với phối hợp, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện và khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh; tập trung vốn để hoàn thành dứt điểm các dự án đã được phê duyệt, chuẩn bị đầy đủ điều kiện để triển khai thi công, bố trí vốn để hoàn thành dự án đúng thời gian theo quy định.
3. Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư và tổ chức thực hiện dự án, hạn chế phải điều chỉnh trong quá trình triển khai; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm; kiểm soát chặt chẽ mục tiêu dự án, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
4. Thực hiện huy động và lồng ghép nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia.
5. Đối với dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, áp dụng thực hiện theo cơ chế đặc thù: Tỷ lệ số lượng dự án đặc thù được xác định đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương trên cơ sở đề xuất của các huyện, thành phố và cơ quan chủ trì thực hiện. Hằng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, đánh giá và đề xuất tỷ lệ số lượng dự án đặc thù đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này theo đúng quy định pháp luật. Đồng thời, khẩn trương xây dựng Nghị quyết về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và các Nghị quyết có liên quan để đảm bảo nguồn vốn đối ứng 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ IV (tháng 7 năm 2022); chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí đủ vốn đối ứng trong giai đoạn 2021-2025 theo quy định.
b) Chỉ đạo các Sở, ban ngành hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn vướng mắc (nếu có) để các cơ quan đơn vị, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả 03 chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo tiến độ giải ngân vốn theo kế hoạch đề ra, chất lượng, hiệu quả công trình. Đồng thời, tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông khóa IV, kỳ họp Chuyên đề lần thứ 4 thông qua ngày 28 tháng 6 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 06/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025
- 2Nghị quyết 24/NQ-HĐND năm 2022 về giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia do tỉnh Trà Vinh ban hành
- 3Nghị quyết 20/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 4Nghị quyết 48/NQ-HĐND mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2024 do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật Đầu tư công 2019
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Quyết định 1719/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 263/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- 9Nghị quyết 517/NQ-UBTVQH15 về phân bổ ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 10Quyết định 652/QĐ-TTg năm 2022 về giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 12Nghị quyết 06/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, chỉ định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 13Nghị quyết 04/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước, tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương và cơ chế hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 14Nghị quyết 06/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025
- 15Nghị quyết 24/NQ-HĐND năm 2022 về giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia do tỉnh Trà Vinh ban hành
- 16Nghị quyết 20/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 17Nghị quyết 48/NQ-HĐND mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2024 do tỉnh Lạng Sơn ban hành
Nghị quyết 23/NQ-HĐND năm 2022 về giao mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch vốn đầu tư phát triển thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- Số hiệu: 23/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 28/06/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
- Người ký: Lưu Văn Trung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/06/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực