Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/2012/NQ-HĐND

Sơn La, ngày 19 tháng 9 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỂM CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ 03/2011/NQ-HĐND NGÀY 10/8/2011 CỦA HĐND TỈNH SƠN LA KHÓA XIII VỀ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP, CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÒNG CHỐNG VÀ KIỂM SOÁT MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA KHOÁ XIII
KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ NHẤT

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004; Luật Phòng, chống ma tuý ngày 09 tháng 12 năm 2006; Luật Phòng chống ma túy sửa đổi, bổ sung năm 2008;

Căn cứ khoản 6, Điều 10 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 27/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 24 tháng 02 năm 2012 của liên bộ: Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, chế độ đóng góp và miễn giảm, hỗ trợ đối với đối tượng trong cơ sở chữa bệnh và tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình và cộng đồng;

Xét Tờ trình số 153/TTr-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2012 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 03/2011/NQ-HĐND ngày 10 tháng 8 năm 2011 của HĐND tỉnh Sơn La về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, chính sách phòng, chống và kiểm soát ma tuý trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2015; Báo cáo thẩm tra số 123/BC-HĐND ngày 17 tháng 9 năm 2012 của Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh; tổng hợp ý kiến thảo luận của các vị đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Sửa đổi một số nội dung của Mục II, Mục III, Mục V, Mục VI, Mục VII, Phần B, Điều 1 Nghị quyết số 03/2011/NQ-HĐND ngày 10 tháng 8 năm 2011 của HĐND tỉnh khóa XIII như sau:

1. Sửa đổi Tiết 1.1, Tiết 1.4, Tiết 1.5, Tiết 1.8, Tiết 1.9, Điểm 1, Mục II, Phần B, như sau:

“1.1. Tiền điện, nước, vệ sinh: 70.000 đồng/người/tháng.

1.4. Tiền ăn: Hỗ trợ tiền ăn mức 20.000 đồng/người/ngày (tương đương 600.000 đồng/tháng) đối với người bị áp dụng biện pháp đưa vào Trung tâm trong thời gian chấp hành quyết định.

1.5. Mua sắm vật dụng sinh hoạt cá nhân: 200.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định.

1.8. Chi phí học nghề: Người bị áp dụng biện pháp đưa vào Trung tâm, nếu chưa qua đào tạo nghề, có nhu cầu học nghề được hỗ trợ kinh phí học nghề trình độ sơ cấp nghề mức tối đa 2.000.000 đồng/người/khóa học. Mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế; không hỗ trợ tiền học nghề cho những đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào Trung tâm từ lần thứ hai trở đi.

1.9. Tiền ăn đường: 40.000 đồng/ngày/người (tối đa 3 ngày)”.

2. Sửa đổi Tiết 2.1, Tiết 2.2, Tiết 2.4, Điểm 2, Mục II, Phần B, như sau:

“2.1. Tiền ăn: 510.000 đồng/người/tháng.

2.2. Tiền học nghề: Nếu chưa qua đào tạo nghề có nhu cầu học nghề được hỗ trợ kinh phí học nghề với trình độ sơ cấp nghề: 1.500.000 đồng/người/lần (chỉ áp dụng đối với học viên quản lý sau cai lần đầu).

2.4. Điện, nước sinh hoạt: 70.000 đồng/người/tháng.

3. Sửa đổi Điểm 1, Điểm 2, Điểm 3, Mục III, Phần B, như sau:

“1. Người nghiện ma tuý tập trung cắt cơn nghiện bằng phương pháp điện châm tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, được hỗ trợ tiền ăn 20.000 đồng/người/ngày.

2. Người nhà đi chăm sóc người nghiện ma tuý không đủ sức khoẻ hỗ trợ cắt cơn nghiện ma tuý bằng thuốc hướng thần, đến kiểm tra sức khoẻ và điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện ma tuý tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh được hỗ trợ tiền ăn 20.000 đồng/người/ngày.

3. Người nghiện ma tuý cắt cơn nghiện tại cộng đồng, điểm tập trung theo quy trình của tỉnh, được hỗ trợ tiền ăn 20.000 đồng/người/ngày.

4. Sửa đổi Tiết 2.1. Điểm 2, Mục V, Phần B như sau:

“2.1. Mức chi hoàn tất thủ tục, hồ sơ cưỡng chế người nghiện ma tuý vào cai nghiện ma tuý tại các Trung tâm. Kinh phí hoàn tất thủ tục hồ sơ, mức 50.000 đồng/1 hồ sơ/1 người”.

5. Sửa đổi Tiết 2.1, Điểm 2, Mục VI, Phần B, như sau:

“2.1. Mức chi hoàn tất thủ tục, hồ sơ cưỡng chế người nghiện ma tuý mới được phát hiện đến cắt cơn tại Bệnh viện Y học cổ truyền. Kinh phí hoàn tất thủ tục hồ sơ, mức 50.000 đồng/1 hồ sơ/1 người”.

6. Sửa đổi Tiết 2.1, Điểm 2, Mục VII, Phần B, như sau:

“2.1. Mức chi hoàn tất thủ tục, hồ sơ cưỡng chế người nghiện ma tuý không đủ sức khoẻ đến điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện ma tuý tại Bệnh viện Y học cổ truyền bằng phương pháp điện châm. Kinh phí hoàn tất thủ tục hồ sơ, mức 50.000 đồng/1 hồ sơ/1 người”.

Điều 2. Bổ sung một số nội dung của Mục I, Mục II, Mục III, Mục V, Mục XI, Phần B, Điều 1, Nghị quyết số 03/2011/NQ-HĐND ngày 10 tháng 8 năm 2011 của HĐND tỉnh, như sau:

1. Bổ sung Tiết 1.9, Điểm 1, Mục I, Phần B, như sau:

“1.9. Trách nhiệm đóng góp của người nghiện ma tuý cai nghiện tự nguyện, tại Trung tâm Giáo dục lao động, Cơ sở y tế công lập trong tỉnh: Tiền xét nghiệm ma tuý và các xét nghiệm khác: 50.000đồng/người/đợt điều trị”.

2. Bổ sung Tiết 2.3, Điểm 2, Mục I, Phần B, như sau:

“2.3. Người nghiện ma tuý thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo cai nghiện tự nguyện, tại Trung tâm Giáo dục lao động, Cơ sở y tế công lập trong tỉnh được xét miễn toàn bộ tiền ăn và chi phí chữa trị, cai nghiện”.

3. Bổ sung Tiết 1.12, Điểm 1, Mục II, Phần B, như sau:

“1.12. Hỗ trợ tiền điều trị cho người nghiện ma tuý bị bắt buộc đưa vào Trung tâm Giáo dục Lao động theo quyết định của UBND huyện, thành phố; người nghiện ma tuý bị bắt tại các điểm tệ nạn xã hội đưa ngay vào Trung tâm Giáo dục Lao động.

- Đối với người nghiện ma túy được hỗ trợ thuốc hỗ trợ cắt cơn, cấp cứu, chi phí xét nghiệm và thuốc điều trị các bệnh cơ hội khác: Mức 650.000đồng/người/lần chấp hành quyết định.

- Đối với người bán dâm được hỗ trợ thuốc điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, thuốc chữa bệnh thông thường, xét nghiệm và các chi phí y tế khác: Mức 300.000đồng/người/ lần chấp hành quyết định.

- Trường hợp người bán dâm đồng thời là người nghiện ma túy thì được hỗ trợ thuốc điều trị và thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện: mức 950.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định.

- Đối với người bị áp dụng biện pháp đưa vào Trung tâm, người tự nguyện, người lưu trú tạm thời tại Trung tâm bị nhiễm HIV/AIDS được trợ cấp thêm tiền thuốc chữa bệnh, tiền mua sắm các vật dụng phòng, chống lây nhiễm HIV và các khoản chi hỗ trợ khác (trừ tiền ăn, tiền thuốc chữa trị và cai nghiện) theo quy định tại Quyết định số 96/2007/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, chăm sóc, tư vấn điều trị cho người nhiễm HIV và phòng lây nhiễm HIV tại các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, Trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam và các văn bản hướng dẫn quyết định”.

4. Bổ sung Điểm 3, Mục II, Phần B, như sau:

“3. Chế độ hỗ trợ đối với người cai nghiện ma tuý tự nguyện tại Trung tâm

3.1. Thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện và thuốc chữa bệnh thông thường khác: 150.000 đồng/người/đợt điều trị.

3.2. Tiền xây dựng cơ sở vật chất:100.000 đồng/người/lần chấp hành quyết định.

3.3. Tiền học văn hóa, học nghề được hỗ trợ kinh phí học nghề với trình độ sơ cấp nghề (nếu bản thân đối tượng có nhu cầu): 1.500.000 đồng/người/đợt điều trị.

3.4. Điện, nước, vệ sinh: 20.000 đồng/người/đợt điều trị.

3.5. Tiền ăn: 150.000 đồng/người/tháng”.

5. Bổ sung Điểm 8, Mục III, Phần B, như sau:

“8. Nội dung, mức chi cho công tác tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng:

a) Chi lập, thẩm tra hồ sơ cai nghiện tự nguyện tại gia đình và cộng đồng; lập hồ sơ cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng: 30.000 đồng/hồ sơ.

b) Chi họp thẩm tra, xét duyệt hồ sơ đề nghị cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng:

- Thành viên tham dự 50.000 đồng/người/buổi.

- Chi nước uống cho người tham dự: 10.000 đồng/người/buổi.

c) Chi hỗ trợ cho cán bộ Ban chỉ đạo 03 khi tham gia công tác điều trị, quản lý, bảo vệ, tư vấn, hỗ trợ người cai nghiện như sau:

- Chi hỗ trợ công tác quản lý: Văn phòng phẩm, in hồ sơ, mua sổ sách, trang thiết bị phục vụ việc theo dõi, thống kê, lập danh sách, quản lý hồ sơ người cai nghiện ma túy. Mức chi thanh toán theo thực tế phát sinh trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chi hỗ trợ cán bộ tham gia công tác điều trị, quản lý, bảo vệ người cai nghiện ma túy trong thời gian điều trị cắt cơn nghiện ma túy bắt buộc tập trung tại cộng đồng với mức 50.000 đồng/người/ngày.

- Chi hỗ trợ cho cán bộ được giao nhiệm vụ tư vấn về tâm lý, xã hội cho người cai nghiện ma túy với mức như sau:

+ Mức chi: 50.000 đồng/buổi tư vấn/người cai nghiện ma túy;

+ Mức chi: 70.000 đồng/buổi tư vấn/nhóm người cai nghiện ma túy (từ hai người trở lên)”.

6. Bổ sung Điểm 3, Mục V, Phần B, như sau:

“3. Kinh phí đưa người sau cai tại các Trung tâm Giáo dục lao động huyện đến quản lý sau cai tại Trung tâm giáo dục lao động tỉnh:

a) Chi cho người được giao nhiệm vụ đưa người sau cai đến Trung tâm: Chế độ công tác phí theo quy định hiện hành.

b) Hỗ trợ tiền ăn cho đối tượng trong những ngày đi trên đường 40.000 đồng/ngày.

c) Chi phí tiền tàu xe hoặc chi phí thuê mướn phương tiện vận chuyển. Mức chi theo giá cước vận tải áp dụng tại địa phương hoặc chi phí thực tế (nếu đơn vị tự bố trí phương tiện vận chuyển) hoặc hợp đồng thuê xe (nếu thuê ngoài)”.

7. Bổ sung Tiết 7.3, Điểm 7, Mục V, Phần B, như sau:

“7.3. Chi hỗ trợ công tác thu gom, tiêu huỷ cây thuốc phiện sau khi triệt phá:

a) Định mức nhiên liệu tiêu huỷ: 0,17 lít dầu hoả/m2 (Diện tích trồng cây thuốc phiện đã triệt phá, được thu gom để tiêu huỷ)

b) Chi phí thu gom, tiêu huỷ: Mức hỗ trợ 100.000 đồng/người/buổi cho lực lượng trực tiếp tham gia tiêu huỷ cây thuốc phiện sau triệt phá”.

8. Bổ sung Điểm 4, Mục XI, Phần B, như sau:

“4. Hỗ trợ kinh phí hoạt động của nhóm liên gia tự quản cho các nội dung chi bao gồm mua sổ, bút, văn phòng phẩm, chè, nước như sau:

4.1. Nhóm liên gia tự quản dưới 5 hộ: 200.000 đồng/nhóm/năm.

4.2. Nhóm liên gia tự quản từ 6 hộ đến 10 hộ: 250.000 đồng/nhóm/năm.

4.3. Nhóm liên gia tự quản từ 10 hộ trở lên: 300.000 đồng/nhóm/năm”.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày kỳ họp chuyên đề lần thứ nhất HĐND tỉnh khóa XIII thông qua.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.

2. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và các vị đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khoá XIII, kỳ họp chuyên đề lần thứ nhất thông qua ngày 19 tháng 9 năm 2012./.

 

 

Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội, Chính phủ;
- Văn phòng: Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước;
- UB Tài chính - Ngân sách của Quốc hội;
- Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội;
- Vụ HĐ-ĐB-Quốc hội;
- Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính;
- Ban Công tác đại biểu của UBTVQH;
- Cục Kiểm tra Văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh uỷ, TT HĐND, UBND, UB MTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh; Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Văn phòng: Tỉnh uỷ, ĐĐBQH và HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- TT Huyện uỷ; Thành uỷ; HĐND-UBND huyện, thành phố;
- TT Đảng ủy; HĐND, UBND xã, phường, thị trấn;
- Trung tâm Công báo tỉnh; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh;
- Lưu: VT, 450b.

CHỦ TỊCH




Hoàng Văn Chất

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 22/2012/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 03/2011/NQ-HĐND mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách phòng chống và kiểm soát ma tuý trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2015

  • Số hiệu: 22/2012/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 19/09/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký: Hoàng Văn Chất
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/09/2012
  • Ngày hết hiệu lực: 01/07/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản