Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/2011/NQ-HĐND

Bình Thuận, ngày 14 tháng 12 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH Y TẾ TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 3

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Căn cứ Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Thông báo số 155-TB/TU ngày 04/11/2011 về “Quy hoạch phát triển ngành y tế tỉnh Bình Thuận đến năm 2020”;

Sau khi xem xét Tờ trình số 5515/TTr-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2011 của UBND tỉnh về Quy hoạch phát triển ngành y tế tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Tờ trình của UBND tỉnh về Quy hoạch phát triển ngành y tế tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 với mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung và giải pháp chủ yếu như sau:

1. Mục tiêu:

a) Xây dựng hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở từng bước hiện đại và đồng bộ cả về trang thiết bị và đội ngũ y, bác sĩ, cán bộ, công nhân viên ngành y tế để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng các hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân và cả khách vãng lai. Tạo điều kiện cho mọi người được tiếp cận các loại dịch vụ y tế một cách thuận lợi, công bằng; trong đó, hết sức chú ý đến vùng sâu, vùng xa, các đối tượng chính sách và người nghèo;

b) Phát triển y tế cần gắn kết chặt chẽ giữa công tác phòng bệnh và chữa bệnh (trong đó đặc biệt chú ý khâu phòng bệnh), gắn phát triển y tế phổ cập với phát triển y tế chuyên sâu, gắn phát triển y học hiện đại với y học cổ truyền. Kiểm soát có hiệu quả các dịch bệnh, không để các dịch bệnh nguy hiểm bùng phát và diễn ra trên diện rộng;

c) Thực hiện mô hình gia đình ít con, khỏe mạnh; tiến tới ổn định quy mô dân số và nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước;

d) Đẩy mạnh xã hội hóa y tế với nhiều hình thức, quy mô phù hợp, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để huy động sự đóng góp của các thành phần kinh tế cả trong và ngoài nước, các tổ chức xã hội và nhân dân đầu tư phát triển cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu:

a) Thực hiện tốt các chỉ tiêu chủ yếu về y tế, y tế dự phòng và nguồn nhân lực y tế (Phụ lục I, II, III);

b) Quy hoạch phát triển mạng lưới bệnh viện công lập và bệnh viện ngoài công lập (Phụ lục IV, V).

3. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển ngành y tế tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 như sau:

a) Tổ chức tuyên truyền sâu rộng và thường xuyên trong hệ thống chính trị các cấp, trong trường học, trong nhân dân (tập trung ở vùng ven biển, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số) về công tác chăm sóc sức khỏe để làm cho người dân có ý thức và thói quen giữ gìn vệ sinh, tự bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, thay đổi lối sống không lành mạnh (uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá...);

b) Đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế cho các cơ sở y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở. Trong đó, chú ý phát triển mạng lưới y tế dự phòng ở các tuyến; đầu tư mọi mặt về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực, kể cả công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, y tế học đường và công tác giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh cho nhân dân.

Xây dựng từng tuyến y tế trong tỉnh đạt các yêu cầu sau:

- Tuyến cơ sở: đến năm 2015, 100% trạm y tế có bác sỹ, có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; năm 2020, có 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã theo tiêu chí áp dụng cho giai đoạn 2011-2020; thực hiện đầy đủ các nội dung về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân;

- Tuyến huyện: bảo đảm đủ đội ngũ với cơ cấu hợp lý; đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị; khám và điều trị có hiệu quả các loại bệnh về nội, ngoại, sản, nhi, nhiễm ở mức thông thường và một số chuyên khoa lẻ; đồng thời, phải làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh;

- Tuyến tỉnh: đầu tư nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh lên bệnh viện hạng I sau năm 2015; tiếp tục nâng cấp các bệnh viện đa khoa khu vực; xây mới Bệnh viện Y dược học cổ truyền và phục hồi chức năng, Bệnh viện Sản - Nhi và các bệnh viện chuyên khoa mắt, da liễu, tâm thần.... và các trung tâm chuyên ngành. Từng bước đầu tư trang thiết bị y tế theo hướng hiện đại, chuyên sâu, kỹ thuật cao.

c) Thực hiện tốt chính sách đào tạo, sử dụng và phát huy tốt nguồn nhân lực hiện có. Chú ý khâu đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế phải đảm bảo tính đồng bộ về cơ cấu từ tỉnh đến cơ sở; đồng thời, tính đến việc đáp ứng một phần về nhu cầu của khu vực y tế tư nhân. Thường xuyên quan tâm giáo dục y đức cho đội ngũ thầy thuốc, cán bộ và nhân viên ngành y tế. Thực hiện tốt chủ trương tăng cường, hỗ trợ cán bộ y tế tuyến trên cho tuyến cơ sở, nhất là vùng xa, vùng khó khăn, góp phần phát huy hiệu quả hoạt động của y tế tuyến xã;

d) Không ngừng nâng cao khả năng nghiên cứu, thường xuyên cập nhật và chọn lọc ứng dụng các phương pháp chẩn đoán và điều trị mới, các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào việc phòng bệnh, khám chữa bệnh để nâng cao chất lượng hệ thống y tế của tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, hoạt động của ngành và từng cơ sở y tế;

e) Củng cố, hoàn chỉnh và đổi mới để nâng cao năng lực quản lý của hệ thống bộ máy y tế từ tỉnh đến cơ sở; thực hiện phân cấp quản lý rõ ràng từng tuyến y tế. Tăng cường quản lý Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất và kinh doanh thuốc, hoạt động của các cơ sở y tế ngoài công lập;

g) Triển khai thực hiện tốt chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa y tế theo quy định hiện hành của Chính phủ và của tỉnh bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Trước hết, các bệnh viện công lập tuyến tỉnh và tuyến huyện phải đẩy mạnh xã hội hóa bằng hình thức góp vốn, liên doanh liên kết trong đầu tư trang thiết bị, cung ứng dịch vụ; đồng thời đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý hiện nay. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế cả trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các bệnh viện ngoài công lập theo hướng hiện đại với trình độ kỹ thuật cao;

h) Căn cứ lộ trình thực hiện quy hoạch, cập nhật nhu cầu sử dụng đất các công trình y tế trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh; thực hiện tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện triển khai thuận lợi, kịp thời các dự án đầu tư phát triển y tế trong và ngoài công lập;

i) Bảo đảm các nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được Trung ương hỗ trợ, nguồn vốn huy động từ viện trợ quốc tế, đóng góp của xã hội và ngân sách tỉnh cân đối hàng năm để thực hiện các nội dung của Quy hoạch này.

Điều 2. Giao UBND tỉnh hoàn chỉnh báo cáo, phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành y tế tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Quá trình thực hiện, trong trường hợp UBND tỉnh có đề nghị sửa đổi, bổ sung Quy hoạch, HĐND tỉnh ủy quyền cho Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh căn cứ quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế và tình hình thực tế của địa phương để quyết định việc sửa đổi, bổ sung và báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa IX, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2011 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Mạnh Hùng

 

PHỤ LỤC I

CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU VỀ Y TẾ
(Kèm theo Nghị quyết số 19/2011/NQ-HĐND ngày 14/12/2011 của HĐND tỉnh)

TT

Chỉ số

Năm 2015

Năm 2020

1

Tuổi thọ trung bình

74

76

2

Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên (%)

0,90

0,90

3

Tỷ suất chết trẻ em <1 tuổi (%o)

3,0

<3,0

4

Tỷ suất chết trẻ em <5 tuổi (%o)

4

<4

5

Tỷ số chết mẹ (100.000 trẻ đẻ ra sống)

15

<15

6

Tỷ lệ sơ sinh nặng <2500g (%)

1,5

<1,0

7

Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em <5 tuổi (%)

9

7

8

Tỷ lệ trẻ em <1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ (%)

100

100

9

Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai 3 lần trở lên (%)

>95

>95

10

Số bác sỹ /10.000 dân

7,0

8,0

11

Số dược sỹ đại học/10.000 dân

1,0

2,0

12

Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ (%)

100

100

13

Tỷ lệ trạm y tế có nữ hộ sinh (%)

100

100

14

Số giường bệnh công lập/10.000 dân *

30,1

30,6

15

Số giường bệnh tư nhân/10.000 dân

12,2

18,6

16

Tỷ lệ xã/phường đạt chuẩn quốc gia về y tế (%)

100

100

17

Tỷ lệ dân được dùng nước sạch(%)

>95

>95

* Ghi chú: không kể số giường bệnh của các trạm y tế xã.

 

PHỤ LỤC II

CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU VỀ Y TẾ DỰ PHÒNG
(Kèm theo Nghị quyết số 19/2011/NQ-HĐND ngày 14/12/2011 của HĐND tỉnh)

TT

Nội dung

Năm 2015

Năm 2020

1

Tỷ lệ các đơn vị y tế dự phòng, các chi cục được đầu tư nguồn lực theo đúng chuyên môn quy định của Bộ Y tế

90%

100%

2

a) Hệ thống dự phòng tuyến tỉnh:

- Tỷ lệ cán bộ y tế có trình độ trên đại học

- Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo và trưởng phó khoa, phòng trên đại học

 

30%

75%

 

40%

90%

b) Hệ thống dự phòng tuyến huyện:

- Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học

- Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo và trưởng phó khoa, phòng trên đại học

 

40%

30%

 

50%

40%

3

Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch:

- Đô thị

- Nông thôn

 

98%

95%

 

>98%

>98%

4

Tỷ lệ các cơ sở khám chữa bệnh có hệ thống xử lý rác thải và nước thải hợp vệ sinh

80%

100%

5

Chiều cao trung bình:

- Nam 18 tuổi

- Nữ 18 tuổi

 

165 cm

155 cm

 

167 cm

157 cm

6

Khống chế tỷ lệ trẻ béo phì

< 6%

< 10%

7

Tỷ lệ trẻ em < 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ

> 95%

> 95%

8

Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em < 5 tuổi

9%

< 7%

9

Tỷ lệ trẻ em chết < 5 tuổi

4%0

< 4%0

10

Giảm tỷ lệ trẻ mắc cận thị học đường ở các cấp xuống còn (so với năm 2010)

75%

50%

11

Giảm tỷ lệ học sinh bị cong vẹo cột sống xuống còn (so với năm 2010)

60%

40%

 

PHỤ LỤC III

CHỈ TIÊU VỀ NHÂN LỰC Y TẾ TỈNH BÌNH THUẬN
(Kèm theo Nghị quyết số 19/2011/NQ-HĐND ngày 14/12/2011 của HĐND tỉnh)

Chỉ số

Năm 2015

Năm 2020

Tỷ lệ bác sỹ/10.000 dân

7,0

8,0

Tỷ lệ dược sỹ đại học/10.000 dân

1,0

2,0

Tỷ lệ điều dưỡng/bác sỹ

3,5

3,5

Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ (%)

100

100

Tỷ lệ trạm y tế xã có nữ hộ sinh/y sỹ sản nhi (%)

100

100

Tỷ lệ trạm y tế xã có cán bộ y học cổ truyền (%)

100

100

Tỷ lệ trạm y tế xã có cán bộ phụ trách dược (%)

100

100

Tỷ lệ thôn, bản có nhân viên y tế (%)

100

100

 

PHỤ LỤC IV

QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI BỆNH VIỆN CÔNG LẬP
(Kèm theo Nghị quyết số 19/2011/NQ-HĐND ngày 14/12/2011 của HĐND tỉnh)

Đơn vị tính: giường bệnh

STT

Tên cơ sở

Năm 2015

Năm 2020

A

Tuyến tỉnh

2.250

2.300

1

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận

800

800

2

Bệnh viện đa khoa khu vực Nam Bình Thuận

300

300

3

Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Bình Thuận

300

300

4

Bệnh viện y học cổ truyền

 

 

5

Bệnh viện y dược học cổ truyền và phục hồi chức năng

300

300

6

Bệnh viện lao và bệnh phổi

100

100

7

Bệnh viện sản - nhi

300

300

8

Bệnh viện chuyên khoa mắt

50

50

9

Bệnh viện chuyên khoa da liễu

50

50

10

Bệnh viện nội tiết

50

50

11

Bệnh viện chuyên khoa tâm thần

 

50

B

Tuyến huyện

1.470

1.650

1

Thành phố Phan Thiết

180

180

 

- Bệnh viện thành phố Phan Thiết

150

150

 

- Phòng khám đa khoa khu vực Mũi Né

30

30

2

Huyện Hàm Thuận Bắc

160

190

 

- Bệnh viện huyện Hàm Thuận Bắc

120

150

 

- Phòng khám đa khoa khu vực Phú Long

30

30

 

- Phòng khám đa khoa khu vực Đông Giang

10

10

3

Huyện Hàm Tân

160

190

 

- Bệnh viện huyện Hàm Tân

120

150

 

- Phòng khám đa khoa khu vực Tân Minh

20

20

 

- Phòng khám đa khoa khu vực Sơn Mỹ - Tân Thắng - Thắng Hải

20

20

4

Huyện Phú Quý

100

120

 

Bệnh viện huyện Phú Quý

100

120

5

Huyện Tánh Linh

190

190

 

- Bệnh viện huyện Tánh Linh

150

150

 

- Phòng khám đa khoa khu vực Bắc Ruộng

40

40

6

Thị xã La Gi

220

270

 

- Bệnh viện thị xã La Gi

200

250

 

- Phòng khám đa khoa khu vực Tân Hải - Tân Tiến

20

20

7

Huyện Hàm Thuận Nam

160

190

 

- Bệnh viện huyện Hàm Thuận Nam

120

150

 

- Phòng khám đa khoa khu vực Tân Thuận

20

20

 

- Phòng khám đa khoa khu vực Hàm Cần

20

20

8

Huyện Tuy Phong

150

170

 

- Bệnh viện đa khoa huyện Tuy Phong

150

170

 

- Phòng khám đa khoa khu vực Phan Rí Cửa

 

 

9

Thị xã Phan Rí Cửa (sẽ thành lập)

70

70

 

Bệnh viện đa khoa thị xã Phan Rí Cửa

70

70

10

Huyện Đức Linh

80

80

 

- Bệnh viện đa khoa Mê Pu, huyện Đức Linh

50

50

 

- Phòng khám đa khoa khu vực Trà Tân

30

30

 

PHỤ LỤC V

QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP
(Kèm theo Nghị quyết số 19/2011/NQ-HĐND ngày 14/12/2011 của HĐND tỉnh)

Đơn vị tính: giường bệnh

STT

Tên cơ sở y tế

Địa điểm

Năm 2015

Năm 2020

 

 

I

Các bệnh viện đang hoạt động

 

300

300

 

1

Bệnh viên đa khoa An phước

Phú Trinh, Phan Thiết

200

200

 

2

Bệnh viên đa khoa Tâm Phúc

Đức Thắng, Phan Thiết

100

100

 

II

Các bệnh viện đang triển khai xây dựng

 

300

300

 

1

Bệnh viện Y học cổ truyền Nhơn Ái

Phú Tài, thành phố Phan Thiết

100

100

 

2

Bệnh viện đa khoa Nguyễn Đồng Tân

Phong Nẫm, thành phố Phan Thiết

100

100

 

3

Bệnh viện tim mạch chất lượng cao

Phú Trinh, thành phố Phan Thiết

100

100

 

III

Các bệnh viện đã được chấp thuận chủ trương đầu tư

 

450

750

 

1

Bệnh viện sản - nhi Tương Lai

Phong Nẫm, thành phố Phan Thiết

200

200

 

2

Bệnh viện đa khoa An Bình

Thị xã La Gi

150

150

 

3

Bệnh viện đa khoa An Sinh

Huyện Đức Linh

100

400

 

IV

Các bệnh viện kêu gọi đầu tư

 

350

950

 

1

Bệnh viện đa khoa du lịch chất lượng cao

Khu vực Mũi Né, Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết

200

550

 

2

Bệnh viện chuyên khoa chất lượng cao

Thành phố Phan Thiết

50

100

 

3

Bệnh viện chuyên khoa chất lượng cao

Thành phố Phan Thiết

 

50

 

4

Bệnh viện đa khoa

Phan Rí Cửa (Tuy Phong)

50

50

 

5

Bệnh viện đa khoa

Huyện Hàm Tân

50

50

 

6

Bệnh viện đa khoa

Huyện Hàm Thuận Bắc

 

50

 

7

Bệnh viện đa khoa

Huyện Hàm Thuận Nam

 

50

 

8

Bệnh viện đa khoa

Huyện Tánh Linh

 

50

 

 

Tổng cộng

 

1.400

2.300

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 19/2011/NQ-HĐND quy hoạch phát triển ngành y tế đến năm 2020 do tỉnh Bình Thuận ban hành

  • Số hiệu: 19/2011/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 14/12/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
  • Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/12/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản