Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2009/NQ-HĐND | Yên Bái, ngày 16 tháng 12 năm 2009 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI, GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015”
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
KHOÁ XVI - KỲ HỌP THỨ 16
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012;
Căn cứ Quyết định số 270/QĐ-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước” thuộc Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ từ năm 2008 đến năm 2012;
Căn cứ Thông tư 63/2005/TT-BTC ngày 05/8/2005 Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật;
Sau khi xem xét Tờ trình số 177/TTr-UBND ngày 03/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc đề nghị phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015”, nghe báo cáo thẩm tra của Ban pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và tiếp thu ý kiến của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015” với các nội dung sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ nhân dân; đổi mới phương thức tổ chức thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật; tuyên truyền kịp thời, thường xuyên nội dung pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; góp phần thực hiện nếp sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của cán bộ và nhân dân.
Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước.
Huy động mọi nguồn lực tham gia vào công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật.
2. Mục tiêu cụ thể
a) 100% cán bộ, công chức, viên chức, phóng viên, biên tập viên được trang bị kiến thức pháp luật thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của mình; 100% cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân được trang bị kiến thức pháp luật về quốc phòng, an ninh và các quy định pháp luật khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cán bộ, chiến sĩ; Trên 90% người dân được tuyên truyền pháp luật chung và các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến từng nhóm dân cư theo các địa bàn và đối tượng khác nhau; 75% đồng bào dân tộc thiểu số được tuyên truyền pháp luật chung;
b) 95% doanh nghiệp, hợp tác xã được trang bị kiến thức pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế độ chính sách liên quan tới người lao động, 85% người lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền, nghĩa vụ của người lao động;
c) 100% thanh niên được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật liên quan trực tiếp tới đối tượng này.
d) 100% Sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và doanh nghiệp nhà nước có tổ chức pháp chế, cán bộ pháp chế chuyên trách và cán bộ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật; 100% xã, phường, thị trấn có đội ngũ tuyên truyền viên phổ biến giáo dục pháp luật.
đ) 100% cán bộ quản lý và cán bộ trực tiếp thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật, tổ trưởng Tổ hoà giải ở cơ sở; giáo viên giảng dạy môn pháp luật trong các trường học và đội ngũ tuyên truyền viên phổ biến giáo dục pháp luật cơ sở, phóng viên, biên tập viên được bồi dưỡng lý luận chính trị, pháp luật và kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật.
e) Tỷ lệ hoà giải thành đạt từ 90% trở lên. 100% Sở, ngành, đoàn thể, trường học, đơn vị vũ trang, 60% doanh nghiệp có tủ sách pháp luật.
g) Mỗi huyện, thị xã, thành phố thành lập ít nhất 02 Câu lạc bộ pháp luật điểm.
3. Chính sách hỗ trợ, nội dung, định mức và đối tượng chi
a) Hỗ trợ hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cấp tỉnh: 60.000.000d (Sáu mươi triệu đồng)/năm.
b) Hỗ trợ hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cấp huyện: 20.000.000đ (Hai mươi triệu đồng)/năm.
c) Hỗ trợ hoạt động của Ban tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cấp xã phường, thị trấn: 2.000.000đ (Hai triệu đồng)/năm.
d) Chi thù lao cho tuyên truyền viên phổ biến giáo dục pháp luật cấp xã: Mức hỗ trợ cho tuyên truyền viên 50.000 (Năm mươi ngàn đồng)/ buổi.
Hỗ trợ từ Ngân sách cấp tỉnh cho Ngân sách cấp xã chi thù lao cho tuyên truyền viên: l.000.000đ (Một triệu đồng)/xã/năm.
đ) Chi thù lao cho hoà giải viên Tổ hoà giải cơ sở:
Mức hỗ trợ cho 01 (một) vụ hoà giải thành từ 15.000 đến 25.000đ/vụ.
Hỗ trợ từ Ngân sách cấp tỉnh cho Ngân sách cấp xã chi thù lao cho hoà giải viên: 1.000.000đ (Một triệu đồng)/xã/năm.
e) Chi hỗ trợ Câu lạc bộ pháp luật:
Hỗ trợ khi thành lập 3.000.000đ (Ba triệu đồng)/Câu lạc bộ.
Hỗ trợ hoạt động hàng năm 1.500.000đ (Một triệu năm trăm ngàn đồng)/ Câu lạc bộ/năm.
g) Chi củng cố Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn 1.000.000đ (Một triệu đồng)/xã/năm.
h) Chi hỗ trợ cho 05 (năm) tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh mỗi tổ chức 10.000.000đ (Mười triệu đồng)/năm.
i) Chi cho công tác tuyên truyền của cơ quan tư pháp cấp tỉnh thực hiện theo dự toán được phê duyệt và nhiệm vụ cụ thể hàng năm.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn chỉnh Đề án, xây dựng giải pháp và tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban và các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XVI - kỳ họp thứ 16 thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 1673/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật; lĩnh vực hòa giải ở cơ sở thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân dân huyện, thành phố tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 2Quyết định 1674/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3Quyết định 1675/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới về lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở thuộc thẩm quyển giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu
- 4Quyết định 161/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái hết hiệu lực thi hành toàn bộ và hết hiệu lực thi hành một phần đến 31/12/2015
- 5Quyết định 297/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 161/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái hết hiệu lực thi hành toàn bộ và hết hiệu lực thi hành một phần đến 31/12/2015
- 2Quyết định 297/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Thông tư 63/2005/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do Bộ tài chính ban hành
- 2Hiến pháp năm 1992
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 212/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 6Quyết định 37/2008/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- 7Quyết định 270/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước thuộc Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ từ năm 2008 đến năm 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 1673/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật; lĩnh vực hòa giải ở cơ sở thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân dân huyện, thành phố tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 9Quyết định 1674/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 10Quyết định 1675/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới về lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở thuộc thẩm quyển giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu
Nghị quyết 19/2009/NQ-HĐND về Đề án Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015
- Số hiệu: 19/2009/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 16/12/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
- Người ký: Hoàng Xuân Lộc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra