HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 184/2010/NQ-HĐND | Ngày 26 tháng 10 năm 2010 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ SỐ LƯỢNG VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH CHO ĐỘI DÂN PHÒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
KHÓA VII - KỲ HỌP THỨ 20
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Sau khi xem xét Tờ trình số 8373/TTr-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về số lượng, chế độ chính sách cho Đội Dân phòng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các Đại biểu tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua số lượng và chế độ chính sách cho Đội Dân phòng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau:
1. Số lượng:
- Đội Dân phòng được thành lập ở các xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, số lượng không quá 15 người.
- Căn cứ vào tình hình thực tế về an ninh trật tự, hàng năm sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là UBND cấp huyện), Giám đốc Công an tỉnh báo cáo, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc thành lập Đội Dân phòng ở từng địa phương.
2. Chế độ chính sách của lực lượng Dân phòng:
- Đội Trưởng: Hưởng mức hỗ trợ bằng 0,5 lần mức lương tối thiểu.
- Đội Phó: Hưởng mức hỗ trợ bằng 0,4 lần mức lương tối thiểu.
- Đội viên: Hưởng mức hỗ trợ bằng 0,3 lần mức lương tối thiểu.
b) Kinh phí chi cho việc thực hiện nhiệm vụ thường trực, tuần tra ban đêm của Đội Dân phòng hàng tháng được thực hiện từ nguồn ngân sách xã theo tỷ lệ từ 50% đến 100% trên tổng kinh phí hỗ trợ theo hệ số hàng tháng cho Đội Dân phòng, tùy khả năng ngân sách từng xã để ấn định tỷ lệ phần trăm (50% đến 100%) chi cho phù hợp.
c) Kinh phí chi mua văn phòng phẩm, điện, nước hàng tháng bảo đảm bằng nguồn ngân sách xã, thị trấn theo tỷ lệ 2% đến 4% trên tổng kinh phí hỗ trợ theo hệ số hàng tháng Đội Dân phòng, tùy theo tình hình thực tế an ninh trật tự và khả năng thu ngân sách trên từng địa bàn xã để ấn định tỷ lệ phần trăm (2% đến 4%) chi cho phù hợp.
d) Trong khi làm nhiệm vụ nếu bị thương hoặc hy sinh, Chủ tịch UBND xã phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo đề xuất Chủ tịch UBND huyện xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể.
3. Trang bị trang phục, phương tiện, công cụ hỗ trợ cho lực lượng Dân phòng
a) Trang bị, trang phục
Trang bị quần, áo đồng phục vải màu xanh, loại vải kaki, áo may kiểu Bluzon, mũ mềm, giày ba ta xanh, trên tay trái có gắn lô gô bằng vải màu đỏ in chữ Dân phòng màu vàng (riêng Đội trưởng, Đội phó có thêm chữ chức danh Đội trưởng, Đội phó trước chữ Dân phòng); hàng năm mỗi thành viên Đội Dân phòng được cấp 01 bộ quần áo, 01 mũ bảo hiểm, 01 áo mưa, 01 đôi giày ba ta.
b) Cấp giấy chứng nhận, bảng tên
- Mẫu giấy chứng nhận, bảng tên do Công an tỉnh quy định.
- Công an cấp huyện cấp giấy chứng nhận, bảng tên theo mẫu quy định của Công an tỉnh, hai năm làm lại một lần.
c) Trang bị công cụ hỗ trợ
Đội Dân phòng được trang bị gậy cao su, đèn pin và các công cụ hỗ trợ khác phục vụ yêu cầu công tác đảm bảo an ninh trật tự.
4. Nơi làm việc của Dân phòng.
Tùy theo khả năng và điều kiện cụ thể của từng địa phương, Ủy ban nhân dân xã bố trí nơi làm việc phù hợp cho Đội Dân phòng, có trang bị những đồ dùng cần thiết.
5. Nguồn kinh phí
Kinh phí bố trí nơi làm việc, trang thiết bị tại nơi làm việc được bảo đảm bằng nguồn ngân sách xã.
Kinh phí mua sắm trang bị trang phục, phương tiện, công cụ hỗ trợ, đèn pin và các công cụ hỗ trợ khác được đảm bảo từ nguồn ngân sách cấp huyện.
Kinh phí đào tạo, huấn luyện hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ bao gồm: Mua tài liệu, thuê hội trường, âm thanh, ánh sáng, nước uống, bồi dưỡng giáo viên được bảo đảm bằng ngân sách cấp huyện.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này, hàng năm đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo kết quả tại kỳ họp cuối năm Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Trong quá trình thực hiện, khi cần phải điều chỉnh, Ủy ban nhân dân báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất xử lý và trình Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và các Đại biểu Hội đồng nhân dân tổ chức giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo quy định.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai và các tổ chức thành viên vận động các tổ chức và nhân dân cùng giám sát việc thực hiện Nghị quyết này và phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân kiến nghị đến các cơ quan chức năng theo đúng quy định của pháp luật.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Đồng Nai khóa VII, kỳ họp thứ 20 thông qua.
Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua./.
| HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI |
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Quyết định 13/2015/QĐ-UBND Quy định tổ chức và hoạt động của Đội dân phòng tỉnh Tiền Giang
- 4Quyết định 18/2018/QĐ-UBND quy định về tổ chức, hoạt động và chế độ, chính sách đối với Đội dân phòng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Nghị quyết 184/2010/NQ-HĐND số lượng và chế độ chính sách cho Đội Dân phòng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Số hiệu: 184/2010/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 26/10/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Trần Đình Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2010
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực