Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2020/NQ-HĐND | Bạc Liêu, ngày 08 tháng 12 năm 2020 |
VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2021 - 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 16
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Xét Tờ trình số 197/TTr-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; báo cáo thẩm tra của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất ban hành nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 như sau:
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016 - 2020:
Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thuận lợi, thời cơ đan xen với những khó khăn, thách thức. Nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Tỉnh ủy, sự giám sát chặt chẽ của Hội đồng nhân dân tỉnh, sự điều hành tích cực, chủ động của Ủy ban nhân dân tỉnh, cùng với sự vươn lên của các cấp, các ngành và các tầng lớp Nhân dân đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 đã đề ra.
Kinh tế có sự tăng trưởng khá cao, bình quân đạt 7,16% / năm; công tác thu hút đầu tư đạt nhiều kết quả quan trọng. Ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch sản xuất từ chiều rộng sang chiều sâu với nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao, phát triển mạnh về quy mô, suất đầu tư trên mỗi đơn vị diện tích. Công nghiệp và xây dựng phát huy tốt các tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và chế biến thủy sản. Dịch vụ phát triển đa dạng với quy mô, chất lượng ngày càng nâng lên, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục có sự chuyển biến tích cực; chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên; công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân được quan tâm thường xuyên và có nhiều tiến bộ; các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới thực hiện đạt kết quả nổi bật, có 49 / 49 xã đạt chuẩn nông thôn mới và tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh; đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được cải thiện, nâng lên rõ nét. Công tác quốc phòng, an ninh, nội chính được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng khá, song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa tạo được sự bứt phá về phát triển kinh tế, nhất là phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm; kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp; tình trạng xâm nhập mặn và sạt lở bờ sông, ven biển còn xảy ra nghiêm trọng; đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là nông dân, người lao động,... còn khó khăn.
II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM (2021 - 2025):
1. Mục tiêu:
Phát triển kinh tế nhanh và bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; cải thiện môi trường kinh doanh; thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo, liên kết vùng; mở rộng thị trường xuất khẩu; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao để đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; huy động mọi nguồn lực, tập trung thực hiện có hiệu quả 05 trụ cột và 03 đột phá đã xác định để phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm mục tiêu an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh. Đến năm 2025 tiếp tục là tỉnh khá trong khu vực; có mức GRDP / người thuộc nhóm cao của vùng; quy mô kinh tế đến năm 2025 (theo giá hiện hành) tăng từ 2 - 2,5 lần so với năm 2020.
2. Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025:
(1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn (2021 - 2025) tăng 10% - 11% / năm.
(2) Cơ cấu GRDP theo giá hiện hành:
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 33,64%.
- Công nghiệp và xây dựng: 27,79%.
- Dịch vụ: 34,05%.
- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm: 4,52%.
(3) GRDP bình quân đầu người: 110 - 120 triệu đồng.
(4) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 60.000 - 65.000 tỷ đồng.
(5) Tốc độ tăng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn bình quân giai đoạn 2021 - 2025 đạt 15% - 17% / năm trở lên.
(6) Số doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn 2021 - 2025 là 2.000 doanh nghiệp.
(7) Phấn đấu số hợp tác xã thành lập mới giai đoạn 2021 - 2025 là 100 hợp tác xã kiểu mới.
(8) Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 45%.
(9) Sản lượng thủy sản 600.000 tấn, trong đó, sản lượng tôm 300.000 tấn.
(10) Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn đạt 1.512 triệu USD; trong đó, xuất khẩu tôm đạt 1.300 triệu USD.
(11) Phấn đấu tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, có 15 / 49 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
(12) Tỷ lệ lao động qua đào tạo 73,35%; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp đạt 28,69%.
(13) Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia 75%.
(14) Số bác sỹ / vạn dân đạt ít nhất 12,5 bác sỹ.
(15) Số giường bệnh / vạn dân 30 giường.
(16) Hàng năm, thực hiện đạt chỉ tiêu giảm nghèo theo tiêu chí mới của Trung ương giao.
(17) Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt từ 95% trở lên.
(18) Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đạt 85%.
(19) Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt 75%.
III. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:
1. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; trọng tâm là nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, quản trị hiện đại, liên kết chuỗi giá trị: Tập trung quy hoạch, xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp - thực phẩm khép kín từng bước hiện đại, quản trị tốt theo chuẩn mực quốc tế, với những định hướng sau: (1) phát triển cả về số lượng, chất lượng hệ thống trang trại theo hướng hiện đại, sinh thái nông nghiệp; (2) quy hoạch các cụm, khu công nghiệp chế biến sâu thực phẩm chất lượng cao, an toàn trên cơ sở sản phẩm nông nghiệp, thủy, hải sản địa phương; (3) xây dựng cơ chế liên kết (cùng đầu tư, quản trị,...) giữa trang trại với các doanh nghiệp từ sản xuất con giống, thức ăn, chế biến và thương mại; (4) xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản an toàn, sinh thái, tự nhiên cho thủy sản Bạc Liêu; (5) phát triển Bạc Liêu thành trung tâm ngành công nghiệp giống, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ, thương mại về tôm của cả nước.
2. Phát triển công nghiệp nhanh, bền vững, đột phá là công nghiệp năng lượng tái tạo, điện khí, công nghiệp chế biến thủy hải sản; tập trung đầu tư, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án kinh tế động lực đã xác định như: Các dự án điện gió khu vực ven biển, đưa Bạc Liêu trở thành một trong những trung tâm năng lượng sạch, năng lượng tái tạo của quốc gia; đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng Dự án Nhà máy Điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu, đảm bảo đúng tiến độ.
Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, lưới điện. Quan tâm đầu tư mở rộng, nâng cấp các tuyến đường về trung tâm các huyện, xã; các dự án chống biến đổi khí hậu. Từng bước hoàn thiện các tuyến giao thông quan trọng, huyết mạch.
3. Phát triển du lịch Bạc Liêu trở thành ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh; chú trọng phát triển doanh nghiệp du lịch. Tăng cường kết nối ngành du lịch Bạc Liêu với các trung tâm du lịch tại Thành phố Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh và các trung tâm khác trên cả nước để tạo thương hiệu và khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Nâng cao tính chuyên nghiệp của ngành và chất lượng các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng của tỉnh. Tích cực mời gọi đầu tư, phát triển các khu, tuyến du lịch sinh thái ven biển, các dự án kết hợp điện gió với du lịch.
4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ngân sách Nhà nước; khai thác tốt các nguồn thu, thực hiện tốt Luật, Pháp lệnh và các chính sách tài chính của Trung ương để khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo nguồn thu ổn định và bền vững. Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách Nhà nước theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư, giảm tỷ trọng chi thường xuyên. Tăng cường quản lý, đẩy nhanh tiến độ giải ngân và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách Nhà nước. Thực hiện triệt để tiết kiệm, chống lãng phí.
5. Tích cực, chủ động tham gia có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do nhằm mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Phát triển thị trường trong nước gắn với bảo đảm uy tín, chất lượng hàng hóa, an toàn vệ sinh và lợi ích người tiêu dùng. Tập trung thu hút đầu tư vào hạ tầng thương mại; khuyến khích liên kết giữa nhà sản xuất và doanh nghiệp phân phối.
6. Thực hiện phát triển kinh tế biển, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát huy vai trò là trụ cột của nền kinh tế. Đưa kinh tế biển trở thành thế mạnh và mở rộng không gian kinh tế ra biển gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh.
7. Triển khai thực hiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phấn đấu phủ kín quy hoạch phân khu đô thị; tập trung hoàn thành các quy hoạch xây dựng vùng huyện, đáp ứng tiêu chí, điều kiện đạt chuẩn huyện nông thôn mới; quy hoạch các vùng trọng điểm về công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ theo hướng hiện đại; đặc biệt là cập nhật các công trình đầu mối, hạ tầng kỹ thuật vùng phù hợp với quy hoạch vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
8. Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư; xúc tiến các hoạt động đối ngoại, cả đối ngoại Nhà nước và đối ngoại Nhân dân. Đẩy mạnh hoạt động thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước, lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính, kinh nghiệm và lựa chọn các dự án có quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường và giải quyết nhiều lao động. Đồng thời, chú trọng đến các dự án có quy mô vừa và nhỏ phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và điều kiện của tỉnh.
9. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, với phương châm “Xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”. Tập trung chỉ đạo và tăng cường nguồn lực mọi mặt để huyện Phước Long và thành phố Bạc Liêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu; có 05 / 07 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới nâng cao.
10. Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu. Tăng cường quản lý Nhà nước về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định; kiểm soát chặt chẽ việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư, khai thác tốt nguồn vốn từ giá trị quyền sử dụng đất. Tăng cường quản lý chặt và khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên phục vụ tốt nhất cho phát triển kinh tế - xã hội.
11. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, quan tâm phát triển giáo dục và đào tạo chất lượng cao. Tiến hành đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong các ngành, lĩnh vực chủ yếu; gắn với chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào các lĩnh vực; chủ động tham gia tích cực và có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
12. Gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân. Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Bạc Liêu. Bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa của địa phương; quan tâm, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cơ sở; đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao.
13. Thực hiện tốt chính sách xã hội; gắn kết chặt chẽ các chính sách kinh tế với chính sách xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Tập trung giải quyết tốt lao động, việc làm và thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Thực hiện tốt chính sách đối với người có công với cách mạng và gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số.
14. Nâng cao chất lượng khám, điều trị bệnh; quan tâm đầu tư nguồn lực phát triển hệ thống y tế; tập trung phát triển y tế dự phòng và y tế cơ sở; nâng cao chất lượng phục vụ, y đức của đội ngũ cán bộ y tế. Xây dựng mô hình y tế chất lượng cao; tập trung phát triển kỹ thuật cao cho y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện; khuyến khích xã hội hóa trong phát triển y tế; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đẩy nhanh triển khai các dự án y tế chất lượng cao trên địa bàn.
15. Thực hiện công tác sắp xếp, kiện toàn bộ máy tổ chức cơ quan hành chính Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm; nâng cao trình độ, năng lực phẩm chất, đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính.
Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, môi trường sản xuất, kinh doanh; tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp và công dân theo hướng tinh gọn, minh bạch, công khai; kiên quyết các biện pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong hệ thống chính trị, nhất là trong các cơ quan Nhà nước.
16. Tập trung xây dựng và củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân. Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại với quốc phòng - an ninh. Xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Đẩy mạnh các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; không để phát sinh “điểm nóng” về an ninh trật tự.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Cục Thi hành án Dân sự tỉnh; các cấp, các ngành, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả nghị quyết.
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận giám sát và tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân triển khai thực hiện nghị quyết.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu Khóa IX, Kỳ họp thứ 16 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 18 tháng 12 năm 2020./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết số 19/2020/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Nghị quyết 58/NQ-HĐND năm 2020 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 3Nghị quyết 74/NQ-HĐND năm 2020 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận 5 năm 2021-2025
- 4Nghị quyết 08/2020/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 3Nghị quyết số 19/2020/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4Nghị quyết 58/NQ-HĐND năm 2020 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 5Nghị quyết 74/NQ-HĐND năm 2020 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận 5 năm 2021-2025
- 6Nghị quyết 08/2020/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
Nghị quyết 18/2020/NQ-HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- Số hiệu: 18/2020/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 08/12/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu
- Người ký: Lê Thị Ái Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra