Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 161/2010/NQ-HĐND

Tam Kỳ, ngày 22 tháng 4 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH THỦY ĐIỆN VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ 23

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Sau khi xem xét Báo cáo số 28/BC-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác quy hoạch, triển khai thực hiện đầu tư và rà soát quy hoạch các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thống nhất quy hoạch 33 dự án thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam như sau:

TT

Tên dự án

Địa điểm

Công suất dự kiến (MW)

Điện lượng dự kiến (KWh)

Ghi chú

1

Sông Cùng

Xã Đại Lãnh – huyện Đại Lộc

1.30

5.70

Đã phát điện thương mại

2

Đại Đồng

Xã Đại Đồng – huyện Đại Lộc

0.60

3.30

3

Khe Diên

Xã Quế Phước – huyện Nông Sơn

9.00

38.90

4

Za Hung

Các xã Za Hưng, Macooih – huyện Đông Giang

30.00

122.70

5

Trà Linh 3

Xã Trà Nam – huyện Nam Trà My

7.20

29.64

6

An Điềm II

Xã Ba – huyện Đông Giang và xã Đại Lãnh – huyện Đại Lộc

15.60

78.30

Đã khởi công, đang xây dựng

7

Đăk Mi 4C

Xã Phước Hiệp, huyện Phước Sơn

18.00

69.10

8

Tà Vi

Xã Trà Giác – huyện Bắc Trà My

3.00

11.90

9

Sông Bung 4A

Xã Ma Cooih, huyện Đông Giang, TT Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang

45.00

184.60

10

Tr' Hy

Xã Tr'Hy – huyện Tây Giang

30.00

110.37

 

11

Đăk Pring

Xã Cha Vàl, huyện Nam Giang

7.50

27.88

 

12

Chà Vàl

Xã Cha Vàl, huyện Nam Giang

4.50

20.22

 

13

Sông Bung 3

Xã La ÊÊ, huyện Nam Giang

16.00

54.01

 

14

A Vương 3

Xã A Vương, huyện Tây Giang

4.80

18.98

 

15

A Vương 4

Xã A Vương, huyện Tây Giang và TT P'rao, huyện Đông Giang

6.00

27.82

 

16

A Vương 5

Xã Za Hung, thị trấn P'rao – huyện Đông Giang

6.00

27.82

 

17

Đăk Pring 2

Xã Cha Vàl, huyện Nam Giang

5.40

22.72

 

18

Sông Bung 3A

Xã Zuôih, huyện Nam Giang

20.00

73.38

 

19

Trà Linh 2

Xã Trà Cang, huyện Nam Trà My

11.00

54.88

 

20

Nước Biêu

Xã Trà Cang, huyện Nam Trà My

5.00

23.48

 

21

Đăk Di 1

Các xã Trà Dơn, Trà Nam – huyện Nam Trà My

16.00

64.56

 

22

Đăk Di 2

Xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My

12.00

46.60

 

23

Đăk Di 4

Xã Trà Mai, huyện Nam Trà My

9.00

45.70

 

24

Nước Bươu

Xã Trà Tập, huyện Nam Trà My

1.80

8.50

 

25

Nước Xa

Xã Trà Mai, huyện Nam Trà My

1.20

5.97

 

26

Hà Ra

Thị trấn Thạnh Mỹ - Nam Giang

1.00

4.83

 

27

A Banh

Xã Tr'Hy, huyện Tây Giang

4.20

14.23

 

28

Đăk Sa

Xã Phước Đức – huyện Phước Sơn

1.60

7.94

 

29

Nước Chè

Các xã Phước Mỹ, Phước Năng, huyện Phước Sơn

18.40

72.00

 

30

Sông Tranh 3

Xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước và xã Phước Gia, huyện Hiệp Đức

64.00

228.13

 

31

Sông Tranh 4

Xã Quế Lưu, huyện Hiệp Đức

48.00

188.40

 

32

Tầm Phục

Xã Phước Ninh, huyện Nông Sơn

1.20

5.08

 

33

Bồng Miêu

Xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh

0.60

2.27

 

TỔNG CỘNG

424.90

1699.9

 

II. Một số giải pháp thực hiện quy hoạch, quản lý đầu tư thủy điện:

1. Công tác tái định cư, bồi thường, giải phóng mặt bằng:

- Các phương án tái định cư (tập trung, xen ghép hoặc người dân tự tìm đất tái định cư,…) thực hiện theo nguyên tắc: đáp ứng nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân; phù hợp với phong tục, tập quán, văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số và đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của người dân phải được cải thiện tốt hơn nơi ở cũ; gắn trách nhiệm lâu dài của các chủ đầu tư với đời sống người dân trong vùng dự án nếu bị ảnh hưởng, tác động do triển khai thực hiện dự án gây nên. Công tác tái định cư, bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng hoàn chỉnh mới tiến hành khởi công công trình dự án thủy điện.

- Sớm xây dựng phương án ổn định và phát triển sản xuất cho đồng bào vùng tái định cư; có trách nhiệm hướng dẫn, ưu tiên hỗ trợ về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp trong các khu tái định cư, cả về kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, hỗ trợ giống cây con, kinh phí khuyến nông, khuyến lâm, các chương trình mục tiêu, dự án đầu tư phục vụ sản xuất.

2. Về công tác quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng các nhà máy thuỷ điện: Việc đầu tư xây dựng các dự án thuỷ điện đảm bảo theo hướng phát triển bền vững, hiệu quả, gắn liền với công tác quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường tự nhiên - xã hội; sắp xếp lộ trình triển khai đầu tư các dự án thủy điện hợp lý, khoa học. Khi cấp phép triển khai thực hiện từng dự án cụ thể, UBND tỉnh phải thành lập Hội đồng xét duyệt, đánh giá khách quan hiệu quả kinh tế - xã hội, thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý đầu tư xây dựng các dự án thuỷ điện trên địa bàn, đặc biệt là vấn đề an toàn đập; tăng cường kiểm soát về năng lực, tiến độ thực hiện dự án của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và nhà thầu thi công.

3. Đầu tư xây dựng các đường dây và Trạm biến áp 110 KV dùng chung: Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan giải quyết nhanh cơ chế đầu tư để triển khai xây dựng các đường dây truyền tải điện và trạm biến áp 110KV dùng chung cho các nhà máy thủy điện nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến diện tích chiếm đất của các dự án; yêu cầu bắt buộc các chủ đầu tư phải sử dụng lưới điện dùng chung theo quy hoạch được duyệt.

4. Phương án khôi phục diện tích rừng bị mất do thực hiện dự án:

Giao Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng phương án khôi phục diện tích rừng đã bị mất do thực hiện dự án thủy điện phù hợp với điều kiện của từng địa phương, đảm bảo hiệu quả trồng rừng. Các địa phương tăng cường công tác quản lý, xử lý dứt điểm các vụ việc, chấm dứt tình trạng lợi dụng làm thuỷ điện để phá rừng, khai thác khoáng sản trái phép.

Xây dựng và thực hiện quy chế quản lý, bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn tại các dự án thủy điện, gắn trách nhiệm các chủ đầu tư dự án với công tác này.

5. Đánh giá tổng thể ảnh hưởng của các dự án thủy điện đến lưu vực: giao Ủy ban nhân dân tỉnh có kế hoạch làm việc với các Bộ, ngành liên quan của Trung ương nhằm xem xét, đánh giá tổng thể ảnh hưởng của các nhà máy thủy điện đến lưu vực, đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiệt hại đến môi sinh, môi trường, sản xuất và đời sống của nhân dân.

6. Về quản lý vận hành hồ chứa của các nhà máy thủy điện:

- Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện phải bảo đảm dòng chảy tối thiểu đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra trên lưu vực hồ chứa và hạ du hồ chứa theo đúng quy định tại Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi.

- Các nhà máy thủy điện chủ động xây dựng quy chế cung cấp thông tin công khai cho nhân dân về việc xả lũ, đầu tư thêm các trạm quan trắc và dự báo mức độ ngập lụt để các địa phương chủ động sơ tán, di dời dân; xây dựng bổ sung các trạm đo mưa, chủ động dự báo tình hình mưa lũ để vận hành hồ chứa phù hợp nhằm giảm thiểu tình trạnh lũ lụt ở vùng hạ lưu.

7. Huy động một phần nguồn thu các dự án thủy điện như: thuế tài nguyên, Quỹ chia sẻ lợi ích thủy điện và các nguồn khác từ thủy điện để tập trung đầu tư tốt hơn về hạ tầng và hỗ trợ đời sống cho nhân dân vùng dự án.

8. Phát huy trách nhiệm của chủ đầu tư dự án thủy điện với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: ngoài phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giao Ủy ban nhân dân tỉnh vận động chủ đầu tư mỗi dự án thủy điện có trách nhiệm tham gia đóng góp, hỗ trợ địa phương trong việc đầu tư đường giao thông, nhà tình nghĩa, công trình phúc lợi, xây dựng công trình cấp điện cho một số thôn, bản chưa có điện; ưu tiên đào tạo, tiếp nhận lao động là người dân thuộc vùng dự án...

9. Đối với 10 dự án thủy điện thuộc bậc thang hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn do Bộ Công Thương quyết định quy hoạch:

Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị Bộ Công Thương và các ngành có liên quan ở Trung ương: tổ chức đánh giá tổng thể tác động môi trường, trong đó chú trọng những ảnh hưởng đến vùng hạ lưu; sớm ban hành quy trình vận hành hồ và liên hồ chứa, vận hành phát điện để đảm bảo điều tiết nguồn nước vì lợi ích chung cho mọi đối tượng sử dụng nguồn tài nguyên nước và kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành quy trình này; chỉ đạo các chủ đầu tư sớm khắc phục những bất cập, tồn tại phát sinh tại các dự án thủy điện nêu trên, nhất là công tác tái định cư; xem xét giãn tiến độ đối với 06 dự án còn lại đang chuẩn bị khởi công (không nên tiến hành đồng loạt).

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này.

Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam Khóa VII, Kỳ họp thứ 23 thông qua ngày 22 tháng 4 năm 2010./.

 

 

Nơi nhận:
- VP: QH, CTN, CP;
- Bộ CT; Bộ TNMT;
- Cục KTVBQPPL- Bộ Tư pháp;
- Ban TVTU;
-TT HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- VP: TU, UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, tp thuộc tỉnh;
- Báo QN, Đài TH - TH tỉnh, TTXVN tại QN;
- Trung tâm Tin học – Công báo tỉnh;
- CPVP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Các Phòng chuyên môn, CV;
- Lưu VT, CVKT.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sỹ

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 161/2010/NQ-HĐND về quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam Khóa VII, Kỳ họp thứ 23 ban hành

  • Số hiệu: 161/2010/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 22/04/2010
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
  • Người ký: Nguyễn Văn Sỹ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản