Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/2011/NQ-HĐND

Long An, ngày 18 tháng 7 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 CỦA TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005;

Sau khi xem xét Tờ trình số 1882/TTr-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Chương trình thực hiện phổ cập giáo dục trung học giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Long An; báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa- Xã hội Hội đồng nhân dân và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất Chương trình thực hiện phổ cập giáo dục trung học giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Long An, như sau:

I. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN:

1. Mục tiêu chung:

Phổ cập giáo dục trung học (PCGDTrH) để thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15-21 đã tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) có trình độ trung học phổ thông (THPT), góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa- hiện đại hóa (CNH- HĐH) đất nước.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Củng cố, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ (PCGDTH-CMC), phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (PCGDTH ĐĐT), phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PCGDTHCS) trên phạm vi toàn tỉnh. Nâng chất lượng giáo dục trung học, hạ thấp tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học ở trung học dưới 5%, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh thiếu niên độ tuổi từ 15- 21 đã tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT, THPT hệ giáo dục thường xuyên (GDTX), trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), trung cấp nghề (TCN).

- Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS: tuyển sinh học sinh tốt nghiệp THCS vào học lớp 10 THPT năm 2011 đạt 70% - 80% và đến năm 2015 đạt 60%- 70%, số học sinh còn lại vào học lớp 10 THPT hệ GDTX , TCCN, TCN.

- Phấn đấu đến năm 2015 trên 50% đơn vị cấp xã trong tỉnh và huyện Cần Đước đạt chuẩn PCGDTrH; đến năm 2020 đạt 100% đơn vị cấp xã, cấp huyện và tỉnh đạt chuẩn PCGDTrH.

3. Đối tượng PCGDTrH:

Là thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15- 21 đã tốt nghiệp THCS nhưng chưa tốt nghiệp THPT, THPT hệ GDTX hoặc TCCN, TCN có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh.

II. TIẾN ĐỘ VÀ CÁC CHỈ TIÊU THỰC HIỆN:

Năm 2011: có 17 đơn vị cấp xã đạt chuẩn PCGDTrH, chiếm tỷ lệ 8,95%.

Năm 2012: có 31 đơn vị cấp xã đạt chuẩn PCGDTrH, chiếm tỷ lệ 16,32%.

Năm 2013: có 50 đơn vị cấp xã đạt chuẩn PCGDTrH, chiếm tỷ lệ 26,32%.

Năm 2014: có 78 đơn vị cấp xã đạt chuẩn PCGDTrH, chiếm tỷ lệ 41,05%.

Năm 2015: có 115 đơn vị cấp xã đạt chuẩn PCGDTrH, chiếm tỷ lệ 60,53%; 01 đơn vị cấp huyện (Cần Đước) đạt chuẩn PCGDTrH.

Năm 2016: có 72,63% đơn vị cấp xã đạt chuẩn PCGDTrH, có 3/14 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn PCGDTrH.

Năm 2017: có 81,58% đơn vị cấp xã đạt chuẩn PCGDTrH, có 4/14 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn PCGDTrH.

Năm 2018: có 91,58% đơn vị cấp xã đạt chuẩn PCGDTrH, có 10/14 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn PCGDTrH.

Năm 2019: có 95,79% đơn vị cấp xã đạt chuẩn PCGDTrH, có 12/14 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn PCGDTrH.

Năm 2020: có 100% đơn vị cấp xã, cấp huyện và tỉnh đạt chuẩn PCGDTrH.

III. PHÂN KỲ THỰC HIỆN:

Chương trình thực hiện PCGDTrH từ năm 2011 đến năm 2020 của tỉnh được thực hiện qua các giai đoạn sau:

1. Giai đoạn 1 (2011- 2015):

a. Từ năm 2011 đến năm 2012:

- Tiến hành tổng điều tra toàn diện thanh thiếu niên độ tuổi từ 15 đến 21. Trên cơ sở điều tra, các đơn vị cấp xã, cấp huyện bổ sung, hoàn thiện hồ sơ PCGDTrH.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo ở các trường THPT, trung tâm GDTX, trung tâm giáo dục thường xuyên và kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp (GDTX&KTTH-HN), các trường TCCN, TCN; có biện pháp tích cực và hiệu quả trong phòng chống học sinh lưu ban, bỏ học.

- Các đơn vị cấp xã, cấp huyện tiếp tục duy trì đạt chuẩn quốc gia về PCGDTHCS và từng bước nâng tỉ lệ đạt chuẩn PCGDTHCS.

- Chọn xã Tân Trạch- huyện cần Đước làm xã điểm trong việc triển khai thực hiện PCGDTrH.

b. Từ năm 2013 đến năm 2015:

- Giữ vững kết quả đạt chuẩn PCGDTHCS và tăng nhanh tỉ lệ đạt chuẩn PCGDTHCS.

- Đẩy mạnh công tác PCGDTrH ở các khu vực có điều kiện thuận lợi và kinh tế phát triển.

- Công nhận huyện Cần Đước đạt chuẩn PCGDTrH.

- Kết thúc giai đoạn này, trên 60% đơn vị cấp xã đạt chuẩn PCGDTrH.

- Tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Chương trình, rút kinh nghiệm, bổ sung, sửa đổi đề ra các giải pháp cụ thể, hiệu quả cho giai đoạn tiếp theo.

2. Giai đoạn 2 (2016- 2020):

a. Từ năm 2016 đến năm 2017:

- Giữ vững kết quả đạt chuẩn PCGDTHCS và đẩy mạnh mục tiêu tăng tỉ lệ đạt chuẩn PCGDTHCS.

- Duy trì kết quả đạt chuẩn PCGDTrH ở các đơn vị cấp xã, cấp huyện.

- Đẩy mạnh tiến độ công tác PCGDTrH ở các khu vực khó khăn.

- Công nhận thành phố Tân An và huyện Tân Trụ đạt chuẩn PCGDTrH.

b. Từ năm 2018 đến năm 2020:

- Giữ vững kết quả đạt chuẩn PCGDTHCS và tiếp tục duy trì kết quả đạt chuẩn PCGDTrH ở các đơn vị cấp xã, cấp huyện, đẩy nhanh tiến độ thực hiện PCGDTrH.

- Kiểm tra công nhận các huyện, thành phố đạt chuẩn quốc gia về PCGDTrH. Năm 2020 có 100% đơn vị cấp xã, cấp huyện và tỉnh Long An đạt chuẩn quốc gia về PCGDTrH.

- Tổng kết 10 năm triển khai thực hiện công tác PCGDTrH.

- Củng cố hồ sơ, đề nghị Bộ GD&ĐT kiểm tra công nhận tỉnh Long An đạt chuẩn quốc gia về PCGDTrH.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

1. Tăng cường vai trò chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền:

- Các cấp chính quyền, mặt trận, đoàn thể có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành, tuyên truyền, vận động và tham gia thực hiện tốt công tác PCGDTrH.

- UBND các cấp tổ chức xây dựng các đơn vị điểm, chỉ đạo, tập trung đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nhân rộng các điển hình về công tác PCGDTrH; có kế hoạch sơ, tổng kết công tác thực hiện phổ cập hàng năm, (trong đó có công tác PCGDTrH); gắn kết xã văn hóa, xã nông thôn mới với PCGDTrH.

2. Củng cố, tăng cường vai trò hoạt động Ban chỉ đạo PCGD- CMC các cấp:

- Củng cố thành viên Ban chỉ đạo PCGD- CMC các cấp đủ số lượng, thành phần theo quy định, có quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ từng thành viên.

- UBND các cấp xây dựng chương trình, kế hoạch công tác PCGDTrH theo từng giai đoạn và triển khai thực hiện. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc.

- Thường xuyên chỉ đạo việc duy trì đạt chuẩn PCGDTHCS; có biện pháp quản lí, theo dõi và huy động học sinh bỏ học ra các lớp PCGDTHCS, PCGDTrH.

- Thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS.

3. Công tác phối hợp:

- Ngành Giáo dục và Đào tạo phối hợp chặt chẽ với các Sở ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương thực hiện tốt công tác PCGDTrH; tăng cường nguồn đầu tư, kiên cố hóa trường lớp, phát triển dạy nghề, tích cực xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

- Các ngành thành viên Ban Chỉ đạo PCGD-CMC tỉnh xây dựng kế hoạch tham gia thực hiện công tác PCGDTrH, nhận 01 trường THPT để giúp đỡ, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và thực hiện PCGDTrH.

4. Đào tạo đội ngũ giáo viên trên chuẩn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục:

- Các trường trung học cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục chính qui trong nhà trường, thực hiện tốt nhiệm vụ “một hội đồng, hai nhiệm vụ”.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm GDTX, TCCN, TCN.... nhằm thu hút học sinh có trình độ THCS vào học.

- Huy động tốt học sinh các lớp đầu cấp và giảm học sinh lưu ban, bỏ học.

5. Công tác tuyên truyền, xã hội hóa giáo dục:

- Tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân thấy được tầm quan trọng của công tác PCGDTrH, thực hiện tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, huy động học sinh bỏ học trở lại lớp; hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện đi học. Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, động viên khen thưởng học sinh học giỏi chăm ngoan, gia đình hiếu học...

- Đẩy mạnh hoạt động của các Hội đồng giáo dục địa phương, Hội khuyến học, vận động mọi nguồn lực góp phần phát triển giáo dục và hỗ trợ công tác PCGDTrH.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

1. Các nguồn kinh phí thực hiện gồm: chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình PCGD hàng năm của tỉnh phân bổ, nguồn vận động xã hội hóa.

2. Tổng kinh phí thực hiện: 26.425 triệu đồng (tỉnh 5.000 triệu đồng, huyện, thành phố 21.425 triệu đồng).

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện.

Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực, các Ban và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Long An khóa VIII, kỳ họp thứ 2 thông qua./.

 


Nơi nhận:

- UB Thường vụ QH (b/c);
- Chính phủ (b/c);
- VP.QH, VP.CP (TP.HCM) (b/c);
- TT.TU (b/c);
- UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh;
- Đại biểu QH đơn vị tỉnh Long An;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII;
- Thủ trưởng các sở ngành, đoàn thể tỉnh;
- TT.HĐND, UBND huyện, thành phố;
- VP.UBND tỉnh;
-
LĐ và CV VP. Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh;
- Lưu: VT(p)

CHỦ TỊCH




Đặng Văn Xướng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 16/2011/NQ-HĐND về Chương trình thực hiện phổ cập giáo dục trung học giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh Long An

  • Số hiệu: 16/2011/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 18/07/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Long An
  • Người ký: Đặng Văn Xướng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/07/2011
  • Ngày hết hiệu lực: 06/11/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản