Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 16/2010/NQ-HĐND

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI GIỮA CÁC CẤP NGÂN SÁCH VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011-2015

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHOÁ XIII, KỲ HỌP THỨ 22

(Từ ngày 07 đến ngày 10 tháng 12 năm 2010)

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách năm 2011;
Căn cứ Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011-2015;
Sau khi xem xét Tờ trình số 89/TTr-UBND ngày 25/11/2010 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 và Tờ trình số 90/TTr-UBND ngày 25/11/2010 về định mức phân bổ chi ngân sách thành phố Hà Nội năm 2011-2015 của UBND Thành phố; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân Thành phố và ý kiến thảo luận của các đại biểu HĐND Thành phố,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách thành phố Hà Nội và định mức phân bổ chi ngân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015. Nội dung cụ thể quy định tại phụ lục kèm theo Nghị quyết này (Phụ lục 01: Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015. Phụ lục 02: Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2011-2015. Phụ lục 03: Định mức phân bổ chi ngân sách thành phố Hà Nội năm 2011-2015)

Điều 2. Giao UBND Thành phố:

1. Tổ chức thực hiện quy định tại Nghị quyết này. Rà soát, điều chỉnh các quy định của Thành phố chưa phù hợp với Nghị quyết này. Tập hợp các vấn đề phát sinh cần điều chỉnh trong quá trình thực hiện, thống nhất với Thường trực HĐND Thành phố xử lý và báo cáo với HĐND Thành phố tại kỳ họp gần nhất.

2. Qui định xử lý những vấn đề chuyển tiếp đối với các nội dung phân cấp khác với thời kỳ trước.

Điều 3. Giao Thường trực HĐND Thành phố; các Ban của HĐND Thành phố; các tổ đại biểu và đại biểu HĐND Thành phố giám sát quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết HĐND Thành phố.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khoá XIII kỳ họp thứ 22 thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Ngô Thị Doãn Thanh

 

PHỤ LỤC SỐ 01

PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI GIỮA CÁC CẤP NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Nghị quyết số 16/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND TP)

A. NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI CỦA NGÂN SÁCH CẤP THÀNH PHỐ.

I. Nguồn thu của ngân sách cấp Thành phố gồm:

1. Các khoản thu ngân sách Thành phố được hưởng 100%

1.1. Thuế môn bài thu từ doanh nghiệp Nhà nước; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn; các cơ sở kinh tế của cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, lực lượng vũ trang Thành phố.

1.2. Thuế tài nguyên từ doanh nghiệp Nhà nước; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động dầu khí).

1.3. Thuế thu nhập cá nhân thu qua doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp qua Kho bạc Nhà nước Hà Nội.

1.4. Tiền cho thuê mặt đất, mặt nước của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể tiền thuê mặt nước từ hoạt động dầu khí).

1.5. Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, tiền bán tài sản khác thuộc Thành phố quản lý.

1.6. Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản thu khác do Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Xổ số kiến thiết Thủ đô nộp ngân sách - là nguồn thu ngoài cân đối ngân sách theo quy định của Trung ương).

1.7. Thu nhập từ vốn góp của ngân sách Thành phố, tiền thu hồi vốn của ngân sách Thành phố tại các cơ sở kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của Thành phố.

1.8. Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho Thành phố theo quy định của pháp luật.

1.9. Các khoản phí, lệ phí (phần nộp ngân sách theo quy định), do các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố thu, nộp (không kể phí xăng dầu, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và lệ phí trước bạ).

1.10. Các khoản phạt, tịch thu theo quy định của pháp luật do người có thẩm quyền xử phạt ở Trung ương và Thành phố quyết định, nộp ngân sách.

1.11. Huy động vốn để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo Nghị quyết HĐND Thành phố.

1.12. Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho ngân sách Thành phố.

1.13. Thu hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đối với đất do Thành phố quản lý.

1.14. Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách theo quy định của các đơn vị do Thành phố quản lý.

1.15. Thu kết dư ngân sách Thành phố; thu chuyển nguồn từ ngân sách Thành phố năm trước sang ngân sách năm sau.

1.16. Các khoản thu khác của ngân sách Thành phố theo quy định của pháp luật.

1.17. Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương.

1.18. Tiền sử dụng đất các dự án di dời theo Quyết định số 09/2007/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo quy định của Chính phủ, hạch toán 100% qua ngân sách Thành phố.

2. Các khoản thu ngân sách Thành phố hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%) gồm:

2.1. Thuế giá trị gia tăng (không kể thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hóa nhập khẩu, từ hoạt động xổ số kiến thiết, từ hoạt động thăm dò khai thác dầu khí).

2.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp (không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành, thuế thu nhập từ hoạt động xổ số kiến thiết, từ hoạt động thăm dò khai thác dầu khí).

2.3. Thuế thu nhập cá nhân (không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thu từ doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp qua KBNN).

2.4. Thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa, dịch vụ trong nước (không kể thuế tiêu thụ đặc biệt từ hoạt động xổ số kiến thiết).

2.5. Lệ phí trước bạ xe máy, ô tô, tàu thuyền, tài sản khác.

2.6. Phí xăng, dầu.

2.7. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

2.8. Tiền sử dụng đất đối với loại đất có quy mô diện tích từ 5000 m2 trở lên; hoặc đất dưới 5000 m2 tiếp giáp với đường, phố; không bao gồm tiền sử dụng đất các dự án di dời theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngân sách Thành phố hưởng 100% và đất nhỏ lẻ, xen kẹt có quy mô dưới 5000 m2 không tiếp giáp đường, phố điều tiết 100% cho ngân sách quận, huyện, thị xã. Tiền sử dụng đất các dự án đấu giá đất thực hiện cơ chế đầu tư trở lại phát triển hạ tầng khu đấu giá đất, gồm: Khu đô thị mới Cầu Giấy, khu đô thị mới Mỗ Lao quận Hà Đông, khu trung tâm hành chính Hà Đông, khu đô thị mới Xuân Phương huyện Từ Liêm, quận Long Biên (theo Quyết định số 5560/QĐ-UBND ngày 29/10/2009 của UBND thành phố Hà Nội[1]) tương ứng với kinh phí đầu tư dự án xây dựng đường QL1A đoạn cầu Chui – cầu Đuống; phần tiền SD đất còn lại sau khi đầu tư theo cơ chế đặc thù sẽ thực hiện điều tiết theo cơ chế chung.

II. Nhiệm vụ chi của ngân sách Thành phố

1. Chi đầu tư phát triển

1.1. Ngân sách Thành phố chi đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn, không có khả năng xã hội hoá, hoặc chỉ xã hội hoá được một phần thuộc Thành phố quản lý. Cụ thể gồm các lĩnh vực:

1.1.1. Đầu tư lĩnh vực thuỷ lợi

Đầu tư hệ thống công trình thuỷ lợi đầu mối, các trục kênh chính và các công trình điều tiết nước quy mô vừa và lớn thuộc hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh (trừ các công trình do Bộ NN&PTNT quản lý), công trình thuỷ lợi liên huyện và liên xã, cụ thể:

a) Các hồ chứa nước có dung tích trên 500.000m3; hoặc có chiều cao đập trên 12 m, phục vụ trong phạm vi 2 xã trở lên;

b) Các đập dâng có chiều cao đập trên 10m, có phục vụ tưới cho 2 xã trở lên;

c) Các trạm bơm điện phục vụ cho 2 xã trở lên;

d) Hệ thống kênh tưới tiêu phục vụ phạm vi từ 2 xã trở lên.

1.1.2. Đầu tư lĩnh vực đê điều

Đầu tư các tuyến đê từ cấp III trở lên trên địa bàn, các tuyến đê bao, đê bối của các sông Hồng, sông Đà, sông Đuống.

1.1.3. Đầu tư lĩnh vực lâm nghiệp

Đầu tư các công trình, dự án trên diện tích rừng đặc dụng Hương Sơn (huyện Mỹ Đức), rừng phòng hộ Sóc Sơn (phần do Công ty TNHH đầu tư và phát triển Lâm nghiệp Sóc Sơn quản lý).

1.1.4. Đầu tư lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi

Đầu tư xây dựng các công trình, dự án phát triển cơ sở sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản.

1.1.5. Đầu tư mới các công trình công viên, hồ nước

Đầu tư xây dựng, cải tạo các công viên, hồ nước cấp Thành phố quản lý theo quy hoạch của Thành phố.

1.1.6. Đầu tư lĩnh vực giao thông

a) Đầu tư hệ thống đường cấp tỉnh, các đường đô thị trên địa bàn các quận nội thành và địa bàn thị trấn Cầu Diễn, Văn Điển (trừ các đường ngõ xóm và đường nội bộ khu dân cư); các công trình trên đường (gồm: cầu đường bộ, hầm đường bộ, cầu vượt, bến phà đường bộ và các công trình đường bộ khác trên tuyến). Đầu tư đường và hè đường các tuyến đường vành đai, các trục hướng tâm, một số tuyến giao thông quan trọng (danh mục cụ thể các tuyến đường này do Chủ tịch UBND Thành phố quyết định);

b) Đầu tư trạm thu phí, trạm kiểm tra trọng tải xe, hệ thống điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn trên hệ thống đường bộ thuộc thành phố quản lý;

c) Đầu tư hệ thống đường sắt đô thị.

1.1.7. Đầu tư công trình bến xe ô tô, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ (không gồm các dự án xã hội hóa), gồm:

a) Đầu tư hệ thống bến xe ô tô hàng, bến xe ô tô khách trên địa bàn Thành phố;

b) Đầu tư toàn bộ trạm dừng nghỉ trên tuyến đường thuộc hệ thống đường thành phố quản lý;

c) Đầu tư các bãi đỗ xe công cộng cấp Thành phố quản lý theo quy hoạch.

1.1.8. Đầu tư công trình bãi, bến cảng thủy

Đầu tư công trình đường thủy nội địa cấp Thành phố quản lý cảng, bến hàng hoá, bến hành khách thuộc đường thuỷ nội địa địa phương, đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa địa phương trên sông Hồng, sông Đà, sông Đuống.

1.1.9. Đầu tư công trình chiếu sáng công cộng

Đầu tư Hệ thống chiếu sáng công cộng dọc các tuyến đường; các vườn hoa, công viên do Thành phố quản lý.

1.1.10. Đầu tư công trình vệ sinh môi trường

Đầu tư các khu xử lý rác thải, bãi chôn lấp rác thải, đất thải tập trung phục vụ việc xử lý chất thải cho địa bàn từ 2 quận/huyện trở lên.

1.1.11. Đầu tư công trình thoát nước

a) Đầu tư công trình thoát nước đô thị trên địa bàn các quận (trừ hệ thống thoát nước trong các ngõ, xóm, khu vực dân cư không tiếp giáp đường do quận quản lý);

b) Đầu tư các công trình thoát nước của Thành phố qua các huyện và các công trình thủy lợi thoát nước quan trọng do Thành phố quản lý nằm trên địa bàn các huyện.

1.1.12. Đầu tư công trình Văn hoá - Thể thao

a) Đầu tư bảo tồn các công trình, dự án bảo tàng, điện ảnh, thư viện Thành phố quản lý;

b) Đầu tư các Trung tâm văn hoá, Nhà văn hoá và Nhà thi đấu thể thao cấp Thành phố quản lý;

c) Đầu tư bảo tồn, tôn tạo 12 di tích tiêu biểu Thành phố quản lý, gồm: Thành cổ Hà Nội, Khu di tích Cổ Loa, Di tích Bác Hồ ở Vạn Phúc, Di tích lưu niệm Nhà tù Hỏa Lò, Nhà lưu niệm 48 Hàng Ngang, Nhà lưu niệm 5D Hàm Long, Đền Bà Kiệu, Nhà lưu niệm 90 Thợ Nhuộm, Di tích đền Ngọc Sơn và Khu tượng đài vua Lê, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Chùa Láng, Bích Câu đạo quán.

1.1.13. Đầu tư công trình Giáo dục - Đào tạo

Đầu tư các trường phổ thông trung học; các Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục hướng nghiệp tổng hợp; các trường cao đẳng, các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; trường dân tộc nội trú và các trường điểm, trường chuyên do Thành phố quản lý.

1.1.14. Đầu tư công trình y tế và vệ sinh an toàn thực phẩm

a) Đầu tư các bệnh viện (bao gồm cả bệnh viện quận, huyện, thị xã);

b) Đầu tư các cơ sở kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm.

1.1.15. Đầu tư công trình lĩnh vực Quản lý nhà nước

a) Đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu trung tâm hành chính, khu liên cơ quan thuộc Thành phố quản lý; trụ sở, nơi làm việc của các cơ quan hành chính, Đảng, đoàn thể cấp Thành phố;

b) Đầu tư xây mới hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu trung tâm hành chính cấp huyện và xây mới trụ sở làm việc các cơ quan hành chính, Đảng, đoàn thể quận, huyện, thị xã.

1.1.16. Đầu tư công trình phục vụ tang lễ

a) Đầu tư xây dựng, nâng cấp các nghĩa trang nhân dân, nghĩa trang liệt sỹ cấp Thành phố (Văn Điển, Yên Kỳ, Mai Dịch, Thanh Tước, Sài Đồng, Nhổn, Ngọc Hồi, Vĩnh Hằng, Minh Phú, Khoang Diệu và các nghĩa trang xây dựng mới cấp Thành phố theo quy hoạch);

b) Đầu tư xây dựng các cơ sở hoả táng, các nhà tang lễ cấp Thành phố.

1.1.17. Đầu tư các dự án Tài nguyên - Môi trường

a) Đầu tư công trình, dự án quan trắc cảnh báo môi trường;

b) Đầu tư công trình, dự án khắc phục ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trong phạm vi 2 xã trở lên;

c) Đầu tư các dự án đo vẽ bản đồ, chỉnh lý bản đồ.

1.1.18. Đầu tư các công trình kho tàng: các công trình thuộc hệ thống kho tàng; lưu trữ hồ sơ, tài liệu của Thành phố.

1.1.19. Đầu tư công trình lĩnh vực thông tin và truyền thông: các công trình, dự án phục vụ hoạt động xuất bản, báo chí, phát thanh, truyền hình thành phố.

1.1.20. Đầu tư công trình thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ và công nghệ thông tin

a) Đầu tư các công trình, dự án thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ: Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ, chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, trạm trại thực nghiệm của thành phố quản lý;

b) Đầu tư các công trình công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu và xây dựng cổng thông tin của thành phố quản lý.

1.1.21. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu đất đấu giá quyền sử dụng đất (không bao gồm hạ tầng đất xen kẹt, nhỏ lẻ có diện tích nhỏ hơn 5000m2 nhưng không tiếp giáp mặt đường phố); hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư của Thành phố.

1.1.22. Đầu tư công trình thuộc lĩnh vực xã hội

Các công trình, dự án phục vụ mục tiêu nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với Cách mạng, thương bệnh binh, người già, người tàn tật; chăm sóc, điều dưỡng sức khoẻ, cai nghiện và các công trình trợ giúp xã hội khác.

1.1.23. Các khoản chi đầu tư phát triển khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Thành phố theo quy định của pháp luật([2]).

2. Chi thường xuyên

2.1. Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, nghệ thuật, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao, khoa học công nghệ do cấp Thành phố quản lý:

- Giáo dục trung học phổ thông công lập; trung tâm giáo dục thường xuyên; trường chuyên biệt và sự nghiệp giáo dục khác do Thành phố quản lý.

- Giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; bồi dưỡng lý luận chính trị; đào tạo nghề và các hình thức đào tạo khác của Thành phố.

- Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác.

- Các trại xã hội, cứu tế xã hội, hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác.

- Bảo tồn bảo tàng, thư viện, biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động văn hóa khác.

- Đài phát thanh, truyền hình và các hoạt động thông tin của Thành phố quản lý.

- Bồi dưỡng, huấn luyện các huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển cấp Thành phố, hoạt động của các cơ sở thể dục, thể thao của Thành phố.

- Nghiên cứu, thực hiện chương trình, đề tài khoa học cấp Thành phố; ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và các hoạt động khoa học, công nghệ khác.

- Các sự nghiệp văn hóa, xã hội khác.

2.2. Các hoạt động sự nghiệp về môi trường, bao gồm: xử lý rác thải tại các nhà máy, bãi tập trung và các nhiệm vụ khác về môi trường do Thành phố quản lý. Thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa. Quét hút, tưới rửa đường các quận và các trục đường giao thông chính thuộc Thành phố quản lý (theo danh mục UBND Thành phố quy định).

2.3. Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do cấp Thành phố quản lý

- Sự nghiệp giao thông vận tải: duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu, đường, hạ tầng kỹ thuật vận tải công cộng; lập biển báo và các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường, các công trình giao thông theo phân cấp của Thành phố;

- Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp: duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê, các công trình thủy lợi do cấp Thành phố quản lý; các trạm trại nông nghiệp, lâm nghiệp; công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; quản lý, bảo vệ, phòng chống cháy rừng theo phân cấp của Thành phố.

- Công tác khuyến công, khuyến khích du lịch của Thành phố.

- Sự nghiệp thị chính: duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng công cộng; giao thông đô thị, hệ thống cấp nước, thoát nước trên các trục, tuyến chính thuộc địa bàn các quận (riêng quận Hà Đông quản lý toàn bộ hệ thống chiếu sáng công cộng); quản lý, bảo vệ hồ, công viên, cây xanh và các sự nghiệp thị chính khác theo phân cấp của Thành phố.

- Công tác quy hoạch; đo đạc, lập bản đồ, lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động sự nghiệp địa chính khác theo phân cấp.

- Các sự nghiệp kinh tế khác.

2.4. Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội cấp thành phố.

2.5. Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam do Thành phố quản lý, bao gồm:

- Hoạt động của Văn phòng Thành ủy và các cơ quan Đảng trực thuộc Thành ủy.

- Hoạt động của HĐND Thành phố.

- Hoạt động của Văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân Thành phố, Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; hoạt động của các sở, ban, ngành và các cơ quan quản lý Nhà nước khác thuộc Thành phố.

2.6. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố; Hội Cựu chiến binh Thành phố; Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố; Hội Nông dân Thành phố.

2.7. Hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp Thành phố theo quy định của pháp luật.

2.8. Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do cấp Thành phố quản lý.

2.9. Chi thường xuyên các chương trình Quốc gia do Chính phủ giao cho địa phương thực hiện.

2.10. Trợ giá, trợ cước theo chính sách của Nhà nước và Thành phố cho các đối tượng thuộc cấp Thành phố quản lý.

2.11. Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

3. Chi trả gốc, lãi tiền huy động vốn cho đầu tư của Thành phố.

4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của Thành phố.

5. Chi hỗ trợ các quỹ của Thành phố theo quy định của pháp luật.

6. Chi bổ sung cho ngân sách quận, huyện, thị xã.

7. Chi chuyển nguồn từ ngân sách Thành phố năm trước sang ngân sách năm sau.

B. NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI CỦA NGÂN SÁCH QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ.

I. Nguồn thu của ngân sách quận, huyện, thị xã gồm:

1. Các khoản thu ngân sách quận, huyện, thị xã hưởng 100%

1.1. Thuế tài nguyên từ các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ sản xuất.

1.2. Thu khác từ khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh.

1.3. Thuế sử dụng đất nông nghiệp từ các nông trường, trạm trại quốc doanh nhà nước quản lý.

1.4. Thuế môn bài thu từ các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

1.5. Tiền cho thuê mặt đất, mặt nước các doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngoài quốc doanh.

1.6. Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho quận, huyện theo quy định của pháp luật.

1.7. Các khoản phí, lệ phí (phần nộp ngân sách theo quy định) do các cơ quan, đơn vị thuộc quận, huyện tổ chức thu (không kể phí xăng dầu, lệ phí trước bạ, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải).

1.8. Thu phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực do các đơn vị quận, huyện phạt xử lý.

1.9. Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước trực tiếp cho quận, huyện.

1.10. Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách theo quy định của các đơn vị do quận, huyện quản lý.

1.11. Thu kết dư ngân sách quận, huyện.

1.12. Thu bổ sung ngân sách cấp trên.

1.13. Thu chuyển nguồn từ ngân sách quận, huyện năm trước sang ngân sách năm sau.

1.14. Tiền bán tài sản cấp huyện quản lý.

1.15. Thu hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đối với đất thuộc cấp huyện quản lý.

1.16. Tiền sử dụng đất đối với loại đất có quy mô diện tích dưới 5000 m2, không tiếp giáp với mặt đường, phố.

1.17. Các khoản thu khác của ngân sách quận, huyện theo quy định của pháp luật.

2. Các khoản thu của ngân sách quận, huyện, thị xã hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%) gồm:

2.1. Thuế thu nhập cá nhân (không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thu từ doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp qua KBNN).

2.2. Lệ phí trước bạ xe máy, ô tô, tàu thuyền và tài sản khác.

2.3. Thuế giá trị gia tăng thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh (không kể thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu).

2.4. Thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

2.6. Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa, dịch vụ thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (không kể thuế TTĐB hàng nhập khẩu).

2.7. Tiền sử dụng đất đối với loại đất có quy mô diện tích từ 5000 m2 trở lên; hoặc đất dưới 5000 m2 tiếp giáp với đường, phố; không bao gồm tiền sử dụng đất các dự án di dời theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngân sách Thành phố hưởng 100% và đất nhỏ lẻ, xen kẹt có quy mô dưới 5000 m2 không tiếp giáp đường, phố điều tiết 100% cho ngân sách quận, huyện, thị xã. Tiền sử dụng đất các dự án đấu giá đất thực hiện cơ chế đầu tư trở lại phát triển hạ tầng khu đấu giá đất, gồm: Khu đô thị mới Cầu Giấy, khu đô thị mới Mỗ Lao quận Hà Đông, khu TT hành chính Hà Đông, khu đô thị mới Xuân Phương huyện Từ Liêm, quận Long Biên (theo Quyết định số 5560/QĐ-UBND ngày 29/10/2009 của UBND thành phố Hà Nội[3]) tương ứng với kinh phí đầu tư dự án xây dựng đường QL1A đoạn cầu Chui – cầu Đuống; phần tiền SD đất còn lại sau khi đầu tư theo cơ chế đặc thù sẽ thực hiện điều tiết theo cơ chế chung.

2.8. Thuế môn bài thu từ các hộ, cá nhân kinh doanh (thu trên địa bàn phường)[4].

2.9. Lệ phí trước bạ nhà đất (thu trên địa bàn phường)[5].

II. Nhiệm vụ chi của ngân sách quận, huyện, thị xã

1. Chi đầu tư phát triển

1.1. Ngân sách quận, huyện, thị xã Sơn Tây chi đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn, không có khả năng xã hội hoá thuộc lĩnh vực phân cấp cho quận, huyện, thị xã trên địa bàn. Cụ thể các lĩnh vực đầu tư phát triển thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện, bao gồm:

1.1.1. Đầu tư lĩnh vực Thuỷ lợi.

Đầu tư các công trình thuỷ lợi, có đặc điểm, tính chất kỹ thuật đơn giản, quy mô như sau:

a) Đầu tư các hồ chứa nước có dung tích từ 500.000m3 trở xuống; hoặc có chiều cao đập từ 12 m trở xuống, phục vụ trong phạm vi 1 xã;

b) Đầu tư các đập dâng có chiều cao đập từ 10m trở xuống, phục vụ tưới trong phạm vi 1 xã;

c) Đầu tư các trạm bơm điện phục vụ trong phạm vi 1 xã;

d) Đầu tư hệ thống kênh tưới tiêu phục vụ phạm vi 1 xã.

1.1.2. Đầu tư lĩnh vực đê điều: các tuyến đê từ cấp IV trở xuống, các tuyến đê bao, đê bối của các sông nội địa thuộc địa bàn (không bao gồm các tuyến đê bao, đê bối của các sông Hồng, sông Đà, sông Đuống).

1.1.3. Đầu tư lĩnh vực Lâm nghiệp: các công trình bảo vệ phát triển rừng phòng hộ, rừng sản xuất trên địa bàn (trừ phần thuộc Thành phố đầu tư quản lý).

1.1.4. Đầu tư công trình công viên, hồ nước

Đầu tư xây dựng, nâng cấp các công viên và hồ nước còn lại trên địa bàn (trừ các công viên, hồ thành phố quản lý).

1.1.5. Đầu tư lĩnh vực giao thông

1.1.5.1. Khối quận

a) Đầu tư các đường ngõ phố, ngõ xóm và đường nội bộ khu dân cư;

b) Đầu tư hè đường phố trên địa bàn (trừ các tuyến quan trọng do Thành phố đầu tư cả hè và đường).

1.1.5.2. Khối huyện và thị xã Sơn Tây

a) Đầu tư hệ thống đường cấp huyện, đường cấp xã[6] và các công trình đường bộ khác trên tuyến;

b) Đầu tư các đường đô thị trên địa bàn huyện, thị xã (trừ đường đô thị trên địa bàn thị trấn Văn Điển và Cầu Diễn do Thành phố đầu tư);

c) Đầu tư, nâng cấp hè đường trên địa bàn (trừ các tuyến quan trọng do Thành phố đầu tư cả hè và đường).

1.1.6. Đầu tư công trình bến xe ô tô, bãi đỗ xe: Bãi dừng, đỗ xe tại các khu dân cư, trung tâm thương mại và khu vực công cộng khác trên địa bàn, các bãi đỗ xe tạm thời trong khu vực nội thành, nội thị, bãi đỗ xe tạm thời khu vực ngoại thành và trong khuôn viên thuộc quyền sở hữu, quản lý của các tổ chức, đơn vị theo địa bàn hành chính.

1.1.7. Đầu tư xây dựng các bãi, bến cảng thủy: Bến khách ngang sông còn lại thuộc địa giới hành chính của quận, huyện, thị xã (trừ các công trình, dự án Thành phố đầu tư).

1.1.8. Đầu tư công trình, dự án chiếu sáng công cộng

a) Thị xã Sơn Tây và quận Hà Đông quản lý, đầu tư và duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn;

b) Huyện đầu tư, nâng cấp hệ thống chiếu sáng công cộng dọc các tuyến đường, trong vườn hoa, công viên do quận, huyện quản lý;

c) Quận (không gồm quận Hà Đông): Đầu tư hệ thống chiếu sáng công cộng tại vườn hoa, công viên do quận quản lý và đầu tư chiếu sáng công cộng các ngõ, ngách trong khu dân cư trên địa bàn quận.

1.1.9. Đầu tư công trình vệ sinh môi trường

a) Đầu tư các bãi chôn lấp rác, đất thải cấp huyện và khu tập kết rác tại các xã trên địa bàn; đầu tư bãi chôn lấp rác thải trên địa bàn phục vụ việc xử lý chất thải trong địa bàn 1 quận/huyện;

b) Đầu tư các công trình, dự án khắc phục ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trong phạm vi 1 xã, phường, thị trấn.

1.1.10. Đầu tư công trình thoát nước

a) Quận đầu tư công trình thoát nước ngõ, ngách và trong khu vực dân cư không tiếp giáp đường Thành phố quản lý;

b) Huyện đầu tư các công trình thoát nước còn lại trên địa bàn (ngoài các công trình Thành phố quản lý);

c) Thị xã Sơn Tây đầu tư hệ thống thoát nước trên địa bàn thị xã (trừ các công trình thoát nước do Thành phố quản lý).

1.1.11. Đầu tư lĩnh vực Văn hoá - Thể thao:

a) Đầu tư các nhà văn hoá, các Trung tâm văn hoá thể thao, Nhà thi đấu thể thao, Nhà văn hoá thanh - thiếu nhi cấp huyện; Nhà văn hoá xã, phường; Nhà văn hoá thôn, xóm, khu dân cư, khu vui chơi cộng đồng;

b) Đầu tư bảo tồn, tôn tạo các di tích trên địa bàn (ngoài 12 di tích Thành phố quản lý).

1.1.12. Đầu tư lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo và Y tế

a) Đầu tư xây dựng các trường mầm non (trừ trường thuộc Thành phố quản lý); nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;

b) Đầu tư các trường tiểu học, trung học cơ sở (trừ các trường Thành phố quản lý);

c) Đầu tư xây dựng Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện, thị xã; trung tâm dạy nghề trên địa bàn; Trung tâm Tin học, Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm giáo dục cộng đồng và Trung tâm giáo dục thường xuyên do cấp huyện quản lý;

d) Đầu tư các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã (bao gồm cả phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế phường, xã, thị trấn); Trung tâm dân số kế hoạch hoá gia đình cấp quận, huyện, thị xã.

1.1.13. Đầu tư lĩnh vực Quản lý nhà nước

a) Cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc các cơ quan hành chính, Đảng, đoàn thể quận, huyện, thị xã ;

b) Đầu tư xây dựng mới, cải tạo hạ tầng kỹ thuật và trụ sở làm việc các cơ quan hành chính, Đảng, đoàn thể cấp xã; trụ sở hoặc nơi làm việc của công an và quân sự xã.

1.1.14. Đầu tư công trình phục vụ tang lễ: Các nghĩa trang nhân dân, nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm, đài liệt sỹ cấp huyện và xã.

1.1.15. Đầu tư lĩnh vực Môi trường: Các công trình, dự án khắc phục ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trong phạm vị 1 xã, phường, thị trấn.

1.1.16. Đầu tư lĩnh vực Thông tin và truyền thông: Các công trình, dự án phục vụ hoạt động phát thanh, truyền thanh cấp huyện, xã.

1.1.17. Đầu tư công trình ứng dụng Khoa học công nghệ và công nghệ thông tin: Các công trình công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu và xây dựng cổng thông tin cấp huyện, xã.

1.1.18. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu đất đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất nhỏ lẻ, xen kẹt có diện tích dưới 5000 m2 không tiếp giáp với đường phố; hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng các dự án cấp huyện.

1.1.19. Các khoản chi đầu tư phát triển khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện, cấp xã theo quy định của pháp luật([7]).

2. Chi thường xuyên

2.1. Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề; y tế; đảm bảo xã hội; văn hóa thông tin, thể dục thể thao; ứng dụng khoa học, công nghệ do quận, huyện quản lý:

- Giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập và sự nghiệp giáo dục khác.

- Dạy nghề, đào tạo nghề; bồi dưỡng kiến thức chính trị do Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện mở và các hình thức bồi dưỡng, đào tạo khác.

- Các hoạt động về công tác y tế (vệ sinh phòng bệnh dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm); kế hoạch hóa gia đình và trẻ em theo phân cấp.

 - Các trại xã hội do quận, huyện quản lý; cứu tế xã hội; phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác theo phân cấp.

- Nhà văn hóa, các cơ sở văn hóa và các hoạt động văn hóa khác do cấp huyện quản lý theo phân cấp.

- Quản lý, bảo vệ các di tích lịch sử - văn hoá theo phân cấp của Thành phố.

- Đài phát thanh và các hoạt động thông tin, tuyên truyền khác của quận, huyện.

- Bồi dưỡng, huấn luyện vận động viên các đội tuyển cấp quận, huyện trong thời gian tập trung thi đấu; hoạt động của các trung tâm thể dục, thể thao do quận, huyện quản lý.

- Chi ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ.

- Các sự nghiệp văn hóa, xã hội khác.

2.2. Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do quận, huyện quản lý

- Sự nghiệp giao thông: Quản lý, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa, nâng cấp đường giao thông và các công trình giao thông do quận, huyện quản lý theo phân cấp.

- Sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và thủy lợi do quận, huyện quản lý; chuyển đổi cơ cấu kinh tế phục vụ phát triển mô hình nông thôn mới; chi bảo vệ, phòng chống cháy rừng; phòng chống lụt bão và các nhiệm vụ khác về nông - lâm - ngư nghiệp theo phân cấp của Thành phố.

- Sự nghiệp thị chính

+ Các huyện, thị xã Sơn Tây: Quản lý, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa nâng cấp hệ thống đèn chiếu sáng cộng cộng, công trình thoát nước, vỉa hè, quản lý các hồ, công viên, cây xanh và các sự nghiệp thị chính khác trên địa bàn các huyện, thị xã quản lý (trừ nhiệm vụ ngân sách Thành phố quản lý theo phân cấp của Thành phố);

+ Các quận: Quản lý đầu tư, nâng cấp, sửa chữa hệ thống chiếu sáng công cộng, thoát nước ngõ, ngách phố (riêng quận Hà Đông quản lý toàn bộ hệ thống chiếu sáng công cộng). Quản lý, đầu tư nâng cấp hè đường, phố; các hồ, công viên, cây xanh và các sự nghiệp thị chính khác trên địa bàn (trừ nhiệm vụ ngân sách Thành phố quản lý theo phân cấp của Thành phố);

- Công tác quy hoạch; đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính theo phân cấp.

- Hoạt động quản lý hệ thống các chợ, các trung tâm thương mại do cấp quận, huyện quản lý theo phân cấp.

- Các sự nghiệp kinh tế khác.

2.3. Các hoạt động sự nghiệp về môi trường quận, huyện, thị xã quản lý theo phân cấp của Thành phố, bao gồm: Thu gom, vận chuyển rác thải; hút bụi, tưới nước rửa đường theo trên địa bàn và các nhiệm vụ khác về môi trường theo phân cấp của Thành phố (4 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa do Thành phố đảm nhận).

2.4. Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội của cấp quận, huyện.

2.5. Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam thuộc quận, huyện, thị xã quản lý

- Hoạt động của Văn phòng quận, huyện ủy, thị ủy và các cơ quan khác trực thuộc quận, huyện ủy, thị ủy.

- Hoạt động của HĐND quận, huyện, thị xã.

- Hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã; các phòng, ban và các cơ quan quản lý Nhà nước khác thuộc quận, huyện, thị xã quản lý.

2.6. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc; Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội cựu chiến binh; Hội Liên hiệp phụ nữ; Hội Nông dân cấp huyện.

2.7. Hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp quận, huyện theo quy định của pháp luật.

2.8. Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do quận, huyện, thị xã quản lý.

2.9. Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

3. Chi bổ sung cho ngân sách xã, phường, thị trấn.

4. Chi chuyển nguồn từ ngân sách quận, huyện, thị xã năm trước sang ngân sách năm sau.

C. NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI CỦA NGÂN SÁCH XÃ, THỊ TRẤN

I. Nguồn thu của ngân sách xã, thị trấn gồm:

1. Các khoản thu hưởng 100%

1.1. Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh.

1.2. Thuế nhà đất.

1.3. Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ các hộ sản xuất.

1.4. Các khoản thu phí, lệ phí cho ngân sách xã, thị trấn (không kể phí xăng dầu, phí bảo vệ môi trường từ nước thải, lệ phí trước bạ).

1.5. Lệ phí trước bạ nhà đất thu trên địa bàn.

1.6. Phạt xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (trừ thu từ các hoạt động chống buôn lậu, kinh doanh trái pháp luật, phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông).

1.7. Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách theo quy định từ các hoạt động sự nghiệp do xã, thị trấn quản lý.

1.8. Thu từ sử dụng quỹ đất công, công ích và hoa lợi công sản do xã, thị trấn quản lý.

1.9. Thu hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đối với đất giao thuộc xã, thị trấn quản lý.

1.10. Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho xã, thị trấn.

1.11. Thu về quản lý, sử dụng tài sản công do xã, thị trấn quản lý: cho thuê tài sản không cần dùng, bán thanh lý tài sản.

1.12. Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho xã, thị trấn.

1.13. Thu kết dư ngân sách.

1.14. Các khoản thu khác của ngân sách xã, thị trấn theo quy định của pháp luật.

1.15. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.

1.16. Thu chuyển nguồn từ ngân sách xã, thị trấn năm trước sang ngân sách năm sau.

II. Nhiệm vụ chi của ngân sách xã, thị trấn

1. Chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp, không có khả năng thu hồi vốn, trong phạm vi ngân sách của xã, thị trấn, gồm:

1.1. Đầu tư các dự án trên địa bàn từ nguồn tăng thu ngân sách xã, thị trấn (nếu có); đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho ngân sách xã, thị trấn.

1.2. Đầu tư các dự án trên địa bàn từ nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (đối với các xã thực hiện chương trình Nông thôn mới).

2. Chi thường xuyên

2.1. Các hoạt động sự nghiệp văn hóa thông tin; truyền thanh; thể dục thể thao; giáo dục, đảm bảo xã hội:

- Hỗ trợ các hoạt động giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Thành phố.

- Nhà truyền thống, thư viện, nhà văn hóa, đài truyền thanh và các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao.

- Công tác đảm bảo xã hội theo phân cấp của Thành phố

+ Chi về công tác xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội: Ma túy, mại dâm và các hoạt động xã hội khác do xã, thị trấn quản lý;

+ Thăm hỏi gia đình chính sách, các hoạt động tình nghĩa nhân các ngày truyền thống, lễ, tết; trợ cấp xã hội cho người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật không nơi nương tựa và thực hiện các chính sách xã hội khác đối với các đối tượng do xã, thị trấn quản lý (không thuộc đối tượng chính sách, hưởng trợ cấp thường xuyên do Phòng lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện cấp);

+ Công tác xã hội khác như: trợ cấp cứu đói, hỏa hoạn, thiên tai, mất mùa, tai nạn, quản lý nghĩa trang, đài tưởng niệm liệt sỹ,...

- Chi sự nghiệp văn hóa, xã hội khác.

2.2. Chi sự nghiệp kinh tế gồm:

- Duy tu, sửa chữa các tuyến đường ngõ, ngách; sửa chữa cải tạo công trình thoát nước công cộng (được thoả thuận chuyên ngành), trong các khu dân cư do xã, thị trấn quản lý.

- Hỗ trợ công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và các nhiệm vụ khác về quản lý nông - lâm - ngư nghiệp do xã, thị trấn quản lý.

- Duy tu, cải tạo sửa chữa hệ thống kênh mương thủy lợi theo phân cấp của Thành phố.

- Quản lý đất đai, lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động sự nghiệp địa chính khác phân cấp cho xã, thị trấn.

- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế khác.

2.3. Các hoạt động về môi trường theo phân cấp của Thành phố, bao gồm:

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn xã, thị trấn.

- Phối hợp kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn quản lý.

- Hỗ trợ hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải thông thường trên địa bàn do xã, thị trấn quản lý.

2.4. Sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình hạ tầng cơ sở do xã, thị trấn quản lý như: nhà văn hóa, thư viện, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao,...

2.5. Chi cho công tác dân quân, tự vệ và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, thị trấn:

- Huấn luyện dân quân tự vệ; đăng ký, tổ chức thanh niên đi làm nghĩa vụ quân sự, tiếp đón quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về; tổ chức hội nghị tập huấn, kỷ niệm ngày truyền thống dân quân tự vệ và các hoạt động khác.

- Tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào quần chúng bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn (ngoài phần sử dụng quỹ bảo trợ an ninh); hỗ trợ các chiến dịch giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội; hỗ trợ công tác phòng cháy chữa cháy; hỗ trợ sơ kết, tổng kết phong trào quần chúng bảo vệ an ninh và các hoạt động khác về đảm bảo an ninh trật tự.

2.6. Hoạt động của Hội đồng nhân dân, cơ quan quản lý Nhà nước ở xã, thị trấn:

- Hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn.

- Phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, thị trấn, ở thôn và tổ dân phố theo quy định của Nhà nước và Thành phố.

- Hỗ trợ hoạt động các khu dân cư.

2.7. Hoạt động của Đảng ủy xã, thị trấn.

2.8. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc (kể cả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân) và các tổ chức chính trị - xã hội xã, thị trấn: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Cựu chiến binh; Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân.

2.9. Hỗ trợ hoạt động Hội Người cao tuổi, Hội Chữ thập đỏ, Ban công tác Mặt trận và các tổ chức xã hội khác của xã, thị trấn theo quy định của pháp luật; hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, hoạt động hòa giải.

2.10. Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.

3. Chi chuyển nguồn từ ngân sách xã, thị trấn năm trước sang ngân sách năm sau.

D. NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI CỦA NGÂN SÁCH PHƯỜNG

I. Nguồn thu của ngân sách phường gồm:

1. Các khoản thu hưởng 100%

1.1. Thuế nhà đất.

1.2. Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ các hộ sản xuất.

1.3. Các khoản thu phí, lệ phí thu cho ngân sách phường theo quy định của pháp luật (không kể phí xăng dầu, phí bảo vệ môi trường từ nước thải, lệ phí trước bạ).

1.4. Phạt xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (trừ thu từ các hoạt động chống buôn lậu, kinh doanh trái pháp luật, phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông).

1.5. Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách theo quy định từ các hoạt động sự nghiệp do phường quản lý.

1.6. Thu từ sử dụng quỹ đất công, công ích và hoa lợi công sản do phường quản lý.

1.7. Tiền đền bù thiệt hại đối với đất giao cơ quan, đơn vị thuộc phường quản lý.

1.8. Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho ngân sách phường.

1.9. Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách phường theo quy định của pháp luật.

1.10. Thu kết dư ngân sách.

1.11. Các khoản thu khác của ngân sách phường theo quy định của pháp luật.

1.12. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.

1.13. Thu chuyển nguồn từ ngân sách phường năm trước sang ngân sách năm sau.

2. Các khoản thu ngân sách phường hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%)

2.1. Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh.

2.2. Lệ phí trước bạ nhà đất thu trên địa bàn phường.

II. Nhiệm vụ chi của ngân sách phường

1. Chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn trên địa bàn phường từ nguồn tăng thu của ngân sách phường (nếu có); đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho ngân sách phường.

2. Chi thường xuyên

2.1. Các hoạt động sự nghiệp văn hóa thông tin; truyền thanh; thể dục thể thao; giáo dục, đảm bảo xã hội:

- Hỗ trợ các hoạt động giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Thành phố.

- Nhà truyền thống, thư viện, nhà văn hóa, đài truyền thanh và các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao.

- Công tác đảm bảo xã hội theo phân cấp của Thành phố

+ Chi về công tác xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội: Ma túy, mại dâm và các hoạt động xã hội khác do phường quản lý;

+ Thăm hỏi gia đình chính sách, các hoạt động tình nghĩa nhân các ngày truyền thống, lễ, tết; trợ cấp xã hội cho người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật không nơi nương tựa và thực hiện các chính sách xã hội khác đối với các đối tượng do phường quản lý (không thuộc đối tượng chính sách, hưởng trợ cấp thường xuyên do Phòng lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện cấp);

+ Công tác xã hội khác như: trợ cấp cứu đói, hỏa hoạn, thiên tai, mất mùa, tai nạn,…

- Chi sự nghiệp văn hóa, xã hội khác.

2.2. Chi sự nghiệp kinh tế gồm:

- Duy tu, sửa chữa các tuyến đường ngõ, ngách; sửa chữa cải tạo công trình thoát nước công cộng (được thoả thuận chuyên ngành), trong các khu dân cư do phường quản lý với giá trị công trình đến 01 tỷ đồng.

- Hỗ trợ công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và các nhiệm vụ khác về quản lý nông - lâm - ngư nghiệp do phường quản lý.

- Duy tư, cải tạo sửa chữa hệ thống kênh mương thủy lợi theo phân cấp của Thành phố.

- Quản lý đất đai, lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động sự nghiệp địa chính khác phân cấp cho phường.

- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế khác.

2.3. Các hoạt động về môi trường theo phân cấp của Thành phố, bao gồm:

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn phường.

- Phối hợp kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn quản lý.

2.4. Sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình hạ tầng cơ sở do phường quản lý như: Nhà văn hóa, thư viện, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao với giá trị công trình đến 01 tỷ đồng.

2.5. Chi cho công tác dân quân, tự vệ và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường:

- Huấn luyện dân quân tự vệ; đăng ký, tổ chức thanh niên đi làm nghĩa vụ quân sự, tiếp đón quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về; tổ chức hội nghị tập huấn, kỷ niệm ngày truyền thống dân quân tự vệ và các hoạt động khác.

- Tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào quần chúng bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn (ngoài phần sử dụng quỹ bảo trợ an ninh); hỗ trợ các chiến dịch giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội; hỗ trợ công tác phòng cháy chữa cháy; hỗ trợ sơ kết, tổng kết phong trào quần chúng bảo vệ an ninh và các hoạt động khác về đảm bảo an ninh trật tự.

2.6. Hoạt động của Hội đồng nhân dân, cơ quan quản lý Nhà nước ở phường:

- Hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phường.

- Phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách phường và tổ dân phố theo quy định của Nhà nước và Thành phố.

- Hỗ trợ hoạt động các khu dân cư, tổ dân phố.

2.7. Hoạt động của Đảng ủy phường.

2.8. Hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (kể cả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân) và các tổ chức chính trị - xã hội phường: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Cựu chiến binh; Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân.

2.9. Hỗ trợ hoạt động Hội Người cao tuổi, Hội Chữ thập đỏ, Ban công tác Mặt trận và các tổ chức xã hội khác của phường theo quy định của pháp luật; Hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, hoạt động hòa giải.

2.10. Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.

3. Chi chuyển nguồn từ ngân sách phường năm trước sang ngân sách năm sau.

 

PHỤ LỤC SỐ 02

TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) PHÂN CHIA NGUỒN THU GIỮA CÁC CẤP NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Nghị quyết số 16/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND TP)

STT

Nội dung

NS Trung ương (%)

NS Thành phố (%)

NS quận huyện (%)

NS xã phường thị trấn (%)

A

CÁC KHOẢN THU TRONG CÂN ĐỐI NSĐP

 

 

 

 

I

CÁC KHOẢN THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG HƯỞNG 100%

 

 

 

 

1

Thuế môn bài

 

 

 

 

1.1

 Thuế môn bài thu từ DNNN; DN có vốn đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn; các cơ sở kinh tế của cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, lực lượng vũ trang Thành phố.

 

100

 

 

1.2

Thuế môn bài thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã,…)

 

 

100

 

1.3

Thuế môn bài từ cá nhân, hộ kinh doanh:

 

 

 

 

 

 - Trên địa bàn phường

 

 

70

30

 

 - Trên địa bàn xã, thị trấn

 

 

 

100

2

Thuế tài nguyên

 

 

 

 

2.1

Thuế tài nguyên từ DNNN, DN có vốn đầu tư nước ngoài (không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động khai thác dầu khí)

 

100

 

 

2.2

Thuế tài nguyên từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ sản xuất

 

 

100

 

3

Tiền sử dụng đất, sau khi đã trừ phần kinh phí ứng GPMB và đầu tư hạ tầng

 

 

 

 

3.1

Tiền sử dụng đất các dự án di dời theo Quyết định số 09/2007/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ và Tiền sử dụng đất các dự án đấu giá đất thực hiện cơ chế đầu tư trở lại phát triển hạ tầng khu đấu giá đất, gồm: Khu đô thị mới Cầu Giấy, khu đô thị mới Mỗ Lao, khu TT hành chính quận Hà Đông, khu đô thị mới Xuân Phương huyện Từ Liêm; quận Long Biên (theo Quyết định số 5560/QĐ-UBND ngày 29/10/2009 của UBND thành phố Hà Nội ) tương ứng với kinh phí đầu tư dự án xây dựng đường QL1A đoạn cầu Chui – cầu Đuống (*); phần tiền SD đất còn lại sau khi đầu tư theo cơ chế đặc thù sẽ thực hiện điều tiết theo cơ chế chung.

 

100

 

 

3.2

Đối với loại đất có quy mô diện tích dưới 5000 m2 (nhỏ lẻ, xen kẹt) không tiếp giáp với đường, phố.

 

 

100

 

3.3

Đối với loại đất có quy mô diện tích từ 5000 m2 trở lên; hoặc đất dưới 5000 m2 tiếp giáp với đường, phố.

 

 

 

 

 

 - Các huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Thanh Oai, Phú Xuyên, Ứng Hoà, Chương Mỹ, Thường Tín, Phúc Thọ, Thanh Trì.

 

50

50

 

 

 - Các huyện, thị xã: Sơn Tây, Đông Anh, Mê Linh, Gia Lâm.

 

65

35

 

 

 - 10 quận và các huyện: Hoài Đức, Đan Phượng, Từ Liêm, Quốc Oai, Thạch Thất.

 

70

30

 

4

Tiền cho thuê mặt đất, mặt nước

 

 

 

 

4.1

Tiền cho thuê mặt đất, mặt nước của DN có vốn đầu tư nước ngoài (không kể tiền thuê mặt nước từ hoạt động khai thác dầu khí)

 

100

 

 

4.2

Tiền cho thuê mặt đất, mặt nước (không kể thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hoạt động khai thác dầu khí)

 

 

100

 

5

Thuế nhà, đất

 

 

 

100

6

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

 

 

 

 

6.1

Thu các hộ sản xuất tại địa bàn xã, thị trấn

 

 

 

100

6.2

Thu từ các nông trường, trạm, trại nhà nước quản lý

 

 

100

 

7

Tiền đền bù thiệt hại đất

 

 

 

 

7.1

Thu hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đối với đất thuộc thành phố quản lý.

 

100

 

 

7.2

Thu hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đối với đất thuộc cấp huyện quản lý.

 

 

100

 

7.3

Thu hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đối với đất thuộc cấp xã quản lý.

 

 

 

100

8

Tiền cho thuê nhà, bán và thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

 

 

 

 

8.1

Nhà ở

 

100

 

 

8.2

Không phải là nhà ở:

 

 

 

 

 

 - Thành phố quản lý

 

100

 

 

 

 - Cấp huyện quản lý

 

 

100

 

 

 - Cấp xã quản lý

 

 

 

100

9

Lệ phí trước bạ

 

 

 

 

9.1

Lệ phí trước bạ nhà đất

 

 

 

 

 

 - Thu trên địa bàn phường

 

 

70

30

 

 - Thu trên địa bàn xã, thị trấn

 

 

 

100

9.2

Lệ phí trước bạ xe máy, ô tô, tàu thuyền và tài sản khác

 

 

 

 

 

 Quận Hoàn Kiếm

 

83

17

 

 

 Quận Ba Đình

 

88

12

 

 

 Quận Đống Đa

 

84

16

 

 

 Quận Hai Bà Trưng

 

82

18

 

 

 Quận Thanh Xuân

 

82

18

 

 

 Quận Cầu Giấy

 

83

17

 

 

 Huyện Từ Liêm

 

73

27

 

 

 Thị xã Sơn Tây

 

50

50

 

 

 Các quận, huyện còn lại

 

58

42

 

10

Thu nhập từ vốn góp của ngân sách địa phương, tiền thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các cơ sở kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của Thành phố

 

100

 

 

11

Viện trợ không hoàn lại các tổ chức, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương theo quy định của pháp luật

 

 

 

 

 

 - Thành phố

 

100

 

 

 

 - Cấp huyện

 

 

100

 

 

 - Xã, phường, thị trấn

 

 

 

100

12

Phí, lệ phí do các cơ quan đơn vị thuộc địa phương tổ chức thu (không kể Phí xăng dầu; Lệ phí trước bạ, Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải)

 

 

 

 

 

 - Do Thành phố quản lý thu

 

100

 

 

 

 - Do quận, huyện,TP trực thuộc quản lý thu

 

 

100

 

 

 - Do xã, phường, thị trấn quản lý thu

 

 

 

100

 

(Riêng phí thắng cảnh giao UBND TP quyết định cụ thể, phù hợp để đầu tư, bảo vệ khu di tích và tổ chức lễ hội)

 

 

 

 

13

Thu từ quỹ đất công, công ích và thu hoa lợi công sản xã, phường, thị trấn quản lý

 

 

 

100

14

Thu sự nghiệp của các đơn vị do địa phương quản lý

 

 

 

 

 

 - Thành phố

 

100

 

 

 

 - Cấp huyện

 

 

100

 

 

 - Xã, phường, thị trấn

 

 

 

100

15

Huy động, đóng góp tự nguyện từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật

 

 

 

 

 

 - Thành phố

 

100

 

 

 

 - Cấp huyện

 

 

100

 

 

 - Xã, phường, thị trấn

 

 

 

100

16

Huy động vốn để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN

 

100

 

 

17

Thu kết dư ngân sách

 

 

 

 

 

 - Thành phố

 

100

 

 

 

 - Cấp huyện

 

 

100

 

 

 - Xã, phường, thị trấn

 

 

 

100

18

Các khoản phạt, tịch thu và thu khác của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật (phần thuộc ngân sách nhà nước theo quy định)

 

 

 

 

 

 - Do cơ quan Trung ương, Thành phố xử lý phạt

 

100

 

 

 

 - Do cơ quan cấp huyện xử lý phạt

 

 

100

 

 

 - Do cấp xã, phường, thị trấn xử lý phạt

 

 

 

100

19

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

 

 

 

 

 

 - Thành phố

 

100

 

 

 

 - Cấp huyện

 

 

100

 

 

 - Xã, phường, thị trấn

 

 

 

100

20

Thu chuyển nguồn từ ngân sách địa phương năm trước sang ngân sách địa phương năm sau

 

 

 

 

 

 - Thành phố

 

100

 

 

 

 - Cấp huyện

 

 

100

 

 

 - Xã, phường, thị trấn

 

 

 

100

III

CÁC KHOẢN THU PHÂN CHIA VỚI NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG

 

 

 

 

1

Thuế giá trị gia tăng

 

 

 

 

1.1

Thu từ DNNN Trung ương (không kể thuế GTGT hàng nhập khẩu, hoạt động khai thác dầu khí)

58

42

 

 

1.2

Thu từ DNNN Địa phương (không kể thuế GTGT hàng nhập khẩu, hoạt động Xổ số kiến thiết)

58

42

 

 

1.3

Thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài (không kể thuế GTGT hàng nhập khẩu, hoạt động khai thác dầu khí)

58

42

 

 

1.4

Thu từ khu vực kinh tế CTN ngoài quốc doanh (không kể thuế GTGT hàng nhập khẩu)

 

 

 

 

 

 Quận Hoàn Kiếm

58

25

17

 

 

 Quận Ba Đình

58

30

12

 

 

 Quận Đống Đa

58

26

16

 

 

 Quận Hai Bà Trưng

58

24

18

 

 

 Quận Thanh Xuân

58

24

18

 

 

 Quận Cầu Giấy

58

25

17

 

 

 Huyện Từ Liêm

58

15

27

 

 

 Các quận, huyện, thị xã còn lại

58

 

42

 

2

Thuế thu nhập doanh nghiệp

 

 

 

 

2.1

Thu từ DNNN Trung ương (không kể thuế TNDN đơn vị hạch toán toàn ngành)

58

42

 

 

2.2

Thu từ DNNN Địa phương (không kể thuế TNDN hoạt động Xổ số kiến thiết)

58

42

 

 

2.3

Thu từ DN Đầu tư nước ngoài (không kể thuế TNDN hoạt động khai thác dầu khí)

58

42

 

 

2.4

Thu từ khu vực kinh tế CTN ngoài quốc doanh

 

 

 

 

 

 Quận Hoàn Kiếm

58

25

17

 

 

 Quận Ba Đình

58

30

12

 

 

 Quận Đống Đa

58

26

16

 

 

 Quận Hai Bà Trưng

58

24

18

 

 

 Quận Thanh Xuân

58

24

18

 

 

 Quận Cầu Giấy

58

25

17

 

 

 Huyện Từ Liêm

58

15

27

 

 

 Các quận, huyện, thị xã còn lại

58

 

42

 

3

Thuế tiêu thu đặc biệt (không kể TTĐB hàng nhập khẩu và Xổ số KT)

 

 

 

 

3.1

Thu từ DNNN Trung ương

58

42

 

 

3.2

Thu từ DNNN Địa phương (Không kể thuế TTĐB từ hoạt động XSKT)

58

42

 

 

3.3

Thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài

58

42

 

 

3.4

Thu từ khu vực kinh tế CTN ngoài quốc doanh

 

 

 

 

 

 Quận Hoàn Kiếm

58

25

17

 

 

 Quận Ba Đình

58

30

12

 

 

 Quận Đống Đa

58

26

16

 

 

 Quận Hai Bà Trưng

58

24

18

 

 

 Quận Thanh Xuân

58

24

18

 

 

 Quận Cầu Giấy

58

25

17

 

 

 Huyện Từ Liêm

58

15

27

 

 

 Các quận, huyện, thị xã còn lại

58

 

42

 

4

Thu khác khu vực kinh tế CTN ngoài quốc doanh

 

 

100

 

5

Thuế thu nhập cá nhân

 

 

 

 

5.1

Thuế thu nhập cá nhân của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu qua KBNN Hà Nội.

58

42

 

 

5.2

Thuế thu nhập cá nhân giao quận, huyện, thị xã quản lý thu (không bao gồm của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu qua KBNN Hà Nội)

 

 

 

 

 

 Quận Hoàn Kiếm

58

25

17

 

 

 Quận Ba Đình

58

30

12

 

 

 Quận Đống Đa

58

26

16

 

 

 Quận Hai Bà Trưng

58

24

18

 

 

 Quận Thanh Xuân

58

24

18

 

 

 Quận Cầu Giấy

58

25

17

 

 

 Huyện Từ Liêm

58

15

27

 

 

 Các quận, huyện, thị xã còn lại

58

 

42

 

6

Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

50

50

 

 

7

Phí xăng, dầu

58

42

 

 

B

KHOẢN THU XSKT NGOÀI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH

 

100

 

 

(*) Tiền sử dụng đất thu từ các hộ tái định cư và thu từ đấu giá quyền SD đất trên phần diện tích còn lại sau khi bố trí tái định cư của dự án khu nhà ở tái định cư phường Giang Biên (21,8 ha); tiền đấu giá quyền SD đất tại các phần diện tích đất trong khu đô thị mới Việt Hưng (các lô đất CT-15, CT-19B, CT-21B) thu lại từ Tổng công ty phát triển nhà và đô thị - HUD; tiền đấu giá quyền SD đất tại dự án khu đấu giá đất phường Giang Biên (11,5 ha); nguồn thu tiền chênh lệch về tiền SD đất do điều chỉnh quy hoạch các ô đất hỗn hợp HH04, HH05, HH06 trong khu đô thị mới Việt Hưng sang chức năng nhà ở.

 

PHỤ LỤC SỐ 03

ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI
NGÂN SÁCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND Thành phố)

A. Định mức phân bổ chi đầu tư XDCB

1. Tiêu chí

(1) Tiêu chí về quy mô dân số: Là dân số trung bình của các quận, huyện, thị xã năm 2009.

(2) Tiêu chí về thu nội địa: Là số thu nội địa (không bao gồm khoản thu từ đất) dự toán giao thu trong kế hoạch năm 2010.

(3) Diện tích tự nhiên của các quận, huyện và thị xã.

(4) Số đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn của các quận, huyện, thị xã.

(5) Số Km đường giao thông chưa được kiên cố hoá.

(6) Số trung tâm văn hoá thể thao quận, huyện, thị xã và cấp xã chưa được đầu tư.

(7) Số trụ sở cấp xã chưa đầu tư đồng bộ.

(8) Số trường học chưa đạt chuẩn quốc gia.

2. Định mức

Tổng số điểm áp dụng tính toán là 1000 điểm, trong đó phân bổ như sau:

(1) Diện tích tự nhiên: 100 điểm;

(2) Quy mô dân số: 100 điểm;

(3) Thu nội địa: 100 điểm;

(4) Đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn: 100 điểm;

(5) Số Km đường giao thông chưa được kiên cố hoá: 140 điểm;

(6) Số trung tâm văn hoá thể thao quận, huyện, thị xã và cấp xã chưa được đầu tư: 140 điểm;

(7) Số trụ sở cấp xã chưa đầu tư đồng bộ: 140 điểm;

(8) Số trường học chưa đạt chuẩn quốc gia: 140 điểm ;

(9) Điểm còn lại là 40 điểm là để bù đắp cho các quận, huyện để đảm bảo nguyên tắc không thấp hơn định mức của năm trước liền kề và bổ sung cho thị xã Sơn Tây do được phân cấp rộng hơn các địa bàn khác.

3. Cách thức tính toán

3.1. Xác định mức điểm: Từ các mức điểm cho mỗi tiêu chí, mức điểm được cho các quận, huyện, thị xã được tính như sau:

a) Điểm của tiêu chí diện tích tự nhiên là 100 điểm:

- Gọi diện tích tự nhiên của quận, huyện thứ i là ai

- Gọi số điểm theo diện tích tự nhiên của quận, huyện thứ i là Ai

Điểm tiêu chí diện tích tự nhiên của quận, huyện thứ i là:

b) Tương tự công thức tính toán trên, ứng với mức điểm cho mỗi tiêu chí ta tính toán các tiêu chí còn lại.

Như vậy:

- Tổng số điểm của quận, huyện thứ i là Xi, ta có:

Xi = Ai + Ci + Di + Ei + Bi + ....

- Tổng số điểm của 29 quận, huyện, thị xã là Y, ta có:

3.2. Xác định mức vốn phân cấp cân đối của các quận, huyện:

Mức vốn cân đối cho mỗi quận, huyện theo các tiêu chí trên, số vốn định mức cho 1 điểm phân bổ được tính theo công thức:

- Gọi K là tổng số vốn XDCB phân cấp (không bao gồm tiền sử dụng đất) cân đối ngân sách phân cấp của các quận, huyện, thị xã theo các tiêu chí trên. Z là số vốn định mức cho một điểm phân bổ vốn đầu tư, ta có:

- Gọi tổng mức vốn XDCB phân cấp (không bao gồm tiền sử dụng đất) cân đối cho mỗi quận, huyện, thị xã theo các tiêu chí trên là Vi , ta có:

Vi     =     Z    x    Xi

Trên cơ sở định mức phân bổ nêu trên, tổng vốn đầu tư phân cấp cho quận, huyện, thị xã sẽ phụ thuộc vào tổng số điểm được tính cho từng quận, huyện, thị xã.

4. Về phân bổ bổ sung có mục tiêu từ NS Thành phố cho ngân sách quận, huyện, thị xã

- Việc hỗ trợ có mục tiêu từ NS Thành phố cho ngân sách quận, huyện, thị xã chủ yếu thông qua chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình mục tiêu của Thành phố được HĐND Thành phố thông qua và theo quy định của từng chương trình mục tiêu.

- Ngoài hỗ trợ theo chương trình mục tiêu ngân sách Thành phố, chỉ hỗ trợ các công trình, dự án có ý nghĩa lớn đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quận huyện, thị xã nằm trong quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư XDCB, ngân sách quận, huyện, thị xã đã bố trí nhưng chưa đủ nguồn đảm bảo, cần tập trung nguồn lực để thực hiện nhanh trong thời gian nhất định. Danh mục dự án hỗ trợ, mức hỗ trợ cụ thể UBND Thành phố trình HĐND Thành phố quyết định tại các kỳ họp.

- Hỗ trợ khắc phục thiên tai, hỏa hoạn và nhiệm vụ cấp bách khác theo quy định của pháp luật. 

B. Định mức phân bổ chi thường xuyên năm 2011

I. Định mức phân bổ chi thường xuyên các đơn vị dự toán ngân sách cấp Thành phố năm 2011

1. Định mức phân bổ chi khác ngân sách quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Định mức chi khác năm 2011

1

Đơn vị dự toán cấp 1

 

 

 

Từ 200 biên chế trở lên

Đồng/biên chế/năm

43.000.000

 

Từ 100 đến dưới 200

Đồng/biên chế/năm

44.000.000

 

Dưới 100 biên chế

Đồng/biên chế/năm

45.000.000

2

Đơn vị dự toán cấp 2

 

 

 

Từ 200 biên chế trở lên

Đồng/biên chế/năm

40.000.000

 

Từ 100 đến dưới 200

Đồng/biên chế/năm

41.000.000

 

Dưới 100 biên chế

Đồng/biên chế/năm

42.000.000

Trong đó:

a) Định mức chi đơn vị dự toán cấp I được áp dụng cho Văn phòng các sở, ban ngành, đoàn thể (được cấp ngân sách theo quy định của Luật NSNN, hoặc được giao biên chế) thuộc Thành phố.

Riêng các cơ quan của Thành uỷ, Văn phòng Đoàn Đại biểu quốc hội và HĐND Thành phố, Văn phòng UBND Thành phố và 5 tổ chức chính trị (Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên CS HCM, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân): được tính tăng thêm 30% so với định mức phân bổ đơn vị dự toán cấp I.

b) Định mức chi cho đơn vị dự toán cấp II: Là các cơ quan trực thuộc các sở, ban, ngành, đoàn thể của Thành phố.

c) Định mức phân bổ trên (điểm a, điểm b) là cơ sở để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ.

d) Định mức phân bổ nêu trên đảm bảo cơ cấu (tối thiểu là 45%) các khoản chi khác; nội dung các khoản chi khác bao gồm:

- Các khoản chi hành chính phục vụ hoạt động thường xuyên bộ máy các cơ quan.

- Các khoản chi nghiệp vụ hàng năm: Chi tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; chi quản lý ngành, lĩnh vực; chi thực hiện chỉ đạo, kiểm tra; chi công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, xây dựng, hoàn thiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật; ứng dụng công nghệ thông tin; kinh phí hoạt động của Đảng, đoàn thể, hoạt động ban vì sự tiến bộ phụ nữ…)

- Các khoản kinh phí mua sắm công cụ, dụng cụ; kinh phí sửa chữa nhỏ thường xuyên tài sản.

e) Định mức phân bổ trên không bao gồm:

- Tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương[8]

- Các khoản chi: Chi kinh phí đối ứng các dự án; chi thuê trụ sở; tổ chức đại hội, hội nghị ngành; chi hỗ trợ các quỹ; chi hoạt động các Ban chỉ đạo, Ban quản lý, tổ công tác liên ngành; chi mua ô tô, sửa chữa lớn trụ sở; chi mua sắm thiết bị và phương tiện làm việc cho cán bộ, công chức mới được bổ sung biên chế theo định mức; mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc theo các Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Các khoản chi đặc thù mang tính chất riêng biệt, các nhiệm vụ đặc thù phát sinh không thường xuyên.

f) Dự toán chi khác quản lý hành chính các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định (từ năm 2012) được điều chỉnh tăng thêm hàng năm theo tỷ lệ do UBND Thành phố trình HĐND Thành phố quyết định theo khả năng cân đối ngân sách.

g) Đối với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định của Luật NSNN và Quyết định số 21/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

2. Sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề

STT

Nội dung

Đơn vị tính

ĐM PB năm 2011

I

Giáo dục

 

 

1

Trung học phổ thông

Đồng/học sinh/năm

4.000.000

2

THPT chuyên Hà Nội Amstecdam

Đồng/học sinh/năm

15.000.000

3

THPT chuyên còn lại

Đồng/học sinh/năm

10.000.000

4

THPT dân tộc nội trú[9]

Đồng/học sinh/năm

13.000.000

5

Trung tâm giáo dục KTTH

 

 

 

 - THPT

Đồng/học sinh/năm

450.000

 

 - THCS

Đồng/học sinh/năm

450.000

6

Trường khuyết tật[10]

Đồng/học sinh/năm

10.200.000

7

TT giáo dục TX

Đồng/học sinh/năm

1.800.000

II

Đào tạo và dạy nghề

 

 

 

Các trường cao đẳng[11]

 

 

1

Cao đẳng sư phạm[12]

Đồng/học sinh/năm

14.000.000

2

Cao đẳng nghệ thuật

Đồng/học sinh/năm

14.000.000

3

Cao đẳng khác[13]

Đồng/học sinh/năm

8.900.000

 

Các trường trung học

 

 

4

Trung học sư phạm

Đồng/học sinh/năm

8.400.000

5

Kinh tế, thương mại

Đồng/học sinh/năm

7.500.000

6

Trung học nông nghiệp

Đồng/học sinh/năm

7.500.000

7

Trung học xây dựng

Đồng/học sinh/năm

7.500.000

 

Các trường dạy nghề

 

 

8

TCN giao thông công chính; cơ khí I

Đồng/học sinh/năm

7.000.000

9

TCN Đồng hồ, điện tử, tin học; may và thời trang

Đồng/học sinh/năm

7.000.000

10

TCN nghề số 1; TCN tổng hợp; nấu ăn & NV khách sạn

Đồng/học sinh/năm

7.000.000

11

TT dịch vụ việc làm

Đồng/biên chế/năm

Áp dụng ĐM chi khác ngân sách của đơn vị DT cấp 2 Khối hành chính

12

Trường ĐT BD cán bộ

Đồng/biên chế/năm

Áp dụng ĐM chi khác ngân sách của đơn vị DT cấp 2 Khối hành chính

13

Đào tạo, bồi dưỡng

Đồng/người dân/năm

25.000

- Trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp, TT giáo dục thường xuyên, Trường năng khiếu thể dục thể thao: Các khoản chi khác (ngoài tiền lương, có tính chất lương, các khoản trích theo lương) trong cơ cấu định mức đảm bảo tối thiểu là 30% để chi nghiệp vụ giảng dạy và học tập, các khoản mua sắm, sửa chữa nhỏ thường xuyên.

- Trường trung học phổ thông chuyên, trường khuyết tật, trung tâm giáo dục thường xuyên: Các khoản chi khác (ngoài tiền lương, có tính chất lương, các khoản trích theo lương) trong cơ cấu định mức đảm bảo tối thiểu là 50% để chi nghiệp vụ giảng dạy và học tập, các khoản mua sắm, sửa chữa nhỏ thường xuyên.

- Trường dân tộc nội trú định mức đảm bảo chi tiền lương, có tính chất lương, các khoản trích theo lương, chi cho học sinh nội trú là người dân tộc theo quy định của Chính phủ, chi nghiệp vụ giảng dạy và học tập, các khoản mua sắm, sửa chữa nhỏ thường xuyên; cơ cấu tối thiểu chi khác chiếm 50%.

- Đối với sự nghiệp đào tạo và dạy nghề: Các khoản chi khác trong cơ cấu định mức (không bao gồm các khoản tiền lương và các khoản có tính chất như lương...) đảm bảo tối thiểu là 40% để chi nghiệp vụ giảng dạy và học tập, các khoản mua sắm, sửa chữa nhỏ thường xuyên.

- Trên cơ sở định mức chi trên, nếu khoản chi khác thấp hơn tỷ lệ quy định ở trên so với tổng chi theo định mức sẽ được bố trí tăng thêm dự toán cho đảm bảo các khoản chi khác đủ tỷ lệ quy định (chưa kể nguồn thu học phí).

- Định mức phân bổ trên là cơ sở để xác định mức kinh phí giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.

3. Sự nghiệp y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình

STT

Nội dung

Đơn vị tính

ĐM PB năm 2011

I

Chữa bệnh

 

 

1

Các bệnh viện hạng 1

 

 

 

BV Xanh Pôn

Đồng/gb/năm

72.000.000

 

BV Thanh Nhàn

Đồng/gb/năm

72.000.000

 

BV Phụ sản

Đồng/gb/năm

72.000.000

 

BV đa khoa Hà Đông

Đồng/gb/năm

72.000.000

 

BV Tâm thần Hà Nội

Đồng/gb/năm

72.000.000

 

BV Lao và Phổi[14]

Đồng/gb/năm

72.000.000

2

Các bệnh viện hạng 2

 

 

 

BV Bắc Thăng Long

Đồng/gb/năm

60.000.000

 

BV U bướu

Đồng/gb/năm

60.000.000

 

Bệnh viện mắt Hà Nội

Đồng/gb/năm

60.000.000

 

BV Đức Giang

Đồng/gb/năm

60.000.000

 

BV Đống Đa

Đồng/gb/năm

60.000.000

 

BV Việt Nam-Cu Ba

Đồng/gb/năm

60.000.000

 

BV đa khoa y học cổ truyền HN

Đồng/gb/năm

60.000.000

 

BV đa khoa Sơn Tây

Đồng/gb/năm

60.000.000

 

BV đa khoa Đông Anh

Đồng/gb/năm

60.000.000

 

BV đa khoa Sóc Sơn

Đồng/gb/năm

60.000.000

 

BV đa khoa Thanh Trì

Đồng/gb/năm

60.000.000

 

BV thận

 

 

 

- Giường bệnh

Đồng/gb/năm

60.000.000

 

- Ca chạy thận

đ/ca

300.000

3

Bệnh viện hạng 3

 

 

 

BV đa khoa Vân Đình

Đồng/gb/năm

55.000.000

 

BV đa khoa y học cổ truyền HĐ

Đồng/gb/năm

55.000.000

 

BV 12 huyện

Đồng/gb/năm

55.000.000

 

BV mắt Hà Đông

Đồng/gb/năm

55.000.000

 

BV Da liễu[15]

Đồng/gb/năm

55.000.000

4

Các bệnh viện khác

 

 

 

BV tâm thần Mỹ Đức

Đồng/gb/năm

60.000.000

 

BV tâm thần Mai Hương

Đồng/gb/năm

60.000.000

 

Bệnh viện 09

 

 

 

- Hoạt động bộ máy

Đồng/bc/năm

Áp dụng ĐM chi khác ngân sách của đơn vị DT cấp 2 Khối hành chính

 

- Chi giường bệnh[16]

Đồng/gb/năm

40.000.000

 

Làng HB Thanh Xuân[17]

 

 

 

- Hoạt động bộ máy

Đồng/bc/năm

Áp dụng ĐM chi khác ngân sách của đơn vị DT cấp 2 Khối hành chính

 

- Chi giường bệnh

Đồng/gb/năm

40.000.000

 

Các TT không có giường bệnh

Đồng/bc/năm

Áp dụng ĐM chi khác ngân sách của đơn vị DT cấp 2 Khối hành chính

 

Trung tâm VCCC 115

Đồng/lượt VCCC

300.000

II

Phòng bệnh

 

 

1

Các chi cục, trung tâm, trung tâm y tế quận, huyện, thị xã[18]

Đồng/bc/năm

Áp dụng ĐM chi khác ngân sách của đơn vị DT cấp 2 Khối hành chính

2

Bệnh nhân tâm thần khám ngoại trú

Đồng/ng/lượt

450.000

3

Khám bệnh nhân da liễu

Đồng/ng/lượt

60.000

4

Khám bệnh nhân lao ngoại trú

Đồng/ng/lượt

1.035.000

5

Chi lượt khám cho đối tượng B

Đồng/ng/lượt

210.000

6

Phòng dịch

Đồng/người dân/năm

4.000

7

Các hoạt động sự nghiệp y tế

Đồng/người dân/năm

10.000

8

Dân số – KHH GĐ

Đồng/người dân/năm

2.000

9

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Đồng/người dân/năm

5.000

a) Định mức phân bổ trên là cơ sở xác định mức kinh phí để giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.

b) Định mức phân bổ tính theo giường bệnh đảm bảo cơ cấu: Các khoản chi khác (ngoài tiền lương, có tính chất lương, các khoản trích theo lương) trong cơ cấu định mức tối thiểu 30%. Riêng các bệnh viện không có nguồn thu, hoặc nguồn thu không đáng kể thì tỷ lệ chi khác tối thiểu là 40%.

- Các giường bệnh vượt kế hoạch: (tối đa không quá 20% số giường bệnh kế hoạch năm 2010): được tính bằng 30% định mức áp dụng cho bệnh viện đó cho 20% số giường bệnh vượt so với kế hoạch năm 2010. Số giường bệnh vượt còn lại áp dụng mô hình dịch vụ công, thu đảm bảo chi phí.

c) Định mức tính theo dân số phù hợp với định mức phân bổ cho phục vụ công tác phòng bệnh (phòng khám, phòng chống dịch, tuyên truyền...) được áp dụng cho:

- Chi phòng dịch: Chi cho các nhiệm vụ phòng chống dịch thuờng xuyên cấp thành phố hàng năm, không bao gồm chi phòng chống dịch đột xuất.

- Chi hoạt động sự nghiệp y tế bao gồm: chi hoạt động nghiệp vụ, lập các dự án kêu gọi viện trợ, chi các chương trình y tế (phòng bệnh).

- Chi sự nghiệp dân số KHH gia đình: Chi đảm bảo nhiệm vụ về chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình: Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, tuyên truyền, kiểm tra… theo chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình của Thành phố giai đoạn 2011-2015 thuộc nhiệm vụ của cấp Thành phố. Định mức phân bổ theo Nghị quyết của HĐND Thành phố.

d) Chi khám chữa bệnh trẻ em dưới 6 tuổi và khám chữa bệnh cho người cận nghèo, thực hiện theo mức của Chính phủ quy định.

4. Sự nghiệp văn hoá, thể thao và du lịch

STT

Nội dung

Đơn vị tính

ĐMPB

1

Hoạt động bộ máy các đơn vị sự nghiệp

Đồng/bc/năm

Áp dụng ĐM chi khác ngân sách của đơn vị DT cấp 2 Khối hành chính

2

Các hoạt động sự nghiệp văn hoá[19]

Đồng/nd/năm

10.000

3

Các sự nghiệp TDTT

Đồng/nd/năm

 

 

Thể thao quần chúng

Đồng/nd/năm

2.500

 

Thể thao thành tích cao

 

Theo chế độ chi và đối tượng

4

Sự nghiệp du lịch

Đồng/nd/năm

3.000

Định mức phân bổ trên cho hoạt động bộ máy các đơn vị sự nghiệp là cơ sở xác định mức kinh phí để giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.

5. Sự nghiệp thông tin truyền thông

STT

Nội dung

Đơn vị tính

ĐM PB

1

Hoạt động bộ máy các đơn vị sự nghiệp

Đồng/bc/năm

Áp dụng ĐM chi khác ngân sách của đơn vị DT cấp 2 Khối hành chính

2

Các hoạt động sự nghiệp (trong đó có hỗ trợ các báo)

 

Theo thực tế

Định mức phân bổ trên cho hoạt động bộ máy các đơn vị sự nghiệp là cơ sở xác định mức kinh phí để giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.

6. Sự nghiệp phát thanh truyền hình

Đài Phát thanh truyền hình Hà Nội: áp dụng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.

7. Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội

STT

Nội dung

Đơn vị tính

ĐM PB

1

 Hoạt động bộ máy các đơn vị sự nghiệp

Đồng/bc/năm

Áp dụng ĐM chi khác ngân sách của đơn vị DT cấp 2 Khối hành chính

2

Chi đảm bảo xã hội

 

Theo chế độ chi và đối tượng

3

Các hoạt động xã hội

 

Theo chế độ chi và đối tượng

Định mức phân bổ trên cho hoạt động bộ máy các đơn vị sự nghiệp là cơ sở xác định mức kinh phí để giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.

8. Chi quốc phòng

Nội dung nhiệm vụ chi của ngân sách Thành phố, phạm vi chi hỗ trợ của ngân sách Thành phố cho quốc phòng theo quy định tại: Nghị định 10/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; Thông tư Liên bộ Tài chính - Quốc phòng số 23/2004/TTLT-BTC-BQP ngày 26/3/2004 hướng dẫn lập, chấp hành, quyết toán ngân sách Nhà nước và quản lý tài sản Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng; Nghị định 58/2010/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Dân quân tự vệ.

Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ an ninh quốc phòng của Thành phố, chế độ, chính sách chi và khả năng cân đối ngân sách, UBND Thành phố xác định mức chi hợp lý phù hợp trình HĐND Thành phố quyết định phân bổ.

9. Chi an ninh

Nội dung nhiệm vụ chi của ngân sách Thành phố, phạm vi chi hỗ trợ của ngân sách Thành phố cho an ninh, quốc phòng theo quy định tại: Nghị định 10/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã; Thông tư Liên bộ Tài chính - Quốc phòng số 23/2004/TTLT-BTC-BQP ngày 26/3/2004 hướng dẫn lập, chấp hành, quyết toán ngân sách Nhà nước và quản lý tài sản Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng; Thông tư Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Công an số 54/2004/TTLT-BTC-BCA ngày 10/6/2004 hướng dẫn lập, chấp hành, quyết toán ngân sách Nhà nước và quản lý tài sản Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh.

Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ an ninh quốc phòng của Thành phố, chế độ, chính sách chi và khả năng cân đối ngân sách, UBND Thành phố xác định mức chi hợp lý phù hợp trình HĐND Thành phố quyết định phân bổ.

10. Chi trợ giá, trợ cước

Căn cứ vào chính sách của Nhà nước về mức trợ giá, đối tượng trợ giá để xác định mức trợ giá cho từng trường hợp.

11. Chi sự nghiệp khoa học công nghệ

Dự toán chi sự nghiệp khoa học công nghệ được bố trí ở mức tăng theo tỷ lệ phần trăm (%) với dự toán chi năm trước theo mức tăng chi thường xuyên của ngân sách địa phương.

12. Chi sự nghiệp kinh tế

Việc xác định dự toán chi sự nghiệp kinh tế hàng năm và trong thời kỳ ổn định của ngân sách Thành phố thực hiện theo nguyên tắc:

+ Thực tế chi sự nghiệp kinh tế năm 2010.

+ Trên cơ sở nhiệm vụ chi ngân sách Thành phố.

+ Định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá theo quyết định của Thành phố.

+ Kết quả thực hiện theo cơ chế đặt hàng, đấu thầu các dịch vụ đô thị.

+ Khả năng cân đối ngân sách Thành phố.

13. Chi sự nghiệp môi trường

Đảm bảo kinh phí thực hiện theo quy định tại Thông tư số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 của liên Bộ: Tài chính - Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường; và theo các quy định hiện hành của Nhà nước (ngoài phần phân cấp cho quận, huyện, thị xã). 

14. Chi thường xuyên khác của ngân sách

Chi thường xuyên khác của ngân sách: Căn cứ vào chế độ quy định, khả năng cân đối ngân sách và nhiệm vụ cụ thể.

15. Chi nghiệp vụ đặc thù, đột xuất thành phố giao; chi mua sắm phương tiện và tài sản cố định; chi sửa chữa lớn cơ sở vật chất

Đối với những nhiệm vụ chi này chưa xác định được định mức phân bổ chi ngân sách. Việc xác định dự toán các khoản chi này thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Chi nghiệp vụ đặc thù, đột xuất thành phố giao hàng năm, hoặc đột xuất phục vụ nhiệm vụ chính trị: được bố trí dự toán hợp lý theo khối lượng nhiệm vụ được giao và chế độ chi ngân sách hiện hành.

- Chi mua sắm phương tiện và tài sản cố định: Dự toán được xác định trên cơ sở tiêu chuẩn định mức trang thiết bị, nhu cầu thực tế của đơn vị, và khả năng cân đối ngân sách.

- Chi sửa chữa lớn tài sản cố định: Dự toán được xác định trên cơ sở nhu cầu thực tế hợp lý của đơn vị, các dự án được duyệt theo quy định và khả năng cân đối của ngân sách.

II. Định mức phân bổ ngân sách đối với quận, huyện, thị xã năm 2011

1. Định mức chi khác quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Định mức chi khác ngân sách năm 2011

1

Đơn vị quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể

Đồng/bc/năm

40.000.000

2

Các đơn vị quản lý nhà nước thực hiện theo cơ chế sự nghiệp khác

Đồng/bc/năm

36.000.000

Trong đó:

a) Định mức phân bổ trên áp dụng cho: Khối các phòng, ban thuộc quận, huyện, thị xã; (được tính theo biên chế được giao).

Riêng đối với các cơ quan thuộc quận, huyện uỷ, thị ủy; Văn phòng HĐND, UBND quận, huyện, thị xã và 5 tổ chức chính trị (Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên CS HCM, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân); được tính tăng thêm 30% so với định mức phân bổ đơn vị dự toán cấp quận, huyện, thị xã.

b) Định mức phân bổ trên là cơ sở để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ.

c) Nội dung định mức trên đảm bảo cơ cấu và bao gồm:

- Các khoản chi khác (tối thiểu là 45%), bao gồm: 

+ Các khoản chi hành chính phục vụ hoạt động thường xuyên bộ máy các cơ quan

+ Các khoản chi nghiệp vụ hàng năm: chi tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; chi quản lý ngành, lĩnh vực; chi thực hiện chỉ đạo, kiểm tra; chi công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, xây dựng, hoàn thiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật; ứng dụng công nghệ thông tin; kinh phí hoạt động của Đảng, đoàn thể, hoạt động ban vì sự tiến bộ phụ nữ…)

+ Các khoản kinh phí mua sắm công cụ, dụng cụ; kinh phí sửa chữa nhỏ thường xuyên tài sản.

d) Định mức phân bổ trên không bao gồm:

- Tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương[20]

- Các khoản chi: Chi kinh phí đối ứng các dự án; chi thuê trụ sở; chi hoạt động các Ban chỉ đạo, Ban quản lý mang tính chất kiêm nhiệm, tổ công tác liên ngành; chi mua ô tô, sửa chữa lớn trụ sở; chi mua sắm thiết bị và phương tiện làm việc cho cán bộ, công chức mới được bổ sung biên chế theo định mức; mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc theo các Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Các khoản chi đặc thù mang tính chất riêng biệt, các nhiệm vụ đặc thù phát sinh không thường xuyên.

e) Dự toán chi quản lý hành chính các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định (từ năm 2012) được điều chỉnh tăng thêm hàng năm theo tỷ lệ do UBND Thành phố trình HĐND Thành phố quyết định theo khả năng cân đối ngân sách.

f) Đối với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp được ngân sách quận, huyện hỗ trợ theo quy định của Luật NSNN và Quyết định số 21/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ về quy định tổ chức, hoạt động và quản lý các hội.

2. Sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề

STT

Nội dung

Đơn vị tính

ĐMPB

I

Giáo dục

 

 

1

Mầm non[21]

Đồng/hs/năm

3.400.000

2

Tiểu học

Đồng/hs/năm

3.000.000

3

Trung học cơ sở

Đồng/hs/năm

3.700.000

4

Trường khuyết tật

Đồng/hs/năm

10.200.000

II

Đào tạo, dạy nghề

 

 

1

Trung tâm ĐTBD CT và TT hướng nghiệp dạy nghề quận, huyện (Chưa bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương)

Đồng/bc/năm

Áp dụng ĐM chi khác ngân sách của đơn vị quản lý nhà nước thực hiện theo cơ chế sự nghiệp khác

2

Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Đồng/nd/năm

7.500

III

Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo chung

 

1,5% tổng chi sự nghiệp giáo dục đào tạo

Đối với lĩnh vực giáo dục: Trên cơ sở định mức chi trên, nếu tỷ lệ chi khác nhỏ hơn 25% tổng chi sự nghiệp giáo dục (chưa bao gồm chi sự nghiệp giáo dục đào tạo chung) trong đó, chi lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo quỹ lương thực tế; thì sẽ được bổ sung đủ 25%[22].

Đối với các trường học nằm trên địa bàn các xã thuộc diện chương trình 135, xã miền núi và xã thuộc bãi giữa Sông Hồng được tính tăng thêm 10% so với định mức phân bổ nêu trên.

Định mức phân bổ trên là cơ sở để xác định mức kinh phí giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.

3. Sự nghiệp y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình

TT

Nội dung

Đơn vị tính

ĐMPB

1

 Trung tâm DS KHH gia đình (Chưa bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương)

Đồng/bc/năm

Áp dụng ĐM chi khác ngân sách của đơn vị quản lý nhà nước thực hiện theo cơ chế sự nghiệp khác

2

Chi hoạt động sự nghiệp y tế, dân số, trẻ em

 

 

-

Chương trình dân số - KHHGĐ

Đồng/nd/năm

3.000

-

Chương trình y tế khác: Vệ sinh ATTP, phòng dịch, tiêm chủng…..

Đồng/nd/năm

4.000

-

Chương trình chăm sóc trẻ em

Đồng/nd/năm

1.000

Định mức phân bổ trên là cơ sở để xác định mức kinh phí giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.

4. Sự nghiệp văn hoá, thể thao, du lịch

STT

Nội dung

Đơn vị tính

ĐMPB

1

Hoạt động bộ máy các đơn vị sự nghiệp (Chưa bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương)

Đồng/bc/năm

Áp dụng ĐM chi khác ngân sách của đơn vị quản lý nhà nước thực hiện theo cơ chế sự nghiệp khác

2

Hoạt động sự nghiệp văn hoá

Đồng/nd/năm

6.000

3

Hoạt động sự nghiệp thể thao

Đồng/nd/năm

5.000

4

Hoạt động sự nghiệp du lịch

Đồng/nd/năm

2.000

Định mức phân bổ trên cho hoạt động bộ máy các đơn vị sự nghiệp là cơ sở xác định mức kinh phí để giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.

5. Sự nghiệp phát thanh, truyền thanh

STT

Nội dung

Đơn vị tính

ĐMPB

1

Hoạt động bộ máy của đài (Chưa bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương)

Đồng/bc/năm

Áp dụng ĐM chi khác ngân sách của đơn vị quản lý nhà nước thực hiện theo cơ chế sự nghiệp khác

2

Hoạt động sự nghiệp phát thanh, truyền thanh

Đồng/đài/năm

600.000.000

Định mức phân bổ trên là cơ sở xác định mức kinh phí để giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.

6. Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội

STT

Nội dung

Đơn vị tính

ĐMPB

1

Hoạt động bộ máy các đơn vị sự nghiệp  (Chưa bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương)

Đồng/bc/năm

Áp dụng ĐM chi khác ngân sách của đơn vị quản lý nhà nước thực hiện theo cơ chế sự nghiệp khác

2

Chi đảm bảo xã hội cho các đối tượng xã hội

 

Tính theo thực tế và chế độ chi

3

Các hoạt động xã hội

Đồng/nd/năm

6.000

Định mức phân bổ chi hoạt động bộ máy các đơn vị sự nghiệp trên là cơ sở xác định mức kinh phí để giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.

7. Chi quốc phòng

- Định mức phân bổ ngân sách cho các quận, huyện có số dân từ 200.000 người trở lên: 9.500 đ/người/năm (đã bao gồm kinh phí thực hiện Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số 58/2010/NĐ-CP của Chính phủ).

- Đối với những quận, huyện có số dân từ 150.000 đến dưới 200.000 người, định mức phân bổ ngân sách được tính theo hệ số 1,2; nhưng tối đa không vượt quá định mức chi của quận, huyện có dân số 200.000 dân.

- Đối với những quận, huyện có số dân dưới 150.000 định mức phân bổ ngân sách được tính theo hệ số 1,5; nhưng tối đa không vượt quá định mức chi của quận, huyện có dân số 150.000 dân.

8. Chi an ninh

- Định mức phân bổ ngân sách cho các quận, huyện có số dân từ 200.000 người trở lên: 8.000 đ/người/năm (đã bao gồm kinh phí của huyện theo phân cấp để thực hiện Pháp lệnh Công an xã, Nghị định 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã).

- Đối với những quận, huyện có số dân từ 150.000 đến dưới 200.000 người, định mức phân bổ ngân sách được tính theo hệ số 1,2 nhưng tối đa không vượt quá định mức chi của quận, huyện có dân số 200.000 dân.

- Đối với những quận, huyện có số dân dưới 150.000 định mức phân bổ ngân sách được tính theo hệ số 1,5 nhưng tối đa không vượt quá định mức chi của quận, huyện có dân số 150.000 dân.

9. Chi mua sắm phương tiện, tài sản cố định và sửa chữa lớn tài sản cố định

Dự kiến bố trí tỷ lệ 3% tổng chi theo định mức các khoản chi thường xuyên của 8 lĩnh vực chi thường xuyên nêu trên

10. Chi sự nghiệp kinh tế

Định mức phân bổ năm 2011 dự kiến được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số chi thường xuyên của 9 lĩnh vực chi thường xuyên theo định mức nêu trên (đối với các quận là 8%; đối với các huyện là 10%, thị xã Sơn Tây là 13%).

11. Chi sự nghiệp môi trường

Căn cứ Thông tư số 45/2010/TTLT-BTC-TNMT ngày 30/3/2010 của Liên bộ Tài chính - Tài nguyên Môi trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường, định mức chi sự nghiệp môi trường dự kiến như sau:

a) Đối với nhiệm vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải

Được tính theo khối lượng công việc và đơn giá kết quả đấu thầu, đặt hàng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Đối với các nhiệm vụ chi sự nghiệp môi trường khác

Được tính bằng 0,5% tổng chi thường xuyên ngân sách quận, huyện.

Tổng kinh phí bố trí chi thu gom vận chuyển xử lý rác thải và các nhiệm vụ chi sự nghiệp môi trường khác (tại mục a và b nêu trên) không thấp hơn 1% tổng chi ngân sách quận, huyện, thị xã.

12. Chi thường xuyên khác của ngân sách

Chi thường xuyên khác của ngân sách quận, huyện bằng 1,5% tổng chi thường xuyên của 9 lĩnh vực (từ mục 1 đến mục 9 nêu trên) của ngân sách quận, huyện, thị xã.

13. Các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định (từ năm 2012) các lĩnh vực tính theo định mức được xem xét, điều chỉnh tăng thêm hàng năm theo tỷ lệ do UBND Thành phố trình HĐND quyết định theo khả năng cân đối ngân sách.

III.  Định mức chi ngân sách xã, phường, thị trấn

Số TT

Phân loại xã theo dân số

Đơn vị tính

Định mức chi ngân sách xã, phường, thị trấn năm 2011

A

B

1

2

1

Số dân dưới 5.000 người

 

 

 

 - Xã

đồng/xã

1.315.000.000

 

 - Phường, thị trấn

đồng/phường, thị trấn

1.680.000.000

2

Số dân từ 5.000 tới dưới 8.000 người

 

 

 

 - Xã

đồng/xã

1.347.000.000

 

 - Phường, thị trấn

đồng/phường, thị trấn

1.713.000.000

3

Số dân từ 8.000 tới dưới 10.000 người

 

 

 

 - Xã

đồng/xã

1.379.000.000

 

 - Phường, thị trấn

đồng/phường, thị trấn

1.741.000.000

4

Số dân từ 10.000 - dưới 12.000 người

 

 

 

 - Xã

đồng/xã

1.453.000.000

 

 - Phường, thị trấn

đồng/phường, thị trấn

1.812.000.000

5

Số dân từ 12.000 - dưới 14.000

 

 

 

 - Xã

đồng/xã

1.488.000.000

 

 - Phường, thị trấn

đồng/phường, thị trấn

1.874.000.000

6

 Số dân từ 14.000 – dưới 16.000

 

 

 

 - Xã

đồng/xã

1.542.000.000

 

 - Phường, thị trấn

đồng/phường, thị trấn

1.955.000.000

7

 Số dân từ 16.000 – dưới 18.000

 

 

 

 - Xã

đồng/xã

1.597.000.000

 

 - Phường, thị trấn

đồng/phường, thị trấn

2.007.000.000

8

 Số dân từ 18.000 - dưới 20.000

 

 

 

 - Xã

đồng/xã

1.652.000.000

 

 - Phường, thị trấn

đồng/phường, thị trấn

2.074.000.000

9

 Số dân từ 20.000 - dưới 22.000

 

 

 

 - Xã

đồng/xã

1.706.000.000

 

 - Phường, thị trấn

đồng/phường, thị trấn

2.142.000.000

10

 Số dân từ 22.000 - dưới 24.000

 

 

 

 - Xã

đồng/xã

1.727.000.000

 

 - Phường, thị trấn

đồng/phường, thị trấn

2.172.000.000

11

 Số dân từ 24.000 - dưới 26.000

 

 

 

 - Xã

đồng/xã

1.749.000.000

 

 - Phường, thị trấn

đồng/phường, thị trấn

2.202.000.000

12

 Số dân từ 26.000 - trở lên

 

 

 

 - Xã

đồng/xã

1.770.000.000

 

 - Phường, thị trấn

đồng/phường, thị trấn

2.230.000.000

a) Định mức chi khác ngân sách xã, phường, thị trấn đã bao gồm kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí hỗ trợ các tổ chức đoàn thể, UBMTTQ theo Quyết định số 71/QĐ-UBND ngày 31/12/2008; Hỗ trợ Hội người cao tuổi, Chữ thập đỏ cơ sở; Ban thanh tra nhân dân xã phường, hoạt động của Đảng uỷ xã, phường theo Quyết định 1497/QĐ-TU ngày 16/11/2009 của Thành uỷ (đã bao gồm kinh phí thực hiện Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số 58/2010/NĐ-CP của Chính phủ và kinh phí thực hiện Nghị định 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã); Bổ sung chênh lệch giá báo, đặt báo cho cơ sở thôn, tổ dân phố; Trang bị phương tiện bảo vệ dân phố; Kinh phí hoạt động HĐND xã, phường; hỗ trợ trung tâm học tập cộng đồng…. (không bao gồm chi lương, các khoản phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn...)[23].

b) Đối với các xã thuộc diện chương trình 135, xã miền núi và xã thuộc bãi giữa Sông Hồng được tính tăng thêm 15% so với định mức phân bổ nêu trên.

c) Ngoài định mức chi khác ngân sách cấp xã, phường, thị trấn nêu trên, bổ sung hỗ trợ thêm 30 triệu đồng/xã, phường, thị trấn để hỗ trợ thêm hoạt động các hội, đoàn thể ở cơ sở.

d) Các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định (từ năm 2012) định mức tính phân bổ nêu trên được xem xét, điều chỉnh tăng thêm hàng năm theo tỷ lệ do UBND Thành phố trình HĐND quyết định theo khả năng cân đối ngân sách các cấp./.



[1] Gồm: Tiền sử dụng đất thu từ các hộ tái định cư và thu từ đấu giá quyền SD đất trên phần diện tích còn lại sau khi bố trí tái định cư của dự án khu nhà ở tái định cư phường Giang Biên (21,8 ha); tiền đấu giá quyền SD đất tại các phần diện tích đất trong khu đô thị mới Việt Hưng (các lô đất CT-15, CT-19B, CT-21B) thu lại từ Tổng công ty phát triển nhà và đô thị - HUD; tiền đấu giá quyền SD đất tại dự án khu đấu giá đất phường Giang Biên (11,5ha); nguồn thu tiền chênh lệch về tiền SD đất do điều chỉnh quy hoạch các ô đất hỗn hợp HH04, HH05, HH06 trong khu đô thị mới Việt Hưng sang chức năng nhà ở.

[2] Quy định tại Khoản c, mục 1, Điều 33 Luật Ngân Sách năm 2002. 

[3] Gồm: Tiền sử dụng đất thu từ các hộ tái định cư và thu từ đấu giá quyền SD đất trên phần diện tích còn lại sau khi bố trí tái định cư của dự án khu nhà ở tái định cư phường Giang Biên (21,8 ha); tiền đấu giá quyền SD đất tại các phần diện tích đất trong khu đô thị mới Việt Hưng (các lô đất CT-15, CT-19B, CT-21B) thu lại từ Tổng công ty phát triển nhà và đô thị - HUD; tiền đấu giá quyền SD đất tại dự án khu đấu giá đất phường Giang Biên (11,5 ha); nguồn thu tiền chênh lệch về tiền SD đất do điều chỉnh quy hoạch các ô đất hỗn hợp HH04, HH05, HH06 trong khu đô thị mới Việt Hưng sang chức năng nhà ở.

[4] Thu trên địa bàn xã, thị trấn thì ngân sách xã, thị trấn hưởng 100%

[5] Thu trên địa bàn xã, thị trấn thì ngân sách xã, thị trấn hưởng 100%

[6] Bao gồm cả đường liên thôn

[7] Quy định tại Khoản c, mục 1, Điều 33 Luật Ngân Sách năm 2002. 

1 Dự toán chi lương, các khoản phụ cấp và đóng góp theo lương của cơ quan quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể cấp Thành phố được xác định trên cơ sở tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương thực tế bình quân của từng đơn vị và chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao.

[9] Chưa bao gồm học bổng học sinh dân tộc nội trú, mức chi theo quy định của Nhà nước

[10] Bao gồm các trường tiểu học: Bình Minh, Nguyễn Đình Chiểu, Xã Đàn

[11] Định mức hệ trung học trong trường cao đẳng được tính bằng 80% định mức hệ cao đẳng của trường.

[12] Định mức trường cao đẳng sư phạm đã bao gồm tiền miễn giảm học phí cho học sinh sư phạm

[13] Gồm các trường: Cao đẳng Nghề công nghệ cao, CĐ cộng đồng; Cao đẳng y tế, CĐ điện tử, điện lạnh; CĐ Nghề công nghiệp; CĐ thương mại du lịch

[14] Bệnh viện Lao và Phổi là bệnh viện hạng 2, nhưng do tính đặc thù khám và điều trị cho các bệnh nhân lao và phổi, định mức phân bổ ngân sách áp dụng như bệnh viện hạng 1.

[15]  Định mức trên chưa bao gồm kinh phí hỗ trợ tiền ăn, quần áo, thuốc điều trị,… cho bệnh nhân phong (tại các khu điều trị bệnh nhân phong) theo số đối tượng và chế độ quy định của Thành phố

[16] Bao gồm cả tiền ăn bệnh nhân theo quy định

[17] Bao gồm cả tiền ăn cho các cháu

[18] Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã gồm: TT y tế, phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh, trạm y tế xã, phường, thị trấn.

[19] Ngoài định mức trên, Bảo tàng Hà Nội, TT Thành cổ - Cổ Loa được tính thêm một phần kinh phí để duy trì hoạt động cơ sở vật chất hiện có.

[20] Dự toán chi lương, các khoản phụ cấp và đóng góp theo lương của cơ quan quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể cấp quận, huyện, thị xã được xác định trên cơ sở tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương thực tế bình quân của từng đơn vị và chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao.

[21] Đối tượng học sinh tăng nhanh trong năm 2009-2010

[22]  Do biên chế lĩnh vực giáo dục đào tạo hiện nay ở quận, huyện thị xã chưa ổn định; do vậy, trường hợp biên chế thực tế lĩnh vực giáo dục của quận, huyện, thị xã thấp hơn biên chế được giao thì tính chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo thực tế; trong năm nếu tổ chức tuyển biên chế mới, sẽ được xem xét bổ sung dự toán để đảm bảo cơ cấu quy định trên

[23]  Dự toán chi lương, các khoản phụ cấp và đóng góp theo lương được xác định trên cơ sở tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương thực tế bình quân của từng đơn vị và chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 16/2010/NQ-HĐND về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ chi ngân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 do Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIII, kỳ họp thứ 22 ban hành

  • Số hiệu: 16/2010/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 10/12/2010
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Ngô Thị Doãn Thanh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/12/2010
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản