Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/2019/NQ-HĐND

Cà Mau, ngày 04 tháng 10 năm 2019

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH NỘI DUNG, MỨC CHI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ NĂM 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ MƯỜI (BẤT THƯỜNG)

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 14/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về quản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020;

Xét Tờ trình số 120/TTr-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc ban hành Nghị quyết quy định nội dung, mức chi thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ năm 2016-2020; Báo cáo thẩm tra số 100/BC-HĐND ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này quy định nội dung, mức chi thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ năm 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau (sau đây gọi là Chương trình).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ năm 2016 - 2020 và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Điều 3. Nội dung và mức chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ nâng cao nhận thức, năng lực tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ

1. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về tài sản trí tuệ: Thực hiện theo quy định hiện hành của tỉnh, thanh toán theo hợp đồng và thực tế phát sinh trong phạm vi dự toán được phê duyệt.

2. Đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về tài sản trí tuệ; biên soạn, phát hành tài liệu về tài sản trí tuệ: Thực hiện theo quy định hiện hành của tỉnh về một số mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

3. Tổ chức hội nghị, hội thảo để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận, khai thác thông tin sở hữu trí tuệ: Thực hiện theo quy định hiện hành của tỉnh về chế độ công tác phí, chế độ hội nghị và chế độ chi tiếp khách.

4. Hỗ trợ kinh phí để thiết kế, xây dựng bộ công cụ tra cứu, các gói thông tin sở hữu trí tuệ chuyên ngành; xây dựng và triển khai mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ

a) Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ được xây dựng dưới hình thức các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Thông tư số 17/2017/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ (sau đây gọi tắt là Thông tư 17). Mức hỗ trợ thực hiện theo quy định hiện hành của tỉnh về định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;

b) Mức kinh phí hỗ trợ

Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên được hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện nhiệm vụ;

Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên được hỗ trợ 70% kinh phí thực hiện nhiệm vụ;

Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, doanh nghiệp và các tổ chức khác được hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện nhiệm vụ.

Điều 4. Nội dung và mức chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và bảo vệ tài sản trí tuệ

1. Hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ trong nước đối với các sản phẩm, dịch vụ, ưu tiên các đối tượng là kết quả nghiên cứu khoa học, sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia, kiểu dáng sản phẩm và giống cây trồng mới

a) Đơn đăng ký bảo hộ sáng chế: 30 triệu đồng/đơn;

b) Đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp: 15 triệu đồng/đơn;

c) Giống cây trồng mới: 30 triệu đồng/đơn.

2. Hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ ở nước ngoài đối với các sản phẩm, dịch vụ là kết quả nghiên cứu khoa học, sản phẩm chủ lực của tỉnh, kiểu dáng sản phẩm và giống cây trồng mới: 60 triệu đồng/đơn.

3. Hỗ trợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ quản lý và phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm đặc thù của tỉnh mang địa danh đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể; áp dụng sáng chế của Việt Nam, sáng chế của nước ngoài không được bảo hộ tại Việt Nam để áp dụng giống cây trồng mới: Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ được xây dựng dưới hình thức các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Thông tư số 17. Mức hỗ trợ thực hiện theo quy định hiện hành của tỉnh về định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.

4. Hỗ trợ kinh phí triển khai các biện pháp bảo vệ và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ: Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ được xây dựng dưới hình thức các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Thông tư số 17. Mức hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành của tỉnh về định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.

5. Hỗ trợ kinh phí tổ chức trưng bày, triển lãm phân biệt sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và sản phẩm xâm hại quyền sở hữu trí tuệ: 10 triệu đồng/01 đơn vị tham gia.

Điều 5. Nội dung và mức chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ khai thác thương mại và phát triển tài sản sở hữu trí tuệ

1. Hỗ trợ kinh phí cho nhiệm vụ giới thiệu, quảng bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại khác cho các tài sản trí tuệ của Việt Nam ở trong và ngoài nước; khai thác, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

a) Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ được xây dựng dưới hình thức các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Thông tư số 17. Mức hỗ trợ thực hiện theo quy định hiện hành của tỉnh về định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;

b) Mức kinh phí hỗ trợ

Đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên được hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện nhiệm vụ;

Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phân chi thường xuyên được hỗ trợ 70% kinh phí thực hiện nhiệm vụ;

Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, doanh nghiệp và các tổ chức khác được hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện nhiệm vụ.

2. Hỗ trợ kinh phí định giá, kiểm toán tài sản trí tuệ (tập trung vào các đối tượng là sáng chế, tên thương mại, nhãn hiệu của các doanh nghiệp): Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ được xây dựng dưới hình thức các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Thông tư số 17. Mức hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành của tỉnh về định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.

Điều 6. Nội dung và mức chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ ứng dụng các tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo cá nhân được hình thành từ thực tiễn

1. Hỗ trợ kinh phí tư vấn, hỗ trợ đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho cá nhân có sáng kiến, giải pháp kỹ thuật và các thành quả sáng tạo khác đã được các tổ chức, hiệp hội hoặc cấp có thẩm quyền công nhận; hoàn thiện, khai thác, áp dụng các tài sản trí tuệ và thành quả sáng tạo, đặc biệt là các tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo cá nhân có tính ứng dụng cao, khả năng áp dụng rộng rãi, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội, cộng đồng: Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ được xây dựng dưới hình thức các nhiệm vụ khoa học vài công nghệ theo Thông tư số 17. Mức hỗ trợ thực hiện theo quy định hiện hành của tỉnh về định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.

2. Tổ chức vinh danh, khen thưởng các cá nhân điển hình có tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo được áp dụng rộng rãi, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và xã hội áp dụng bằng mức chi tối đa tại Thông tư số 27/2018/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính cho hoạt động tổ chức Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam.

Điều 7. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau Khóa IX, Kỳ họp thứ Mười (Bất thường) thông qua ngày 04 tháng 10 năm 2019 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2019./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- BTT. UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- TT. HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Trần Văn Hiệ
n

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 15/2019/NQ-HĐND quy định về nội dung, mức chi thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ năm 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau

  • Số hiệu: 15/2019/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 04/10/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
  • Người ký: Trần Văn Hiện
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/11/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản