Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 143/2009/NQ-HĐND | Biên Hòa, ngày 16 tháng 7 năm 2009 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
KHÓA VII - KỲ HỌP THỨ 16
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Khoáng sản và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định 07/2009/NĐ-CP ngày 22/01/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Sau khi xem xét Tờ trình số 5213/TTr-UBND ngày 03/7/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; nội dung báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và các ý kiến thảo luận của các Đại biểu tại tổ và kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ
Điều 1. Nhất trí thông qua điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 theo Tờ trình số 5213/TTr-UBND ngày 03/7/2009 của UBND tỉnh (kèm theo Tờ trình) với những nội dung như sau:
1. Thống nhất với các quan điểm phát triển trong quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
2. Thống nhất việc khoanh định các khu vực điều chỉnh, bổ sung và đưa ra khỏi quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
3. Tán thành các giải pháp, biện pháp để triển khai, thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong đó, Ủy ban nhân dân tỉnh cần tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp sau:
a) Xác định, phê duyệt và công bố các khu vực thăm dò để đấu thầu khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo kế hoạch hàng năm của UBND tỉnh.
b) Ban hành quy định về việc cải tạo đất để canh tác nông nghiệp có thu hồi khoáng sản và quy định về quản lý sử dụng tuyến đường chuyên dùng trong khai thác mỏ.
c) Có biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trong hoạt động khoáng sản.
1. Giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này, định kỳ hàng năm có đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo tại kỳ họp cuối năm của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện chức năng giám sát việc thực hiện Nghị quyết này theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa VII, kỳ họp thứ 16 thông qua ngày 16 tháng 7 năm 2009./.
| CHỦ TỊCH |
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5213/TTr-UBND | Biên Hòa, ngày 03 tháng 7 năm 2009 |
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Khoáng sản và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định 07/2009/NĐ-CP ngày 22/01/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Thực hiện Văn bản số 54/HĐND-VP ngày 27/02/2009 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc nhất trí với việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khoáng sản,
Ủy ban nhân dân tỉnh kính trình Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu như sau:
I. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua năm 2006
Thực hiện Nghị quyết số 72/2006/NQ-HĐND ngày 19/7/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (gọi tắt là quy hoạch khoáng sản năm 2006), UBND tỉnh đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh; tiến hành cắm mốc các khu vực quy hoạch khoáng sản, các khu vực cấm hoạt động khoáng sản và bàn giao mốc cắm ngoài thực địa cho các địa phương quản lý.
Đã cấp phép thăm dò, khai thác 1.777,53 ha, tập trung ở các huyện Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Thống Nhất, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa, bao gồm:
1. Đối với các khu vực quy hoạch khai thác công nghiệp
Đã cấp 24/24 mỏ, với tổng diện tích cấp phép 776,23/860,43 ha (đạt tỷ lệ 90,2%) gồm: Đá xây dựng 20 mỏ, sét gạch ngói 01 mỏ, Puzoland 01 mỏ, Laterit 01 mỏ, đá ốp lát 01 mỏ. Trong đó: Có 13 mỏ tiếp tục duy trì hoạt động khai thác với công suất cũ; 11 mỏ lập hồ sơ thăm dò bổ sung để nâng công suất khai thác.
2. Đối với các khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác công nghiệp đến năm 2010
Đã giải quyết 918,24 ha (đạt tỷ lệ 43,11%), trong đó đá xây dựng 439,19 ha (đạt tỷ lệ 60,87%); sét gạch ngói 40 ha (đạt tỷ lệ 9,58%); cát xây dựng 439,05 ha (đạt tỷ lệ 54,86%).
3. Đối với các khu vực quy hoạch khai thác quy mô nhỏ đến năm 2010
Đã giải quyết 83,06 ha (đạt tỷ lệ 5,83%) trong đó đá xây dựng 2,9 ha (đạt tỷ lệ 5,24%); sét gạch ngói 25,55 ha (đạt tỷ lệ 15,52%); vật liệu san lấp 54,61 ha (đạt tỷ lệ 4,65%).
Nhìn chung, quy hoạch khoáng sản năm 2006 đã tạo ra những thuận lợi cơ bản trong công tác quản lý Nhà nước, làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, đáp ứng yêu cầu cung cấp vật liệu xây dựng để đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, chỉnh trang và phát triển đô thị, xây dựng các khu công nghiệp và các điểm dân cư mới, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong những năm qua.
Bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua, việc triển khai thực hiện dự án điều chỉnh quy hoạch khoáng sản năm 2006 vẫn còn tồn tại, hạn chế:
Một số khu vực quy hoạch khoáng sản đã được giới thiệu cho các dự án khác theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của các ngành, địa phương; một số khu quy hoạch khoáng sản trùng vào khu vực đất an ninh, quốc phòng, khu bảo tồn thiên nhiên, ruộng lúa nước 2 - 3 vụ; nhu cầu về vật liệu san lấp các công trình giao thông, xây dựng của Trung ương và các công trình tại các địa phương đang ngày một tăng cao nhưng thực tế quy hoạch hiện hành chưa đủ đáp ứng được; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch các ngành cũng đã điều chỉnh, bổ sung.
Trước tình hình trên, việc thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 là rất cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Tài nguyên khoáng sản là nguồn của cải quý, thuộc sở hữu Nhà nước, là nguồn lực quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên phải quy hoạch sử dụng có hiệu quả nhằm góp phần vào tăng trưởng chung và bền vững của nền kinh tế;
- Bảo vệ, khai thác khoáng sản kết hợp với chế biến, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có dự trữ lâu dài đối với các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh, đồng thời tăng cường bảo vệ các khu vực có tài nguyên khoáng sản thuộc thẩm quyền quy hoạch của Trung ương;
- Việc khai thác khoáng sản phải tính đến nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài, có tính đến xu hướng tiến bộ của khoa học công nghệ trong lĩnh vực sử dụng công nghệ mới và vật liệu thay thế; đồng thời quan tâm áp dụng các công nghệ khai thác, chế biến hiện đại để nâng cao tối đa hệ số thu hồi khoáng sản chính, các khoáng sản đi kèm và giá trị của sản phẩm chế biến;
- Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật - công nhân lành nghề để từng bước làm chủ việc khai thác và chế biến khoáng sản;
- Kết hợp chặt chẽ việc khai thác khoáng sản với bảo đảm an ninh - quốc phòng, bảo vệ môi trường, môi sinh, bảo vệ cảnh quan và các di tích lịch sử.
- Bổ sung vào quy hoạch: Một số khu vực theo yêu cầu của các huyện, thị xã để đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng phục vụ các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh; các khu vực thăm dò, đấu thầu khai thác công nghiệp theo Văn bản số 4265/UBND-CNN ngày 03/6/2009 của UBND tỉnh;
- Đưa ra khỏi quy hoạch: Các mỏ đã kết thúc khai thác; các mỏ có quy mô nhỏ, khu vực không có khả năng khai thác; khu vực trùng đất chuyên trồng lúa nước, trùng với đất quốc phòng, an ninh, khu bảo tồn thiên nhiên, trùng với đất đã giới thiệu cho các dự án khác;
- Điều chỉnh quy hoạch: Điều chỉnh giai đoạn quy hoạch một số khu vực từ sau năm 2010 và quy hoạch dự trữ vào sử dụng từ nay đến năm 2010 cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội;
- Tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, từng bước lập lại trật tự trên lĩnh vực này.
3. Nội dung điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khoáng sản
a) Các khu vực bổ sung vào quy hoạch khoáng sản đến năm 2010
+ Đá xây dựng: 01 khu vực tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, diện tích 14,07 ha, tài nguyên dự báo 2,91 triệu m3;
+ Cát xây dựng: 01 khu vực trên sông Đồng Nai đoạn thuộc xã Đắk Lua, huyện Tân Phú, diện tích 100 ha, tài nguyên dự báo 2,45 triệu m3;
+ Vật liệu san lấp: 29 khu vực, tổng diện tích 430,99 ha, tài nguyên dự báo 23,25 triệu m3;
b) Các khu vực đưa ra khỏi quy hoạch khoáng sản năm 2006
+ Đá xây dựng: 01 khu vực quy hoạch khai thác quy mô nhỏ, diện tích 22,35 ha, tài nguyên dự báo 6,71 triệu m3; 07 khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác công nghiệp, tổng diện tích 235,52 ha, tài nguyên dự báo 69,67 triệu m3; 05 khu vực quy hoạch dự trữ, tổng diện tích 829,5 ha, tài nguyên dự báo 308,01 triệu m3;
+ Sét gạch ngói: 06 khu vực quy hoạch khai thác quy mô nhỏ, tổng diện tích 139,27 ha, tài nguyên dự báo 8,00 triệu m3; 08 khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác công nghiệp, tổng diện tích 851,22 ha, tài nguyên dự báo 54,16 triệu m3; 05 khu vực quy hoạch dự trữ, tổng diện tích 1.492,94 ha, tài nguyên dự báo 91,11 triệu m3;
+ Vật liệu san lấp: 08 khu vực quy hoạch khai thác quy mô nhỏ, tổng diện tích 218,4 ha, tài nguyên dự báo 12,71 triệu m3; 03 khu vực quy hoạch dự trữ, tổng diện tích 202,9 ha, tài nguyên dự báo 3,51 triệu m3;
+ Cát xây dựng: 02 khu vực quy hoạch khai thác quy mô nhỏ, tổng diện tích 30,3 ha, tài nguyên dự báo 0,29 triệu m3; 04 khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác công nghiệp, tổng diện tích 669,26 ha, tài nguyên dự báo 37,19 triệu m3; 01 khu vực quy hoạch dự trữ, diện tích 86,41 ha, tài nguyên dự báo 1,3 triệu m3;
+ Than bùn: 01 khu vực quy hoạch thăm dò, khai thác công nghiệp, diện tích 77,2 ha, tài nguyên dự báo 0,19 triệu m3;
Ngoài ra, trong quá trình giải quyết các hồ sơ xin thăm dò khoáng sản thuộc quy hoạch thăm dò khai thác khoáng sản đến giai đoạn 2010 đã loại bỏ những khu vực thuộc quy hoạch nhưng nằm trong hành lang sông, khu vực giáp khu dân cư, đường giao thông và những khu vực sau khi thăm dò không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng cụ thể đã loại bỏ 37,1 ha thuộc quy hoạch thăm dò khai thác đá xây dựng và 237,17 ha thuộc quy hoạch khai thác cát xây dựng.
c) Các khu vực điều chỉnh giai đoạn quy hoạch
+ Đá xây dựng: 08 khu vực từ quy hoạch sau năm 2010 và quy hoạch dự trữ chuyển sang quy hoạch thăm dò, khai thác giai đoạn đến năm 2010, tổng diện tích 585,26 ha, tài nguyên dự báo 189,68 triệu m3; 03 khu vực điều chỉnh từ quy hoạch sét gạch ngói sang quy hoạch đá xây dựng, tổng diện tích 87,31 ha, tài nguyên dự báo 21,66 triệu m3;
+ Sét gạch ngói: 01 khu vực điều chỉnh từ quy hoạch dự trữ chuyển sang quy hoạch thăm dò, khai thác giai đoạn đến 2010 và định hướng đến 2020, diện tích 77,67 ha, tài nguyên dự báo 1,79 triệu m3;
+ Cát san lấp: 02 khu vực điều chỉnh từ quy hoạch quy mô nhỏ chuyển sang quy hoạch thăm dò, khai thác giai đoạn đến 2010 và định hướng đến 2020, tổng diện tích 495,04 ha, tài nguyên dự báo 26,76 triệu m3.
d) Các khu vực sẽ thăm dò bằng nguồn vốn ngân sách để đấu thầu khai thác khoáng sản
Căn cứ chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 2224/UBND-CNN ngày 27/3/2009 và Văn bản số 4265/UBND-CNN ngày 03/6/2009, các khu vực sẽ thăm dò bằng nguồn vốn ngân sách để đấu thầu khai thác khoáng sản gồm:
+ Đá xây dựng: 01 khu vực tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, diện tích 51 ha, tài nguyên dự báo 10,45 triệu m3;
+ Cát xây dựng: 02 khu vực trên sông Đồng Nai, sông La Ngà thuộc lòng hồ Trị An và trên sông La Ngà, tổng diện tích 100 ha, tài nguyên dự báo 2,45 triệu m3;
+ Các khu vực quy hoạch thăm dò khai thác công nghiệp đến năm 2010 sẽ được tổ chức thăm dò nguồn vốn ngân sách để đấu thầu khai thác theo kế hoạch hàng năm của UBND tỉnh.
4. Kết quả điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khoáng sản.
a) Quy hoạch khai thác công nghiệp.
Khoanh định 44 mỏ, trên diện tích 1.758,39 ha đã được thăm dò, hiện đang khai thác hoặc chuẩn bị đưa vào cấp phép khai thác công nghiệp từ nay đến năm 2010, cụ thể như sau:
- Đá xây dựng: 31 mỏ (có 22 mỏ đang hoạt động, 04 mỏ chưa hoạt động, 05 mỏ đã được phê duyệt trữ lượng), tổng diện tích 1.032,28 ha, trữ lượng khoảng 309,91 triệu m3;
- Sét gạch ngói: 03 mỏ (01 mỏ đang hoạt động, 01 mỏ chưa hoạt động, 01 mỏ đã được phê duyệt trữ lượng), tổng diện tích 97,85 ha, trữ lượng khoảng 7,2 triệu m3;
- Puzơlan: 01 mỏ (mỏ Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu đang hoạt động), diện tích 36,94 ha, trữ lượng khoảng 8,17 triệu tấn;
- Laterit: 01 mỏ (mỏ Tân An, huyện Vĩnh Cửu đang hoạt động), diện tích 95 ha, trữ lượng khoảng 3,24 triệu tấn;
- Đá ốp lát: 01 mỏ (mỏ Đồi Mai, huyện Xuân Lộc đang hoạt động), diện tích 9,65 ha, trữ lượng khoảng 590.000 m3;
- Cát xây dựng: 05 mỏ (có 04 mỏ đang hoạt động, 01 đã được phê duyệt trữ lượng), tổng diện tích 439,05 ha, trữ lượng khoảng 5,52 triệu m3;
- Vật liệu san lấp: 02 mỏ có tổng diện tích 47,62 ha, trữ lượng khoảng 2,9 triệu m3.
b) Quy hoạch thăm dò, khai thác công nghiệp
Khoanh định các khu vực cấp phép thăm dò khai thác công nghiệp từ nay đến năm 2010 và từ năm 2011 đến năm 2020, gồm:
- Quy hoạch cấp phép thăm dò từ nay đến năm 2010 bao gồm 33 khu vực có thân khoáng, trên diện tích 1.633,9 ha, trong đó:
+ Đá xây dựng: 16 khu vực, diện tích 845,82 ha, tài nguyên dự báo khoảng 240,39 triệu m3;
+ Sét gạch ngói: 09 khu vực, diện tích 214,28 ha, tài nguyên dự báo khoảng 12,49 triệu m3;
+ Cát xây dựng: 05 khu vực, diện tích 274 ha, tài nguyên dự báo khoảng 8,57 triệu m3;
+ Than bùn: 01 khu vực, diện tích 10 ha, tài nguyên dự báo 0,04 triệu tấn.
+ Cát san lấp: 02 khu vực, diện tích 289,8 ha, tài nguyên dự báo 14,45 triệu m3;
- Quy hoạch cấp phép thăm dò khai thác từ năm 2011 đến năm 2020 bao gồm 22 khu vực có thân khoáng, trên diện tích 1.839,72 ha, trong đó:
+ Đá xây dựng: 11 khu vực, diện tích 754,58 ha, tài nguyên dự báo khoảng 125,5 triệu m3;
+ Sét gạch ngói: 08 khu vực, diện tích 600,4 ha, tài nguyên dự báo khoảng 36,7 triệu m3;
+ Cát xây dựng: 01 khu vực, diện tích 268 ha, tài nguyên dự báo khoảng 4,02 triệu m3;
+ Than bùn: 01 khu vực, diện tích 11,5 ha, tài nguyên dự báo 0,04 triệu tấn;
+ Cát san lấp: 01 khu vực, diện tích 205,24 ha, tài nguyên dự báo 12,31 triệu m3.
c) Quy hoạch khai thác quy mô nhỏ.
Khai thác quy mô nhỏ được áp dụng đối với các loại khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông) được quy định không bắt buộc tiến hành thăm dò và có diện tích cấp phép khai thác không quá 10 ha, công suất khai thác không quá 100.000m3/năm, thời gian khai thác không quá 05 năm (kể cả thời gian gia hạn).
Khoanh định 96 khu vực có thân khoáng trên diện tích 1.077,83 ha để cấp phép khai thác quy mô nhỏ, cụ thể như sau:
- Đá xây dựng: 01 khu vực, diện tích 3,83 ha, tài nguyên dự báo 0,5 triệu m3;
- Sét gạch ngói: 03 khu vực, diện tích 25,32 ha, tài nguyên dự báo 1,45 triệu m3;
- Vật liệu san lấp: 92 khu vực, diện tích 1.048,68 ha, tài nguyên dự báo khoảng 49,38 triệu m3.
d) Khoanh định khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản.
Trong phạm vi quy hoạch, có những thân khoáng đã được khảo sát địa chất khoáng sản chi tiết, song điều kiện khai thác trong giai đoạn hiện nay không thuận lợi hoặc chưa thật cần thiết để đưa vào khai thác. Những khu vực dự trữ khoáng sản có vai trò quan trọng trong việc quy hoạch thăm dò, khai thác công nghiệp sau này bao gồm 90 khu vực có thân khoáng, trên diện tích 8.507,42 ha, cụ thể như sau:
- Đá xây dựng: 20 khu vực, diện tích 2.702,91 ha, tài nguyên dự báo khoảng 536,93 triệu m3;
- Sét gạch ngói: 21 khu vực, diện tích 3.051,64 ha, tài nguyên dự báo khoảng 109,81 triệu m3;
- Cát xây dựng: 01 khu vực, diện tích 735,5 ha, tài nguyên dự báo khoảng 18,39 triệu m3;
- Puzơlan: 01 khu vực (Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu), diện tích 123,21 ha, tài nguyên dự báo khoảng 26,74 triệu tấn;
- Vật liệu san lấp: 47 khu vực, diện tích 1.894,16 ha, tài nguyên dự báo 31,21 triệu m3.
Sau khi dự án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được thông qua, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo:
- Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố, công khai kết quả điều chỉnh quy hoạch; phối hợp với địa phương cắm mốc các khu vực quy hoạch có thay đổi ngoài thực địa để thực hiện tốt công tác quản lý, thực hiện và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm, triển khai thực hiện quy hoạch. Hàng năm có tổng hợp báo cáo đánh giá tình hình và kết quả triển khai thực hiện về UBND tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh kính trình Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai thông qua./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Nghị quyết 184/2015/NQ-HĐND về quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 2Nghị quyết 61/NQ-HĐND năm 2016 Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 3Nghị quyết 62/NQ-HĐND năm 2016 Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 4Quyết định 626/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 5Quyết định 88/2018/QĐ-UBND về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 1Nghị quyết 184/2015/NQ-HĐND về quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 2Quyết định 626/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Luật Khoáng sản sửa đổi 2005
- 2Nghị định 160/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoáng sản và Luật Khoáng sản sửa đổi
- 3Luật Khoáng sản 1996
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 6Nghị định 07/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 160/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoáng sản và Luật Khoáng sản sửa đổi
- 7Nghị quyết 72/2006/NQ-HĐND điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- 8Nghị quyết 61/NQ-HĐND năm 2016 Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 9Nghị quyết 62/NQ-HĐND năm 2016 Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 10Quyết định 88/2018/QĐ-UBND về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Nghị quyết 143/2009/NQ-HĐND về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- Số hiệu: 143/2009/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 16/07/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Trần Đình Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra