Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 135/2010/NQ-HĐND

Tân An, ngày 23 tháng 3 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC XÂY DỰNG HUYỆN CẦN ĐƯỚC LÀ HUYỆN ĐIỂM ĐIỂN HÌNH VỀ VĂN HOÁ CỦA TỈNH (GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020)

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
KHOÁ VII KỲ HỌP THỨ 23

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2005- 2010);

Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 22/QĐ- TTg ngày 05/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển văn hoá nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”;

Sau khi xem xét Tờ trình số 795/TTr-UBND ngày 11/3/2010 của UBND tỉnh về đề án xây dựng huyện Cần Đước trở thành huyện điểm điển hình về văn hoá của tỉnh (giai đoạn 2010- 2015 và định hướng đến năm 2020); Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hoá - Xã hội HĐND và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí nội dung xây dựng huyện Cần Đước là huyện điểm điển hình về văn hoá của tỉnh (giai đoạn 2010- 2015 và định hướng đến năm 2020) như sau:

I. TÊN ĐỀ ÁN

Xây dựng huyện Cần Đước là huyện điểm điển hình về văn hoá của tỉnh (giai đoạn 2010- 2015 và định hướng đến năm 2020).

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN

1. Mục tiêu

Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” (TDĐKXDĐSVH), làm cho văn hoá thấm sâu vào đời sống xã hội; tạo sự chuyển biến tích cực và mạnh mẽ về đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, góp phần tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nâng cao dân trí và đời sống nhân dân, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

2. Các chỉ tiêu cơ bản

a. Giai đoạn 2010 – 2015

Chỉ tiêu

Thực hiện

năm 2009

Giai đoạn

2010-2012

Giai đoạn

2013-2015

I. Về phát triển kinh tế

1. Cơ cấu tổng giá trị gia tăng theo ngành kinh tế:

- Nông, lâm, ngư nghiệp

- Công nghiệp, xây dựng

- Thương mại dịch vụ

 

31,77%

36,99%

31,24%

 

25%

50%

25%

 

18%

60%

22%

2. Thu nhập bình quân đầu người/ năm so với mức bình quân chung của tỉnh

0,7 lần

 

1 lần

 

1,2 lần

3. Tỉ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí mới)

7,5%

6%

< 4%

4. Tỉ lệ hộ có nhà ở kiên cố và bán kiên cố

80%

90%

98%

II. Về phát triển văn hoá - giáo dục - y tế - môi trường

Về văn hoá:

5. Tỉ lệ hộ gia đình giữ vững và phát huy danh hiệu “gia đình văn hoá”

90%

95%

98%

6. Tỉ lệ ấp, khu phố giữ vững và phát huy danh hiệu “ấp, khu phố VH”

68%

75%

80%

7. Tỉ lệ xã, thị trấn được công nhận xã, thị trấn văn hoá

chưa

40%

70%

8. Tỉ lệ người dân tham gia thường xuyên các hoạt động văn hoá - thể thao, trong đó có 50% luyện tập thể dục thể thao

45%

55%

60%

9. Tỉ lệ Trung tâm VH-TT cấp xã đạt chuẩn của Bộ VHTT&DL

10%

40%

70%

10. Tỉ lệ ấp có trụ sở sinh hoạt văn hoá

50%

60%

80%

Về giáo dục:

11. Tỉ lệ xã được công nhận phổ cập giáo dục trung học.

chưa

40%

70%

12. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề)

80%

85%

90%

13. Tỉ lệ lao động qua đào tạo và phổ cập nghề

35%

60%

70%

14. Tỉ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia

10%

30%

50%

Về y tế:

15. Củng cố tỉ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế

100%

100%

100%

16. Tỉ lệ giảm mức sinh và giảm sinh con thứ 3 trở lên

Đạt chỉ tiêu tỉnh giao

Vượt chỉ tiêu tỉnh giao

Vượt chỉ tiêu tỉnh giao

17. Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

11,07%

10%

Dưới 10%

18. Tỉ lệ hộ gia đình có nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh

80 %

90%

98%

19. Tỉ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh

90%

98%

100%

Về môi trường:

20. Các cơ sở sản xuất- kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường

90%

95%

100%

21. Nghĩa trang nhân dân ở các xã, liên xã được xây dựng theo quy hoạch

50%

70%

100%

22. Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định nhà nước

Đạt 50%

Đạt 80%

Đạt 90%

III. Về giao thông - thuỷ lợi – điện

23. Tỉ lệ km đường trục xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá

80%

90%

100%

24. Tỉ lệ km đường ấp, khu phố, ngõ xóm được cứng hoá, không lầy lội vào mùa mưa.

50%

60%

80%

25. Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh

70%

80%

90%

26. Tỉ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn

90%

95%

98%

III. Về an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội

27. Tỉ lệ xã, thị trấn được công nhận an toàn về an ninh chính trị, trật tự xã hội

80%

85%

Trên 90%

28. Tỉ lệ xã, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma tuý, mại dâm.

60%

85%

Trên 90%

IV. Hệ thống tổ chức chính trị xã hội

 

 

 

29. Tỉ lệ tổ chức cơ sở Đảng được công nhận trong sạch, vững mạnh, không có cơ sở yếu kém

90%

90%

Trên 90%

30. HĐND - UBND huyện và chính quyền cấp xã vững mạnh

Cấp huyện vững mạnh; 90% xã, thị trấn vững mạnh

Cấp huyện vững mạnh; 90% xã, thị trấn vững mạnh

Cấp huyện vững mạnh; 90% xã, thị trấn vững mạnh

31. UBMTTQ, các Đoàn thể chính trị - xã hội huyện và cấp xã đạt từ khá trở lên, trong đó có 80% vững mạnh, không có cơ sở yếu kém

Đạt

Đạt

Đạt

b. Định hướng đến năm 2020:

- Tiếp tục củng cố và nâng cao các chỉ tiêu đạt được giai đoạn 2010- 2015, giữ vững kết quả huyện điểm điển hình về văn hoá.

- Hoàn thành hệ thống các thiết chế từ huyện đến cơ sở.

- Nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân rõ rệt, người dân có mức hưởng thụ văn hoá cao hơn mức bình quân chung của tỉnh.

3. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

a. Về tuyên truyền, vận động

- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở về triển khai thực hiện đề án.

- Quán triệt sâu rộng Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII), kết luận hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả 06 mô hình của phong trào TDĐKXDĐSVH, gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

b. Về phát triển kinh tế

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm thay đổi bộ mặt nông thôn trên cơ sở phát huy tối đa các tiềm năng và lợi thế của huyện.

c. Về xây dựng kết cấu hạ tầng và các thiết chế văn hoá.

- Đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, nước.

- Quy hoạch đất xây dựng các thiết chế văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế từ huyện đến xã.

- Trang bị, nâng cấp cơ sở vật chất cho các thiết chế để từng bước đạt chuẩn quốc gia.

d. Về xây dựng và phát triển văn hoá – xã hội

- Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương.

- Phát huy hiệu quả của mô hình “Gia đình văn hoá” và “Ấp, khu phố văn hoá”; đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

- Phát triển phong trào thể dục, thể thao quần chúng.

- Nâng cao chất lượng nguồn lao động.

- Nâng cao công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

- Rút ngắn khoảng cách giàu nghèo trên địa bàn huyện, thực hiện tốt chính sách đối với người có công với cách mạng.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ môi trường, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, xử lý tốt chất thải công nghiệp, y tế,…

đ. Về huy động các nguồn lực đầu tư

- Tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Trung ương thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm.

- Ngân sách tỉnh ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các thiết chế văn hoá, thể thao, y tế, trường học ở xã, thị trấn. Ngân sách huyện và xã hỗ trợ xây dựng các thiết chế văn hoá - thể thao ấp, khu phố. Ưu tiên các xã khó khăn trong huyện.

- Đẩy mạnh xã hội hóa huy động nhiều nguồn lực xã hội, doanh nghiệp, nhà tài trợ trong và ngoài tỉnh.

- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở, chuẩn hoá cán bộ văn hoá - xã hội ở cơ sở có trình độ từ trung cấp đến đại học.

e. Về xây dựng hệ thống chính trị

- Xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở trong sạch, vững mạnh; các tổ chức chính trị - xã hội đạt từ khá trở lên, trong đó có 80% vững mạnh, không có cơ sở yếu kém; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn quân, toàn dân xây dựng huyện điểm điển hình về văn hoá. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phòng, chống tội phạm. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp thu ý kiến thẩm tra của Ban Văn hoá-Xã hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh để bổ sung hoàn chỉnh đề án, triển khai thực hiện.

Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao thường trực, các ban và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức thực hiện nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Long An khoá VII kỳ họp thứ 23 thông qua ngày 19 tháng 3 năm 2010./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- VP.Quốc hội, VP.Chính phủ;
- Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Cục Kiểm tra VBQPPL- Bộ Tư pháp;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội tỉnh Long An;
- Đại biểu HĐND tỉnh khoá VII;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Các sở, ngành, MTTQ, đoàn thể tỉnh;
- TT.HĐND,UBND các huyện, thành phố;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, SVHTTDL.

CHỦ TỊCH




Đỗ Hữu Lâm

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 135/2010/NQ-HĐND xây dựng huyện Cần Đước là huyện điểm điển hình về văn hoá của tỉnh (giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020) do Hội đồng nhân dân tỉnh Long An khóa VII, kỳ họp thứ 23 ban hành

  • Số hiệu: 135/2010/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 23/03/2010
  • Nơi ban hành: Tỉnh Long An
  • Người ký: Đỗ Hữu Lâm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/03/2010
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản