Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/NQ-HĐND

Nam Định, ngày 21 tháng 7 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016 - 2020) CỦA TỈNH NAM ĐỊNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

Căn cứ Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22/11/2011 của Quốc hội về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp quốc gia;

Căn cứ Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 09/4/2016 của Quốc hội về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia;

Căn cứ Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Nam Định;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

Xét Tờ trình số 77/TTr-UBND ngày 04/7/2016 của UBND tỉnh về việc thông qua điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) của tỉnh Nam Định;

Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND và ý kiến thảo luận của các đại biểu HĐND tỉnh.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) của tỉnh Nam Định (có Đề án kèm theo).

Điều 2. Giao UBND tỉnh:

- Căn cứ chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia được Chính phủ phân bổ chính thức cho tỉnh Nam Định, tiếp tục hoàn thiện hồ sơ và thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh trước khi trình Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết.

- Triển khai đánh giá quy hoạch và việc thực hiện quy hoạch đối với đất cụm công nghiệp, đất dịch vụ thương mại và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, tổng hợp kết quả báo cáo Thường trực HĐND tỉnh trước khi phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) của từng huyện.

Điều 3. Thường trực HĐND, Ban của HĐND, đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được HĐND tỉnh Nam Định khóa XVIII, Kỳ họp thứ hai thông qua ngày 21/7/2016 và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Tư pháp, Bộ TN&MT;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Như Điều 2, Điều 3;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- Huyện ủy, HĐND, UBND các huyện;
- Thành ủy, HĐND, UBND TP. Nam Định;
- Báo Nam Định, Công báo tỉnh;
- Website Chính phủ, Website tỉnh;
- Lưu: VT VP HĐND tỉnh.

CHỦ TỊCH




Trần Văn Chung

 

ĐỀ ÁN

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016 - 2020) CỦA TỈNH NAM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định)

1. Sự cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Căn cứ Luật đất đai năm 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, hệ thống quy hoạch sử dụng đất gồm: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp Quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và an ninh (như vậy không có quy hoạch sử dụng đất cấp xã); Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là căn cứ để thực hiện việc giao đất cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất. Luật Đất đai năm 2013 quy định quy hoạch sử dụng đất được điều chỉnh khi có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp làm ảnh hưởng tới quy hoạch sử dụng đất. Trong khi đó, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia đã được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 09/4/2016, do đó phải điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh cho phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia.

Mặt khác, Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Nam Định được lập theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, theo Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản thi hành Luật thì một số chỉ tiêu sử dụng đất có sự thay đổi so với Luật Đất đai năm 2003. Tại khoản 1, điều 51, Luật Đất đai năm 2013 quy định “Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì phải rà soát, điều tra bổ sung để điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp với quy định của Luật này khi lập kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2016 - 2020)”.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 2341/QĐ-TTg ngày 02/12/2013, là tài liệu làm căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội dẫn đến việc cần thiết phải rà soát quy hoạch sử dụng đất để điều chỉnh cho phù hợp.

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Nam Định đã được phê duyệt, trong khi nhiều quy hoạch chuyên ngành chưa được phê duyệt, đến nay đã được phê duyệt, một số quy hoạch chuyên đề đã có điều chỉnh. Do vậy, trong thời gian này có một số nhu cầu sử dụng đất phát sinh chưa được cập nhật kịp thời, đòi hỏi phải điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất.

Trong đề án quy hoạch sử dụng đất của tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết 15 mới chỉ có kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015), chưa có nội dung kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020), theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì việc lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối đồng thời với lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020.

Như vậy, việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Nam Định là hết sức cần thiết và phù hợp với quy định của Luật Đất đai.

2. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất giai đoạn 2011-2015.

2.1. Phân tích đánh giá bổ sung tình hình thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.

2.1.1. Ưu điểm.

Trước tình hình công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh bị buông lỏng kéo dài, Ngày 17/7/2012, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU về việc tăng cường lãnh đạo công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh; ngày 02/10/2012, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện số 54/KH-UBND (sau đây gọi tắt là kế hoạch số 54). Trong các năm từ 2012 đến nay, cấp ủy, chính quyền các cấp đã tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch của UBND tỉnh; đã đạt được những kết quả bước đầu hết sức quan trọng; Công tác quản lý đất đai có những chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp. Những kết quả nổi bật đó là:

- Đã tăng cường tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về đất đai, nhất là đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản thi hành Luật đến cán bộ, đảng viên và nhân dân toàn tỉnh. Đã kịp thời ban hành theo thẩm quyền các văn bản tổ chức thực hiện và cụ thể hóa Luật Đất đai năm 2013 và các Nghị định của Chính phủ để áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh.

- Đã xác định dồn điền đổi thửa là khâu đột phá trong xây dựng nông thôn mới; toàn tỉnh tập trung thực hiện và hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp, việc dồn điền đổi thửa đã đạt được 3 mục tiêu đề ra đó là: Dồn đổi quy gọn các vùng sản xuất, giảm số thửa ruộng trung bình từ 3,27 thửa/01 hộ xuống còn dưới 2 thửa/1 hộ; dồn đổi quỹ đất công và quy gọn thành từng vùng tập trung để quản lý chặt chẽ quỹ đất công, giao cho UBND các xã, thị trấn hợp đồng cho thuê theo quy định của pháp luật, đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách xã, thị trấn từ quỹ đất công ích. Nhất là đã vận động nông dân góp được 3.009 ha đất để chỉnh trang hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng; tạo điều kiện để cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp và tích tụ ruộng đất để chuyển sang sản xuất hàng hóa; đây là tiền đề quan trọng để xây dựng nông thôn mới.

- Hoàn thành việc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011- 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015; tăng cường quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; làm tốt công tác lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đáp ứng nhu cầu về đất cho phát triển KT-XH, nhất là cho các công trình trọng điểm có ý nghĩa quyết định phát triển KT-XH của tỉnh, tăng cường đấu giá quyền sử dụng đất ở, đảm bảo nguồn thu tiền từ đấu giá đất ở góp phần tăng thu ngân sách; tạo nguồn vốn xây dựng các công trình hạ tầng trên địa bàn đặc biệt là hạ tầng nông thôn góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới;

- Đã tập trung chỉ đạo việc rà soát, lập, phê duyệt và thực hiện phương án xử lý các trường hợp sử dụng đất không hợp pháp đi đôi với xử lý nghiêm minh vi phạm mới phát sinh, bước đầu lập lại trật tự trong quản lý, sử dụng đất đai.

- Cơ bản hoàn thành việc cấp GCN quyền sử dụng đất ở lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân; đẩy nhanh tiến độ cấp GCN quyền sử dụng đất cho cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo đến nay đã cấp được 63% số địa điểm sử dụng đất của cơ quan tổ chức có đủ điều kiện cấp GCN, trong đó cơ bản cấp xong cho các doanh nghiệp...

- Từng bước khắc phục được tình trạng buông lỏng quản lý đất đai, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý và sử dụng đất; tăng cường quản lý chặt chẽ đất đai; khắc phục, xử lý vi phạm cũ đi đôi với ngăn chặn, phòng ngừa xử lý kịp thời vi phạm mới phát sinh; giảm thiểu tình trạng giao đất trái thẩm quyền, sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, thủy lợi...; từng bước lập lại trật tự, kỷ cương trong quản lý, sử dụng đất đai; khai thác, sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, phát huy nguồn lực đất đai, đáp ứng nhu cầu đất đai cho phát triển KT-XH của tỉnh.

- Bước đầu đã huy động được cả hệ thống chính trị tăng cường cho công tác quản lý đất đai; hiệu quả phối kết hợp giữa UBND các cấp, các ngành với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức trong công tác quản lý đất đai ngày càng được tăng cường, đặc biệt là trong các lĩnh vực tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai, dồn điền đổi thửa, xử lý vi phạm pháp luật đất đai, hòa giải tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân trong khu dân cư...

2.1.2. Khuyết điểm, tồn tại.

- Sau khi có Nghị quyết 17 một số huyện, thành phố; một số xã, phường thị trấn vẫn để cho tình trạng vi phạm pháp luật đất đai phát sinh với 427 trường hợp; trong đó đáng chú ý vẫn còn có 87 hộ được giao đất không đúng thẩm quyền với diện tích 14.195 m2 (gồm: huyện Ý Yên 01 hộ diện tích 4.800 m2; huyện Trực Ninh 80 hộ diện tích 8.333 m2; huyện Nghĩa Hưng 6 hộ diện tích 1.062 m2); UBND một số xã, phường, thị trấn chưa kịp thời ngăn chặn, xử lý vi phạm mới phát sinh.

- Sự phối kết hợp của UBND các cấp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong việc thực hiện một số nhiệm vụ về quản lý đất đai vẫn còn chưa tốt, chưa phát huy tốt vai trò giám sát của Mặt trận tổ quốc và nhân dân đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai, việc quản lý nhà nước về đất đai nhiều địa phương chưa thực sự đi vào nề nếp ổn định,

- Một số nhiệm vụ tiến độ triển khai còn chậm như: Cấp GCN quyền sử dụng đất cho cơ quan, tổ chức, lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án xử lý các trường hợp sử dụng đất không hợp pháp; phát hiện xử lý vi phạm pháp luật đất đai mới phát sinh chưa kịp thời, chưa kiên quyết; chưa kiên quyết xử lý được trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, công chức địa chính trực tiếp quản lý ở nơi để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai sau Nghị quyết 17; nhất là đối với các trường hợp giao đất không đúng thẩm quyền.

- Kinh phí đầu tư cho công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập cơ sở dữ liệu về đất đai còn rất hạn chế; việc đăng ký, cập nhật biến động đất đai chưa được chú trọng nên tình trạng bất cập giữa bản đồ, hồ sơ địa chính với thực tế sử dụng đất còn khá phổ biến, gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai. UBND các huyện, thành phố chưa thực hiện nghiêm quy định về dành 10% tổng thu tiền sử dụng đất để chi cho công tác quản lý đất đai, do vậy nguồn lực chi cho công tác quản lý đất đai gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả thực hiện nhiều nhiệm vụ quản lý đất đai (mới chỉ có UBND huyện Hải Hậu, huyện Ý Yên, huyện Nghĩa Hưng và thành phố Nam Định dành một phần nhỏ kinh phí từ nguồn thu tiền sử dụng đất cho công tác quản lý đất đai; các huyện còn lại hầu như chưa thực hiện).

Nguyên nhân của những khuyết điểm, tồn tại:

* Về khách quan:

- Đất đai là vấn đề phức tạp, nhạy cảm; công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh đã bị buông lỏng trong nhiều năm, hậu quả để lại không thể khắc phục trong thời gian ngắn. Mặt khác, đất đai là tài sản có giá trị lớn nên dễ phát sinh tiêu cực, vi phạm.

- Luật Đất đai năm 2003 và các Nghị định hướng dẫn thi hành còn nhiều bất cập gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai và tạo kẽ hở cho vi phạm pháp luật về đất đai mà rất khó xử lý.

- Do nguồn thu ngân sách của tỉnh còn nhiều khó khăn; mặt khác hầu hết các huyện, thành phố, các xã, thị trấn chưa bố trí 10% tổng số tiền thu từ cấp quyền sử dụng đất cho công tác quản lý đất đai, nhất là công tác đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập và phê duyệt phương án xử lý các vi phạm pháp luật đất đai, chỉnh lý các biến động đất đai v.v...; việc triển khai các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai hết sức khó khăn.

* Về chủ quan:

- Cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa tập trung triển khai thực sự sâu rộng Nghị quyết 17 của Tỉnh ủy và Kế hoạch 54 của UBND tỉnh, chưa coi đây là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên, chưa quan tâm đúng mức đến công tác tuyên truyền và giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về đất đai đối với cán bộ, Đảng viên và nhân dân.

- Việc xử lý đối với các cán bộ có hành vi sai phạm hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm, buông lỏng quản lý đất đai ở một số nơi còn chậm, chưa kiên quyết; nhất là truy cứu trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cơ sở nơi để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai phát sinh sau ngày ban hành Nghị quyết 17.

- Sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành, giữa chính quyền các cấp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị để thực hiện các nhiệm vụ về quản lý đất đai có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, chưa phát huy cao được vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc và quần chúng nhân dân trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, nhất là cấp huyện, xã còn bất cập so với yêu cầu; vai trò tham mưu cho chính quyền các cấp trong công tác quản lý nhà nước về đất đai còn hạn chế.

2.2. Cơ cấu các loại đất.

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2015 thì tổng diện tích kiểm kê đất đai toàn tỉnh là 166.853,93 ha, trong đó:

+ Đất nông nghiệp 113.001,88 ha, chiếm 67,73% tổng diện tích tự nhiên;

Trong đó: đất trồng lúa 76.306,64 ha, (đất chuyên trồng lúa nước 73.876,83 ha);

+ Đất phi nông nghiệp là 50.690,97 ha, chiếm 30,38% tổng diện tích tự nhiên;

+ Đất chưa sử dụng là 3.161,08 ha, chiếm 1,89% tổng diện tích tự nhiên.

2.3. Hiện trạng sử dụng các loại đất.

Theo số liệu thống kê đất đai đến ngày 31/12/2015 Nam Định có diện tích tự nhiên là 166.853,93 ha, được phân bố trên địa bàn 9 huyện và 1 thành phố. Đơn vị có diện tích lớn nhất là huyện Nghĩa Hưng 25.888,80 ha, chiếm 15,51% diện tích tự nhiên và đơn vị có diện tích nhỏ nhất là TP Nam Định 4.641,40 ha, chiếm 2,78% diện tích tự nhiên; Một số loại đất chính như sau:

2.3.1. Đất nông nghiệp.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp là 113.001,88 ha, chiếm 67,73% diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích đất nông nghiệp theo nhân khẩu tự nhiên của tỉnh vào loại thấp 612 m2/khẩu, bằng 42% mức bình quân cả nước (2.920 m2/khẩu). Bình quân diện tích đất nông nghiệp theo khẩu nông nghiệp là 635 m2/khẩu, bằng 40% mức bình quân cả nước (1.580 m2/khẩu). Trong đó:

Đất trồng lúa: Hiện có 76.306,64 ha, chiếm 45,73% diện tích tự nhiên và bằng 67,53% diện tích đất nông nghiệp. Cao gấp 2,95 lần so với bình quân cả nước (15,21 %), trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 73.876,83 ha, chiếm 65,38% đất nông nghiệp, phân bố ở tất cả các huyện; Đất trồng lúa nước còn lại 2.429,81 ha, bằng 3,18% diện tích đất trồng lúa, chủ yếu là đất 1 vụ lúa, 1 vụ lúa 1 vụ màu.

2.3.2. Đất khu dân cư nông thôn.

Diện tích đất khu dân cư nông thôn là 33.625,45 ha, chiếm 20,15% diện tích tự nhiên, phân bố trên địa bàn 194 xã, trong đó đất nông nghiệp 17.290,20 ha, chiếm 51,42%, đất phi nông nghiệp 16.273,42 ha, chiếm 48,40%, đất chưa sử dụng 61,79 ha, chiếm 0,18%. Bình quân đất khu dân cư nông thôn theo nhân khẩu khu vực nông thôn là 40 m2/khẩu.

2.3.3. Đất đô thị.

Hệ thống đô thị của Nam Định bao gồm thành phố Nam Định và 15 thị trấn với tổng diện tích là 10.840,50 ha, chiếm 6,50% diện tích tự nhiên. Bình quân đất ở đô thị theo nhân khẩu khu vực thành thị là 41 m2/khẩu, mức bình quân cả nước 47 m2/khẩu. Có 92380 hộ gia đình, cá nhân sử dụng 1.348,64 ha và 10 tổ chức kinh tế sử dụng 44,47 ha và 10,50 ha đối tượng được giao để quản lý (quản lý các khu đô thị và các khu tái định cư chưa giao đất). Bình quân mỗi hộ sử dụng đất có 145 m2 đất ở. Trong ranh giới đô thị hiện còn 5.672,95 ha đất nông nghiệp chiếm 52,33% và 46,07% đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng chiếm 1,60% đất đô thị. Bình quân đất đô thị theo khẩu là 35 m2/khẩu.

2.3.4. Đất phát triển hạ tầng.

Toàn tỉnh có 26.648,9 ha đất phát triển hạ tầng chiếm 15,97% diện tích tự nhiên sử dụng vào các mục đích giao thông, thủy lợi, công trình năng lượng, công trình bưu chính viễn thông, cơ sở văn hóa, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở thể dục thể thao, dịch vụ xã hội và chợ. Trong thời gian qua việc sử dụng đất phát triển hạ tầng phần lớn đúng mục đích và có hiệu quả. Tuy nhiên còn có một số nơi còn lãng phí, sử dụng không hết đất.

2.3.5. Đất chưa sử dụng.

Diện tích 3.161,08 ha, chiếm 1,89% diện tích tự nhiên (tỷ lệ này ở cả nước là 13,6%), trong đó: Chủ yếu là đất bãi bồi ven sông, biển, đất cồn cát, bãi cát, đất bằng chưa sử dụng phân bố tập trung ở các huyện Nghĩa Hưng, Giao Thủy; một số đất đồi núi chưa sử dụng ở huyện Ý Yên, Vụ Bản chủ yếu là đất cỏ xen cây lùm bụi, núi đá không có rừng cây.

2.4. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015).

Thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã triển khai việc thu hồi đất, giao đất và chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Kết quả thực hiện như sau:

2.4.1. Nhóm đất nông nghiệp.

Đến năm 2015, tổng diện tích các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp là 113.001,88 ha, giảm 314,90 ha so với năm 2010, kết quả thực hiện một số loại đất trong nhóm đất nông nghiệp như sau:

- Đất trồng lúa: Chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2015 là 78.285 ha. Đã thực hiện 76.306,64 ha, giảm 1.978,36 ha và đạt 97,4% so với chỉ tiêu quy hoạch.

Trong đó:

Đất chuyên trồng lúa nước (2 vụ trở lên): Chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2015 là 76.867 ha. Đã thực hiện 73.876,83 ha, giảm 2.990,17 ha và đạt 96,11 % so với chỉ tiêu quy hoạch.

- Đất trồng cây lâu năm: Chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2015 là 7.853 ha. Đã thực hiện 8.454,84 ha, tăng 601,84 ha và đạt 107,66 % so với chỉ tiêu quy hoạch.

- Đất rừng phòng hộ: Chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2015 là 2.349,0 ha. Đã thực hiện 1.896,82 ha, đạt tỷ lệ 80,7 % so với quy hoạch đã được phê duyệt, nguyên nhân đất rừng phòng hộ đạt tỷ lệ chưa cao do: Do công tác trồng rừng mới chưa đạt theo chỉ tiêu kế hoạch và do đất rừng phòng hộ khu vực Cồn Mờ (vùng bãi Nghã Hưng) bị biển lấn.

- Đất rừng đặc dụng: Chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2015 là 2815 ha. Đã thực hiện 1.053,61 ha, đạt tỷ lệ 37,5 % so với quy hoạch đã được phê duyệt, nguyên nhân đất rừng phòng hộ đạt tỷ lệ chưa cao do: Số liệu thống kê đất đai năm 2010 diện tích đất rừng đặc dụng bao gồm cả diện tích có rừng và diện tích theo quy hoạch thực hiện “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016” theo Quyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, kết quả đã xây dựng được bộ số liệu, bản đồ kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp các cấp (xã, huyện, tỉnh) chính xác và sát thực. Diện tích rừng đặc dụng là 1053,68 ha.

- Đất làm muối: Theo Nghị quyết của Chính phủ giai đoạn 2011-2015, đất làm muối là 1.000 ha. Kết quả thực hiện đến năm 2015 là 716,58 ha, giảm 283,42 ha so với chỉ tiêu nghị quyết của Chính phủ.

- Đất nuôi trồng thủy sản: Theo Nghị quyết của Chính phủ giai đoạn 2011-2015 diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 15.115 ha. Kết quả thực hiện đến năm 2015 cả tỉnh có 17.413,67 ha, tăng 2298,67 ha so với chỉ tiêu theo Nghị quyết của Chính phủ.

2.4.2. Nhóm đất phi nông nghiệp.

Trong đó:

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Chỉ tiêu do cấp tỉnh xác định 256 ha; Thực hiện được là 219,43 ha, đạt 83,127 % so với chỉ tiêu xác định; (chỉ tiêu đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp theo kiểm kê đất đai năm 2015 tách thành đất xây dựng trụ sở cơ quan và đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp)

- Đất quốc phòng: Chỉ tiêu do cấp quốc gia phân bổ 214 ha; thực hiện được là 120,41 ha, đạt 56,27 % so với chỉ tiêu phân bổ;

- Đất an ninh: Chỉ tiêu do cấp quốc gia phân bổ 44 ha; thực hiện được là 40,67 ha, đạt 92,43 % so với chỉ tiêu phân bổ;

- Đất khu công nghiệp:

+ Đất xây dựng khu công nghiệp: Chỉ tiêu do cấp quốc gia phân bổ 876 ha; thực hiện được là 588,97 ha, chưa thực hiện 287,03 ha so với chỉ tiêu phân bổ;

+ Đất xây dựng cụm công nghiệp: Chỉ tiêu 329 ha. Thực hiện được là 235,93 ha gồm 18 cụm công nghiệp, đạt 71,71% chỉ tiêu kế hoạch; tỷ lệ lấp đầy 94,8%. (diện tích để cho thuê 183,92 ha, diện tích đã thuê 174,37 ha);

- Đất có di tích danh thắng: Chỉ tiêu do cấp quốc gia phân bổ 148 ha; thực hiện được là 142,92 ha, đạt 96,57 % so với chỉ tiêu phân bổ;

- Đất bãi thải và xử lý chất thải: Chỉ tiêu do cấp quốc gia phân bổ 221 ha. Thực hiện được là 201,85 ha, đạt 91,33 % so với chỉ tiêu phân bổ;

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Chỉ tiêu tỉnh xác định 806 ha thực hiện được là 854,93 ha, đạt 106,7 % so với chỉ tiêu xác định; Chủ yếu nhận hiến tặng.

- Đất nghĩa trang nghĩa địa: Chỉ tiêu tỉnh xác định 1.876 ha thực hiện được là 1.954,52 ha, đạt 104,19 % so với chỉ tiêu xác định;

- Đất phát triển hạ tầng: Chỉ tiêu do cấp quốc gia phân bổ 23.997 ha; thực hiện được là 26.648,90 ha, vượt chỉ tiêu 2.651,78 ha, đạt 111,05 % so với chỉ tiêu phân bổ; trong đó:

+ Đất cơ sở văn hóa: Chỉ tiêu do cấp quốc gia phân bổ 203 ha; thực hiện được là 197,29 ha, đạt 97,19 % so với chỉ tiêu phân bổ;

+ Đất cơ sở y tế: Chỉ tiêu do cấp quốc gia phân bổ 121 ha; thực hiện được là 107,73 ha, đạt 89,03 % so với chỉ tiêu phân bổ;

+ Đất cơ sở giáo dục đào tạo: Chỉ tiêu do cấp quốc gia phân bổ 894 ha; thực hiện được là 742,57 ha, đạt 83,06 % so với chỉ tiêu phân bổ;

+ Đất cơ sở thể dục thể thao: Chỉ tiêu do cấp quốc gia phân bổ 205 ha; thực hiện được là 184,98 ha, đạt 90,23 % so với chỉ tiêu phân bổ;

- Đất ở tại đô thị: Chỉ tiêu do cấp quốc gia phân bổ 1.539 ha thực hiện được là 1.348,64 ha, đạt 87,63% so với chỉ tiêu phân bổ;

2.4.3. Đất chưa sử dụng.

- Đất chưa sử dụng còn lại: Chỉ tiêu do cấp quốc gia phân bổ 3.211 ha, đến năm 2015 là 3.161,08 ha, thực hiện đạt 98,45% so với chỉ tiêu phân bổ.

- Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng: Chỉ tiêu do cấp quốc gia phân bổ 1.379 ha, đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng, kết quả thực hiện khai thác đưa 1.880,42 ha đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích (sang các loại đất nông nghiệp 1.491,51 ha, đất phi nông nghiệp 388,91 ha) đạt 136 % so với chỉ tiêu phân bổ.

2.4.4. Đất đô thị: Chỉ tiêu phân bổ 11.309 ha, thực hiện được là 10.840,51 ha, đạt 95,8 % so với chỉ tiêu phân bổ;

2.4.5. Đất khu bảo tồn thiên nhiên: Chỉ tiêu phân bổ 3.554 ha hiện trạng năm 2015 là 12.099,14 ha (bao gồm khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học)

2.4.6. Đất khu du lịch: Chỉ tiêu phân bổ 2838 ha, hiện trạng năm 2015 là 1942,13 ha gồm các khu nghỉ dưỡng và các khu du lịch tâm linh.

2.4.7. Kết quả thực hiện thu tiền sử dụng đất

Từ năm 2011 - 2015 đã thực hiện thu được 2.500 tỷ đồng nguồn thu từ đất gồm: Thu từ đấu giá quyền sử dụng đất 2.250 tỷ đồng; thu từ thuê đất 150 tỷ đồng; thu từ chuyển quyền sử dụng đất 100 tỷ đồng.

2.5. Đánh giá chung về công tác quản lý đất đai và lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu.

2.5.1. Ưu điểm.

Công tác quản lý đất đai đã có những chuyển biến tích cực và đã đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng:

Đã cơ bản hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp; Hoàn thành việc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011- 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2015; Tăng cường quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Làm tốt công tác lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đáp ứng nhu cầu về đất cho phát triển KT-XH, nhất là cho các công trình trọng điểm có ý nghĩa quyết định phát triển KT-XH của tỉnh, tăng cường đấu giá quyền sử dụng đất ở, tạo nguồn vốn xây dựng các công trình hạ tầng trên địa bàn đặc biệt là hạ tầng nông thôn góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới; Đã tập trung chỉ đạo việc rà soát, lập, phê duyệt và thực hiện phương án xử lý các trường hợp sử dụng đất không hợp pháp đi đôi với xử lý nghiêm minh vi phạm mới phát sinh, bước đầu lập lại trật tự trong quản lý, sử dụng đất đai. Cơ bản hoàn thành cấp GCN quyền sử dụng đất ở lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân; Đẩy nhanh tiến độ cấp GCN quyền sử dụng đất cho cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo.

Từng bước khắc phục được tình trạng buông lỏng quản lý đất đai, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý và sử dụng đất; tăng cường quản lý chặt chẽ đất đai; khắc phục, xử lý vi phạm cũ đi đôi với ngăn chặn, phòng ngừa xử lý kịp thời vi phạm mới phát sinh; giảm thiểu tình trạng giao đất trái thẩm quyền, sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, thủy lợi...; tăng cường kỷ cương siết chặt công tác quản lý, sử dụng đất; nâng cao hiệu quả khai thác, phát huy nguồn lực tài nguyên đất; sử dụng đất đai hợp lý tiết kiệm, đáp ứng cho phát triển KT-XH của tỉnh.

Bước đầu đã huy động được cả hệ thống chính trị tăng cường cho công tác quản lý đất đai; hiệu quả phối kết hợp giữa UBND các cấp, các ngành với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức trong công tác quản lý đất đai ngày càng được tăng cường, đặc biệt là trong các lĩnh vực tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai, xử lý vi phạm pháp luật đất đai, hòa giải tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân trong khu dân cư...

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau 5 năm thực hiện đã đạt được những kết quả tích cực: Tăng cường một bước hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, khai thác tốt tiềm năng đất đai phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã khoanh định quỹ đất sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng cơ bản nhu cầu sử dụng đất để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển đô thị; đóng góp nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước thông qua đấu giá, thu tiền khi giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; diện tích đất chưa sử dụng từng bước được khai thác đưa vào sử dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường.

2.5.2. Khuyết điểm, tồn tại.

Bên cạnh những kết quả, thành tựu đạt được công tác lập, quản lý quy hoạch sử dụng đất của tỉnh những năm qua còn một số tồn tại hạn chế:

- Chất lượng công tác lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch sử dụng đất chưa cao, do chưa dự báo chính xác nhu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tình trạng sử dụng đất sai mục đích, không theo quy hoạch, kế hoạch còn xảy ra ở một số địa phương.

- Việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức.

- Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở một số địa phương chưa kịp thời.

3. Nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Nam Định.

3.1. Mục tiêu.

- Đáp ứng nhu cầu về đất đai cho các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả;

- Bảo vệ quỹ đất trồng lúa được Chính phủ phân bổ nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia;

- Bảo vệ môi trường sinh thái, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Tăng cường, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai, theo quy hoạch và pháp luật, Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là công cụ pháp lý quản lý nhà nước về sử dụng đất.

3.2. Quan điểm.

- Phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

- Phân bổ một cách hợp lý nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực, địa phương. Ưu tiên bố trí đủ quỹ đất để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, tập trung phát triển các lĩnh vực hạ tầng then chốt;

- Đảm bảo hợp lý quỹ đất đáp ứng nhu cầu xây dựng đô thị, phát triển công nghiệp, dịch vụ trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

- Đảm bảo đủ quỹ đất để xây dựng nông thôn mới hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới, đến năm 2020 tỉnh Nam Định là tỉnh “nông thôn mới”

- Quy hoạch sử dụng đất gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo phát triển bền vững

- Quy hoạch sử dụng đất phải thực sự đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khai thác sử dụng đất đúng mục đích, hợp lý, hiệu quả cao nhất tiềm năng đất đai cho phát triển kinh tế xã hội.

3.3. Một số chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

3.3.1. Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất.

Đơn vị tính: ha

TT

Chỉ tiêu sử dụng đất

Quy hoạch đến năm 2020 theo Nghị quyết số 15/NQ- CP

Phương án điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020

Tăng (+) Giảm (-)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)=(4)-(3)

I

LOẠI ĐẤT

 

 

 

 

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN

168.142

168.142,36

0,36

1

ĐẤT NÔNG NGHIỆP

108.864

107.655,00

-1.209,00

 

Trong đó:

 

 

 

1.1

Đất trồng lúa

 75.190

65.437,93

-9.752,07

 

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước

75.000

64.283,00

-10.717,00

 

Đất trồng lúa nước còn lại

 

1.154,93

 

1.2

Đất trồng cây hàng năm khác (trồng rau, màu, cây thuốc, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm, đất trồng cỏ ...)

3.081

5.423,55

2.342,55

1.3

Đất trồng cây lâu năm (vườn tạp)

7.752

8.294,38

542,38

1.4

Đất rừng phòng hộ

2.592

1.735,00

-857,00

1.5

Đất rừng đặc dụng

3.121

2.857,00

-264,00

1.6

Đất rừng sản xuất

 

 

 

1.7

Đất nuôi trồng thủy sản

15.583

20.940,00

5.357,000

1.8

Đất làm muối

878

550,00

-328,00

2

ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

56.442

59.798,93

3.356,93

 

Trong đó:

 

 

 

2.1

Đất quốc phòng

241

261,00

20,00

2.2

Đất an ninh

51

68,00

17,00

2.3

Đất khu công nghiệp

2.040

2.038,97

-1,03

2.4

Đất khu chế xuất

 

 

 

2.5

Đất cụm công nghiệp

505

500,47

-4,53

2.6

Đất thương mại, dịch vụ

3.506

924,83

907,84

2.7

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

3.489,01

2.8

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

 

 

 

2.9

Đất phát triển hạ tầng

25.099

28.848,91

3.749,91

 

Trong đó:

 

 

 

 

+ Đất cơ sở văn hóa

275

434,00

159,00

 

+ Đất cơ sở y tế

143

142,64

-0,36

 

+ Đất cơ sở giáo dục - đào tạo

1.002

1.115,00

113,00

 

+ Đất cơ sở thể dục - thể thao

335

546,00

211,00

2.10

Đất có di tích lịch sử - văn hóa

159

162,00

3,00

2.11

Đất danh lam thắng cảnh

 

 

 

2.12

Đất bãi thải, xử lý chất thải

 285

329,00

 44,00

2.13

Đất ở tại nông thôn

10.271

10.287,71

16,71

2.14

Đất ở tại đô thị

1.641

2.076,00

434,85

2.15

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

264

243,72

0,29

2.16

Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp

20,57

2.17

Đất xây dựng cơ sở ngoại giao

 

 

 

2.18

Đất cơ sở tôn giáo

806

856,36

50,36

2.19

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

1.938

2.073,87

135,87

3

ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG

2.836

688,43

-2.147,57

 

KHU CHỨC NĂNG*

 

 

 

1

Khu sản xuất nông nghiệp

 

94.218,62

 

2

Khu lâm nghiệp

 

4.592,00

 

3

Khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

 

21.302,94

 

4

Khu phát triển công nghiệp

 

2.539,44

 

5

Khu đô thị

 

325,55

 

6

Khu thương mại - dịch vụ

 

3.413,47

 

7

Khu dân cư - nông thôn

 

32.601,43

 

Ghi chú: * Không tổng hợp khi tính tổng diện tích tự nhiên

3.3.1.1. Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất:

Đơn vị tính: ha

STT

LOẠI ĐẤT

Quy hoạch đến năm 2020 theo Nghị quyết số 15/NQ-CP

Phương án điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020

(1)

(2)

(2)

(3)

1

ĐẤT NÔNG NGHIỆP CHUYỂN SANG PHI NÔNG NGHIỆP

8.272

8.266,29

 

Trong đó:

 

 

1.1

Đất trồng lúa

6.515

6.067,06

 

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước (2 vụ trở lên)

6.515

6.044,50

1.2

Đất trồng cây lâu năm

239

160,29

1.3

Đất rừng phòng hộ

78

75,64

1.4

Đất rừng đặc dụng

 

 

1.5

Đất rừng sản xuất

 

 

1.6

Đất làm muối

 

86,90

1.7

Đất nuôi trồng thủy sản

442

938,27

2

CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT TRONG NỘI BỘ ĐẤT NÔNG NGHIỆP

2.794

7.447,89

3.3.1.2. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích:

Đơn vị tính: ha

STT

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

Quy hoạch đến năm 2020 theo Nghị quyết số 15/NQ-CP

Phương án điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020

(1)

(2)

(3)

(4)

1

ĐẤT NÔNG NGHIỆP

3.820

2.673,19

 

Trong đó:

 

 

1.1

Đất trồng lúa

31

15,50

 

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước (2 vụ trở lên)

31

15,50

1.2

Đất trồng cây lâu năm

 

 

1.3

Đất rừng phòng hộ

790

1.215,00

1.4

Đất rừng đặc dụng

760

202,21

1.5

Đất rừng sản xuất

 

 

1.6

Đất làm muối

 

 

1.7

Đất nuôi trồng thủy sản

2.239

899,53

2

ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

560

487,89

 

Trong đó:

 

 

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp

 

 

2.2

Đất quốc phòng

4

2,30

2.3

Đất an ninh

 

 

2.4

Đất khu công nghiệp

37

4,54

 

Trong đó

 

 

 

Đất khu công nghiệp

37

0,02

 

Đất cụm công nghiệp

 

4,52

2.5

Đất cho hoạt động khoáng sản

 

 

2.6

Đất di tích, danh thắng

 

7,07

2.7

Đất bãi thải, xử lý chất thải (trong đó có đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại)

5

3,83

2.8

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

 

 

2.9

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

4

2,31

2.10

Đất phát triển hạ tầng

173

100,38

 

Trong đó:

 

 

 

Đất cơ sở văn hóa

 

2,63

 

Đất cơ sở y tế

 

0,49

 

Đất cơ sở giáo dục - đào tạo

 

2,70

 

Đất cơ sở thể dục - thể thao

 

17,98

2.11

Đất ở tại đô thị

30

3,36

3.3.2. Chỉ tiêu kế hoạch sử dụng kỳ cuối (2016-2020)

Đơn vị tính: ha

STT

Chỉ tiêu sử dụng đất

Năm hiện trạng

Các năm kế hoạch

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

 

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN

166.853,93

166.853,93

167.113,93

167.373,93

167.633,93

168.142,36

I

ĐẤT NÔNG NGHIỆP

113.001,88

112.279,85

110.458,76

109.048,45

107.852,94

107.655,00

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

1.1

Đất trồng lúa

76.306,64

75.771,70

73.358,89

71.147,30

69.079,58

65.437,93

 

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước

73.876,83

73.344,04

71.235,39

69.385,54

67.700,25

64.283,00

1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

6.603,05

6.581,68

6.339,78

6.151,45

5.960,53

5.423,55

1.3

Đất trồng cây lâu năm

8.454,84

8.433,80

8.404,73

8.369,33

8.339,01

8.294,38

1.4

Đất rừng phòng hộ

1.896,82

1.863,44

1.850,90

1.892,45

1.882,31

1.735,00

1.5

Đất rừng đặc dụng

1.053,61

1.053,61

1.053,61

1.053,61

1.053,61

2.857,00

1.6

Đất rừng sản xuất

 

 

 

 

 

 

1.7

Đất nuôi trồng thủy sản

17.413,67

17.312,32

17.813,50

18.416,35

19.135,57

20.940,00

1.8

Đất làm muối

716,58

689,40

668,60

636,58

598,63

550,00

2

ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

50.690,97

51.478,15

53.921,78

56.010,39

57.707,55

59.798,93

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

2.1

Đất quốc phòng

120,41

124,79

176,83

212,06

238,97

261,00

2.2

Đất an ninh

40,67

45,75

50,72

59,32

67,00

68,00

2.3

Đất khu công nghiệp

588,97

588,97

1.116,95

1.627,54

1.882,82

2.038,97

2.4

Đất khu chế xuất

 

 

 

 

 

 

2.5

Đất cụm công nghiệp

235,93

254,60

321,46

393,62

437,85

500,47

2.6

Đất thương mại, dịch vụ

221,85

331,83

452,67

591,28

694,94

924,83

2.7

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

1.179,26

1.278,52

1.843,62

2.377,96

2.914,83

3.489,01

2.8

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

 

 

 

 

 

 

2.9

Đất phát triển hạ tầng

26.648,90

27.044,26

27.751,03

28.121,20

28.432,98

28.848,91

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

+ Đất cơ sở văn hóa

197,29

206,15

250,14

302,06

348,25

434,00

 

+ Đất cơ sở y tế

107,73

108,76

116,85

121,39

127,68

142,64

 

+ Đất cơ sở giáo dục - đào tạo

742,57

758,49

831,48

912,48

983,46

1.115,00

 

+ Đất cơ sở thể dục - thể thao

184,98

352,84

387,26

442,09

480,44

546,00

2.10

Đất có di tích lịch sử - văn hóa

142,92

143,56

146,64

157,74

159,54

162,00

2.11

Đất danh lam thắng cảnh

 

 

 

 

 

 

2.12

Đất bãi thải, xử lý chất thải

201,85

218,04

240,25

261,38

287,95

329,00

2.13

Đất ở tại nông thôn

9.760,55

9.858,81

9.845,72

10.017,78

10.197,52

10.287,71

2.14

Đất ở tại đô thị

1.348,64

1.376,05

1.633,73

1.701,40

1.775,45

2.076,00

2.15

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

203,74

205,23

216,83

230,85

241,38

243,72

2.16

Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp

15,69

16,19

18,20

19,44

19,67

20,57

2.17

Đất xây dựng cơ sở ngoại giao

 

 

 

 

 

 

2.18

Đất cơ sở tôn giáo

598,04

598,05

599,23

599,47

599,47

599,47

2.19

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

1.954,52

1.969,27

1.988,99

2.014,00

2.037,65

2.073,87

3

ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG

3.161,08

3.095,93

2.733,39

2.315,09

2.073,44

688,43

4

ĐẤT KHU CÔNG NGHỆ CAO*

 

 

 

 

 

 

5

ĐẤT KHU KINH TẾ*

586,51

586,51

586,51

1.226,51

1.326,51

2.080,44

6

ĐẤT ĐÔ THỊ*

10.840,51

10.840,51

10.840,51

10.840,51

10.840,51

13.131,83

3.3.2.1. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất:

Đơn vị tính: ha

STT

Chỉ tiêu sử dụng đất

Tổng diện tích

Các năm kế hoạch

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

(1)

(2)

(4) = (5)+...+(9)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp

8.266,29

722,18

2.182,29

1.827,81

1.534,43

1.999,58

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

1.1

Đất trồng lúa

6.067,06

507,77

1.500,60

1.274,99

1.214,04

1.569,66

 

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước

6.044,50

506,04

1.496,67

1.270,33

1.207,92

1.563,54

1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

936,55

20,37

244,56

205,33

202,76

263,53

1.3

Đất trồng cây lâu năm

160,29

21,04

29,07

35,23

30,32

44,63

1.4

Đất rừng phòng hộ

75,64

33,38

12,54

16,45

10,14

3,13

1.7

Đất nuôi trồng thủy sản

938,27

112,64

390,43

279,69

54,83

100,68

1.8

Đất làm muối

86,90

26,28

5,00

16,01

21,75

17,86

2

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp

7.447,89

29,07

1.029,68

1.033,31

961,18

4.394,65

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

2.1

Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng cây lâu năm

 

 

 

 

 

 

2.2

Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng rừng

 

 

 

 

 

 

2.3

Đất trồng lúa chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản

3.290,77

11,29

579,00

569,00

490,08

1.641,40

2.4

Đất trồng lúa chuyển sang đất làm muối

 

 

 

 

 

 

2.5

Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản

462,64

 

44,34

44,00

44,00

330,30

2.6

Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất làm muối

 

 

 

 

 

 

2.7

Đất rừng phòng hộ chuyển sang đất nông nghiệp không phải là rừng

 

 

 

 

 

 

2.8

Đất rừng đặc dụng chuyển sang đất nông nghiệp không phải là rừng

 

 

 

 

 

 

2.9

Đất rừng sản xuất chuyển sang đất nông nghiệp không phải là rừng

 

 

 

 

 

 

3

Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở

440,81

15,50

193,27

9,76

5,66

216,62

3.3.2.2. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng:

Đơn vị tính: ha

STT

Chỉ tiêu sử dụng đất

Tổng diện tích

Các năm kế hoạch

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

(1)

(2)

(4) = (5)+...+(9)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

Đất nông nghiệp

2.673,19

 

336,50

388,50

310,42

1.637,77

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

1.1

Đất trồng lúa

15,50

 

6,50

1,50

3,00

4,50

 

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước

15,50

 

6,50

1,50

3,00

4,50

1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

331,99

 

77,00

79,00

82,71

93,28

1.3

Đất trồng cây lâu năm

 

 

 

 

 

 

1.4

Đất rừng phòng hộ

1.215,00

 

 

58,00

 

1.157,00

1.5

Đất rừng đặc dụng

202,21

 

 

 

 

202,21

1.6

Đất rừng sản xuất

 

 

 

 

 

 

1.7

Đất nuôi trồng thủy sản

899,53

 

250,00

250,00

220,00

179,53

1.8

Đất làm muối

 

 

 

 

 

 

2

Đất phi nông nghiệp

487,89

65,15

156,04

159,80

61,23

45,67

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

2.1

Đất quốc phòng

2,30

 

1,30

1,00

 

 

2.2

Đất an ninh

 

 

 

 

 

 

2.3

Đất khu công nghiệp

0,02

 

 

 

0,02

 

2.4

Đất khu chế xuất

 

 

 

 

 

 

2.5

Đất cụm công nghiệp

4,52

 

 

 

4,52

 

2.6

Đất thương mại, dịch vụ

133,44

50,16

27,00

26,55

23,91

5,82

2.7

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

187,95

0,06

96,17

74,20

7,70

9,82

2.8

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

 

 

 

 

 

 

2.9

Đất phát triển hạ tầng

100,38

13,23

17,12

28,53

18,38

23,12

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

+ Đất cơ sở văn hóa

2,63

 

0,70

0,60

0,58

0,75

 

+ Đất cơ sở y tế

0,49

 

 

0,10

0,18

0,21

 

+ Đất cơ sở giáo dục - đào tạo

2,70

 

0,46

0,54

0,20

1,50

 

+ Đất cơ sở thể dục - thể thao

17,98

10,27

 

6,15

 

1,56

2.10

Đất có di tích lịch sử - văn hóa

7,07

 

 

7,07

 

 

2.11

Đất danh lam thắng cảnh

 

 

 

 

 

 

2.12

Đất bãi thải, xử lý chất thải

3,83

0,60

0,20

1,20

0,20

1,63

2.13

Đất ở tại nông thôn

0,50

0,08

0,10

0,10

0,10

0,12

2.14

Đất ở tại đô thị

3,36

0,26

0,98

0,60

0,40

1,12

2.15

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

 

 

 

 

 

 

2.16

Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp

0,04

 

 

 

 

0,04

2.17

Đất xây dựng cơ sở ngoại giao

 

 

 

 

 

 

2.18

Đất cơ sở tôn giáo

 

 

 

 

 

 

2.19

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

2,31

0,11

 

0,70

0,50

1,00

4. Các biện pháp, giải pháp tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.

4.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thi hành Luật Đất đai trên địa bàn tỉnh, hoàn thiện cơ chế thu hút đầu tư.

- Về quy hoạch sử dụng đất: Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Nam Định sau khi được Chính phủ phê duyệt sẽ là cơ sở để điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch các ngành, lĩnh vực, địa phương liên quan đến việc sử dụng đất; việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất chặt chẽ từ cả nước đến các vùng, các địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

- Về chính sách tài chính đất đai: UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm quy định về dành 10% tổng thu tiền sử dụng đất để chi cho công tác quản lý đất đai.

- Về quản lý sử dụng đất: Khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn trong sản xuất nông nghiệp.

- Các chính sách đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn: Khuyến khích, tạo điều kiện để nông dân góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất khi bị thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích khác và bảo hộ quyền lợi của người nông dân, tránh để nông dân vào vị thế bất lợi do không tham gia quản lý trong doanh nghiệp, đồng thời có giải pháp hỗ trợ người dân trong giai đoạn kiến thiết cơ bản khi trồng các loại cây lâu năm. Việc chuyển mục đích sử dụng đất phải gắn được lợi ích của Nhà nước - nhà đầu tư và hộ nông dân bị thu hồi đất.

- Chính sách đất đai đối với phát triển khu công nghiệp: Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các nhà đầu tư phát triển khu công nghiệp và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất kinh doanh tại khu vực nông thôn.

- Chính sách đất đai đối với phát triển đô thị: Điều chỉnh quá trình phát triển đô thị phù hợp với tốc độ phát triển công nghiệp, quá trình chuyển dịch cơ cấu, tái cấu trúc nền kinh tế và rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch hệ thống đô thị để đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng, đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật - xã hội, hiện đại thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Chính sách đối với phát triển hạ tầng: Xây dựng cơ chế tạo quỹ đất để thu hút đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Có các giải pháp cụ thể bảo đảm quỹ đất cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và tại các khu công nghiệp.

4.2. Nhóm giải pháp về sử dụng đất.

- Đất trồng lúa: Rà soát, xác định rõ chỉ tiêu khống chế về diện tích đất trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt; phân bổ, xác định ranh giới ngoài thực địa, lập bản đồ diện tích đất trồng lúa và công khai đến từng xã; giao cho Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý. Trong trường hợp cần thiết chuyển mục đích, các địa phương phải có kế hoạch bù đắp diện tích đất lúa đã bị mất và phải được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật. Tăng cường công tác tổ chức và thực hiện quy hoạch sử dụng đất lúa, trong đó hoàn thiện chế định đối với quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất lúa đã được phê duyệt để xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

- Đất lâm nghiệp: Rà soát, xác định rõ chỉ tiêu khống chế về diện tích đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và khu bảo tồn thiên nhiên cần bảo vệ nghiêm ngặt; phân bổ, xác định ranh giới, cắm mốc; giao cho các Ban quản lý rừng và Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý. Trong trường hợp cần chuyển mục đích phải được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.

- Đất khu công nghiệp: Tiếp tục rà soát, đánh giá một cách toàn diện thực trạng sử dụng đất và môi trường trong các khu, cụm công nghiệp, làm cơ sở điều chỉnh quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, đảm bảo tính liên vùng, liên tỉnh trong cả nước và phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từng thời kỳ, không bỏ trống đất đai gây lãng phí tài nguyên; không phát triển khu công nghiệp khi chưa đảm bảo tỷ lệ lấp đầy theo quy định.

- Đối với đất đô thị: Rà soát quy hoạch sử dụng đất đô thị theo hướng bố trí sử dụng đất hợp lý, bảo đảm đồng bộ hạ tầng kỹ thuật với hạ tầng xã hội; nâng cao hệ số sử dụng, đặc biệt là các đô thị sử dụng đất lúa. Hạn chế việc thực hiện các dự án nhà ở nhỏ lẻ tại các thành phố.

- Đất cơ sở hạ tầng: Cần ưu tiên bố trí đất để đầu tư phát triển hạ tầng, đi trước một bước nhằm tạo động lực thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách đồng bộ. Phân định rõ trách nhiệm và quản lý tốt các loại đất xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, năng lượng, bưu chính viễn thông, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, cơ sở văn hóa, thể dục thể thao và đất hành lang an toàn các công trình theo quy định.

4.3. Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ và kỹ thuật và ứng phó biến đổi khí hậu.

- Bố trí đủ điều kiện vật chất, từng bước ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong việc lập và giám sát, tổ chức thực hiện quy hoạch. Tăng cường công tác điều tra cơ bản về đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, nâng cao chất lượng công tác dự báo.

- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện nội dung, phương pháp, quy trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; hoàn chỉnh hệ thống các chỉ tiêu làm cơ sở đánh giá việc sử dụng đất liên quan đến kinh tế, xã hội và môi trường. Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên đất, áp dụng công nghệ tiên tiến để cải thiện chất lượng điều tra quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân và các tổ chức, doanh nghiệp về nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, coi ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội.

4.4. Nhóm giải pháp về quản lý, giám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Xây dựng và ban hành quy định để xác định rõ trách nhiệm cụ thể giữa trung ương và địa phương, trong từng ngành, từng cấp, trong từng cơ quan, đơn vị, trách nhiệm tập thể và cá nhân trong việc quản lý đất đai nói chung và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt nói riêng.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên phải gắn với xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật đất đai, pháp luật về môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng quy định; quản lý chặt chẽ quỹ đất trồng lúa, quỹ đất dự trữ cho phát triển đô thị, phát triển công nghiệp, theo quy hoạch được duyệt,...

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp luật về đất đai, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất, thông qua đó tạo ra sự đồng thuận cao trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Phát huy vai trò của các cấp ủy đảng, tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân trong tham gia đóng góp và giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, gắn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và quy hoạch các ngành, các lĩnh vực.

4.5. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.

- Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo và nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai ở các cấp, đặc biệt là ở cấp huyện, cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn để đáp ứng yêu cầu về đổi mới ngành.

- Chú trọng công tác đào tạo cán bộ chuyên môn có đủ năng lực lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đạt hiệu quả và chất lượng. Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp.

- Xây dựng các chương trình đào tạo ngắn hạn trên cơ sở đào tạo theo chuyên đề, ưu tiên đào tạo cho cán bộ lập, thực hiện và giám sát quy hoạch sử dụng đất ở địa phương.

5. Tổ chức thực hiện.

5.1. Ủy ban nhân dân tỉnh.

Tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của tỉnh Nam Định theo phê duyệt Nghị quyết của Chính phủ.

5.2. Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp huyện trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

- Thường xuyên đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đề xuất khắc phục kịp thời khuyết điểm tồn tại.

5.3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

- Xây dựng điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020) cấp huyện trình UBND tỉnh phê duyệt xong trước quý 1/2017.

- Chỉ đạo, bố trí đủ kinh phí để Ủy ban nhân dân cấp dưới điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2016 - 2020) và kế hoạch sử dụng đất hàng năm.

- Quản lý chặt chẽ quỹ đất đã được quy hoạch và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh tình trạng sử dụng đất sai mục đích không theo quy hoạch.

- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Thực hiện tốt cơ chế chính sách khuyến khích, đầu tư, bảo vệ, sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả.

5.4. Trách nhiệm của các sở, ngành.

- Tổ chức thực hiện quy hoạch chuyên ngành gắn với quy hoạch sử dụng đất để đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ.

- Tổ chức thực hiện nghiêm túc quy hoạch sử dụng đất./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 13/NQ-HĐND năm 2016 điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của tỉnh Nam Định

  • Số hiệu: 13/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 21/07/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định
  • Người ký: Trần Văn Chung
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/07/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản