Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2014/NQ-HĐND | Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2014 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH THU PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THUỘC THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CỦA HĐND THÀNH PHỐ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 11
(Từ ngày 02/12/2014 đến ngày 05/12/2014)
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh phí, lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Xét Tờ trình số 81/TTr-UBND ngày 18/11/2014 của UBND Thành phố về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định thu phí trên địa bàn thành phố Hà Nội, thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân Thành phố; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND Thành phố; ý kiến của các vị đại biểu HĐND Thành phố,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số loại phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân Thành phố (Có danh mục kèm theo).
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố:
1. Tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
2. Tăng cường kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồn thu phí để lại cho các đơn vị thu đảm bảo sử dụng hiệu quả, đúng mục đích; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Việc tăng mức thu phí cần nâng cao hơn chất lượng phục vụ, nhất là các điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Trong quá trình tổ chức thu phí danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử tại những điểm có tính chất tôn giáo, tín ngưỡng, cần quan tâm đến công tác quản lý, tổ chức thực hiện để không làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư sinh sống tại khu vực có di tích. Quan tâm rà soát số lượng xe mô tô theo từng địa bàn quận, huyện, thị xã để giao dự toán thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe mô tô phù hợp, sát thực tế.
3. Tiếp tục xây dựng đủ các loại phí, lệ phí theo quy định. Rà soát những loại phí, lệ phí đang thực hiện bất hợp lý và những loại phí, lệ phí thay đổi do chính sách của Trung ương, kịp thời trình Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định theo thẩm quyền.
Điều 3. Điều khoản thi hành:
1. Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015.
2. Bãi bỏ các nội dung quy định về phí tại các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố như sau:
- Bãi bỏ các khoản 11, 12, 20 tại Mục I Danh mục các khoản phí, lệ phí kèm Nghị quyết số 23/2008/NQ-HĐND ngày 12/12/2008 của HĐND Thành phố Hà Nội Khóa XIII, Kỳ họp thứ 17.
- Bãi bỏ các khoản quy định tại Mục I, Mục II Phần A Danh mục các khoản phí, lệ phí kèm theo Nghị quyết số 10/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 của HĐND Thành phố Hà Nội Khóa XIV, Kỳ họp thứ 3.
- Bãi bỏ các khoản quy định tại Mục I, Phần C Danh mục các khoản phí, lệ phí kèm theo Nghị Quyết số 22/2012/NQ-HĐND ngày 07/12/2012 của HĐND Thành phố Hà Nội Khóa XIV, Kỳ họp thứ 6.
- Bãi bỏ Khoản 5, Phần II, Mục B Danh mục các khoản phí, lệ phí kèm Nghị quyết số 05/2014/NQ-HĐND ngày 09/7/2014 của HĐND Thành phố Hà Nội Khóa XIV, Kỳ họp thứ 10.
3. Giao Thường trực HĐND Thành phố, các Ban của HĐND, các tổ đại biểu và đại biểu HĐND Thành phố đôn đốc và giám sát thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Khóa XIV, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2014./.
| CHỦ TỊCH |
DANH MỤC CÁC KHOẢN PHÍ
(Phụ lục kèm theo Nghị quyết số 13/2014/NQ-HĐND ngày 03/12/2014 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội)
1. Phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe mô tô.
1.1. Mức thu phí đối với xe mô tô (không bao gồm xe máy điện):
TT | Loại phương tiện chịu phí | Mức thu (đồng/năm) |
1 | Loại có dung tích xy lanh đến 100 cm3 | 50.000 |
2 | Loại có dung tích xy lanh trên 100 cm3 | 100.000 |
1.2. Quản lý, sử dụng nguồn phí thu được:
a. Đối với các phường, thị trấn: được để lại 10% số phí sử dụng đường bộ thu được để trang trải chi phí tổ chức thu theo quy định, 90% còn lại nộp vào tài khoản Quỹ bảo trì đường bộ Thành phố.
b. Đối với các xã: được để lại 20% số phí sử dụng đường bộ thu được để trang trải chi phí tổ chức thu theo quy định, 80% còn lại nộp toàn bộ vào ngân sách và điều tiết 100% về ngân sách cấp xã để đầu tư đường giao thông nông thôn theo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
1.3. Các nội dung khác: Thực hiện theo Thông tư số 133/2014/TT-BTC ngày 11/9/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện.
2. Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2.1. Đối tượng nộp:
Tổ chức, cá nhân là chủ dự án đầu tư khi nộp đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của UBND thành phố Hà Nội.
2.2. Mức thu:
ĐVT mức thu (triệu đồng/hồ sơ)
Nhóm dự án | Tổng mức đầu tư ≤ 50 tỷ đồng | Tổng mức đầu tư >50 và ≤ 100 tỷ đồng | Tổng mức đầu tư >100 và ≤ 200 tỷ đồng | Tổng mức đầu tư >200 và ≤ 500 tỷ đồng | Tổng mức đầu tư >500 tỷ đồng |
Nhóm 1: Dự án xử lý chất thải và cải thiện môi trường | 5 | 5,2 | 5,4 | 6 | 6,8 |
Nhóm 2: Dự án công trình dân dụng | 6,0 | 6,5 | 6,7 | 7,5 | 8,5 |
Nhóm 3: Dự án hạ tầng kỹ thuật | 6,7 | 7,3 | 7,5 | 8,5 | 9,5 |
Nhóm 4: Dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản | 7,0 | 7,5 | 7,7 | 8,6 | 9,8 |
Nhóm 5: Dự án giao thông | 7,2 | 7,8 | 8,0 | 9,0 | 10 |
Nhóm 6: Dự án công nghiệp | 7,5 | 8,0 | 8,4 | 9,5 | 11 |
Nhóm 7: Dự án khác (không thuộc nhóm 1, 2, 3, 4, 5, 6) | 5 | 5,2 | 5,4 | 6 | 6,8 |
- Trường hợp thẩm định lại, mức thu phí được xác định bằng 50% mức thu trên.
2.3. Quản lý và sử dụng tiền phí thu được: Đơn vị thu phí nộp 10 phần trăm (10%) vào ngân sách nhà nước và để lại 90 phần trăm (90%) trên số tiền phí thu được để chi cho việc thẩm định và tổ chức thu phí thẩm định.
3. Phí qua đò, Phí qua phà
3.1 Phí qua đò.
3.1.1. Đối tượng nộp:
Các tổ chức, cá nhân được cung cấp dịch vụ chở đò phải nộp phí qua đò.
3.1.2. Mức thu (tất cả các mức thu đã bao gồm thuế GTGT):
a. Đối với đò ngang qua sông:
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Mức thu |
1 | Người | đ/người/lượt | 2.000 |
2 | Người + xe đạp (kể cả xe đạp điện) | đ/lượt | 3.000 |
3 | Người + xe máy (kể cả xe máy điện) | đ/lượt | 4.000 |
4 | Người + hàng hóa từ 50 kg trở xuống | đ/lượt | 3.000 |
5 | Trường hợp 1, 2, 3 kèm theo hàng hóa trên 50kg |
| Tính thêm 2.000đ/lượt. |
6 | Trường hợp chỉ có hàng; Trường hợp trên 50 kg thu thêm các lượt tiếp theo | đ/lượt/50kg. | 2.000 |
b. Đối với đò dọc tại thắng cảnh Chùa Hương:
Nội dung | Đơn vị tính | Đò thường | Đò chất lượng cao |
Tuyến Hương Tích | Đồng/người/2 lượt vào ra | 35.000 | 40.000 |
Tuyến Long Vân | 25.000 | 30.000 | |
Tuyến Tuyết Sơn | 25.000 | 30.000 |
3.1.3. Quản lý và sử dụng tiền phí thu được:
a. Toàn bộ số thu phí qua đò ngang sông thu được là doanh thu của tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ chở đò. Tổ chức, cá nhân thu phí qua đò phải kê khai, nộp thuế theo quy định.
b. Riêng Phí đò dọc tại chùa Hương: Trích 3% trên tổng số tiền phí thu được để chi trả cho công tác tổ chức, quản lý thu. Số còn lại 97% là doanh thu của chủ đò, chủ đò có trách nhiệm phải kê khai, nộp thuế theo quy định.
3.2. Phí qua phà.
3.2.1. Đối tượng nộp:
Các tổ chức, cá nhân được cung cấp dịch vụ qua phà phải nộp phí qua phà.
3.2.2 Mức thu (tất cả các mức thu đã bao gồm thuế GTGT):
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Mức thu |
1 | Người | đ/người/lượt | 1.000 |
2 | Người + xe đạp (kể cả xe đạp điện) | đ/lượt | 2.000 |
3 | Người + xe máy (kể cả xe máy điện) | đ/lượt | 4.000 |
4 | Người + hàng hóa từ 50 kg trở xuống | đ/lượt | 2.000 |
5 | Trường hợp 1, 2, 3 có kèm theo hàng hóa trên 50kg |
| tính thêm 2.000đ/lượt |
6 | Trường hợp chỉ có hàng; Trường hợp trên 50 kg thu thêm các lượt tiếp theo | đ/lượt/50kg. | 2.000 |
7 | Ô tô dưới 10 chỗ | đ/xe/lượt | 30.000 |
8 | Ô tô từ 10 chỗ đến 16 chỗ | đ/xe/lượt | 40.000 |
9 | Ô tô chở hàng trọng tải đến 1,5 tấn | đ/xe/lượt | 30.000 |
10 | Ô tô chở hàng trọng tải trên 1.5 tấn đến 3 tấn | đ/xe/lượt | 40.000 |
11 | Ô tô chở hàng trọng tải trên 3 tấn đến 5 tấn | đ/xe/lượt | 50.000 |
| Mùa nước từ báo động số 1 trở lên | Thu tăng 30% các mức thu trên |
3.2.3. Quản lý và sử dụng tiền phí thu được:
Toàn bộ số thu phí qua phà thu được là doanh thu của tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ qua phà. Tổ chức, cá nhân thu phí qua phà phải kê khai, nộp thuế theo quy định.
4. Phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa.
4.1. Đối tượng nộp phí:
Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa phải nộp phí tham quan.
4.2. Đối tượng miễn phí:
a. Tất cả các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa: Người khuyết tật đặc biệt nặng.
b. Tại các di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đền Ngọc Sơn, khu di tích Cổ Loa, Đền quán thánh, di tích Nhà tù Hỏa lò, khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, Chùa Thầy, chùa Tây Phương: Trẻ em *.
c. Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, Nhà tù Hỏa Lò: Người có công với cách mạng**.
d. Nhà tù Hỏa Lò: Thành viên các Hội cựu chiến binh, ban liên lạc kháng chiến, ban liên lạc các nhà tù trong cả nước.
4.3. Đối tượng giảm 50% mức phí:
a. Tất cả các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa:
a1. Người khuyết tật nặng.
a2. Người cao tuổi (là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên)
a3. Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa. (Trường hợp khó xác định thì chỉ cần có giấy xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú ), cụ thể:
- Nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa được quy định trong Chương trình 135 của Chính phủ.
- Người có công với cách mạng **(Trừ Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long; Nhà tù Hỏa Lò).
- Người thuộc diện chính sách xã hội: Người tàn tật, người già cô đơn; Các đối tượng được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội; Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú.
a4. Đối với người thuộc diện hưởng cả 2 hoặc 3 trường hợp ưu đãi trên thì chỉ giảm 50% mức phí.
b. Riêng Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đền Ngọc Sơn, khu di tích Cổ Loa, Đền quán thánh, di tích Nhà tù Hỏa lò, khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long: Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên (nếu có thẻ học sinh, sinh viên).
4.4. Thời gian không thu phí:
Đối với di tích Đền, Chùa, Làng cổ Đường Lâm: không thu phí trong các ngày: ngày 30; mùng 1; mùng 2 tết Nguyên đán; Ngày giỗ Thánh 20/8 âm lịch (đối với Đền Ngọc Sơn).
4.5. Mức thu:
Địa điểm thu | Đơn vị tính | Mức thu |
1. Văn Miếu - Quốc Tử Giám | đ/lượt/khách | 30.000 |
2. Đền Ngọc Sơn | đ/lượt/khách | 30.000 |
3. Nhà tù Hỏa Lò | đ/lượt/khách | 30.000 |
4. Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long | đ/lượt/khách | 30.000 |
5. Khu di tích Cổ loa | đ/lượt/khách | 10.000 |
6. Chùa Tây Phương | đ/lượt/khách | 10.000 |
7. Chùa Thầy | đ/lượt/khách | 10.000 |
8. Đền Quán Thánh | đ/lượt/khách | 10.000 |
9. Làng cổ Đường Lâm |
|
|
Người lớn | đ/lượt/khách | 20.000 |
Trẻ em* | đ/lượt/khách | 10.000 |
10. Chùa Hương*** |
|
|
Người lớn | đ/lượt/khách | 49.000 |
Trẻ em* | đ/lượt/khách | 24.000 |
***Tại Chùa Hương: phí bảo hiểm (1.000đ/người) được thu trên cùng một vé với vé thắng cảnh: Mức thu trên vé tổng số: Người lớn: 50.000 đ; trẻ em: 25.000 đ. |
* Trẻ em là người dưới 15 tuổi.
+ Trường hợp khó xác định là người dưới mười lăm tuổi thì chỉ cần có bất kỳ giấy tờ nào chứng minh được là người dưới mười lăm tuổi như: giấy khai sinh, thẻ học sinh;
+ Trường hợp không có giấy tờ để xác định dưới mười lăm tuổi thì áp dụng chiều cao dưới 1,3 m.
** Người có công với cách mạng, gồm:
- Cán bộ lão thành cách mạng; cán bộ "tiền khởi nghĩa"
- Thân nhân liệt sĩ.
- Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.
- Các đối tượng được chăm sóc tại các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương, bệnh binh và người có công.
4.6. Quản lý và sử dụng tiền phí thu được:
Nội dung | Tỷ lệ để lại | Nộp NSNN |
1. Nhà tù Hỏa Lò | 90% | 10% |
2. Khu di tích Cổ loa | 90% | 10% |
3. Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long | 90% | 10% |
4. Quán Thánh | 90% | 10% |
5. Chùa Thầy | 90% | 10% |
6. Chùa Tây Phương | 90% | 10% |
7. Làng cổ Đường Lâm | 100% | 0 |
8. Văn Miếu - Quốc Tử Giám | 90%. Để chi cho công tác thu và tôn tạo, duy tu, sửa chữa, chống xuống cấp... di tích khi có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện các nhiệm vụ do TP giao | 10% |
9. Đền Ngọc Sơn | 90%. Để chi cho công tác thu và tôn tạo, duy tu, sửa chữa, chống xuống cấp... di tích khi có dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện các nhiệm vụ do TP giao | 10% |
10. Chùa Hương | 35% | 65% Số thu này được xác định là 100% và phần chia 70% huyện; 30% cho xã Hương Sơn để chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng khu di tích chùa Hương |
- 1Nghị quyết 142/2014/NQ-HĐND17 quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 2Quyết định 15/2014/QĐ-UBND quy định thu phí sử dụng đường bộ dự án nâng cấp mở rộng đường ĐT 741 đoạn Đồng Xoài - Phước Long, tỉnh Bình Phước
- 3Quyết định 19/2014/QĐ-UBND quy định thu phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 4Quyết định 2096/2014/QĐ-UBND quy định thu phí thư viện tỉnh và phí tham quan bảo tàng tỉnh Quảng Ninh
- 5Nghị quyết 13/2014/NQ-HĐND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh An Giang
- 6Nghị quyết 20/2016/NQ-HĐND về quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội
- 7Quyết định 515/QĐ-UBND năm 2017 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
- 1Nghị quyết 23/2008/NQ-HĐND thống nhất quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội, thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân thành phố
- 2Nghị quyết 10/2011/NQ-HĐND điều chỉnh quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân Thành phố
- 3Nghị quyết 22/2012/NQ-HĐND sửa đổi quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội
- 4Nghị quyết 05/2014/NQ-HĐND bãi bỏ phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội
- 5Nghị quyết 01/NQ-HĐND về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, thu chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2016 của thành phố Hà Nội
- 6Nghị quyết 20/2016/NQ-HĐND về quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội
- 7Quyết định 515/QĐ-UBND năm 2017 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
- 1Pháp lệnh phí và lệ phí năm 2001
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị quyết 142/2014/NQ-HĐND17 quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 4Quyết định 15/2014/QĐ-UBND quy định thu phí sử dụng đường bộ dự án nâng cấp mở rộng đường ĐT 741 đoạn Đồng Xoài - Phước Long, tỉnh Bình Phước
- 5Thông tư 133/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 19/2014/QĐ-UBND quy định thu phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 7Quyết định 2096/2014/QĐ-UBND quy định thu phí thư viện tỉnh và phí tham quan bảo tàng tỉnh Quảng Ninh
- 8Nghị quyết 13/2014/NQ-HĐND quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh An Giang
Nghị quyết 13/2014/NQ-HĐND sửa đổi quy định thu phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân Thành phố
- Số hiệu: 13/2014/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 03/12/2014
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Ngô Thị Doãn Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2015
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra