- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật xây dựng 2003
- 3Quyết định 445/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 86/2009/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Kết luận 48-KL/TW về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020 do Bộ Chính trị ban hành
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2011/NQ-HĐND | Thừa Thiên Huế, ngày 09 tháng 12 năm 2011 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (THEO ĐỊNH HƯỚNG THỪA THIÊN HUẾ TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
Quán triệt Kết luận số 48-KL/TW ngày 25 tháng 5 năm 2009 của Bộ Chính trị (khoá X) về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2020;
Sau khi xét Tờ trình số 5357/TTr-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua đồ án Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thừa Thiên Huế (theo định hướng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương); Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành và thông qua Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thừa Thiên Huế (theo định hướng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương); đồng thời nhấn mạnh một số nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung:
Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học-công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học-công nghệ, y tế đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam châu Á; có quốc phòng an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng, phát triển đô thị Thừa Thiên Huế trong mối quan hệ hữu cơ với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, thông qua hành lang kinh tế Đông - Tây, trục Quốc lộ 1A, đường bộ cao tốc để thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới nhằm phát triển công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ, du lịch và xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
- Trước mắt, hình thành đô thị trung tâm (bao gồm thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, Hương Trà và thị trấn Thuận An) trở thành nội thị của đô thị Thừa Thiên Huế trong tương lai.
- Làm cơ sở pháp lý triển khai công tác đầu tư quy hoạch xây dựng đô thị đồng bộ; lập đề án nâng cấp, nâng loại đô thị đưa toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Mô hình xây dựng đô thị Thừa Thiên Huế
Xây dựng đô thị Thừa Thiên Huế theo mô hình Tập hợp đô thị di sản, văn hóa và cảnh quan. Mô hình này được cấu thành bởi đô thị hạt nhân Huế (đô thị di sản, văn hóa), các đô thị văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và được phát triển bền vững trong mối quan hệ gắn kết đô thị - nông thôn - thiên nhiên.
3. Phát triển không gian đô thị
a) Đô thị trung tâm được phát triển mở rộng từ thành phố Huế hiện hữu và phần mở rộng thuộc phạm vi 3 đơn vị hành chính là thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và thị trấn Thuận An; có chức năng chính là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, khoa học công nghệ, y tế, đào tạo lớn của quốc gia và khu vực; là cực động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Phát triển đô thị: Xây dựng theo mô hình chuỗi dải, chạy dọc các hành lang hạ tầng kỹ thuật quốc gia và tạo nên các dải hành lang xanh, thoát lũ, phân cách các dải không gian đô thị, mạng lưới giao thông sẽ không phát triển theo dạng hướng tâm để tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn di sản cố đô Huế, bảo vệ đất nông nghiệp, thoát lũ và linh hoạt với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
b) Đô thị Chân Mây - Lăng Cô: Là đô thị cảng, đầu mối giao thông đường biển quan trọng, cung cấp các dịch vụ cảng nước sâu và điều phối hàng hóa trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; là một trong những trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại, trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng mang tầm quốc gia, quốc tế; là đô thị kết hợp phát triển khu công nghệ cao và các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật cao.
Phát triển đô thị: Xây dựng giao thông kết nối nhanh với đô thị trung tâm và thành phố Đà Nẵng. Xây dựng cảng nước sâu Chân Mây gắn với khu phi thuế quan, các khu công nghiệp sạch và khu công nghệ cao. Phát triển khu đô thị mới Chây Mây, khu du lịch quốc tế Lăng Cô, gắn với bảo tồn vùng cảnh quan sông Bù Lu, đầm Lập An, vịnh Cảnh Dương, biển Lăng Cô, núi Chân Mây và Hải Vân,...
c) Đô thị Phong Điền: Là đô thị trung tâm cửa ngõ phía Bắc của đô thị Thừa Thiên Huế; trung tâm huyện lỵ huyện Phong Điền; là khu vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chế biến, thương mại dịch vụ.
Phát triển đô thị: Phát triển đô thị sinh thái phía Tây Quốc lộ 1A, gắn với vùng bảo tồn thiên nhiên Phong Điền.
d) Đô thị A Lưới: Là đô thị trung tâm phía Tây Nam của đô thị Thừa Thiên Huế; trung tâm huyện lỵ huyện A Lưới; là khu vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chế biến, thương mại dịch vụ, đầu mối giao thông kết nối đường Hồ Chí Minh vùng núi phía Tây với vùng đồng bằng ven biển.
Phát triển đô thị: Phát triển đô thị sinh thái gắn với đường Hồ Chí Minh, cửa khẩu A Đớt và Hồng Vân.
đ) Các thị trấn Sịa, Phú Đa, Phú Lộc, Khe Tre là trung tâm huyện lỵ tương ứng của các huyện Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, Nam Đông. Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chế biến, thủy điện, khai khoáng,...
Phát triển đô thị: Nâng cấp và phát triển theo mô hình đô thị sinh thái, tăng cường các trung tâm công cộng và tiện ích phục vụ khu dân cư nông thôn.
e) Hình thành các thị trấn mới như Điền Hải, Thanh Hà, Vinh Thanh, La Sơn, Phong Mỹ, An Lỗ, Vinh Hiền, Hồng Vân, A Đớt là trung tâm tiểu vùng.
Định hướng phát triển đô thị: Nâng cấp và phát triển các trung tâm xã hoặc những khu vực thuận lợi để phát triển kinh tế trở thành các thị trấn theo mô hình đô thị sinh thái, tăng cường các trung tâm công cộng và tiện ích phục vụ khu dân cư nông thôn.
4. Phát triển điểm dân cư nông thôn
Phát triển điểm dân cư nông thôn Thừa Thiên Huế theo mô hình nông thôn mới (theo bộ 19 tiêu chí về nông thôn mới); tạo nên các hành lang xanh kết nối hệ thống đô thị với khung cảnh thiên nhiên; phát triển mạng lưới giao thông liên thôn, liên xã; bảo tồn môi trường văn hóa, cảnh quan đặc trưng làng quê; khôi phục và phát triển các nghề truyền thống gắn với khai thác du lịch và giải trí; hình thành các khu nông lâm nghiệp công nghệ cao như vùng trồng cây đặc sản thanh trà, cao su, cà phê, rừng nguyên liệu, nuôi trồng thủy sản,... Xây dựng mô hình thí điểm các cụm dân cư đổi mới gắn với các trung tâm dịch vụ sản suất tại các cụm, điểm trung tâm xã. Đối với nhà ở nông thôn, khuyến khích bảo tồn không gian kiến trúc cảnh quan truyền thống.
5. Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được quy hoạch đồng bộ và hiện đại, đảm bảo cho sự phát triển đô thị lâu dài và tiện ích, trong đó hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị trung tâm đảm bảo các tiêu chuẩn đô thị loại I. Hệ thống công trình hạ tầng đảm bảo thích ứng với các thay đổi của điều kiện tự nhiên do tác động của quá trình biến đổi khí hậu.
6. Các giải pháp thực hiện
a) Xây dựng chính sách và các giải pháp vốn trên cơ sở sử dụng hiệu quả nguồn vốn Nhà nước, các nguồn vốn trong và ngoài nước vào mục đích phát triển cơ sở hạ tầng đô thị.
Đẩy mạnh huy động và khuyến khích các nhà đầu tư trong, ngoài nước đầu tư phát triển quỹ đất đô thị, đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ở để bán, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội,...
Tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương để đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Ưu tiên sử dụng vốn ODA để xây dựng công trình kỹ thuật lớn, có vai trò quan trọng trong phát triển đô thị.
b) Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý đô thị; đổi mới cơ chế và chính sách tài chính đô thị, phát triển đô thị; chú ý tăng cường vai trò, trách nhiệm tham gia của các bên liên quan trong công tác quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị.
c) Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các quy hoạch và đề án nâng cấp đô thị quan trọng phục vụ trực tiếp cho mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp thu các ý kiến góp ý của Hội đồng nhân dân tỉnh; hoàn chỉnh hồ sơ, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch.
Quá trình thực hiện, Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của quy hoạch khi cần thiết, nhưng phải đảm bảo theo đúng quan điểm và mục tiêu, báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung này tại kỳ họp gần nhất.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và các ban, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh làm tốt công tác phổ biến, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VI, kỳ họp thứ 3 thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật xây dựng 2003
- 3Quyết định 445/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 86/2009/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Kết luận 48-KL/TW về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020 do Bộ Chính trị ban hành
- 6Nghị quyết 71/NQ-HĐND năm 2012 phê chuẩn Đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Giang đến năm 2020
- 7Quyết định 19/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Giang đến năm 2020
Nghị quyết 13/2011/NQ-HĐND điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh theo định hướng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 13/2011/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 09/12/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Ngọc Thiện
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/12/2011
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực