Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2007/NQ-HĐND | Bến Tre, ngày 20 tháng 7 năm 2007 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ ĐỀ ÁN “QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020”
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
KHÓA VII - KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Sau khi nghe Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Đề án “Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”;
Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ :
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất thông qua Đề án “Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” với những nội dung chính như sau:
1. Quan điểm và mục tiêu phát triển chủ yếu:
a) Quan điểm phát triển:
- Phát triển ngành thương mại phải phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội, tạo nên sự năng động cho các yếu tố sản xuất, phát huy được tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh.
- Phát triển ngành thương mại của tỉnh phải gắn bó chặt chẽ với sự phát triển chung của cả nước và vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam bộ, đặc biệt là với sự phát triển của thị trường thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở tăng cường các liên kết kinh tế tạo thành mạng cung ứng, tiêu thụ.
- Trên cơ sở khai thác các lợi thế so sánh và nguồn lực được xã hội hoá phát triển đồng bộ các cơ cấu của ngành thương mại một cách hợp lý cả về số lượng, loại hình và không gian bố trí.
- Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật vừa bảo đảm thực hiện văn minh thương mại, năng lực thực hiện các hoạt động thương mại, vừa đảm bảo tính hiệu quả cao của cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư.
- Chú trọng và nâng cao năng lực và vai trò quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thương mại, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, đồng thời tạo môi trường thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh cho các chủ thể kinh doanh năng động phát triển, chú trọng hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ.
- Tập trung nâng cao trình độ chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành thương mại trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
b) Mục tiêu phát triển:
- Giá trị tăng thêm của ngành thương mại giai đoạn 2006 - 2010 chiếm 10,6%, giai đoạn 2011 - 2015 chiếm tỷ trọng 14% tổng GDP của tỉnh.
- Tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 16%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 18%/năm.
- Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010 đạt 750 triệu USD, tăng trưởng bình quân 16%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 đạt ít nhất 22%/năm.
- Tỷ trọng thương mại hiện đại giai đoạn 2006-2010 là 15%, giai đoạn 2011-2015 là 26%.
2. Định hướng phát triển:
Phát triển thương mại một cách toàn diện, phù hợp với tình hình thực tế từng giai đoạn theo các định hướng: phát triển các loại hình doanh nghiệp thương mại, các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại; phát triển các loại hình thương mại bố trí theo không gian thị trường; phát triển các hệ thống thị trường hàng hoá; phát triển các hệ thống phân phối hàng hoá lớn, hiện đại và truyền thống; phân bổ các loại hình bán buôn và bán lẻ theo hướng vừa trải rộng, vừa bảo đảm quy mô phân phối lớn, phát triển trung tâm mua bán theo không gian thích hợp; phát triển Trung tâm hội chợ triển lãm; sàn giao dịch thương mại điện tử; phát triển dịch vụ phụ trợ liên quan đến phân phối hàng hoá; phát triển kinh doanh xuất, nhập khẩu.
3. Phương án tổ chức lãnh thổ hoạt động thương mại:
- Quy hoạch phát triển và phân bố các loại hình thương mại trên địa bàn, bố trí quy hoạch theo không gian thương mại được thực hiện theo đề án.
- Từ nay đến năm 2010 cần tập trung nâng cao năng lực cung ứng và tiêu thụ các sản phẩm là thế mạnh của tỉnh và phục vụ nhu cầu tiêu dùng với các loại hình thương mại truyền thống và hiện đại.
Sau năm 2010, phát triển mạnh các loại hình thương mại hiện đại.
4. Giải pháp thực hiện:
Thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính sách sau:
a) Các giải pháp chung: chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế; phát triển kết cấu hạ tầng; nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm; đào tạo và thu hút nguồn nhân lực; tăng cường thu hút nguồn vốn FDI; phát triển hệ thống thị trường dịch vụ và đầu tư.
b) Chính sách và cơ chế khuyến khích phát triển thương mại:
Phát triển doanh nghiệp thương mại theo hướng kết hợp doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ và liên kết giữa sản xuất nguyên liệu, chế biến và tiêu dùng; khuyến khích phát triển xuất khẩu; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại.
c) Giải pháp thu hút vốn phát triển thương mại:
Có biện pháp thu hút mọi nguồn vốn đầu tư phát triển thương mại và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngành thương mại. Tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư từ Trung ương và nguồn ODA. Riêng nguồn từ ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ vào đề án và khả năng cân đối nguồn thu của tỉnh để phân bổ cụ thể hằng năm.
d) Đổi mới phương thức và tăng cường năng lực quản lý Nhà nước ngành thương mại.
e) Đẩy mạnh quá trình liên kết giữa thị trường Bến Tre với các thị trường trong nước, nước ngoài.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức công bố công khai, rộng rãi và triển khai đến các ngành, các cấp nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết.
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có nhiệm vụ giúp Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 20 tháng 7 năm 2007 và có hiệu lực sau mười ngày kể từ ngày được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 593/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, có xét đến năm 2025
- 2Quyết định 9123/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đề án phát triển thương mại nông thôn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến 2020
- 3Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại Quảng Trị đến năm 2020, định hướng cho các năm tiếp theo
- 4Nghị quyết 22/NQ-HĐND năm 2013 bãi bỏ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre
- 5Quyết định 903/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ đầu do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 593/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, có xét đến năm 2025
- 3Quyết định 9123/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đề án phát triển thương mại nông thôn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến 2020
- 4Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại Quảng Trị đến năm 2020, định hướng cho các năm tiếp theo
Nghị quyết 13/2007/NQ-HĐND về Đề án Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
- Số hiệu: 13/2007/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 20/07/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Huỳnh Văn Be
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/07/2007
- Ngày hết hiệu lực: 05/12/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra