Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 122/2022/NQ-HĐND

Lâm Đồng, ngày 13 tháng 10 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM NHIỆM VỤ TIẾP CÔNG DÂN, XỬ LÝ ĐƠN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
KHÓA X KỲ HỌP THỨ 7

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Tiếp công dân ngày 25 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân;

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư số 320/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

Xét Tờ trình số 6752/TTr-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về dự thảo Nghị quyết Quy định chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như sau:

1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Nghị quyết này quy định về chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại các Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân theo quy định tại Điều 20, Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 64/2014/NĐ-CP).

2. Nguyên tắc áp dụng

Chế độ bồi dưỡng cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết này thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 320/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

3. Mức chi

a) Các đối tượng được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP mà chưa được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề, khi làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân được bồi dưỡng 100.000 đồng/ngày/người; trường hợp đang được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề thì được bồi dưỡng 80.000 đồng/ngày/người.

b) Các đối tượng quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP được bồi dưỡng 50.000 đồng/ngày/người.

4. Cách thức chi trả

a) Tiền bồi dưỡng cho các đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP thuộc biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó có trách nhiệm chi trả.

b) Tiền bồi dưỡng cho các đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 21 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP do cơ quan có thẩm quyền mời, triệu tập phối hợp chi trả.

5. Nguồn kinh phí chi trả tiền bồi dưỡng đối với người làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh:

a) Nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành;

b) Nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập;

c) Các nguồn kinh phí khác (nếu có).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.

3. Nghị quyết số 48/2012/NQ-HĐND ngày 06 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hết hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng Khóa X Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13 tháng 10 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 10 năm 2022./.

 


Nơi nhận:
- UBTVQH;
- Chính phủ;
- VPQH, VPCP;
- Bộ Tài chính (Vụ Pháp chế);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- UBND tỉnh, BTT UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa X;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- VP: TU, ĐĐBQH và HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- TTHĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Đài PT-TH tỉnh, Báo Lâm Đồng;
- TT Tích hợp DL và chuyển đổi số tỉnh;
- TT Công báo - tin học tỉnh;
- TT Lưu trữ lịch sử tỉnh;
- Trang TTĐT HĐND tỉnh;
- Lưu: VT, HS kỳ họp.

CHỦ TỊCH




Trần Đức Quận

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 122/2022/NQ-HĐND quy định chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

  • Số hiệu: 122/2022/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 13/10/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Trần Đức Quận
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/10/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản