Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 121/2010/NQ-HĐND | Vĩnh Long, ngày 09 tháng 7 năm 2010 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN MỨC THU PHÍ, CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
KHOÁ VII, KỲ HỌP LẦN THỨ 18
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 174/2007/NĐ-CP , ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
Căn cứ Thông tư số 39/2008/TT-BTC , ngày 19/5/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP , ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
Sau khi xem xét Tờ trình số 23 /TTr-UBND, ngày 18 tháng 6 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc mức thu phí, chế độ quản lý, sử dụng và quyết toán phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn trên địa bàn tỉnh; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân; đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận và thống nhất,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê chuẩn mức thu phí, chế độ quản lý, sử dụng và quyết toán phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. (Có phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long khoá VII, kỳ họp lần thứ 18 thông qua ngày 09 tháng 7 năm 2010. Có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 121/2010/NQ-HĐND, ngày 09/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác (trừ chất thải rắn thông thường phát thải trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình).
2. Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.
Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp.
Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính: Phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác (trong Danh mục chất thải rắn nguy hại do Bộ Tài nguyên - Môi trường ban hành).
Chất thải rắn không có tên trong Danh mục các chất thải rắn nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành là chất thải rắn thông thường.
3. Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là các tổ chức, cá nhân có thải chất thải rắn thuộc đối tượng chịu phí nêu trên.
4. Đối tượng không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn bao gồm:
a) Cá nhân, hộ gia đình thải chất thải rắn thông thường phát thải trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình.
b) Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp phí nhưng tự xử lý hoặc ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
c) Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định số 174/2007/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư 39/2008/TT-BTC thì áp dụng quy định tại điều ước quốc tế đó. Việc áp dụng điều ước quốc tế được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh về Ký kết và thực hiện điều ước quốc tế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
1. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn:
a) Đối với chất thải rắn thông thường phát thải từ hoạt động của cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề: 40.000 đồng/tấn.
b) Đối với chất thải rắn nguy hại: 6.000.000 đồng/tấn.
c) Trường hợp cần thiết, tuỳ tính chất, đặc điểm của từng loại chất thải rắn, từng địa bàn và từng loại đối tượng nộp phí; đơn vị thu phí thống nhất với đối tượng nộp phí quy đổi theo quy định mức thu phí tính theo đơn vị m3 từng loại chất thải rắn hoặc theo từng đối tượng nộp phí cụ thể hoặc theo đơn vị tính khác, nhưng phải đảm bảo mức thu cụ thể của từng loại chất thải rắn không vượt mức thu nêu trên.
2. Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước được quản lý, sử dụng như sau:
a) Để lại 20% số phí thu được cho cơ quan, đơn vị trực tiếp thu phí để trang trải chi phí cho việc thu phí theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002; khoản 5 Điều 1 Nghị định số 24/2006/NĐ-CP , ngày 06/3/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP , ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí và hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.
b) 80% còn lại nộp vào ngân sách để chi cho các nội dung sau:
- Chi phí cho việc xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, như: Đốt, khử khuẩn, trung hoá, trơ hoá, chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, đảm bảo có sự kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm môi trường phát sinh trong quá trình xử lý chất thải.
- Chi hỗ trợ cho việc phân loại chất thải rắn, bao gồm cả hoạt động tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn.
- Chi hỗ trợ đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp, công trình xử lý chất thải rắn, sử dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng, xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn.
3. Đơn vị thu phí:
- Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức thu đối với các cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề trên địa bàn mình quản lý.
- Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh quản lý thu đối với cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cơ sở sản xuất công nghiệp… trong các khu công nghiệp, tuyến công nghiệp mình quản lý.
4. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên - Môi trường:
Phối hợp với các huyện, thành phố và Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh điều tra, thống kê các nguồn thải chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn việc đăng ký đối tượng thải ra chất thải rắn từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác trên địa bàn tỉnh.
5. Trách nhiệm của đối tượng nộp phí:
- Đối với chất thải rắn thông thường:
+ Thực hiện thu gom, phân loại chất thải rắn thông thường tại nguồn bằng các dụng cụ hợp vệ sinh theo hướng dẫn của đơn vị thu gom, vận chuyển.
+ Nộp đủ, đúng thời hạn số tiền phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn cho đơn vị thu phí.
- Đối với chất thải rắn nguy hại:
+ Thực hiện đăng ký chất thải rắn nguy hại với cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường của địa phương.
+ Phân loại, đóng gói, bảo quản và lưu giữ theo quy định về quản lý chất thải rắn nguy hại tại cơ sở cho đến khi vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định. Các chất thải rắn nguy hại phải được dán nhãn, ghi các thông tin cần thiết theo quy định.
+ Nộp đủ, đúng thời hạn số tiền phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nguy hại cho đơn vị thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nguy hại.
6. Công tác quyết toán phí:
- Định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý, đơn vị thu phí có nghĩa vụ nộp số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước, sau khi đã trừ đi chi phí thu.
- Hàng năm, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch, đơn vị thu phí phải thực hiện quyết toán việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí thu được trên địa bàn của năm trước với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, phí, lệ phí.
- Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, quyết toán việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn của đơn vị thu phí./.
- 1Nghị quyết 57/2017/NQ-HĐND mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 2Quyết định 209/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần (tính đến ngày 31/12/2017)
- 1Nghị quyết 57/2017/NQ-HĐND mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng khoản phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 2Quyết định 209/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần (tính đến ngày 31/12/2017)
- 1Nghị định 24/2006/NĐ-CP Sửa đổi Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Phí và Lệ phí
- 2Thông tư 45/2006/TT-BTC sửa đổi Thông tư 63/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí do Bộ Tài chính ban hành
- 3Nghị định 57/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh phí và lệ phí
- 4Thông tư 63/2002/TT-BTC hướng dẫn các quy định pháp luật về phí và lệ phí do Bộ Tài chính ban hành
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Nghị định 174/2007/NĐ-CP về việc phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
- 7Thông tư 39/2008/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 174/2007/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn do Bộ Tài chính ban hành
Nghị quyết 121/2010/NQ-HĐND phê chuẩn mức thu phí, chế độ quản lý, sử dụng và quyết toán phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn do Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long khóa VII, kỳ họp thứ 18 ban hành
- Số hiệu: 121/2010/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 09/07/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Phan Đức Hưởng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra