Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2011/NQ-HĐND

Lai Châu, ngày 16 tháng 7 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 – 2015

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
KHOÁ XIII KỲ HỌP THỨ 2

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004;

Sau khi xem xét Tờ trình 791/TTr-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2011 của UBND tỉnh về việc thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu 5 năm 2011 - 2015; Báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 tỉnh Lai Châu với nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Tập trung mọi nguồn lực đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách bền vững; nâng cao chất lượng và hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục, đào tạo; giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội bức xúc nhất là giải quyết việc làm, giảm nghèo, an sinh xã hội. Phát triển kinh tế đi đôi với xử lý, cải tạo và bảo vệ môi trường. Giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đưa Lai Châu cơ bản ra khỏi tình trạng kém phát triển.

2. Phương hướng phát triển

(1). Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực, tập trung xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, ưu tiên phát triển giao thông, xây dựng nông thôn mới và hạ tầng đô thị. Khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh.

Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực có thế mạnh. Kết hợp di dân tái định cư các công trình thủy điện với phát triển là cây cao su, từng bước hình thành ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, tạo bước đột phá chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.

(2). Khai thác tối đa nội lực, kết hợp với sự hỗ trợ của Trung ương. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, từng bước rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển so với các tỉnh trong khu vực và phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế để đưa Lai Châu ra khỏi tình trạng kém phát triển. Đẩy nhanh công tác tái định cư cho các công trình thuỷ điện thủy điện Lai Châu, thuỷ điện Bản Chát, thuỷ điện Huổi Quảng.

(3). Phát triển toàn diện Giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất. Tăng cường công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa các dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

(4). Khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái. Đẩy mạnh công tác trồng và chăm sóc bảo vệ rừng đầu nguồn của lưu vực sông Đà nhằm bảo vệ nguồn nước cho các công trình thủy điện lớn của quốc gia, cân bằng nguồn nước và phòng tránh lũ.

(5). Tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, kiên quyết đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. Mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại.

3. Chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2015

a. Về kinh tế

(1). Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 16-17%/năm.

Cơ cấu nền kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thủy sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ 23,8 - 41,0 - 35,2 (%).

(2). GDP bình quân đầu người (giá hiện hành): 19 triệu đồng.

(3). Tổng sản lượng lương thực có hạt: 170 nghìn tấn.

(4). Cây công nghiệp: Cao su 20.000 ha, trong đó trồng mới 13.000 ha; Duy trì và ổn định vùng nguyên liệu chè 3.200 ha, trong đó chè trồng mới trên 300 ha; Duy trì diện tích thảo quả 4.700 ha.

(5). Tốc độ tăng trưởng đàn gia súc: 6-6,5%/năm.

(6). Thu ngân sách trên địa bàn: trên 500 tỷ đồng.

(7). Giá trị xuất khẩu hàng địa phương đạt trên 10 triệu USD.

b. Về mục tiêu xã hội

(8). Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mẫu giáo 5 tuổi; giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

(9).Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 2,28%/năm; giảm tỷ lệ sinh 0,3‰/năm; 75,5% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia; 8 bác sỹ/1 vạn dân; 37 giường bệnh/1vạn dân; trên 50% trạm y tế xã có bác sỹ.

(10). Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4-5%/năm; giải quyết việc làm 6.000 người/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập huấn trên 40%.

(11). 100% xã, 90% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia.

(12). 100% xã có đường giao thông đến trung tâm, trong đó 90% xã có đường ô tô đi lại được các mùa; 80% bản có đường ô tô, xe máy đi lại thuận lợi.

(13). 80% hộ gia đình; 60% thôn, bản, khu phố; 92% cơ quan, đơn vị, trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa.

(14). Trên 15% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

c. Về môi trường

(15). Tỷ lệ che phủ rừng trên 50%; trồng mới 20.000 ha rừng.

(16). 95% dân số đô thị được sử dụng nước sạch, 90% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

II. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Các ngành kinh tế:

- Về nông, lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Phát triển toàn diện nông, lâm nghiệp theo hướng tập trung, chuyên canh quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến và hình thành các vùng tập trung, chú trọng các ngành, lĩnh vực có lợi thế. Đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành là 6-7%/năm.

+ Trồng trọt: Đẩy mạnh sản xuất lương thực theo hướng thâm canh, tăng vụ, khai hoang mở rộng diện tích ở nơi có điều kiện. Đưa nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, trọng tâm là giống có năng suất, chất lượng cao, ứng dụng biện pháp canh tác tiên tiến, góp phần bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn. Ưu tiên đầu tư sản xuất lương thực vùng trọng điểm Than Uyên, Bình Lư - Tam Đường, Mường So - Phong Thổ… Hình thành vùng sản xuất lương thực có giá trị hàng hóa cao. Phấn đấu đến năm 2015 sản lượng lương thực đạt trên 170 nghìn tấn.

Tập trung phát triển cây công nghiệp dài ngày, trong đó đẩy mạnh phát triển diện tích cao su chủ yếu ở huyện Phong Thổ, Sìn Hồ, Mường Tè. Giữ vùng nguyên liệu chè ổn định khoảng 3.200 ha, thực hiện quy hoạch, củng cố lại vùng nguyên liệu chè. Phát triển một số cây trồng có lợi thế: Thảo quả, hoa quả ôn đới, dược liệu… thành vùng chuyên canh hàng hoá, có chính sách hỗ trợ cho Doanh nghiệp thực hiện thu mua, chế biến sản phẩm. Thực hiện chương trình sản xuất rau an toàn ở một số huyện, thị.

+ Chăn nuôi: Phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng mô hình hộ gia đình và trang trại, nhất là chăn nuôi đại gia súc theo vùng với quy mô phù hợp, gắn với phát triển trồng và chế biến dự trữ thức ăn; làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Khai thác lợi thế các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi trên địa bàn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản gắn với phát triển dịch vụ, du lịch. Phát triển nuôi cá nước lạnh ở nơi có điều kiện.

+ Lâm nghiệp: Quản lý sử dụng hiệu quả vốn rừng hiện có, thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Phát triển mạnh rừng kinh tế, hình thành các vùng trồng rừng sản xuất tập trung, quy mô lớn. Nâng cao chất lượng rừng và tăng tỷ lệ che phủ rừng. Thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ, phát triển rừng, phòng chống cháy rừng. Tăng cường quản lý khai thác chế biến lâm sản.

+ Xây dựng nông thôn mới: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được hoàn thiện, cơ cấu kinh tế có chuyển biến. Gắn phát triển nông, lâm nghiệp với công nghiệp và dịch vụ. Huy động mọi nguồn lực xã hội phát triển mạnh hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Khuyến khích thực hiện cơ chế nhà nước hỗ trợ, cộng đồng thôn bản tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới. Rà soát, quy hoạch sắp xếp ổn định dân cư nông thôn, đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng ổn định định canh định cư, hạn chế và chấm dứt tình trạng du canh, du cư. Tập trung phát triển hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm.

- Đối với công nghiệp: Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế. Phấn đấu tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp bình quân đạt 55-57%/năm. Đầu tư và mở rộng một số cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với quy hoạch các vùng nguyên liệu. Tiếp tục khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp.

- Đối với các ngành dịch vụ: Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ, nhất là ở đô thị. Thu hút các nguồn lực, tập trung xây dựng hệ thống chợ nông thôn, chợ biên giới, hệ thống các trung tâm thương mại ở thị xã, thị trấn, thị tứ. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển các ngành dịch vụ, nhất là vùng sâu, vùng xa. Nâng cao chất lượng quản lý và phục vụ các hoạt động tài chính, ngân hàng. Nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu địa phương, tạo bước phát triển mới về kinh tế cửa khẩu. Phát triển mạnh các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa gắn với việc bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ rừng đầu nguồn. Khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực: khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí. Phấn đấu tăng trưởng khu vực 18-19%/năm.

- Đối với phát triển kết cấu hạ tầng:

+ Hạ tầng kỹ thuật: Tập trung đầu tư xây dựng Dự án đường nối dài từ đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai - Thị xã Lai Châu đến cửa khẩu Ma Lù Thàng, Sân bay Lai Châu; nâng cấp Quốc lộ 4D, Quốc Lộ 12, triển khai dự án đường giao thông phía Tây huyện Mường Tè. Tranh thủ các nguồn vốn nâng cấp các tuyến đường giao thông tỉnh lộ, đường đến các xã, bản. Quy hoạch xây dựng hệ thống cảng các hồ thủy điện và phát triển hệ thống giao thông đường thủy. Tiếp tục đầu tư xây dựng lưới điện hạ thế tuyến xã, ưu tiên các xã biên giới, vùng sâu, vùng xa. Đầu tư mới và nâng cấp hệ thống thủy lợi, xây dựng hồ chứa nước ở những nơi có điều kiện. Chú trọng xây dựng hệ thống cấp nước sạch đô thị, nước hợp vệ sinh ở nông thôn.

+ Về hạ tầng xã hội: Tập trung phát triển hệ thống cơ sở giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao, phát thanh truyền hình, thông tin liên lạc.

+ Về hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật các đô thị: Tiếp tục đầu tư xây dựng thị xã Lai Châu, đủ tiêu chí đô thị loại 3 vào năm 2013 và lên thành phố năm 2015. Tập trung xây dựng các đô thị mới: Thị trấn Tân Uyên, thị trấn Nậm Nhùn, thị trấn vùng thấp Sìn Hồ, xây dựng một số trung tâm cụm xã, thị tứ mới. Cải tạo chỉnh trang đô thị Thị trấn Sìn Hồ, Mường Tè, Than Uyên. Tăng cường quản lý đô thị, nhất là quy hoạch, kiến trúc và môi trường đô thị.

- Phát triển kinh tế vùng: Thực hiện quy hoạch 3 vùng kinh tế đã xác định đó là: Vùng kinh tế động lực quốc lộ 32, 4D (thị xã Lai Châu, các huyện Phong Thổ, Tam Đường, Tân Uyên và Than Uyên); vùng kinh tế nông, lâm nghiệp, sinh thái sông Đà (huyện Mường Tè và vùng thấp huyện Sìn Hồ); vùng kinh tế du lịch sinh thái, văn hoá dân tộc và nông nghiệp chất lượng cao ở cao nguyên Sìn Hồ. Trên cơ sở đó bổ sung quy hoạch chi tiết, nhiệm vụ của các vùng kinh tế đồng thời huy động các nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ phát triển theo hướng phát huy lợi thế so sánh giữa các vùng.

- Điều chỉnh địa giới hành chính: Hiện tỉnh có 07 huyện, thị và 98 xã, phường, thị trấn; một số huyện và xã có diện tích tự nhiên lớn, dân cư phân bố không tập trung; để thuận lợi cho công tác quản lý hành chính, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng ở địa phương; Trong giai đoạn 2011-2015 dự kiến tách huyện Mường Tè, Sìn Hồ, để thành lập 01 huyện mới và điều chỉnh, chia tách, thành lập mới một số xã. Xây dựng thị xã Lai Châu đủ tiêu chí đô thị loại III vào năm 2013 và lên thành phố vào năm 2015.

- Phát triển các thành phần kinh tế: Tiếp tục xây dựng cơ chế chính sách, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp phát triển; phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng, nòng cốt là hợp tác xã, trọng tâm là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới; khuyến khích phát triển trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, dịch vụ du lịch. Tiếp tục hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế trang trại, hộ sản xuất, kinh doanh phát triển.

- Thực hiện di dân, tái định cư các dự án thuỷ điện: Đẩy nhanh tiến độ di dân tái định cư và phấn đấu hoàn thành di dân, TĐC dự án thủy điện Huổi Quảng, Bản Chát và thủy điện Lai Châu đúng tiến độ xây dựng nhà máy. Gắn công tác tái định cư với bố trí, sắp xếp lại dân cư và xây dựng nông thôn mới. Tập trung xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng các điểm tái định cư, gắn với thực hiện phương án, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân sau hoàn thành di dân TĐC.

2. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội

- Giảm nghèo bền vững: Tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo. Huy động sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Thực hiện chính sách khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề, tín dụng người nghèo, thực hiện các chính sách hỗ trợ y tế, giáo dục, nhà ở, đất sản xuất. Giảm nghèo phải gắn với dạy nghề và giải quyết việc làm, nâng trình độ và kiến thức cho người nghèo để họ tự vươn lên thoát nghèo. Nâng cao chất lượng dạy nghề, nhất là dạy nghề cho lao động nông thôn. Tiếp tục thực hiện chương trình xuất khẩu lao động. Năm 2015, tăng tỷ lệ thời gian lao động nông thôn lên 80% và giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực đô thị xuống dưới 4%. Hàng năm tạo việc làm cho 6.000 lao động.

- Giáo dục, đào tạo: Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống cho học sinh. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục mẫu giáo 5 tuổi, củng cố, duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục. Huy động các nguồn lực tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học theo hướng chuẩn quốc gia. Phát triển các trường bán trú dân nuôi tại trung tâm các xã, cụm xã. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tích cực tham gia phát triển giáo dục, thành lập trường tư thục ở những nơi có điều kiện.

- Khoa học - công nghệ: Tập trung nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đẩy mạnh triển khai các hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo sản phẩm chủ lực của địa phương; ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào các lĩnh vực công nghệ thông tin, năng lượng, vật liệu, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường.

- Y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân: Nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, đảm bảo mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, được tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế, giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ. Thực hiện tốt các chính sách về y tế đối với người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người già và đồng bào dân tộc thiểu số. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ y tế, nhất là bác sỹ chuyên khoa có trình độ chuyên môn cao. Từng bước thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa trong hoạt động y tế. Làm tốt công tác truyền thông, giáo dục dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo đảm mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số, giảm tỷ lệ sinh 0,3‰/năm.

- Văn hoá, thể dục - thể thao: Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Phát triển văn hóa đi đôi với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc. Huy động các nguồn lực xây dựng thiết chế văn hóa. Đẩy mạnh các hoạt động thể dục - thể thao, chú trọng thành tích cao, các môn thể thao truyền thống các dân tộc.

Nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin, truyền thông, phát triển mạnh các loại hình báo chí; tăng thời lượng phát sóng và chất lượng chương trình phát thanh - truyền hình địa phương, nhất là chương trình bằng tiếng dân tộc.

3. Tài nguyên, môi trường: Làm tốt công tác quy hoạch, khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên đất, nước, khoáng sản. Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân ở các khu vực thị xã, thị trấn và nơi có lợi thế thương mại, dịch vụ. Gắn việc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, quy hoạch xây dựng đô thị với bảo vệ môi trường. Giải quyết tốt các vấn đề về môi trường nhất là ở các đô thị, các bệnh viện, cơ sở sản xuất công nghiệp. Triển khai thực hiện các giải pháp phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Xử lý các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thẩm định đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

4. Thực hiện cải cách hành chính, nâng cao chất lượng bộ máy chính quyền và đổi mới công tác cán bộ

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng trong cơ quan hành chính. Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo điều hành. Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ của hệ thống chính trị bảo đảm tinh gọn, năng động, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ các cấp. Thực hiện tốt chính sách thu hút cán bộ có trình độ về công tác tại các huyện, xã đặc biệt khó khăn.

III. CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM - DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

1. Các chương trình trọng điểm.

(1) Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; (2) Chương trình phát triển cao su ; (3) Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ; (4) Chương trình xây dựng nông thôn mới; (5) Dự án đầu tư phát triển KT-XH huyện Mường Tè.

2. Các dự án ưu tiên đầu tư: (có phụ lục kèm theo).

IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Quan tâm công tác quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm; chú trọng công tác dự báo, đánh giá và chất lượng xây dựng kế hoạch hàng năm; quán triệt triển khai thực hiện xây dựng kế hoạch hàng năm có sự gắn kết giữa các cấp và sự tham gia của người dân để tạo đồng thuận và huy động sức mạnh toàn dân trong tổ chức triển khai thực hiện. Cụ thể hoá và ban hành các cơ chế chính sách để tổ chức thực hiện kế hoạch, quy hoạch. Công khai các quy hoạch để làm cơ sở triển khai thực hiện và thu hút đầu tư.

2. Tiếp tục củng cố vai trò và phát huy hiệu quả của bộ máy chính quyền các cấp, các ngành trong quản lý phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng đội ngũ cán bộ và công chức từ cấp tỉnh xuống cơ sở có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đổi mới cơ chế, chính sách, quản lý thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển đội ngũ cán bộ, công chức và có chính sách đãi ngộ thích hợp với từng công việc, nhiệm vụ cụ thể để phát huy vai trò, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước ở các cấp, các ngành. Chú trọng công tác đào tạo thế hệ trẻ, đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ…

3. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và ban hành mới các chính sách phù hợp với thực tiễn của tỉnh. Chú trọng chính sách hỗ trợ, chính sách đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chính sách phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư và chương trình xúc tiến thương mại.

4. Phát triển nông nghiệp nông thôn:

Bổ sung, điều chỉnh quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, phát triển các sản phẩm có lợi thế. Cơ cấu lại diện tích đất nông nghiệp, hình thành và phát triển các vùng chuyên canh về sản xuất lương thực, cây công nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển ngành nghề, dịch vụ nâng cao giá trị sử dụng đất.

Tập trung triển khai xây dựng các Trung tâm nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng vật nuôi, tạo giống có chất lượng và năng suất cao, giá thành hợp lý, phục vụ nhu cầu sản xuất của nông dân.

Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ, tín dụng ưu đãi cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các khoản tín dụng ưu đãi.

5. Huy động tối đa nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, sự hỗ trợ của Trung ương để đầu tư cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tư xây dựng, từ quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, phân bổ vốn, tổ chức thi công, giám sát, nghiệm thu thanh quyết toán và bàn giao đưa vào sử dụng công trình.

Làm tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư để triển khai thực hiện đúng tiến độ các công trình, dự án đã được phê duyệt. Công khai, minh bạch việc sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên theo quy hoạch để sử dụng có hiệu quả, bền vững.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, đặc biệt chú trọng nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư nhà nước nhằm tránh thất thoát, lãng phí.

6. Chỉ đạo toàn diện với tập trung chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm và thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó xác định phát triển giao thông, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá để tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện. Đề cao vai trò lãnh đạo của tập thể, phát huy trách nhiệm cá nhân, nhất là vai trò của cán bộ chủ chốt các cấp.

7. Chú trọng giải quyết các vấn đề an sinh xã hội:

Tiếp tục thực hiện các chương trình giảm nghèo theo hướng bền vững. Gắn giảm nghèo với đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục khuyến khích làm giàu đi đôi với tích cực thực hiện giảm nghèo, đồng thời khắc phục tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước.

Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đặc biệt quan tâm đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách, người có công.

8. Phát triển nguồn nhân lực:

Tăng cường các hoạt động đào tạo nghề, đào tạo kỹ thuật sản xuất, đào tạo các nghiệp vụ quản lý kinh doanh, hành chính và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội.

Xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân tài trong các lĩnh vực còn thiếu cán bộ nghiệp vụ chuyên ngành để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Có chính sách khuyến khích động viên sự sáng tạo và trách nhiệm của các cá nhân, thành viên xã hội trong lập nghiệp và đóng góp cho xã hội. Khuyến khích, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và tham gia các hoạt động xã hội.

9. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể. Thực hiện có hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Phát hiện, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc mới nảy sinh, uốn nắn những lệch lạc, trì trệ, xử lý nghiêm những vụ việc vi phạm.

10. Tăng cường củng cố tiềm lực quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự xã hội, tạo điều kiện kinh tế - xã hội phát triển.

Tăng cường công tác Quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân thế trận chiến tranh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, giữ vững ổn định, trật tự an toàn xã hội. Nâng cao khả năng tác chiến của lực lượng vũ trang, chủ động ứng phó với mọi tình huống.

Đẩy mạnh công tác giáo dục quốc phòng, làm tốt công tác huấn luyện, luyện tập hàng năm. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm và phòng chống các tai nạn, tệ nạn xã hội.

Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, xử lý nghiêm các loại tội phạm nhất là tội phạm ma túy, hình sự, tham nhũng và các loại tội phạm khác.

11. Tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại; kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng - an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng - an ninh trong các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội; chú trọng phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới; xây dựng biên giới Việt - Trung hoà bình, hữu nghị hợp tác phát triển.

Mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đảm bảo nguyên tắc hợp tác, bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, giữ vững an ninh chính trị, chủ quyền biên giới. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân, tăng cường mối quan hệ giữa các địa phương vùng biên giới của tỉnh với các địa phương vùng biên giới của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết này.

Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các ban Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu khoá XIII, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16 tháng 7 năm 2011./.

 

 

CHỦ TỊCH




Giàng Páo Mỷ

 

DANH MỤC

CÁC CÔNG TRÌNH ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Kèm theo Nghị quyết số: 12/2011/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2011 của HĐND tỉnh)

STT

Danh mục

Địa điểm, tuyến công trình

Đơn vị tính

Năng lực thiết kế

Thời gian KC-HT

Tổng mức đầu tư dự kiến (tỷ đồng)

Ghi chú

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

29.718

 

 

A

DỰ ÁN TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ

 

 

 

 

8.120

 

 

1

Nâng cấp các Quốc lộ: 12, 279

Phong Thổ, Sìn Hồ, Than Uyên

Km

 

 

 

 

 

2

Đường nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai đến TX Lai Châu - Cửa khẩu Ma Lù Thàng

Than Uyên, Tam Đường, Phong Thổ

Km

145

2011-2015

3.500

 

 

3

Sân bay Lai Châu

Tân Uyên

 

Cấp 3C

2012-2015

4.350

 

 

4

Nâng cấp hệ thống QL: 12, 32, 279, 4D

Phong Thổ, Sìn Hồ

Km

90

2011-2015

270

 

 

5

Đường dây và trạm biến áp 500KV

 

 

 

 

 

 

 

6

Đường dây và trạm biến áp 110KV

 

 

 

 

 

 

 

7

Đường dây và trạm biến áp 35KV

 

 

 

 

 

 

 

B

DỰ ÁN ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ

 

 

 

 

21.598

 

 

I

Giao thông

 

 

 

 

11.600

 

 

1

Nâng cấp đường tỉnh lộ 132 (Khổng Lào - Dào San)

Phong Thổ

Km

27

2012-2015

135

 

 

2

Nâng cấp đường tỉnh lộ 127 (Nậm Hàng - Mường Tè)

Mường Tè

Km

71

2012-2015

150

 

 

3

Nâng cấp đường tỉnh lộ 130 (Mường So - Thèn Sin - San Thàng)

TX Lai Châu, TĐ, PT

Km

29

2012-2015

150

 

 

4

Nâng cấp đường tỉnh lộ 133 (Séo Lèng - Pa Há - Nong Hẻo - Nậm Sỏ - thị trấn Tân Uyên)

Sìn Hồ, Tân Uyên

Km

110

2012-2015

900

 

 

5

Đường tỉnh 129 (TX Lai Châu - Sìn Hồ)

TXLC, Sìn Hồ

Km

62

2011-2015

980

 

 

6

Đường tỉnh 128 (Chiềng Chăn - Sìn Hồ)

Sìn Hồ

Km

38

2014-2016

150

 

 

7

Đường giao thông liên vùng - đường tỉnh 107

Lai Châu - Sơn La

Km

58

2010-2012

1.179

 

 

8

Đường vành đai thị xã Lai Châu

T.x Lai Châu

Km

10

2012-2015

450

 

 

9

Đường Nậm Xe - TT xã Sin Suối Hồ

Phong Thổ

Km

20

2014-2016

90

 

 

10

Đường Làng Mô - Tủa Sín Chải

Sìn Hồ

Km

13

2011-2013

36

 

 

11

Đường từ thị trấn Mường Tè - Nậm Nhọ

Mường Tè

Km

26

2011-2014

230

 

 

12

03 cầu qua sông Đà và hệ thống đường ngang phía tây sông Đà

Mường Tè

Km

140

2011-2016

3.000

 

 

13

Nâng cấp đường Ma Lù Thàng - Chợ Xì Choang

Phong Thổ

Km

22,8

2011-2013

60

 

 

14

Đường từ QL279 - TT xã Hua Nà

Than Uyên

Km

18

2011-2013

170

 

 

15

Đường thị trấn Sìn Hồ - TT xã Nậm Tăm

Sìn Hồ

Km

22

2012-2015

140

 

 

16

Đường Từ QL12 - TT xã Pú Đao

Sìn Hồ

Km

25

2011-2015

200

 

 

17

Đường đến trung tâm xã Pu Sam Cáp

Sìn Hồ

Km

7

2012-2015

25

 

 

18

Đường đến trung tâm xã Nậm Ban

Sìn Hồ

Km

5

2012-2014

20

 

 

19

Nâng cấp đường Nậm Tăm - TT xã Tà Ngảo

Sìn Hồ

Km

30

2012-2014

90

 

 

20

Đường QL12 - TT xã Phăng Xô Lin

Sìn Hồ

Km

25

2013-2015

150

 

 

21

Đường Từ QL12 - Mường Khoa - TT xã Khun Há

Tam Đường

Km

30

2011-2015

200

 

 

22

Đường Hồ Thầu - Bình Lư

Tam Đường

Km

12

2011-2013

70

 

 

23

Đường Từ Đông Pao - QL32

Tam Đường

Km

16

2011-2013

180

Trùng với đường Cao Tốc Lào Cai - Lai Châu

 

24

Đường đến trung tâm xã Hố Mít

Tân Uyên

Km

20

2012-2014

100

 

 

25

Đường Mường Khoa - Phiêng Hào (tách xã)

Tân Uyên

Km

5

2013-2015

30

 

 

26

Đường đến Trung tâm xã Tà Mít

Tân Uyên

Km

17

2012-2015

150

 

 

27

Đường Bum Nưa - TT xã Pa Vệ Sủ

Mường Tè

Km

22

2012-2014

65

 

 

28

Đường Nậm Lằn - Tá Pạ (tách xã)

Mường Tè

Km

15

2013-2015

50

 

 

29

Đường đến TT xã Pa Ủ

Mường Tè

Km

24

2013-2015

120

 

 

30

Đường Nậm Xe - TT xã Sin Súi Hồ

Phong Thổ

Km

20

2012-2014

90

 

 

31

Đường đến Trung tâm xã Mồ Sì San

Phong Thổ

Km

8

2011-2015

20

 

 

32

Đường Mồ Sì San - TT xã Sì Lở Lầu

Phong Thổ

Km

22

2011-2015

140

 

 

33

Đường đến Trung tâm xã Mù Sang

Phong Thổ

Km

30

2013-2016

80

 

 

34

Hệ thống đường giao thông liên thôn, liên bản

Các huyện

Km

1365

2011-2015

2.000

 

 

35

Hệ thống cảng các hồ thủy điện

 

 

 

 

 

 

 

II

Thuỷ lợi

 

 

 

 

1.827

 

 

1

Thuỷ lợi bản Lướt

Than Uyên

Ha

200

2011-2014

40

 

 

2

Thuỷ lợi Hua Nà

Than Uyên

Ha

80

2011-2013

30

 

 

3

Thuỷ lợi Nậm Vai

Than Uyên

Ha

90

2011-2013

15

 

 

4

Thuỷ lợi Sam Sẩu

Than Uyên

Ha

100

2013-2015

25

 

 

5

Hồ chứa nước bản Lằn

Than Uyên

Ha

102

2012-2014

41

 

 

6

Cụm thủy lợi Mường Cang

Than Uyên

Ha

450

2012-2014

120

 

 

7

Thủy lợi Hô Bon

Tân Uyên

Ha

180

2013-2015

35

 

 

8

Thuỷ nông Theo Hồ 2

Phong Thổ

Ha

250

2012-2014

90

 

 

9

Thủy lợi Nậm Xe

Phong Thổ

Ha

210

2013-2015

40

 

 

10

Cụm Thuỷ lợi Pa Mu

Mường Tè

Ha

80

2012-2014

25

 

 

11

Cụm Thuỷ lợi Nhóm Pố

Mường Tè

Ha

90

2012-2014

30

 

 

12

Cụm Thuỷ lợi Nậm Pô

Mường Tè

Ha

80

2013-2015

25

 

 

13

Cụm Thuỷ lợi Nậm Trà

Mường Tè

Ha

80

2013-2015

25

 

 

14

Thủy lợi Nậm Cày

Mường Tè

Ha

40

2012-2014

20

 

 

15

Thủy lợi Nậm Manh 2

Mường Tè

Ha

100

2012-2014

50

 

 

16

Cụm công trình thủy lợi Bản Bo

Tam Đường

Ha

150

2012-2014

70

 

 

17

Cụm thủy lợi Hồ Thầu

Tam Đường

Ha

200

2012-2014

80

 

 

18

Hồ Hoàng Liên

Tam Đường

Ha

500

2011-2014

250

 

 

19

Hồ Nậm Mạ Dao

Sìn Hồ

Ha

250

2013-2015

120

 

 

20

Hệ thống kè sông suối bảo vệ các khu dân cư

Các huyện

 

 

2011-2015

250

 

 

21

Hệ thống kè phòng, chống xói lở sông suối biên giới Việt - Trung

Phong Thổ, Mường Tè

m

5.386

2010-2014

370

 

 

22

Hệ thống kè chân mốc và kè mốc bảo vệ biên giới đất liền Việt - Trung

Phong Thổ, Mường Tè, Sìn Hồ

 

 

2011-2013

76

 

 

III

Dự án nông lâm ngư nghiệp

 

 

 

 

70

 

 

1

Trung tâm giống nông lâm nghiệp

 

 

 

2012-2015

10

 

 

2

Trung tâm giống thuỷ sản

 

 

 

2012-2015

20

 

 

3

Trung tâm giống vật nuôi

 

 

 

2012-2015

40

 

 

IV

Dự án văn hoá - xã hội

 

 

 

 

4.744

 

 

a

Y tế

 

 

 

 

1.230

 

 

1

Bệnh viện Y học cổ truyền

T.x Lai Châu

Gường

50

2012-2015

100

 

 

2

Bệnh viện điều dưỡng

T.x Lai Châu

Gường

30

2015-2017

100

 

 

3

Bệnh viện tâm thần

T.x Lai Châu

Gường

30

2015-2017

100

 

 

4

Bệnh viện Sản nhi

T.x Lai Châu

Gường

50

2015-2017

100

 

 

5

Bệnh viện u bướu

T.x Lai Châu

Gường

30

2015-2017

100

 

 

6

Bệnh viện đa khoa thị xã Lai Châu

T.x Lai Châu

Gường

20

2011-2013

60

 

 

7

Bệnh viện Nậm Hàng

Nậm Hàng

Gường

50

2012-2014

120

 

 

8

Các phòng khám đa khoa khu vực

Các huyện

PK

11

2012-2015

280

 

 

9

Các trạm y tế xã, phường, thị trấn

Các huyện

Trạm

30

2011-2015

150

 

 

10

Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện

Các huyện

T.Tâm

7

2011-2015

70

 

 

11

Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm

T.x Lai Châu

m2

1.000

2011-2013

10

 

 

12

Các trung tâm chuyên khoa Sở Y tế

T.x Lai Châu

T.Tâm

4

2011-2013

40

 

 

b

Giáo dục

 

 

 

 

2.543

 

 

1

Kiên cố hoá trường lớp học và nhà ở công vụ giáo viên

Các huyện

Phòng

3.000

2011-2015

1.000

 

 

2

Nhà ở sinh viên

T.x Lai Châu

Sinh viên

1.980

2011-2013

250

 

 

3

Hệ thống trường PTDTNT các huyện

Các huyện

Trường

5

2011-2015

50

 

 

4

Hệ thống các TT giáo dục thường xuyên

Các huyện

TT

6

2011-2015

50

 

 

5

Hệ thống các trường mầm non

Các huyện

Phòng

594

2011-2015

300

 

 

6

Hệ thống các trường THCS

Các huyện

Phòng

515

2011-2015

150

 

 

7

Hệ thống các trường THPT

Các huyện

Trường

6

2012-2015

150

 

 

8

Đầu tư bổ sung cơ sở vật chất cho các trường đạt chuẩn quốc gia

Các huyện

Trường

50

2011-2015

100

 

 

9

Trường chính trị tỉnh

T.x Lai Châu

HV

500

2011-2013

50

 

 

10

Trường đào tạo cán bộ y tế

T.x Lai Châu

SV

300

2011-2013

90

 

 

11

Trường Cao đẳng cộng đồng

T.x Lai Châu

HS

2.500

2010-2014

243

 

 

12

Trường trung cấp nghề

T.x Lai Châu

HV

150

2011-2013

50

 

 

13

Hệ thống các trung tâm dạy nghề các huyện

Các huyện

Trung tâm

5

2011-2015

60

 

 

c

Phát thanh - Truyền hình

 

 

 

 

201

 

 

1

Nhà điều hành và Trung tâm sản xuất chương trình Đài Phát thanh truyền hình tỉnh

T.x Lai Châu

m2

3.484

2012-2014

140

 

 

2

Đầu tư xây dựng Đài TT-TH các huyện

Các huyện

Đài

3

2011-2013

21

 

 

3

Đầu tư xây dựng các trạm phát lại truyền hình khu vực

Các huyện

Trạm

8

2011-2015

20

 

 

4

Đầu tư xây dựng các trạm truyền thanh FM cho các xã

Các huyện

Trạm

35

2011-2015

20

 

 

d

Văn hóa - thể thao

 

 

 

 

770

 

 

1

Sân vận động các huyện thị

Các huyện

Sân

5

2011-2015

100

 

 

2

Hệ thống thư viện các huyện

Các huyện

Nhà

5

2011-2015

25

 

 

3

Trung tâm thể thao Lai Châu

T.x Lai Châu

chỗ

2.500

2011-2015

245

 

 

4

Sân vận động tỉnh

T.x Lai Châu

chỗ

10.000

2013-2016

200

 

 

5

Thư viện tỉnh

Tx. Lai Châu

m2

3000

2011-2013

60

 

 

6

Bảo tàng tỉnh

Tx. Lai Châu

m2

3.000

2011-2013

60

 

 

7

Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng tỉnh

Tx. Lai Châu

chỗ

500

2012-2015

40

 

 

8

Trung tâm văn hóa thông tin triển lãm tỉnh

Tx. Lai Châu

m2

1.000

2012-2015

40

 

 

V

Dự án thương mại, du lịch, dịch vụ khác

 

 

 

 

410

 

 

1

Khu vui chơi giải trí tổng hợp thị xã Lai Châu

T.x Lai Châu

Ha

100

2011-2015

70

 

 

2

Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao nguyên Sìn Hồ

Sìn Hồ

Ha

100

2011-2015

100

 

 

3

Khu du lịch suối nước nóng Vàng Bó gắn với cụm điểm du lịch Mường So và kinh tế cửa Khẩu Ma Lù Thàng

Phong Thổ

Ha

100

2011-2015

60

 

 

4

Khu du lịch đèo Hoàng Liên Sơn gắn với du lịch sinh thái hạng động Tiên Sơn và các bản văn hóa du lịch Hồ Thầu, Bản Bo, Nà Tăm

Tam Đường

Ha

150

2012-2015

100

 

 

5

Khu du lịch sinh thái Tà Tổng kết hợp sinh thái hồ Thủy điện Lai Châu và điểm tham quan du lịch di tích lịch sử Lê Lợi, du lịch lòng hồ sông Đà, Nậm Tăm

Mường Tè, Sìn Hồ

Ha

150

2012-2015

80

 

 

VI

Quản lý nhà nước

 

 

 

 

576

 

 

1

Trụ sở các cơ quan huyện Tân Uyên

Tân Uyên

m1

6000

2011-2013

70

 

 

2

Trụ sở các cơ quan Thị xã Lai Châu

T.x Lai Châu

m2

6000

2012-2014

100

 

 

3

Trụ sở các cơ quan huyện Nậm Hằng

Nậm Hằng

m2

6000

2014-2016

100

 

 

4

Trung tâm lưu trữ tỉnh

T.x Lai Châu

m2

3.525

2011-2013

56

 

 

5

Trụ sở các đơn vị sự nghiệp

Các huyện

m2

 

2011-2015

150

 

 

6

Trụ sở làm việc các xã, phường, thị trấn

Các xã

m2

36.000

2011-2015

100

 

 

VII

Hệ thống cấp nước sinh hoạt

 

 

 

 

279

 

 

1

Thị trấn Sìn Hồ

Sìn Hồ

m3/ngày.đêm

1500

2011-2013

30

 

 

2

Thị trấn Nậm Hàng

Nậm Hàng

m3/ngày.đêm

1500

2012-2014

30

 

 

3

Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng

Phong Thổ

m3/ngày.đêm

1000

2011-2013

30

 

 

4

Thị trấn Tân Uyên

Tân Uyên

m3/ngày.đêm

1500

2011-2013

25

 

 

5

Thị trấn Mường Tè

Mường Tè

m3/ngày.đêm

1500

2011-2013

20

 

 

6

Thị xã Lai Châu

T.x Lai Châu

m3/ngày.đêm

8.000

2011-2012

144

 

 

VIII

Hạ tầng đô thị

 

 

 

 

2.010

 

 

1

Thị trấn Tân Uyên

Tân Uyên

 

 

2011-2015

500

 

 

2

Thị xã Lai Châu

T.x Lai Châu

 

 

2011-2015

500

 

 

3

Thị trấn Mường Tè

Mường Tè

 

 

2011-2015

100

 

 

4

Thị trấn Phong Thổ

Phong Thổ

 

 

2011-2015

100

 

 

5

Thị trấn Tam Đường

Tam Đường

 

 

2011-2015

150

 

 

6

Thị trấn Than Uyên

Than Uyên

 

 

2011-2015

100

 

 

7

Thị trấn Sìn Hồ

Sìn Hồ

 

 

2011-2015

160

 

 

8

Thị trấn Nậm Hàng

Mường Tè

 

 

2013-2017

400

 

 

IX

Dự án Công nghiệp

 

 

 

 

82

 

 

1

Khu công nghiệp Tam Đường

Tam Đường

Ha

200

2012-2015

70

NSNN hỗ trợ

 

2

Cụm Công nghiệp Thị xã Lai Châu

T.x Lai Châu

Ha

60

2012-2013

6

NSNN hỗ trợ

 

3

Cụm công nghiệp Tân Uyên

Tân Uyên

Ha

60

2013-2015

6

NSNN hỗ trợ

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 12/2011/NQ-HĐND về thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 do Tỉnh Lai Châu ban hành

  • Số hiệu: 12/2011/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 16/07/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
  • Người ký: Giàng Páo Mỷ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/07/2011
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản