- 1Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006
- 2Nghị định 91/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
- 3Quyết định 07/2007/QĐ-BYT phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV đến năm 2010 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 6Quyết định 36/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 108/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)
- 1Quyết định 183/QĐ-UBND năm 2022 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn
- 2Quyết định 387/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 110/2007/NQ-HĐND | Lạng Sơn, ngày 15 tháng 12 năm 2007 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG NHIỄM VI RÚT GÂY RA HỘI CHỨNG SUY GIẢM MIỄN DỊCH MẮC PHẢI Ở NGƯỜI (HIV/AIDS) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN 2020.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
KHOÁ XIV, KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004; Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND;
Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);
Căn cứ Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020;
Căn cứ Quyết định số 07/2007/QĐ-BYT ngày 19/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt chương trình hành động quốc gia về chính sách, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS đến năm 2010;
Sau khi xem xét báo cáo và Tờ trình số 67/TTr-UBND ngày 10/12/2007 của UBND tỉnh về việc đề nghị thông qua Chương trình phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010 và tầm nhìn 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Chương trình phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (sau đây gọi tắt là HIV/AIDS) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu:
a) Mục tiêu chung:
Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh dưới 0,3% vào năm 2010 và không tăng sau năm 2020. Giảm tác hại của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Giai đoạn 2010- 2020 sẽ tập trung giải quyết hậu qủa của HIV/AIDS; đa số người nhiễm HIV được tiếp cận, sử dụng thuốc kháng HIV.
b) Mục tiêu cụ thể:
- 100% các sở, ban ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền trong tỉnh thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống HIV/AIDS và coi đây là một trong những mục tiêu ưu tiên trong các chương trình phát triển kinh tế – xã hội thuộc cấp, ngành, cơ quan, đơn vị mình.
- Nâng cao hiểu biết của người dân về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS: Phấn đấu 100% nhân dân khu vực thành phố, thị trấn và 80% nhân dân các xã miền núi, biên giới, các xã đặc biệt khó khăn hiểu đúng và biết cách dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS.
- Khống chế lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm nguy cơ cao (các đối tượng sử dụng ma tuý, gái mại dâm) ra cộng đồng thông qua việc triển khai đồng bộ các biện pháp can thiệp giảm tác hại. Mở rộng chương trình tiếp cận và sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm sạch, 100% tiêm chích an toàn và sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục có nguy cơ.
- Bảo đảm những người nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc, điều trị thích hợp: Phấn đấu 90% trở lên người lớn nhiễm HIV/AIDS, 100% các bà mẹ mang thai nhiễm HIV/AIDS, 100% trẻ em nhiễm HIV/AIDS được quản lý, điều trị dự phòng, chăm sóc và tư vấn thích hợp; 70% trở lên bệnh nhân AIDS tại cộng đồng được điều trị bằng các thuốc kháng HIV.
- Hoàn thiện hệ thống quản lý, theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS, có khả năng tự đánh giá và tự dự báo về diến biến của nhiễm HIV/AIDS ở địa phương. 100% xét nghiệm HIV tuân thủ quy định tư vấn xét nghiệm tự nguyện. Nâng cao năng lực nhân viên y tế tham gia công tác chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS.
- Ngăn chặn lây nhiễm HIV/AIDS qua các dịch vụ y tế: Bảo đảm 100% các đơn vị máu và chế phẩm máu được sàng lọc HIV trước khi truyền ở tất cả các tuyến; 100% cơ sở y tế thực hiện đúng quy định về vô khuẩn, sát khuẩn các dịch vụ kỹ thuật phòng lây nhiễm HIV/AIDS.
2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:
a) Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS:
- Các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh tích cực chỉ đạo, tổ chức quán triệt, thực hiện tốt Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX), Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 10/3/2007 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Lạng Sơn về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới; phổ biến rộng rãi đến toàn dân hiểu rõ về Luật Phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và các văn bản dưới Luật; kiểm tra, giám sát việc thực hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS; xây dựng chương trình hoặc kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS của đơn vị mình.
- Thường xuyên chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS, coi phòng, chống HIV/AIDS là một trong các mục tiêu ưu tiên của các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Từng bước hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Thực hiện các chế độ, chính sách phù hợp với đội ngũ cán bộ công tác trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS, người nhiễm HIV và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Có các chính sách đặc thù cho từng nhóm đối tượng, đặc biệt là trẻ em bị ảnh hưởng hoặc nhiễm HIV/AIDS và người nhiễm HIV/AIDS đặc biệt khó khăn hoặc khi người bệnh AIDS tử vong.
b) Công tác thông tin, giáo dục và truyền thông:
- Triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống HIV/AIDS nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
- Nâng cao số lượng, chất lượng các tài liệu và thông điệp truyền thông. Xây dựng các mô hình truyền thông có hiệu quả cho đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
c) Phối hợp liên ngành và huy động cộng đồng:
- Tổ chức thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS mang tính liên ngành, toàn diện. Thực hiện lồng ghép các chương trình công tác phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình xoá đói, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chương trình phòng, chống lao, chương trình sức khoẻ sinh sản, phòng chống các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác. Đặc biệt chú trọng việc lồng ghép có hiệu quả với chương trình phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác để ngăn ngừa lây nhiễm HIV/AIDS. Gắn công tác phòng, chống HIV/AIDS vào phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư.
- Triển khai và nhân rộng các mô hình hoạt động phòng, chống HIV/AIDS có hiệu quả như các Câu lạc bộ, các nhóm bạn giúp bạn, các nhóm đồng đẳng...
- Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phòng, chống HIV/AIDS. Khuyến khích các tổ chức tôn giáo, các tổ chức xã hội, từ thiện, tổ chức phi Chính phủ, các doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp, các nhóm cộng đồng, kể cả bản thân người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ tham gia tích cực vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
d) Chú trọng triển khai các chương trình can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS:
Triển khai một cách đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV trong các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao thông qua các chương trình, dự án phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện kinh tế – xã hội của tỉnh. Đồng thời có các biện pháp tối đa hạn chế các mặt trái nảy sinh.
đ) Thực hiện tốt các biện pháp chuyên môn, kỹ thuật y tế trong phòng chống HIV/AIDS:
- Hoàn thiện hệ thống quản lý, theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình phòng chống HIV tuyến tỉnh; củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn, xét nghiệm HIV/AIDS tự nguyện tại các tuyến.
- Củng cố và phát triển hệ thống chăm sóc, điều trị, hỗ trợ toàn diện; tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc, điều trị, hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS; tổ chức triển khai theo dõi đánh giá các hoạt động chăm sóc y tế.
- Nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn truyền máu và các chế phẩm của máu: đảm bảo sàng lọc HIV 100% các đơn vị máu và chế phẩm máu trước khi truyền; an toàn trong các dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội có liên quan đến máu; điều trị và chăm sóc người bị nhiễm HIV/AIDS.
- Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, thực hiện quản lý sớm thai nghén để phát hiện nguy cơ và điều trị sớm các thai phụ nhiễm HIV; tăng cường công tác phòng, chống nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục.
e) Nâng cao năng lực quản lý và tăng cường nguồn lực:
- Đầu tư về kinh phí, nhân lực, vật lực và tăng cường về tổ chức bộ máy cho công tác phòng chống HIV/AIDS.
- Đào tạo cho đội ngũ cán bộ tham gia chương trình phòng chống HIV/AIDS tại các tuyến; tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên, cho người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia vào công tác phòng, chống HIV/AIDS.
- Hàng năm, ngoài ngân sách Trung ương cấp, căn cứ tình hình, điều kiện thực tế, Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí một phần ngân sách tỉnh đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.
- Tích cực huy động các nguồn lực, nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội, từ thiện, các doanh nghiệp… cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết này; hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết tại kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn Khoá XIV kỳ họp thứ 11 thông qua./.
| CHủ TịCH |
- 1Quyết định 63/2007/QĐ-UBND về Chương trình phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (chương trình phòng, chống HIV/AIDS) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2007 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
- 2Nghị quyết 188/2008/NQ-HĐND về phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 3Quyết định 183/QĐ-UBND năm 2022 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn
- 4Quyết định 387/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Quyết định 183/QĐ-UBND năm 2022 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn
- 2Quyết định 387/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Chỉ thị 54/2005/CT-TW về việc tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới do Ban chấp hành trung ương ban hành
- 2Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006
- 3Nghị định 91/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
- 4Quyết định 07/2007/QĐ-BYT phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV đến năm 2010 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 7Quyết định 36/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 108/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)
- 9Quyết định 63/2007/QĐ-UBND về Chương trình phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (chương trình phòng, chống HIV/AIDS) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2007 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
- 10Nghị quyết 188/2008/NQ-HĐND về phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 do tỉnh Tiền Giang ban hành
Nghị quyết 110/2007/NQ-HĐND về Chương trình phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010 và tầm nhìn 2020
- Số hiệu: 110/2007/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 15/12/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký: Hoàng Thị Bích Ly
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/12/2007
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực