Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 102/2007/NQ-HĐND

Việt Trì, ngày 31 tháng 5 năm 2007

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHOÁ XVI, KỲ HỌP THỨ MƯỜI

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 57/2006/NQ-HĐND ngày 17 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ về quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 định hướng đến năm 2015;

Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020;

Sau khi xem xét Tờ trình số 735/TTr-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2007 của UBND tỉnh Phú Thọ về "Quy hoạch tổng thể phát triển các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020”; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách, và thảo luận,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành thông qua "Quy hoạch tổng thể phát triển các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020”;

Hội đồng nhân dân tỉnh nhấn mạnh một số nội dung sau:

I- Đánh giá tình hình phát triển các khu, cụm công nghiệp giai đoạn 2001 - 2006:

Trong những năm qua, Phú Thọ là tỉnh sớm triển khai các khu, cụm công nghiệp, có chủ trương và cách làm phù hợp để khai thác các nguồn lực đầu tư­ vào các khu, cụm công nghiệp, phù hợp với quy hoạch chung của cả nư­ớc. Công tác xúc tiến đầu t­ư đ­ược coi trọng, có chính sách thông thoáng thu hút đầu t­ư. Các dự án đầu tư vào khu công nghiệp đã thúc đẩy sản xuất công nghiệp và các ngành dịch vụ phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần nâng cao tốc độ tăng trư­­ởng kinh tế; đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động; giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề và thu nhập của ng­­ười lao động. Tính đến năm 2006, trên địa bàn tỉnh đã có 02 khu công nghiệp thành lập theo Quyết định của Thủ t­ướng Chính phủ, đó là Khu công nghiệp Thụy Vân, Khu công nghiệp Trung Hà. Các cụm công nghiệp như­: Bạch Hạc, Đồng Lạng, Phú Hà - Gò Gai, Sóc Đăng, Hợp Hải - Kinh Kệ, thị trấn Sông Thao... với tổng diện tích đã đầu tư là 604 ha. Trong khu công nghiệp có 47 dự án đầu t­ư còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 133,8 triệu USD và 1.344 tỷ đồng, trong đó có 35 dự án đã đi vào sản xuất (có 23 dự án có vốn đầu tư nước ngoài), một số dự án khác đang triển khai xây dựng.

Tuy nhiên, hoạt động của các khu, cụm công nghiệp còn hạn chế, một số dự án đầu tư triển khai còn chậm; công tác quản lý còn chồng chéo, thủ tục đầu tư xây dựng còn phức tạp, tiến độ giải phóng mặt bằng chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của các nhà đầu tư. Việc đầu tư phát triển hạ tầng của khu, cụm công nghiệp còn thiếu đồng bộ. Cơ cấu đầu tư vào khu, cụm công nghiệp chưa phù hợp; chưa có nhiều dự án lớn, công nghệ cao tạo nguồn thu lớn cho ngân sách. Lực lượng lao động cung cấp cho các khu, cụm công nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, chưa được đào tạo, do vậy trình độ chuyên môn kỹ thuật ch­ưa đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động. Môi trường xung quanh khu, cụm công nghiệp còn bị ô nhiễm, tác động đến sản xuất sinh hoạt người dân trong vùng.

II- Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020:

1. Mục tiêu phát triển:

- Mục tiêu chung:

Quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần quyết định tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Phú Thọ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đưa Phú Thọ ra khỏi tỉnh nghèo vào năm 2010 và trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.

Quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh với quy mô phù hợp theo từng giai đoạn nhằm định hướng dành quỹ đất, đầu tư cơ sở hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm vào các khu vực có tiềm năng, đáp ứng nhu cầu mở rộng mặt bằng sản xuất, thu hút các nguồn lực về vốn, công nghệ... để phát triển mạnh công nghiệp của tỉnh, gắn sản xuất với thị trường, vùng nguyên liệu, lao động, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.

- Mục tiêu cụ thể:

Giai đoạn từ nay đến năm 2010: Xây dựng, hoàn thiện 02 khu công nghiệp, 16 cụm công nghiệp; tổng diện tích đất là 1.100 ha: triển khai lập quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Tam Nông tại xã Cổ Tiết, Tam Cường, Văn Lương; thu hút và lấp đầy 60 - 65% diện tích đất.

Giai đoạn 2011- 2020: Xây dựng mới Khu công nghiệp Lâm Thao, tổng diện tích 400 ha. Nâng cấp Cụm công nghiệp Phú Hà - thị xã Phú Thọ thành Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị với tổng diện tích dự kiến 600 - 800 ha. Mở rộng 11 cụm công nghiệp và xây dựng mới 8 cụm công nghiệp khác với tổng diện tích thêm là 2.100 ha. Thu hút và lấp đầy 65-75% khu, cụm công nghiệp đã được mở rộng và xây dựng mới.

Phấn đấu đến năm 2020, tổng diện tích đất dành cho phát triển các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 3.200 ha.

2. Nội dung quy hoạch:

a. Thành phố Việt Trì: Khu công nghiệp Thụy Vân: 306 ha, Cụm công nghiệp Bạch Hạc: 80 ha (không mở rộng); Cụm Tiểu thủ công nghiệp - Làng nghề Ph­ượng Lâu quy mô 20 ha.

b. Huyện Phù Ninh: Hoàn thiện kết cấu hạ tầng Cụm công nghiệp Đồng Lạng: quy mô 40 ha (không mở rộng), Sau năm 2010, xây dựng Cụm công nghiệp Phú Gia: quy mô 50 ha (xã Phú Lộc, Gia Thanh, Phú Nham).

c. Thị xã Phú Thọ: Trước năm 2010, xây dựng Cụm công nghiệp Thanh Vinh: quy mô 20 ha; xây dựng Cụm công nghiệp Phú Hà quy mô 70 ha. Sau năm 2010 nâng cấp Cụm công nghiệp Phú Hà thành Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị quy mô 600 ha.

d. Huyện Lâm Thao: Trước năm 2010, xây dựng Cụm Hợp Hải - Kinh Kệ với diện tích 35 ha, Cụm thị trấn Lâm Thao quy mô 20 ha. Sau năm 2010, xây dựng Khu công nghiệp Lâm Thao quy mô 400 ha, mở rộng Cụm Hợp Hải - Kinh Kệ thêm 45 ha.

e. Huyện Đoan Hùng: Tr­ước năm 2010, xây dựng 02 cụm công nghiệp: Cụm công nghiệp Sóc Đăng quy mô 60 ha; Cụm Ngọc Quan quy mô 58 ha. Sau năm 2010 mở rộng 2 Cụm công nghiệp: Sóc Đăng thêm 40 ha, Ngọc Quan thêm 30 ha.

f. Huyện Thanh Ba: Trước năm 2010, xây dựng Cụm công nghiệp Nam Thanh Ba quy mô 40 ha. Sau năm 2010, xây dựng mới Cụm thị trấn Thanh Ba quy mô 20 ha, mở rộng Cụm nam Thanh Ba thêm 20 ha.

g. Huyện Tam Nông: Trước năm 2010, xây dựng Khu công nghiệp Trung Hà quy mô 126 ha; xây dựng Cụm công nghiệp Cổ Tiết quy mô 30 ha. Sau năm 2010 mở rộng Khu công nghiệp Trung Hà quy mô lên 300 ha; xây dựng Khu công nghiệp Tam Nông quy mô 250 ha, trong đó khu dịch vụ - đô thị là 50 ha.

h. Huyện Cẩm Khê: Trước năm 2010, xây dựng Cụm công nghiệp thị trấn Sông Thao: quy mô 30 ha. Sau năm 2010, mở rộng Cụm thị trấn Sông Thao quy mô lên 45 ha; xây dựng Cụm công nghiệp Đồng Lư­ơng - Đồng Vực quy mô 60 ha.

i. Huyện Hạ Hoà: Trước năm 2010, xây dựng 02 cụm công nghiệp là: Cụm công nghiệp thị trấn Hạ Hoà quy mô 30 ha; Cụm công nghiệp Đồng Phì 35 ha. Sau năm 2010 nâng cấp Cụm công nghiệp Đồng Phì thành Khu công nghiệp Đồng Phì, qui mô 150 - 200 ha; Cụm thị trấn Hạ Hoà mở rộng lên 50 ha.

k. Huyện Thanh Thuỷ: Trước năm 2010, xây dựng Cụm công nghiệp Yến Mao quy mô 50 ha. Sau năm 2010, mở rộng Cụm Yến Mao thêm 50 ha, quy hoạch Khu Đô thị - Phụ trợ dự kiến thêm 50 ha; xây dựng Cụm công nghiệp thị trấn quy mô 20 ha.

l. Huyện Yên Lập: Sau năm 2010, xây dựng Cụm công nghiệp thị trấn Yên Lập quy mô 40 ha; xây dựng Cụm công nghiệp Ngọc Lập quy mô 20 ha.

m. Huyện Thanh Sơn: Trước năm 2010, xây dựng Cụm công nghiệp Giáp Lai: quy mô 50 ha. Sau năm 2010, mở rộng Cụm Giáp Lai thêm 30 ha; xây dựng Cụm công nghiệp Hương Cần quy mô 40 ha.

n. Huyện Tân Sơn: Xây dựng Cụm công nghiệp Tân Phú quy mô 30 ha.

3. Tổng mức đầu t­ư:

Nhu cầu vốn đầu t­ư: Đến năm 2020 là 8.520 tỷ đồng (Giai đoạn 2006 - 2010: 2.235 tỷ đồng; sau năm 2010: 6.285 tỷ đồng), trong đó:

- Vốn đầu tư cho khu công nghiệp là 5.110 tỷ đồng (Giai đoạn 2006 - 2010: 410 tỷ đồng; giai đoạn sau năm 2010: 4.700 tỷ đồng).

- Vốn đầu tư cho cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là 3.410 tỷ đồng (Giai đoạn 2006 - 2010: 1.825 tỷ đồng; giai đoạn sau năm 2010: 1.585 tỷ đồng).

4. Các giải pháp chủ yếu:

a. Giải pháp về quy hoạch:

Tổ chức công bố công khai quy hoạch được duyệt, tiến hành lập quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở các huyện, thành, thị. Đồng thời quy hoạch các khu dân cư­, nhà ở công nhân, dịch vụ công cộng và các công trình ngoài hàng rào phục vụ cho phát triển khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

b. Giải pháp về vốn:

Tăng cư­ờng thu hút và nâng cao hiệu quả đầu t­ư trực tiếp n­ước ngoài, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu t­ư theo hư­ớng thu hút các tập đoàn lớn, các tổng công ty lớn có tiềm lực về vốn, công nghệ, thư­ơng hiệu, đầu t­ư vào cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Huy động vốn từ ngân sách Nhà nư­ớc, từ các doanh nghiệp trong và ngoài nư­ớc, vốn tín dụng, Quỹ hỗ trợ phát triển đầu t­ư phát triển các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp... Hỗ trợ một phần kinh phí cho các dự án xây dựng khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (trong công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng đường giao thông đến khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp) ở các huyện là địa bàn có khó khăn về kinh tế - xã hội.

c. Giải pháp về cơ chế chính sách:

Xây dựng cơ chế chính sách, khuyến khích đầu t­ư xây dựng cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp một cách đồng bộ về giao thông, cấp điện, cấp thoát n­ước, xử lý môi trư­ờng; các văn bản hướng dẫn thực hiện ư­u đãi về miễn, giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp thuê đất trong khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Bổ sung cơ chế chính sách cho các doanh nghiệp công nghiệp thuê đất trong các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đư­ợc hư­ởng ư­u đãi về tiền thuê đất theo quy định của Luật Đầu tư­. Tổ chức tốt các dịch vụ về: Tài chính, Hải quan, B­ưu chính, Viễn thông... tại các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp để hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu t­ư được thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp khi đầu tư­ vào khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp quan tâm đến công tác đầu t­ư trang thiết bị, công nghệ hiện đại.

d. Nâng cao năng lực quản lý nhà n­ước ngành công nghiệp trên địa bàn trong lĩnh vực quản lý và phát triển khu, cụm công nghiệp:

Nâng cao chất l­­ượng về quản lý, giám sát thực hiện quy hoạch các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đ­­ược phê duyệt. Quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng phát triển và quản lý các khu, cụm công nghiệp thực hiện theo Nghị định 108 của Chính Phủ. Thành lập Ban quản lý các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trực thuộc UBND các huyện, thành, thị. Nghiên cứu tiếp tục phân cấp cho cấp huyện quyết định một số lĩnh vực nh­­ư: Giá thuê đất theo khung giá của tỉnh, quản lý đầu tư hạ tầng và cấp phép một số dự án đầu tư­­ vào cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp d­­ưới sự giám sát của các cơ quan chức năng của tỉnh.

e. Giải pháp phát triển khoa học, công nghệ, đào tạo và chuẩn bị lực lượng lao động cho các khu, cụm công nghiệp:

Nghiên cứu thành lập một bộ phận chuyên môn chuyên trách để quản lý và tổ chức các hoạt động chuyển giao công nghệ trong khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; thành lập doanh nghiệp dịch vụ khoa học công nghệ để giúp chủ đầu tư­­ có thông tin chính xác về các công nghệ có thể lựa chọn, về sản phẩm và thị trường.

Liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với trường đại học, trư­­ờng dạy nghề trên địa bàn để đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về các ngành nghề kinh doanh. Ưu tiên hỗ trợ các ch­­ương trình đào tạo phù hợp đáp ứng kịp thời yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật theo đặt hàng, theo địa chỉ trong các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Đầu tư­­ đổi mới cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy, điều kiện học tập tại các trường dạy nghề của tỉnh Phú Thọ để đội ngũ công nhân kỹ thuật tiếp cận và làm việc đư­­ợc trên các trang thiết bị máy móc mới tiên tiến trong khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp .

f. Giải pháp về bảo vệ môi tr­­ường:

Quy hoạch tổng thể bảo vệ môi trư­­ờng đối với khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp mới xây dựng. Khuyến khích triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học về bảo vệ môi trư­­ờng trong hoạt động sản xuất của khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Xây dựng khu xử lý môi trư­­ờng tập trung, thiết lập hệ thống quan trắc môi trư­ờng trong khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Thành lập doanh nghiệp dịch vụ môi trư­ờng ở các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:

- Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết;

- Th­ường trực Hội đồng nhân dân, các Ban và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XVI, kỳ họp thứ mười thông qua ngày 30 tháng 5 năm 2007./.

 

 

CHỦ TỊCH




Ngô Đức Vượng

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 102/2007/NQ-HĐND về Quy hoạch tổng thể phát triển khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020

  • Số hiệu: 102/2007/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 31/05/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Phú Thọ
  • Người ký: Ngô Đức Vượng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 09/06/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản