Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/2004/NQ-HĐND

Đà Nẵng, ngày 16 tháng 07 năm 2004

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ BAN HÀNH NỘI QUY KỲ HỌP HĐND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG KHÓA VII, NHIỆM KỲ 2004-2009

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
KHÓA VII, NHIỆM KỲ 2004-2009, KỲ HỌP THỨ 2

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26.11.2003;

Theo Tờ trình số 53/TT-HĐ ngày 12.7.2004 của Thường trực HĐND thành phố về dự thảo Nội quy kỳ họp HĐND thành phố Đà Nẵng khóa VII, nhiệm kỳ 2004-2009 và ý kiến của các vị đại biểu HĐND,

QUYẾT NGHỊ

1. Thông qua Nội quy kỳ họp HĐND thành phố Đà Nẵng khóa VII, nhiệm kỳ 2004-2009 theo Tờ trình số 53/TT-HĐ ngày 12.7.2004 của Thưòng trực HĐND thành phố.

2. Thưòng trực HĐND, các Ban HĐND, các vị đại biểu HĐND thành phố tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết, góp phần nâng cao chất lượng các kỳ họp HĐND thành phố khóa VII, nhiệm kỳ 2004-2009 và kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được kỳ họp thứ 2 HĐND thành phố khó; VII nhiệm kỳ 2004-2009 thông qua ngày 16 tháng 7 năm 2004.

 

 

Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội, Chính phủ, VP Chủ tịch nước, Bộ tư pháp
- Thường vụ Thành ủy, Các ban Đảng
- Đại biểu HĐND thành phố
- UBND, UBMTTQ, các sỏ ban ngành các đoàn thể của thành phố
- Quận ủy, huyện ủy, TTHĐND, UBND các quận, huyện
- Báo Đà nẵng, CAĐN, TT THVN tại ĐN, Dài PT-THĐN
- Lưu

TM. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TP ĐÀ NẴNG
CHỦ TỊCH




Nguyễn Bá Thanh

 

NỘI QUY

KỲ HỌP CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG KHÓA VII, NHIỆM KỲ 2004 - 2009
(Ban hành kèm theo Nghị quyềt sô 10/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2004 của Hội đồng nhân dân thành phô Dà Năng khóa VII,nhiệm kỳ 2004 2009)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Đại biểu dự kỳ họp HĐND phải chấp hành đúng giờ giấc làm việc, ngồi đúng nơi quy định.

Điều 2: Không sử dụng diện thoại, không nói chuyện, không làm việc riêng, hạn chế đi lại trong thời gian HĐND đang họp.

Điều 3: Mọi hoạt động của đại biểu tại kỳ họp HĐND phải tuân theo sự điều khiển của Chủ tọa kỳ họp.

Chương II

NHỮNG QUI ĐỊNH ĐỔI VỚI ĐẠI BIỂU HĐND

Điều 4: Đại biểu HĐND có nhiệm vụ tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp của HĐND.

- Đại biểu HĐND nào không tham dự được ký họp phải có lý do và báo cáo trước với Chủ tịch HĐND.

- Đại biểu HĐND nào không tham dự được phiên họp phải có lý do và báo cáo trước với Chủ tọa kỳ họp.

Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND điểm danh thành viên của Tổ và báo danh sách đại biểu vắng mặt cho Thư ký kỳ họp trong từng phiên họp. Thư ký kỳ họp tổng họp báo cáo danh sách đại biểu HĐND vắng mặt trong từng phiên họp cho Chủ tọa kỳ họp.

Điều 5: Đại biểu HĐND mặc trang phục áo dài (hoặc vest nữ) đối với đại biểu nữ; áo sô mi thắt cà vạt (hoặc veston) đối với đại biểu nam trong phiên khai mạc và các phiên họp của kỳ họp có truyền hình trực tiếp.

Điều 6: Đại biểu HĐND có trách nhiệm giữ gìn cẩn thận phù hiệu đại biểu HĐND để sử dụng trong suốt nhiệm kỳ HĐND và đeo phù hiệu này trong các kỳ họp HĐND.

Điều 7: Tại phiên họp toàn thể tại hội trường, đại biểu HĐND ngồi đúng vị trí quy định theo bảng tên, không được biểu quyết thay cho đại biểu khác khi HĐND thông qua các nội dung của kỳ họp.

Điều 8: Đại biểu HĐND có thể nhận và gửi phiếu đăng ký phát biểu tại kỳ họp cho Thư ký kỳ họp. Đại biểu HĐND cũng có thế giơ cao bảng số đế đăng ký phát biểu ý kiến với Chủ tọa kỳ họp.

Khi được mời phát biểu, đại biểu phát biểu tập trung vào các vấn đề đang thảo luận. Thời gian phát biểu nhiều nhất là 15 phút. Khi Chủ tọa nhắc nhở thì đại biểu phải kết thúc việc phát biểu. Khi đã hết thời gian phát biểu mà đại biểu chưa phát biểu hết ý kiến thì ghi lại ý kiến của mình và gửi cho Thư ký kỳ họp để tổng hợp.

Điều 9: Đại biểu HĐND có thể nhận và gửi phiếu chất vấn cho Thư ký kỳ họp. Đại biểu ghi rõ nội dung chất vấn, người bị chất vấn. Người trả lời chất vấn có trách nhiệm trả lời tại kỳ họp về những vấn đề mà đại biểu chất vấn Thời gian trả lời chất vấn nhiều nhất là 15 phút cho mỗi nội dung chất vấn.

Trường hợp các vấn đề chất vấn cần điều tra, nghiên cứu thì HĐND có thể quyết định cho trả lời sau bằng văn bản.

Điều 10: Đại biểu HĐND nêu câu hỏi để cần biết rõ về một vấn đề cụ thế thì sẽ được có quan hoặc người trách nhiệm trả lời bằng văn bản.

Điều 11: Đại biểu HĐND có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh những quy định về việc sử dụng tài liệu trong kỳ họp, không được tiết lộ nội dung tài liệu mật, nội dung các phiên họp kín của HĐND.

Chủ tịch HĐND quyết định những tài liệu lưu hành trong kỳ họp.

Điều 12: Tổ chức việc tiếp dân, trực tiếp nhận đón thư và tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của nhân dân qua điện thoại tại kỳ họp HĐND do Văn phòng HĐND đảm nhiệm. Khi cần thiết, đại biểu HĐND có thể được mời tiếp dân đối với những vấn đề có liên quan.

Chương III

NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI ĐẠI BIỂU MỚI

Điều 13: Tham gia đầy đủ các phiên họp, các buổi thảo luận của HĐND khi được mời tham gia.

Điều 14: Được phát biểu ý kiến về vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách theo yêu cầu của HĐND hoặc theo đề nghị của đại biểu đó mà được Chủ tịch HĐND đồng ý. Thời gian phát biểu không quá 15 phút.

Chương IV

HIỆU LỰC THI HÀNH CỦA NỘI QUY KỲ HỌP

Điều 15: Nội quy kỳ họp HĐND thành phố Đà nẵng có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 7 năm 2004 cho đến hết nhiệm kỳ 2004- 2009 HĐND khóa VII.

2. Việc sửa đổi bổ sung nội quy này phải được thông qua tại kỳ họp HĐND thành phố.

Điều 16: Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND thành phố, các cơ quan, tổ chức, đơn vị cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện nội quy này.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 10/2004/NQ-HĐND về Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa VII nhiệm kỳ 2004 - 2009

  • Số hiệu: 10/2004/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 16/07/2004
  • Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
  • Người ký: Nguyễn Bá Thanh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản