Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/2017/NQ-HĐND

Kon Tum, ngày 21 tháng 7 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA XI KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ khoản 4 Điều 4 Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;

Xét Tờ trình số 46/TTr-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự thảo Nghị quyết về Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản áp dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định về Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản áp dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum

1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

a) Phạm vi điều chỉnh: Nghị quyết này quy định Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (gồm khoáng sản kim loại và khoáng sản không kim loại) áp dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

b) Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân khai thác các loại khoáng sản theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

2. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh: Tại Phụ lục kèm theo.

3. Mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu bằng 60% mức thu phí của loại khoáng sản tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết này áp dụng đối với các hoạt động sau đây:

a) Hoạt động khai thác khoáng sản còn lại ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ.

b) Hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân không nhằm mục đích khai thác khoáng sản, nhưng có chức năng, nhiệm vụ hoặc có đăng ký kinh doanh, trong quá trình hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ hoặc theo chuyên ngành đã đăng ký mà thu được khoáng sản.

4. Việc kê khai, nộp, quản lý, sử dụng và quyết toán Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 8 Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản và các văn bản pháp luật có liên quan.

5. Phân bổ số thu phí: Toàn bộ số thu phí nộp vào ngân sách nhà nước 100% và điều tiết cho các cấp ngân sách địa phương theo quy định về phân cấp của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum Khóa XI Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 14 tháng 7 năm 2017, thay thế Nghị quyết số 63/2016/NQ-HĐND ngày 19 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum Khóa XI Kỳ họp thứ 2 về Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản áp dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum và có hiệu lực từ ngày 31 tháng 7 năm 2017./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu quốc hội;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra văn bản pháp luật);
- Bộ Tài chính (Vụ Pháp chế);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- Thường trực HĐND-UBND các huyện, thành phố;
- Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;
- Báo Kon Tum;
- Công báo Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Lưu: VT, CTHĐ.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Hùng

 

PHỤ LỤC

MỨC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
(Kèm theo Nghị quyết số 08/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XI Kỳ họp thứ 4)

STT

Loại khoáng sản

Đơn vị tính

Mức thu (đồng)

 

 

I

Quặng khoáng sản kim loại

 

 

 

1

Quặng sắt

Tấn

60.000

 

2

Quặng măng-gan

Tấn

50.000

 

3

Quặng ti-tan (titan)

Tấn

70.000

 

4

Quặng vàng

Tấn

270.000

 

5

Quặng đất hiếm

Tấn

60.000

 

6

Quặng bạch kim

Tấn

270.000

 

7

Quặng bạc, Quặng thiếc

Tấn

270.000

 

8

Quặng vôn-phờ-ram (wolfram), Quặng ăng-ti-moan (antimoan)

Tấn

50.000

 

9

Quặng chì, Quặng kẽm

Tấn

270.000

 

10

Quặng nhôm, Quặng bô-xít (bouxite)

Tấn

30.000

 

11

Quặng đồng, Quặng ni-ken (niken)

Tấn

60.000

 

12

Quặng cromit

Tấn

60.000

 

13

Quặng cô-ban (coban), Quặng mô-lip-đen (molipden), Quặng thủy ngân, Quặng ma-nhê (magie), Quặng va-na-đi (vanadi)

Tấn

270.000

 

14

Quặng khoáng sản kim loại khác

Tấn

30.000

 

II

Khoáng sản không kim loại

 

 

 

1

Đá ốp lát, làm mỹ nghệ (granit, gabro, đá hoa, bazan)

m3

70.000

 

2

Đá Block

m3

90.000

 

3

Quặng đá quý: Kim cương, ru-bi (rubi), Sa-phia (sapphire), E-mô-rốt (emerald), A-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite), Ô-pan (opan) quý màu đen, A-dít, Rô-đô-lít (rodolite), Py-rốp (pyrope), Bê-rin (berin), Sờ-pi-nen (spinen), Tô-paz (topaz), thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam, Cờ-ri-ô-lít (cryolite), Ô-pan (opan) quý màu trắng, đỏ lửa; Birusa, Nê-phờ-rít (nefrite)

Tấn

70.000

 

4

Sỏi, cuội, sạn

m3

6.000

 

5

Đá làm vật liệu xây dựng thông thường

m3

5.000

 

6

Đá vôi, đá sét làm xi măng, các loại đá làm phụ gia xi măng (laterit, puzolan), khoáng chất công nghiệp (barit, fluorit, bentônít và các loại khoáng chất khác)

Tấn

3.000

 

7

Cát vàng

m3

5.000

 

8

Cát trắng

m3

7.000

 

9

Các loại cát khác

m3

4.000

 

10

Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình

m3

2.000

 

11

Đất sét, đất làm gạch, ngói

m3

2.000

 

12

Đất làm thạch cao

m3

3.000

 

13

Cao lanh, phen-sờ-phát (fenspat)

m3

7.000

 

14

Các loại đất khác

m3

2.000

 

15

Sét chịu lửa

Tấn

30.000

 

16

Đôlômít (dolomite), quắc-zít (quartzite), talc, diatomit

Tấn

30.000

 

17

Mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật

Tấn

30.000

 

18

Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorite)

Tấn

30.000

 

19

Nước khoáng thiên nhiên

m3

3.000

 

20

A-pa-tít (apatit), séc-păng-tin (secpentin), graphit, sericit

Tấn

5.000

 

21

Than các loại

Tấn

10.000

 

22

Khoáng sản không kim loại khác

Tấn

30.000

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 08/2017/NQ-HĐND quy định về Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản áp dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum

  • Số hiệu: 08/2017/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 21/07/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Người ký: Nguyễn Văn Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/07/2017
  • Ngày hết hiệu lực: 10/11/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản