Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/2010/NQ-HĐND

Buôn Ma Thuột, ngày 09 tháng 07 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH PHÂN CẤP NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC VÀ TRƯỜNG DẠY NGHỀ CÔNG LẬP GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
KHÓA VII - KỲ HỌP THỨ 14

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002;

Căn cứ Luật Giáo dục và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ, về đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục và thể thao;

Căn cứ Nghị định số 15/2007/NĐ-CP ngày 26/01/2007 của Chính phủ, về phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện; Quyết định số 1589/QĐ-BNV ngày 12/12/2008 của Bộ Nội vụ về phân loại đơn vị hành chính cấp huyện;

Xét Tờ trình số 55/TTr-UBND ngày 10/6/2010 của UBND tỉnh về đề nghị phân cấp nguồn vốn đầu tư xây dựng trường học và trường dạy nghề công lập, Báo cáo thẩm tra số 17/BC-HĐND ngày 02/7/2010 của Ban KTNS của HĐND tỉnh và ý kiến của các vị Đại biểu HĐND tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành, thông qua Nghị quyết về phân cấp nguồn vốn đầu tư xây dựng trường học và trường dạy nghề công lập với các nội dung như sau:

1. Các loại hình trường học, trường dạy nghề công lập do cấp tỉnh, cấp huyện quản lý thuộc diện phân cấp cơ cấu nguồn vốn đầu tư, bao gồm:

- Giáo dục mầm non gồm: Trường học của bậc học Mầm non.

- Giáo dục phổ thông gồm: Trường học của các cấp Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông; Trường phổ thông Dân tộc nội trú;

- Giáo dục thường xuyên gồm: Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện;

- Đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề gồm: Trường Trung cấp chuyên nghiệp, Trường Cao đẳng chuyên nghiệp; Trường Cao đẳng nghề, Trường Trung cấp nghề, Trung tâm dạy nghề cấp huyện.

2. Các huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi chung là huyện) được phân loại như sau:

a) Loại I: Thành phố Buôn Ma Thuột;

b) Loại II: Thị xã Buôn Hồ và các huyện: Krông Pắk, Ea Kar, Cư M'gar, Ea H’leo;

c) Loại III : Các huyện: Krông Năng, Krông Ana, Cư Kuin;

d) Loại IV : Các huyện: Krông Búk, Krông Bông, M’ Đrắk, Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk.

3. Quy định phân cấp và cơ cấu nguồn vốn đầu tư:

3.1. Giáo dục mầm non:

a) Huyện loại I: Ngân sách huyện bố trí đầu tư xây dựng trường học Mầm non.

b) Huyện loại II: Ngân sách tỉnh hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách huyện 1 tỷ đồng/huyện/năm để đầu tư xây dựng trường học, lớp học mầm non;

c) Huyện loại III: Ngân sách tỉnh hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách huyện 1,2 tỷ đồng/huyện/năm để đầu tư xây dựng trường học, lớp học mầm non.

d) Huyện loại IV: Ngân sách tỉnh hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách huyện 1,5 tỷ đồng/huyện/năm để đầu tư xây dựng trường học, lớp học mầm non.

3.2. Giáo dục phổ thông:

3.2.1. Trường Tiểu học và Trung học cơ sở:

a) Huyện loại I: Ngân sách huyện bố trí đầu tư xây dựng trường Tiểu học và Trung học cơ sở;

b) Huyện loại II: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% tổng mức đầu tư xây dựng mới 01 trường Tiểu học và 01 trường Trung học cơ sở cho 01 xã mới tách từ năm 2005 trở đi (nếu chưa có trường); ngân sách huyện đầu tư 50%;

c) Huyện loại III: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 70% tổng mức đầu tư xây dựng mới 01 trường Tiểu học và 01 trường Trung học cơ sở cho 01 xã mới tách từ năm 2005 trở đi (nếu chưa có trường); ngân sách huyện đầu tư 30%;

d) Huyện loại IV: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% tổng mức đầu tư xây dựng mới 01 trường Tiểu học và 01 trường Trung học cơ sở cho 01 xã mới tách từ năm 2005 trở đi (nếu chưa có trường).

3.2.2. Trường Trung học phổ thông:

a) Huyện loại I: Ngân sách tỉnh đầu tư 70% tổng mức đầu tư xây dựng; ngân sách huyện bố trí 30%;

b) Huyện loại II: Ngân sách tỉnh đầu tư 75% tổng mức đầu tư xây dựng; ngân sách huyện bố trí 25%;

c) Huyện loại III: Ngân sách tỉnh đầu tư 85% tổng mức đầu tư xây dựng, ngân sách huyện bố trí 15%;

d) Huyện loại IV: Ngân sách tỉnh đầu tư 100% tổng mức đầu tư xây dựng.

3.2.3. Trường phổ thông dân tộc nội trú:

Ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng bằng các nguồn vốn: chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo và ngân sách tỉnh.

3.2.4. Hỗ trợ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia:

Ngân sách tỉnh hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện 1.500 triệu đồng/huyện/năm để xây dựng, cải tạo, nâng cấp trường học đạt chuẩn quốc gia.

3.3. Giáo dục thường xuyên:

a) Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh: Ngân sách tỉnh bố trí 80% tổng mức đầu tư xây dựng công trình; còn lại 20% bố trí từ huy động các nguồn vốn hợp pháp của Trung tâm để đầu tư xây dựng.

b) Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 40% tổng mức đầu tư xây dựng công trình; còn lại 60% bố trí từ nguồn vốn, Chương trình mục tiêu quốc gia về Giáo dục và Đào tạo.

3.4. Đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề:

a) Trường Cao đẳng chuyên nghiệp, Trung cấp chuyên nghiệp: Ngân sách, tỉnh đầu tư 100% tổng mức đầu tư xây dựng.

b) Trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề: Ngân sách tỉnh đầu tư 100% tổng mức đầu tư xây dựng.

c) Trung tâm dạy nghề cấp huyện:

- Huyện loại I: Ngân sách tỉnh đầu tư 60% tổng mức đầu tư xây dựng công trình, ngân sách huyện bố trí 40%;

- Huyện loại II: Ngân sách tỉnh đầu tư 70% tổng mức đầu tư xây dựng công trình, ngân sách huyện bố trí 30%;

- Huyện loại III: Ngân sách tỉnh đầu tư 80% tổng mức đầu tư xây dựng, ngân sách huyện bố trí 20%;

- Huyện loại IV: Ngân sách tỉnh đầu tư 100% tổng mức đầu tư xây dựng.

Cơ cấu nguồn vốn đầu tư trên được áp dụng đối với các dự án khởi công mới từ năm 2011. Các dự án đang thực hiện tiếp tục thực hiện theo cơ cấu nguồn vốn đã được phê duyệt.

Tổng kinh phí xây dựng trường học, trường dạy nghề công lập trong giai đoạn 2010 -2015 khoảng 2.500 tỷ đồng, trong đó tổng số vốn ngân sách tỉnh đầu tư thực hiện theo cơ cấu quy định trên khoảng 550 tỷ đồng. Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh lập dự toán trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt trong tổng dự toán ngân sách tỉnh.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho UBND tỉnh tổ chức thực hiện và báo cáo HĐND tỉnh tại các kỳ họp. Giao cho Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và Đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện nghị quyết này.

Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua và thay thế Nghị quyết số 52/2006/NQ-HĐND ngày 14/12/2006 về Quy định phân cấp cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng trường học và trường dạy nghề công lập; Nghị quyết số 14/2008/NQ-HĐND ngày 11/7/2008 của HĐND tỉnh về sửa đổi, bổ sung một số nội dung Nghị quyết số 52/2006/NQ-HĐND , ngày 14/12/2006 của HĐND tỉnh về Quy định phân cấp cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng trường học và trường dạy nghề công lập.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa VII, Kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 09/7/2010./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

- Chính phủ;

- Bộ: KHĐT, Tài chính, GDĐT;

- Cục KTVB-Bộ Tư pháp;

- Đoàn Đại biểu QH tỉnh;

- Thường trực Tỉnh ủy;

- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;

- Sở: Tư pháp, KHĐT, Tài chính, GDĐT;

- Đài PTTH, Báo Đắk Lắk;

- Công báo tỉnh;

- Lưu: VT, Phòng CtHĐND.

CHỦ TỊCH




Niê Thuật

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 08/2010/NQ-HĐND về quy định phân cấp nguồn vốn đầu tư xây dựng trường học và trường dạy nghề công lập giai đoạn 2010 - 2015 do tỉnh Đắk Lắk ban hành

  • Số hiệu: 08/2010/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 09/07/2010
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
  • Người ký: Niê Thuật
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/07/2010
  • Ngày hết hiệu lực: 01/12/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản