- 1Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 2Luật bảo hiểm y tế 2008
- 3Quyết định 31/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 409/QĐ-TTg năm 2012 về Chương trình hành động thực hiện Kết luận 04-KL/TW do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật Công đoàn 2012
- 6Bộ Luật lao động 2012
- 7Hiến pháp 2013
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04b/NQ-TLĐ | Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2014 |
HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƯ
BAN CHẤP HÀNH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM KHÓA XI
Nhằm nâng cao tỷ lệ công nhân, viên chức, lao động được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đáp ứng yêu cầu đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (khóa XI) ban hành Nghị quyết về “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động trong tình hình mới” như sau:
1. Kết quả đạt được
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo. Đối với tổ chức công đoàn, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức, từng bước phù hợp với thực tiễn của cơ sở, sát nhu cầu của đoàn viên và người lao động, đã tập trung hơn vào đối tượng công nhân, lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước. So với chỉ tiêu 70% công nhân lao động (4 triệu người) được tuyên truyền, phổ biến pháp luật theo chỉ tiêu của Chính phủ tại Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/2/2009, đạt tỷ lệ trên 53%.
2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động còn hạn chế về số lượng, chất lượng, phạm vi và hiệu quả tuyên truyền.
Nguyên nhân chủ quan: Phương thức tuyên truyền chưa có nhiều đổi mới, sáng tạo. Tài liệu tuyên truyền còn thiếu về số lượng, hình thức chưa sinh động. Một bộ phận cán bộ công đoàn làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật yếu về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền.
Nguyên nhân khách quan: Trình độ học vấn, kiến thức hiểu biết về pháp luật của công nhân, lao động còn nhiều hạn chế, cường độ lao động căng thẳng, điều kiện sống khó khăn, chưa có điều kiện quan tâm nhiều đến tìm hiểu pháp luật. Người sử dụng lao động chưa tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Kinh phí cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được đầu tư thỏa đáng.
Từ tình hình trên, tổ chức công đoàn cần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động.
1. Quan điểm
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động, đặc biệt là công nhân, lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của các cấp chính quyền, sự phối hợp của các bộ, ngành, đoàn thể liên quan, của người sử dụng lao động, trong đó có vai trò quan trọng của tổ chức công đoàn, với trách nhiệm đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
2. Mục tiêu
Nâng cao tỷ lệ công nhân, viên chức, lao động, đặc biệt là công nhân, lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức của công nhân, viên chức, lao động và người sử dụng lao động tôn trọng và chấp hành pháp luật, trong đó có pháp luật lao động, pháp luật công đoàn, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.
3. Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2018
- 80% trở lên số cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị được phổ biến Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các Nghị quyết của Công đoàn.
- 70% trở lên số công nhân lao động trong các loại hình doanh nghiệp được phổ biến pháp luật, đặc biệt là Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế.
- 60% trở lên số doanh nghiệp đã thành lập công đoàn đưa nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho công nhân, lao động của người sử dụng lao động vào nội dung thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp.
- Phấn đấu 50% trở lên số khu nhà trọ đông công nhân lao động có “giỏ sách pháp luật”; 50% trở lên số doanh nghiệp đã thành lập công đoàn có “tủ sách pháp luật”, trong đó có báo, tạp chí của công đoàn.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với điều kiện sống và làm việc của từng nhóm đối tượng công nhân, viên chức, lao động.
- Tuyên truyền để công nhân, viên chức, lao động tự nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình.
- Tuyên truyền, vận động người sử dụng lao động có trách nhiệm tham gia thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho công nhân, lao động, thực hiện đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động.
- Xây dựng mô hình điểm, nhân rộng và khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Củng cố, xây dựng, phát triển đội ngủ cán bộ công đoàn làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng tuyên truyền.
- Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ báo cáo viên pháp luật trong hệ thống công đoàn. Tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động các tổ chức tư vấn pháp luật của công đoàn như Trung tâm, Văn phòng, Tổ tư vấn pháp luật. Thành lập mới các tổ chức tư vấn pháp luật ở những nơi có điều kiện.
- Củng cố, kiện toàn, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc TLĐ.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm tài liệu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến công đoàn cơ sở.
- Nghiên cứu xây dựng các chế độ, chính sách khuyến khích đội ngũ báo cáo viên pháp luật, thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của hệ thống công đoàn.
- Phát huy vai trò các cơ quan báo chí trong hệ thống công đoàn trong tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, văn bản pháp luật mới; phản ánh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của các cấp công đoàn; phát hiện kịp thời và định hướng dư luận phê phán những hành vi vi phạm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động.
- Biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với nội dung, hình thức phù hợp với trình độ, điều kiện sống, điều kiện làm việc của người lao động.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động, đặc biệt trong “Ngày pháp luật 9/11” và “Tháng công nhân” hàng năm; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật; lồng ghép tuyên truyền pháp luật với các hoạt động văn hóa, văn nghệ và các hình thức phù hợp.
- Vận dụng linh hoạt các hình thức, phương thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho công nhân, lao động như: tuyên truyền trực tiếp, tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh, bảng tin nội bộ, tài liệu; tận dụng giờ nghỉ giữa ca, ăn ca, tan ca để tuyên truyền; tuyên truyền tại khu nhà trọ công nhân, thông qua hoạt động của tổ tự quản khu nhà trọ công nhân, tổ tư vấn pháp luật lưu động.
- Tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động về trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho công nhân, lao động; đưa nội dung này vào thỏa ước lao động tập thể; vận động doanh nghiệp xây dựng “tủ sách pháp luật”, “giỏ sách pháp luật” để công nhân, lao động có điều kiện thuận lợi tự tìm hiểu pháp luật.
1. Đối với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
- Chỉ đạo triển khai Nghị quyết tới các cấp công đoàn; kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Tổng Liên đoàn; hướng dẫn các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn kiện toàn, thành lập mới Hội đồng. Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động và thành lập mới các Trung tâm, Văn phòng, tổ tư vấn pháp luật của hệ thống công đoàn theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn.
- Rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến chế độ, chính sách, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đặc biệt là Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, kiến nghị với Quốc hội và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi những nội dung không còn phù hợp.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, pháp luật công đoàn và các quy định pháp luật có liên quan cho người lao động tại các doanh nghiệp” theo Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí trong hệ thống công đoàn tích cực phản ánh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động; nhân rộng mô hình hay, cách làm tốt, biểu dương tập thể, cá nhân điển hình; phát hiện kịp thời và định hướng dư luận phê phán những hành vi vi phạm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động, cản trở gây khó khăn trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của tổ chức công đoàn.
- Các ban của Tổng Liên đoàn chủ động đề xuất với Đoàn Chủ tịch và hướng dẫn các chuyên đề trong phạm vi được phân công, tạo điều kiện để các cấp công đoàn tổ chức thực hiện.
2. Đối với các Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố, Công đoàn Ngành Trung ương và tương đương
- Tổ chức quán triệt Nghị quyết, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết phù hợp với thực tiễn địa phương, ngành, đơn vị, coi đó là một tiêu chí đề xét thi đua đối với các cấp Công đoàn.
- Phối hợp với cơ quan chức năng của ngành, địa phương tiếp tục triển khai Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, pháp luật công đoàn và các quy định pháp luật có liên quan cho người lao động tại các doanh nghiệp”, lập kế hoạch và kinh phí hàng năm theo Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động và thành lập mới của các Trung tâm, Văn phòng và tổ tư vấn pháp luật; Kiện toàn, thành lập mới Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn Ngành Trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
- Hướng dẫn công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở trực thuộc xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động đưa vào chương trình công tác hàng năm và bố trí kinh phí cho công tác này.
3. Đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết phù hợp với điều kiện của các đơn vị, doanh nghiệp được phân cấp quản lý, chỉ đạo.
- Thống kê, xác định số lượng, tình hình hoạt động và sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn làm cơ sở xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho công nhân, lao động. Tích cực nắm bắt nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của công nhân, lao động để kịp thời hỗ trợ Ban Chấp hành công đoàn cơ sở tư vấn, giải quyết.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho công nhân, lao động, tập trung vào dịp “Tháng Công nhân” và “Ngày pháp luật”. Theo dõi, hướng dẫn hoạt động các tổ tự quản khu nhà trọ công nhân, tổ tư vấn pháp luật để tổ chức phổ biến pháp luật. Xây dựng “giỏ sách pháp luật” cho công nhân, lao động. Tùy theo điều kiện, có thể tổ chức cho công nhân, lao động thi tìm hiểu pháp luật, lồng ghép việc phổ biến pháp luật thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hình thức sân khấu hóa...
- Hướng dẫn Ban chấp hành công đoàn cơ sở tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động, đưa trách nhiệm phổ biến, giáo dục pháp luật của người sử dụng lao động vào thỏa ước lao động tập thể; tạo điều kiện để công đoàn thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; công nhân, lao động được nghiên cứu, học tập, tìm hiểu pháp luật.
- Chủ động phối hợp với người sử dụng lao động, thủ trưởng cơ quan tổ chức thực hiện Nghị quyết và hướng dẫn của công đoàn cấp trên.
- Thương lượng, đàm phán với người sử dụng lao động đưa trách nhiệm phổ biến, giáo dục pháp luật của người sử dụng lao động vào thỏa ước lao động tập thể; bố trí thời gian, đảm bảo các điều kiện cần thiết để công đoàn phổ biến, giáo dục pháp luật cho công nhân, lao động; xây dựng “tủ sách pháp luật”, “giỏ sách pháp luật” để công nhân, lao động tự tìm hiểu pháp luật.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho công nhân, lao động bằng những hình thức phù hợp với điều kiện cụ thể của cơ sở như: sử dụng loa truyền thanh, bảng tin nội bộ, tài liệu, tư vấn pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật...
- Phổ biến các văn bản pháp luật mới có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; vận động công nhân, viên chức, lao động tự nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật do công đoàn tổ chức.
Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao cho Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn, chỉ đạo các cấp công đoàn triển khai thực hiện. Căn cứ vào quy định của pháp luật, Điều lệ Công đoàn Việt Nam, sự chỉ đạo, hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, các cấp công đoàn xây dựng chương trình, kế hoạch, biện pháp triển khai Nghị quyết phù hợp với đặc điểm của ngành, địa phương; định kỳ tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình kết quả thực hiện Nghị quyết, báo cáo Ban Chấp hành công đoàn cùng cấp và cấp trên theo quy định.
Nơi nhận: | TM. BAN CHẤP HÀNH |
- 1Kế hoạch 30/KH-TLĐ năm 2014 nghiên cứu, xây dựng Nghị quyết về Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 2Quyết định 1974/QĐ-TTg năm 2014 thay đổi Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 2008/TLĐ năm 2016 triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác Tuyên giáo Công đoàn năm 2017 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 4Hướng dẫn 51/HD-TLĐ về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động năm 2022 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 1Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 2Luật bảo hiểm y tế 2008
- 3Quyết định 31/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 409/QĐ-TTg năm 2012 về Chương trình hành động thực hiện Kết luận 04-KL/TW do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật Công đoàn 2012
- 6Bộ Luật lao động 2012
- 7Hiến pháp 2013
- 8Kế hoạch 30/KH-TLĐ năm 2014 nghiên cứu, xây dựng Nghị quyết về Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 9Quyết định 1974/QĐ-TTg năm 2014 thay đổi Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Công văn 2008/TLĐ năm 2016 triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác Tuyên giáo Công đoàn năm 2017 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 11Hướng dẫn 51/HD-TLĐ về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động năm 2022 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
Nghị quyết 04b/NQ-TLĐ năm 2014 về nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân, viên chức, lao động trong tình hình mới do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 04b/NQ-TLĐ
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 15/07/2014
- Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
- Người ký: Đặng Ngọc Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/07/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực