Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2018/NQ-HĐND

Bạc Liêu, ngày 13 tháng 7 năm 2018

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH NHIỆM VỤ CHI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO CÁC CẤP NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ BẢY

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 06 năm 2015;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường;

Xét Tờ trình số 89/TTr-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành nghị quyết nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường của các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu; báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách của Hội đồng nhân dân; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường cho các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh như sau:

I. NHIỆM VỤ CHI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA NGÂN SÁCH CẤP TỈNH:

1. Xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch, quy trình kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, chương trình, đề án về bảo vệ môi trường của tỉnh.

2. Xây dựng, thẩm định và công bố quy hoạch bảo vệ môi trường; hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường được chi từ nguồn sự nghiệp môi trường.

3. Hoạt động của hệ thống quan trắc và phân tích môi trường quốc gia do các cơ quan, đơn vị tỉnh quản lý theo quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; xây dựng và thực hiện các chương trình quan trắc hiện trạng môi trường, các tác động đối với môi trường của tỉnh.

4. Hoạt động công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường; xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện phòng ngừa, ứng phó khắc phục sự cố môi trường của tỉnh.

5. Hỗ trợ công tác quản lý chất thải, điều tra, đánh giá các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường, đánh giá sức chịu tải của môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thống kê, cập nhật tình hình phát sinh chất thải, sản phẩm thải bỏ.

6. Thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt gồm: Dự án xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích do các cơ quan cấp tỉnh quản lý, thuộc danh mục dự án theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các quyết định sửa đổi, bổ sung khác của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý và chôn lấp chất thải sinh hoạt; các dự án, đề án, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường khác theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

7. Hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học theo Thông tư liên tịch số 160/2014/TTLT-BTC-BTNMT ngày 29 tháng 10 năm 2014 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, dự án theo chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

8. Xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường; thống kê môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê môi trường; báo cáo công tác bảo vệ môi trường; báo cáo bộ chỉ số về môi trường.

9. Quản lý các công trình vệ sinh công cộng do cấp tỉnh quản lý; hỗ trợ thiết bị, phương tiện thu gom rác thải, vệ sinh môi trường ở nơi công cộng, khu dân cư.

10. Hoạt động duy trì, vận hành các công trình xử lý ô nhiễm môi trường công cộng; hỗ trợ sửa chữa, cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cho các làng nghề được khuyến khích phát triển.

11. Tuyên truyền, truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường; chi giải thưởng, khen thưởng về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

12. Hoạt động công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

13. Hoạt động kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án; hoạt động kiểm tra việc hoàn thành đề án bảo vệ môi trường chi tiết; kiểm tra, xác nhận hoàn thành khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường, hoạt động kiểm tra việc thực hiện giấy chứng nhận, giấy phép về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

14. Hoạt động xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường; xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

15. Hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành, Văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

16. Vốn đối ứng các dự án hợp tác quốc tế có tính chất chi sự nghiệp về bảo vệ môi trường.

17. Các hoạt động quản lý bảo vệ môi trường khác trên địa bàn tỉnh theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

II. NHIỆM VỤ CHI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN:

1. Thực hiện các chương trình quan trắc hiện trạng môi trường, các tác động đối với môi trường trên địa bàn cấp huyện; lập báo cáo môi trường định kỳ và đột xuất.

2. Hỗ trợ công tác xử lý ô nhiễm môi trường theo dự án được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt: Dự án xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích do các cơ quan cấp huyện quản lý; hỗ trợ hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý và chôn lấp chất thải sinh hoạt; các dự án, đề án, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường khác theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3. Quản lý các công trình vệ sinh công cộng do cấp huyện quản lý; hỗ trợ thiết bị, phương tiện thu gom rác thải, vệ sinh môi trường ở nơi công cộng, khu dân cư.

4. Hoạt động công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường; xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện phòng ngừa, ứng phó khắc phục sự cố môi trường.

5. Hỗ trợ công tác quản lý chất thải, điều tra, đánh giá các nguồn thải gây ô nhiệm môi trường, đánh giá sức chịu tải của môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thống kê, cập nhật tình hình phát sinh chất thải, sản phẩm thải bỏ.

6. Duy trì hoạt động hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường; báo cáo công tác bảo vệ môi trường; báo cáo bộ chỉ số về môi trường.

7. Hoạt động duy trì, vận hành các công trình xử lý ô nhiễm môi trường công cộng; hỗ trợ sửa chữa, cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cho các làng nghề được khuyến khích phát triển.

8. Tuyên truyền, truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường; chi giải thưởng, khen thưởng về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

9. Hoạt động công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp huyện.

10. Hợp đồng lao động để hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường.

11. Hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành, Văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường được Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.

12. Hoạt động xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường; đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

13. Các hoạt động quản lý bảo vệ môi trường khác theo quy định pháp luật.

III. NHIỆM VỤ CHI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA NGÂN SÁCH CẤP XÃ:

1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn cấp xã.

2. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn.

3. Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường; báo cáo bộ chỉ số về môi trường định kỳ hoặc đột xuất.

4. Hỗ trợ thu gom, vận chuyển, xử lý giảm thiểu, tái chế chất thải.

5. Quản lý các công trình vệ sinh công cộng; hỗ trợ trang bị thiết bị, phương tiện thu gom rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi trường ở khu dân cư, nơi công cộng.

6. Kiểm tra, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền.

7. Hợp đồng lao động để hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường.

8. Các hoạt động quản lý bảo vệ môi trường khác theo quy định pháp luật.

Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu khóa IX, Kỳ họp thứ bảy thông qua ngày 13 tháng 7 năm 2018, có hiệu lực từ ngày 23 tháng 7 năm 2018./.

 

 

Nơi nhận:
- UBTVQH (báo cáo);
- Chính phủ (báo cáo);
- Bộ Tài chính (báo cáo);
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (báo cáo);
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- TT. HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Sở: TC, TP, TN và MT;
- HĐND, UBND cấp huyện, cấp xã;
- Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh;
- Lưu (NH).

CHỦ TỊCH




Lê Thị Ái Nam

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐND quy định về nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường cho các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

  • Số hiệu: 01/2018/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 13/07/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu
  • Người ký: Lê Thị Ái Nam
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản