Hệ thống pháp luật

BỘ NGOẠI GIAO
******

 

Số: 06/2005/LPQT

Hà Nôi, ngày 18 tháng 11 năm 2004 

 

Nghị định thư hợp tác giũa Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Hợp tác V­ương quốc Ma-rốc có hiệu lực từ ngày 18 tháng 11 năm 2004./.

  

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG 



Nguyễn Hoàng Anh

 

NGHỊ ĐỊNH THƯ

 VỀ HỢP TÁC GIỮA BỘ NGOẠI GIAO NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ BỘ NGOẠI GIAO VÀ HỢP TÁC VƯƠNG QUỐC MA-RỐC.

Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Hợp tác V­ương quốc Ma-rốc, dưới đây gọi là "các Bên",

Với mong muốn phát triển và tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác và sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước và tạo ra sự phát triển mới cho việc hợp tác sẵn có,

Tin t­ưởng rằng việc đối thoại thường xuyên, chân thành và xây dựng về tất cả các mặt của quan hệ song ph­ương, cũng như về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, sẽ tạo ra sự hiểu biết nhau hơn giữa hai nước và sẽ đóng góp vào việc xích lại gần nhau hơn nữa giữa hai nước, Khẳng định lại việc hai nước tuân thủ các nguyên tắc và mục tiêu của Hiến ch­ương Liên hợp quốc,

Đã thỏa thuận như sau:

Điều 1. Các Bên sẽ tiến hành tham khảo thường xuyên để xem xét tình hình quan hệ song ph­ương của mình và trao đổi quan điểm về các vấn đề quốc tế cùng quan tâm.

Điều 2. Nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai nước, các cuộc tham khảo ý kiến về quan hệ song ph­ương sẽ đề cập tới tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là chính trị cùng với hợp tác kinh tế, th­ương mại, khoa học, kỹ thuật và văn hóa.

Điều 3. Các cuộc tham khảo ý kiến trong khuôn khổ Nghị định thư này sẽ được tổ chức định ký luân phiên tại Hà Nội và Rabat ở cấp Bộ trưởng Ngoại giao hai nước hoặc giữa các lãnh đạo cao cấp của hai Bộ. Cấp tham dự, thời gian, địa điểm và ch­ương trình nghị sự của các cuộc tham khảo ý kiến này sẽ được thỏa thuận qua đường ngoại giao.

Điều 4. Nhằm phối hợp lập trường của hai nước, các cơ quan đại diện ngoại giao của hai Bên ở các nước thứ ba, phái đoàn thường trực tại Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác cũng như đoàn đại biểu tại các Hội nghị và Diễn đàn quốc tế của các Bên tăng cường tiếp xúc để trao đổi quan điểm về các lĩnh vực nêu trong Điều 2 và về các vấn đề cùng quan tâm.

Điều 5. Các Bên tiến hành trao đổi thông tin thường xuyên về các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các Hiệp định mà hai Nhà nước đã ký kết và phấn đấu để tăng cường các cơ sở pháp lý cần thiết cho việc năng động hóa quan hệ song phương.

Điều 6. Nghị định thư này không làm ph­ương hại đến các Hiệp định quốc tế khác đang có hiệu lực giữa các Bên. Nghị định thư này có thể được bổ sung hoặc sửa đổi theo thỏa thuận chung bằng văn bản.

Điều 7. Mọi bất đồng khi thực hiện các điều khoản của Nghị định thư này sẽ được giải quyết bằng đàm phán giữa các Bên qua kênh ngoại giao.  

Điều 8. Nghị định th­ư này có hiệu lực trong hai (02) năm kể từ ngày ký và được mặc nhiên gia hạn từng hai (02) năm một, trừ khi một trong các Bên thông báo bằng văn bản cho Bên kia về ý định chấm dứt hiệu lực của Nghị định thư này ít nhất sáu (06) tháng trước ngày Nghị định thư hết hiệu lực.

Làm tại Rabat ngày 18 tháng 11 năm 2004, thành hai bản bằng tiếng Việt, tiếng A-rập và tiếng Pháp; các văn bản đều có giá trị nh­ư nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, văn bản tiếng Pháp sẽ được dùng làm căn cứ./.

THAY MẶT BỘ NGOẠI GIAO
VÀ HỢP TÁC V­ƯƠNG QUỐC MA-RỐC
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO VÀ HỢP TÁC 



Mohamed Benaissa

THAY MẶT BỘ NGOẠI GIAO
 NƯỚC CỘNG HÒA XĂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THỨ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO 



Nguyễn Phú Bình

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị định thư số 06/2005/LPQT giũa Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Hợp tác V­ương quốc Ma-rốc

  • Số hiệu: 06/2005/LPQT
  • Loại văn bản: Điều ước quốc tế
  • Ngày ban hành: 18/11/2004
  • Nơi ban hành: Bộ Ngoại giao
  • Người ký: Nguyễn Phú Bình
  • Ngày công báo: 28/02/2005
  • Số công báo: Số 21
  • Ngày hiệu lực: 18/11/2004
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản