Hệ thống pháp luật

NGHỊ ĐỊNH THƯ NĂM 1979

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CHO CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ ĐỂ THỐNG NHẤT MỘT SỐ QUY TẮC VỀ VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN, 1924, ĐÃ ĐƯỢC NGHỊ ĐỊNH THƯ NĂM 1968 BỔ SUNG
(Nghị định thư SDR 1979)

Các bên ký kết Nghị định thư này, là các bên tham gia Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc luật pháp liên quan đến vận đơn đường biển, ký tại Brussels ngày 25 tháng 08 năm 1924, đã được Nghị định thư sửa đổi Công ước này ký tại Brussels ngày 23 tháng 02 năm 1968 bổ sung, sửa đổi.

Đã thỏa thuận như sau:

Điều 1.

Nhằm mục đích của Nghị định thư này “Công ước” có nghĩa là Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc luật pháp về vận đơn đường biển và Nghị định thư ký kết Công ước này, ký tại Brussels ngày 25-08-1924 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định thư làm tại Brussels ngày 23-02-1968.

Điều 2.

(1) Điều 4, mục 5 (a) của Công ước được thay như sau:

“(a) Trừ phí tính chất và trị giá hàng hóa đó đã được người gửi hàng khai trước khi xếp hàng và có ghi vào vận đơn, cả người chuyên chở và tàu trong bất cứ trường hợp nào đều không chịu trách nhiệm về mất mát, hư hỏng của hàng hóa hoặc liên quan đến hàng hóa với một số tiền vượt quá 666.67 đơn vị tính toán cho một kiện hay đơn vị hoặc 2 đơn vị tính toán cho một kilô trọng lượng hàng hóa cả bì bị mất mát, hư hỏng, tùy theo cách tính nào cao hơn”.

(2) Điều 4, mục 5, của Công ước được thay như sau:

“(d) Đơn vị tính toán nói trong Điều này là Quyền Rút vốn Đặc biệt (Special Drawing Right) do quỹ tiền tệ Quốc tế định nghĩa. Những số tiền nói ở tiểu mục (a) của đoạn này sẽ được quy đổi ra tiền quốc gia trên cơ sở giá trị của đồng tiền đó vào ngày do luật của Tòa án thụ lý vụ việc quyết định.

Giá trị đồng tiền của một nước là thành viên Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tính theo đồng SDR sẽ được tính toán theo cách tính giá trị của Quỹ Tiền tệ Quốc tế có hiệu lực vào ngày thực hiện việc chuyển đổi thứ tiền đó. Giá trị đồng tiền của một nước không phải là thành viên quỹ tiền tệ Quốc tế, tính bằng đồng SDR, sẽ được tính theo cách của nước đó quyết định.

Tuy nhiên, một nước không phải là thành viên Quỹ Tiền tệ Quốc tế và luật pháp của nước đó không cho phép áp dụng những quy định của đoạn trên có thể vào lúc phê chuẩn hay tham gia Nghị định thư 1979 hay vào bất cứ lúc nào sau đó, tuyên bố là các giới hạn trách nhiệm quy định trong Công ước này được áp dụng trên lãnh thổ của mình như sau:

(i) Đối với số tiền 666.67 đơn vị tính toán nói ở tiểu mục (a) của mục 5, Điều này là 10.000 đơn vị tiền tệ.

(ii) Đối với số tiền 2 đơn vị tính toán nói ở tiểu mục (a) mục 5 Điều này là 30 đơn vị tiền tệ.

Đối với tiền tệ nói trong câu trên tương đương với 65,5 miligram vàng có độ nguyên chất 900/1000. Việc quy đổi các số tiền nói trong câu này ra tiền quốc gia được thực hiện theo pháp luật của quốc gia liên quan.

Việc tính toán và quy đổi nói trong các câu trên được thực hiện theo phương cách nào đó để thể hiện bằng đồng tiền quốc gia càng gần càng tốt với giá trị thực tế của các số tiền bằng đơn vị tính toán nói ở tiểu mục(a) mục 5 Điều này.

Các quốc gia sẽ liên hệ người lưu giữ về cách thức tính toán và kết quả quy đổi tùy từng trường hợp, khi gửi văn bản phê chuẩn Nghị định thư 1979 hay văn bản tham gia Nghị định thư và cả khi có thay đổi trong việc phê chuẩn hay tham gia.

Điều 3.

Bất cứ tranh chấp nào giữa hai hay nhiều bên ký kết liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Nghị định thư này, mà không giải quyết được bằng thương lượng, sẽ được đưa ra trọng tài theo yêu cầu của một bên đương sự. Nếu trong vòng 6 tháng kể từ ngày yêu cầu trọng tài xét xử mà các bên không thể thỏa thuận được việc tổ chức trọng tài, thì bất cứ bên nào cũng có thể đưa tranh chấp ra Tòa án quốc tế theo đúng quy chế của Tòa.

Điều 4.

(1) Mỗi bên ký kết có thể, vào lúc ký kết hay phê chuẩn Nghị định thư này hoặc gia nhập Nghị định thư tuyên bố rằng bên đó không bị ràng buộc bởi Điều 3.

(2) Bất cứ bên nào đã thực hiện việc bảo lưu phù hợp với đoạn (1) có thể, vào bất cứ lúc nào, rút lui việc bảo lưu bằng cách thông báo cho Chính phủ Bỉ.

Điều 5.

Nghị định thư này sẽ để ngỏ cho các nước đã ký Công ước ngày 25/8/1924 hoặc Nghị định thư ngày 23/2/1968 hoặc các nước là thành viên của Công ước ký kết.

Điều 6.

(1) Nghị định thư này sẽ được phê chuẩn.

(2) Việc phê chuẩn Nghị định thư bởi các nước không phải là thành viên của Công ước sẽ có tiêu cực như phê chuẩn Công ước.

(3) Văn bản phê chuẩn sẽ được lưu giữ tại Chính phủ Bỉ.

Điều 7.

(1) Các nước không đề cập ở Điều 5 có thể gia nhập Nghị định thư này.

(2) Việc gia nhập Nghị định thư này cũng có hiệu lực như gia nhập Công ước.

(3) Văn bản gia nhập sẽ được lưu giữ lại Chính phủ Bỉ.

Điều 8.

(1) Nghị định thư này sẽ có hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày có 5 văn bản phê chuẩn hoặc gia nhập.

(2) Đối với mỗi nước đã phê chuẩn hoặc gia nhập Nghị định thư sau khi đã có bản lưu giữ thứ 5. Nghị định thư này sẽ có hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày gửi văn bản phê chuẩn hoặc gia nhập.

Điều 9.

(1) Bất kỳ nước thành viên nào cũng có thể bãi miễn Công ước này bằng cách thông báo cho Chính phủ Bỉ.

(2) Việc bãi miễn Công ước sẽ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày Chính phủ Bỉ nhận được thông báo miễn ước.

(Điều 10, 11 nói về thủ tục gia nhập lưu giữ xin xem bản tiếng Anh).

Nghị định thư này làm tại Brussels ngày hôm nay 21 tháng 12 năm 1979, bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, có giá trị như nhau, thành một bản duy nhất, được lưu giữ tại văn phòng lưu trữ của Chính phủ Bỉ, nơi sẽ phát hành các bản sao.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị định thư năm 1979 về việc sửa đổi, bổ sung cho công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển, 1924, đã được nghị định thư năm 1968 bổ sung

  • Số hiệu: Khongso
  • Loại văn bản: Điều ước quốc tế
  • Ngày ban hành: 21/12/1979
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản