Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 97/2020/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2020 |
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21 tháng 11 năm 2014;
Thực hiện Công ước Thống nhất một số quy tắc vận chuyển quốc tế bằng đường hàng không được thông qua tại Mông-rê-an ngày 28 tháng 5 năm 1999;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Chính phủ ban hành Nghị định về tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển trong vận chuyển bằng đường hàng không.
Nghị định này quy định về tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển trong vận chuyển bằng đường hàng không quy định tại khoản 1 Điều 166 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý bằng tàu bay vì mục đích thương mại, hoặc vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý bằng tàu bay không vì mục đích thương mại do hãng hàng không thực hiện.
Điều 3. Tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển trong vận chuyển bằng đường hàng không quy định tại khoản 1 Điều 166 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006
1. Đối với vận chuyển hành khách, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của hành khách tăng từ một trăm nghìn (100.000) đơn vị tính toán lên thành một trăm hai mươi tám nghìn tám trăm hai mươi mốt (128.821) đơn vị tính toán cho mỗi hành khách.
2. Đối với vận chuyển hành khách, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vận chuyển chậm tăng từ bốn nghìn một trăm năm mươi (4.150) đơn vị tính toán lên thành năm nghìn ba trăm bốn mươi sáu (5.346) đơn vị tính toán cho mỗi hành khách.
3. Đối với vận chuyển hành lý, bao gồm cả hành lý ký gửi và hành lý xách tay, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyển chậm tăng từ một nghìn (1.000) đơn vị tính toán lên thành một nghìn hai trăm tám mươi tám (1.288) đơn vị tính toán cho mỗi hành khách.
4. Đối với vận chuyển hàng hóa, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyển chậm tăng từ mười bảy (17) đơn vị tính toán lên thành hai mươi hai (22) đơn vị tính toán cho mỗi kilôgam hàng hóa.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2020.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
| TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Quyết định 02/2007/QĐ-BBCVT quy định mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với Dịch vụ bưu chính và Dịch vụ chuyển phát do Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành
- 2Công văn 365/VPCP-CN năm 2020 về Dự thảo Nghị định về tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển bằng đường hàng không do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006
- 2Quyết định 02/2007/QĐ-BBCVT quy định mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với Dịch vụ bưu chính và Dịch vụ chuyển phát do Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành
- 3Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014
- 4Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 5Công văn 365/VPCP-CN năm 2020 về Dự thảo Nghị định về tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển bằng đường hàng không do Văn phòng Chính phủ ban hành
Nghị định 97/2020/NĐ-CP về tăng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển trong vận chuyển bằng đường hàng không
- Số hiệu: 97/2020/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 26/08/2020
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 853 đến số 854
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra