Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 92/2011/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2011 |
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM Y TẾ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Xử lý vi phạm hành chính; Pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Xử lý vi phạm hành chính;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Nghị định này quy định về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế (BHYT).
2. Hành vi vi phạm hành chính về BHYT là hành vi do cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về BHYT mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý vi phạm hành chính.
3. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT, bao gồm:
a) Vi phạm các quy định về đóng BHYT và thu BHYT;
b) Vi phạm các quy định về cấp, cấp lại, đổi thẻ và sử dụng thẻ BHYT;
c) Vi phạm các quy định về tổ chức khám bệnh, chữa bệnh BHYT, công tác giám định BHYT;
d) Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng quỹ BHYT;
đ) Vi phạm các quy định về báo cáo, cung cấp thông tin, số liệu về BHYT;
e) Vi phạm các quy định về thanh tra, kiểm tra, cản trở hoạt động quản lý nhà nước về BHYT.
1. Lạm dụng dịch vụ y tế là việc chỉ định và sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật và các dịch vụ y tế khác trong khám bệnh, chữa bệnh quá mức cần thiết so với các quy định về chuyên môn kỹ thuật y tế làm thiệt hại đến người bệnh có thẻ BHYT, quỹ BHYT và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Thông tin trên thẻ BHYT liên quan đến quyền lợi và mức hưởng BHYT là thông tin được quy định bằng số, ký hiệu, ký tự, hoặc hình thức khác trên thẻ BHYT để làm căn cứ xác định về quyền lợi và mức hưởng BHYT đối với từng đối tượng tham gia BHYT.
3. Hành vi cản trở, gây khó khăn là những hành vi không hợp tác, không thực hiện yêu cầu hợp tác hoặc tự quy định, đưa ra các yêu cầu không hợp pháp trong thực hiện BHYT đối với các bên liên quan đến BHYT.
4. Mức độ vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức độ thiệt hại về tài chính (tính bằng tiền đồng Việt Nam) đối với cá nhân, tổ chức có liên quan đến BHYT.
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT được áp dụng theo quy định tại
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại các Điều: 45, 46, 47, 48 và 49 của Nghị định này.
3. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng áp dụng trong việc xử phạt vi phạm hành chính về BHYT được xem xét và xử lý theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và
4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT là 12 tháng, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Đối với các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến thu, đóng và quản lý, sử dụng quỹ BHYT thì thời hiệu xử phạt là 24 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Nếu quá thời hạn nêu trên thì cá nhân, tổ chức vi phạm không bị xử phạt vi phạm nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
5. Trong thời hạn quy định tại khoản 4 Điều này mà cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực BHYT hoặc cố tình trốn tránh, trì hoãn việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu nêu trên, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn việc xử phạt.
6. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử phạt hành chính nếu có dấu hiệu vi phạm hành chính, trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt là 03 tháng, kể từ ngày có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án.
7. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về pháp luật BHYT nếu sau 12 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT.
Điều 4. Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT chịu một trong các hình thức xử phạt sau:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền: Mức phạt tiền tối đa xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT là 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng).
2. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn phải chịu áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thu hồi thẻ BHYT; tạm giữ thẻ BHYT;
b) Buộc truy nộp, hoàn trả số tiền vi phạm theo quy định pháp luật về BHYT vào tài khoản thu của quỹ BHYT trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày giao quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm về đóng BHYT;
c) Buộc nộp số tiền lãi của số tiền BHYT chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm xử lý vi phạm hành chính;
d) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày giao quyết định xử phạt;
đ) Buộc cấp thẻ, cấp lại thẻ, đổi thẻ BHYT đúng quy định;
e) Buộc báo cáo, cung cấp chính xác về thông tin, số liệu về BHYT;
g) Buộc chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, chấp hành quy định của cơ quan có thẩm quyền về BHYT.
HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC PHẠT
MỤC 1. VI PHẠM VỀ ĐÓNG, THU BẢO HIỂM Y TẾ
Điều 5. Hành vi không đóng bảo hiểm y tế của đối tượng có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo;
2. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tham gia BHYT theo quy định pháp luật về BHYT;
b) Buộc nộp số tiền phải đóng vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
1. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, khi vi phạm từ 01 đến 10 người lao động;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm từ 11 đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm từ 51 đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, khi vi phạm từ 101 đến 500 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm từ 501 đến 1.000 người lao động;
e) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, khi vi phạm từ 1.001 người lao động trở lên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đóng BHYT cho toàn bộ số người lao động có trách nhiệm tham gia BHYT theo quy định pháp luật về BHYT;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng tham gia BHYT đã phải tự chi trả (nếu có);
c) Buộc nộp số tiền chưa đóng và lãi phát sinh của số tiền chưa đóng, chậm đóng vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi vi phạm không đóng BHYT đối với mỗi người lao động.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đóng đủ số người lao động có trách nhiệm tham gia BHYT theo quy định của pháp luật về BHYT;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng tham gia BHYT đã phải tự chi trả trong khám bệnh, chữa bệnh (nếu có).
c) Buộc nộp số tiền phải đóng và lãi phát sinh của số tiền phải đóng vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
Điều 8. Hành vi đóng bảo hiểm y tế không đủ số tiền phải đóng
1. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
đ) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
e) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
g) Từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
h) Từ 16.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 120.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;
i) Từ 24.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 160.000.000 đồng trở lên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp đầy đủ số tiền phải đóng BHYT cho toàn bộ số người lao động;
b) Buộc nộp số tiền phải đóng và lãi phát sinh của số tiền phải đóng vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
1. Phạt tiền đối với cơ quan, tổ chức đưa người tham gia BHYT không đúng quy định, theo các mức sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ BHYT đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ BHYT đối với trường hợp đã sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh BHYT làm thiệt hại đến quỹ BHYT.
2. Phạt tiền đối với cá nhân tham gia BHYT tại cơ quan, tổ chức không đúng quy định, theo các mức sau:
a) Từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng tính trên mỗi người có thẻ BHYT nhưng chưa sử dụng thẻ BHYT để khám bệnh, chữa bệnh BHYT;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng tính trên mỗi người có thẻ BHYT đã sử dụng thẻ BHYT để khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Thu hồi thẻ BHYT;
b) Buộc hoàn trả số tiền cho quỹ BHYT đã chi trả trong khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
Điều 10. Hành vi xác nhận không đúng mức đóng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 10.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
c) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
d) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
đ) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
e) Từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
g) Từ 16.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
h) Từ 24.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;
i) Từ 32.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 150.000.000 đồng trở lên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xác định đúng mức đóng và nộp số tiền phải đóng BHYT đúng quy định cùng lãi phát sinh của số tiền chưa đóng vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT, quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT, quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT.
3. Phạt tiền đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ BHYT, quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có số tiền dưới 500.000.000 đồng;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có số tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có số tiền từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
d) Từ 8.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có số tiền từ 5.000.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cấp, chuyển kinh phí đầy đủ theo mức đóng và số đối tượng tham gia BHYT;
b) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm, kể cả tiền lãi phát sinh vào tài khoản thu của quỹ BHYT (nếu có).
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của quỹ BHYT, đối tượng tham gia BHYT.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT, quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT.
3. Phạt tiền đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quyền lợi của quỹ BHYT, đối tượng tham gia BHYT theo các mức sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 500.000.000 đồng;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng;
d) Từ 8.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cấp, chuyển kinh phí đóng BHYT đúng thời gian quy định;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng tham gia BHYT đã phải tự chi trả (nếu có);
c) Buộc chuyển số tiền lãi của số tiền chậm chuyển vào tài khoản thu của quỹ BHYT (nếu có) trong 10 ngày kể từ ngày giao quyết định xử phạt.
MỤC 2. VI PHẠM VỀ CẤP THẺ, CẤP LẠI THẺ, ĐỔI THẺ VÀ SỬ DỤNG THẺ BẢO HIỂM Y TẾ
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT.
3. Phạt tiền đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT theo các mức sau:
a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp chậm dưới 10 ngày làm việc theo quy định;
b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp chậm từ 10 ngày làm việc trở lên theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc lập và chuyển kịp thời danh sách đối tượng tham gia BHYT theo quy định;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng tham gia BHYT đã phải tự chi trả (nếu có).
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT.
3. Phạt tiền đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, theo các mức sau:
a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp danh sách thiếu dưới 50 người;
b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp danh sách thiếu từ 50 người đến dưới 100 người;
c) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp danh sách thiếu từ 100 người đến dưới 500 người;
d) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với trường hợp danh sách thiếu từ 500 người đến dưới 1.000 người;
đ) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với trường hợp danh sách thiếu từ 1.000 người trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc lập và chuyển đủ danh sách số đối tượng tham gia BHYT theo quy định;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng tham gia BHYT đã phải tự chi trả (nếu có).
Điều 15. Hành vi cấp thẻ bảo hiểm y tế chậm hơn thời gian quy định
1. Cảnh cáo đối với trường hợp cấp thẻ BHYT chậm dưới 10 ngày làm việc so với thời gian quy định.
2. Phạt tiền đối với trường hợp cấp thẻ BHYT chậm từ 10 ngày làm việc trở lên so với thời gian quy định, theo các mức sau:
a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng khi cấp chậm từ 01 đến dưới 50 thẻ;
b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp cấp chậm từ 50 thẻ đến dưới 100 thẻ;
c) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp cấp chậm từ 100 thẻ đến dưới 500 thẻ;
d) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với trường hợp cấp chậm từ 500 thẻ đến dưới 1.000 thẻ;
đ) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với trường hợp cấp chậm từ 1.000 thẻ trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cấp thẻ BHYT cho đối tượng tham gia BHYT trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày giao quyết định xử lý vi phạm;
b) Buộc bồi hoàn chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng tham gia BHYT đã phải tự chi trả (nếu có).
Điều 16. Hành vi cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế chậm hơn thời gian quy định
1. Cảnh cáo đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT chậm dưới 10 ngày làm việc so với thời gian quy định.
2. Phạt tiền đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT chậm từ 10 ngày làm việc trở lên so với thời gian quy định, theo các mức sau:
a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT chậm dưới 50 thẻ;
b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT chậm từ 50 thẻ đến dưới 100 thẻ;
c) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT chậm từ 100 thẻ đến dưới 500 thẻ;
d) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT chậm từ 500 thẻ đến dưới 1.000 thẻ;
đ) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với trường hợp cấp lại, đổi thẻ BHYT chậm từ 1.000 thẻ trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cấp thẻ BHYT cho đối tượng tham gia BHYT trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày giao quyết định xử lý vi phạm;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có).
Điều 17. Hành vi phát hành thẻ bảo hiểm y tế không đúng đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế
1. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ BHYT nhưng thẻ BHYT chưa sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh BHYT;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ BHYT đã sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Thu hồi thẻ BHYT;
b) Buộc hoàn trả số tiền khám bệnh, chữa bệnh mà quỹ BHYT đã chi trả (nếu có) vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
1. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng tính trên mỗi thẻ BHYT đối với thẻ BHYT chưa sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh BHYT;
b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ BHYT đã sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Thu hồi thẻ BHYT;
b) Buộc cấp lại thẻ BHYT đúng thông tin liên quan đến quyền lợi và mức hưởng của đối tượng tham gia BHYT;
c) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có);
d) Buộc hoàn trả số tiền chênh lệch quỹ BHYT đã thanh toán (nếu có) vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
1. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng tính trên mỗi thẻ BHYT nhưng thẻ BHYT chưa sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh BHYT;
b) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tính trên mỗi thẻ BHYT đã sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Thu hồi thẻ BHYT;
b) Buộc cấp lại thẻ BHYT có giá trị sử dụng đúng quy định;
c) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có);
d) Buộc hoàn trả số tiền đã sử dụng trong thời gian khám bệnh, chữa bệnh ngoài thời gian có giá trị sử dụng của thẻ BHYT (nếu có) vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
1. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ BHYT.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Thu hồi thẻ BHYT;
b) Buộc hoàn trả số tiền đã được quỹ BHYT chi trả (nếu có) vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
1. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ BHYT.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tạm giữ thẻ BHYT trong thời hạn 30 ngày;
b) Người sử dụng thẻ BHYT có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được quỹ BHYT chi trả (nếu có) vào tài khoản thu của quỹ BHYT;
c) Người cho mượn thẻ chỉ được hưởng quyền lợi BHYT sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày thẻ bị tạm giữ và đã nộp phạt theo quy định.
MỤC 3. VI PHẠM VỀ TỔ CHỨC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH, GIÁM ĐỊNH BẢO HIỂM Y TẾ
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng;
2. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 4.000.000 đồng;
c) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 4.000.000 đồng đến dưới 8.000.000 đồng;
d) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 8.000.000 đồng đến dưới 12.000.000 đồng;
đ) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 12.000.000 đồng đến dưới 24.000.000 đồng;
e) Từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 24.000.000 đồng đến dưới 48.000.000 đồng;
g) Từ 16.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 48.000.000 đồng đến dưới 72.000.000 đồng;
h) Từ 20.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 72.000.000 đồng trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả toàn bộ số tiền vi phạm vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
3. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
d) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
đ) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
e) Từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
g) Từ 16.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
h) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
i) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng trở lên.
4. Khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm vào tài khoản thu của quỹ BHYT;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có).
Điều 24. Hành vi vi phạm về phạm vi quyền lợi được hưởng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
3. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
d) Từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
đ) Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
e) Từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có);
b) Buộc hoàn trả số tiền mà quỹ BHYT bị thiệt hại (nếu có) vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
Điều 25. Hành vi vi phạm về mức hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
3. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
c) Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
d) Từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
đ) Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
e) Từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có);
b) Buộc hoàn trả số tiền mà quỹ BHYT bị thiệt hại (nếu có) vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
3. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
c) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
d) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
đ) Từ 8.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
e) Từ 16.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 120.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;
g) Từ 32.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 160.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cung ứng đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật đầy đủ theo quy định;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có).
Điều 27. Hành vi lạm dụng dịch vụ y tế trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
3. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
đ) Từ 8.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
e) Từ 16.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
g) Từ 32.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia BHYT bị thiệt hại (nếu có);
b) Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ BHYT (nếu có).
1. Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm lần đầu và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
3. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
đ) Từ 8.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
e) Từ 16.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
g) Từ 32.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 120.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm vào tài khoản thu của quỹ BHYT;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có).
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm và mức vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
3. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
d) Từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
đ) Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
e) Từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có);
b) Buộc hoàn trả số tiền mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thiệt hại (nếu có);
c) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm vào tài khoản thu của quỹ BHYT (nếu có).
Điều 30. Hành vi gây khó khăn, cản trở đến việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT.
3. Phạt tiền đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại theo các mức sau:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
d) Từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
đ) Từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
e) Từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có);
b) Buộc hoàn trả số tiền mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thiệt hại (nếu có).
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng các quy chế, quy định;
b) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có).
Điều 32. Hành vi không công khai, minh bạch khi thực hiện giám định bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ BHYT.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ BHYT.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc quỹ BHYT.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng các quy chế, quy định;
b) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có);
c) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm cho đối tượng tham gia BHYT (nếu có);
d) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm vào tài khoản thu của quỹ BHYT (nếu có).
Điều 33. Hành vi cản trở công tác giám định bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ BHYT.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ BHYT.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc quỹ BHYT.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chấp hành việc giám định BHYT theo quy định;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có);
c) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm vào tài khoản thu của quỹ BHYT (nếu có).
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ BHYT.
2. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng;
e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức độ vi phạm có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hủy bỏ các nội dung trong hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT trái với quy định;
b) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm (nếu có) vào tài khoản thu của quỹ BHYT;
c) Buộc hoàn trả số tiền cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thiệt hại (nếu có);
d) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có).
Điều 35. Hành vi đơn phương dừng hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của người tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ BHYT.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của người tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ BHYT.
3. Phạt tiền đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quyền lợi của người tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc quỹ BHYT, theo các mức sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng;
e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 10.000.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng nội dung hợp đồng đã ký;
b) Buộc thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT;
c) Buộc hoàn trả số tiền thiệt hại vào tài khoản thu của quỹ BHYT hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có);
d) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia BHYT bị thiệt hại (nếu có).
MỤC 4. VI PHẠM VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và mức vi phạm có giá trị dưới 20.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm và mức vi phạm có giá trị dưới 20.000.000 đồng.
3. Phạt tiền theo các mức sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
c) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
d) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tạm ứng, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT đúng quy định;
b) Buộc hoàn trả số tiền cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bị thiệt hại (nếu có).
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đối tượng tham gia BHYT.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đối tượng tham gia BHYT.
3. Phạt tiền đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quyền lợi của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đối tượng tham gia BHYT, theo các mức sau:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp chậm hơn thời gian quy định dưới 30 ngày;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp chậm hơn thời gian quy định từ 30 ngày trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tạm ứng, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT đúng thời gian quy định;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có).
Điều 38. Hành vi sử dụng quỹ bảo hiểm y tế sai quy định
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT.
3. Phạt tiền đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ BHYT theo các mức sau:
a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 1.000.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc sử dụng quỹ BHYT đúng quy định;
b) Buộc nộp số tiền vi phạm vào tài khoản thu của quỹ BHYT (nếu có).
MỤC 5. VI PHẠM VỀ BÁO CÁO, CUNG CẤP THÔNG TIN, SỐ LIỆU VỀ BẢO HIỂM Y TẾ
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, tổ chức thực hiện và xây dựng chính sách BHYT.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, tổ chức thực hiện và xây dựng chính sách BHYT.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, tổ chức thực hiện và xây dựng chính sách BHYT.
4. Khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng các quy định về báo cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Buộc cung cấp đầy đủ, chính xác về nội dung, đúng biểu mẫu, đúng về số liệu trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày giao quyết định xử phạt.
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Phạt tiền đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, theo các mức sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 50.000.000 đồng;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng dưới 100.000.000 đồng;
c) Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Từ 8.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cung cấp đầy đủ, chính xác về đối tượng tham gia BHYT, quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT.
3. Phạt tiền 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cung cấp đầy đủ, chính xác về nội dung thông tin liên quan đến việc giải quyết quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc thanh toán trực tiếp đối với đối tượng tham gia BHYT;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT mà đối tượng tham gia BHYT đã phải tự chi trả (nếu có).
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu.
2. Phạt tiền đối với trường hợp tái phạm theo các mức sau:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp chậm hơn thời gian quy định dưới 15 ngày;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp chậm hơn thời gian quy định từ 15 ngày trở lên.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc gửi báo cáo quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT đúng thời gian quy định.
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Điều 44. Hành vi không chấp hành quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1. Cảnh cáo đối với trường hợp vi phạm lần đầu và chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ BHYT.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với trường hợp tái phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ BHYT.
3. Phạt tiền đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia BHYT, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc quỹ BHYT theo các mức sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị dưới 20.000.000 đồng;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
d) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 80.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;
đ) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mức vi phạm có giá trị từ 160.000.000 đồng trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chấp hành quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Buộc hoàn trả số tiền thiệt hại đối với cá nhân, tổ chức (nếu có).
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT thuộc phạm vi quản lý, như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT;
d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT;
d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;
đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
Điều 46. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế của Thanh tra y tế
1. Thanh tra viên y tế khi thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;
đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
2. Chánh thanh tra Sở Y tế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT;
d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;
đ) Buộc thực hiện và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
3. Chánh thanh tra Bộ Y tế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT;
d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;
đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
1. Thanh tra viên tài chính khi thi hành công vụ trong phạm vi chức năng của mình có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;
đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
2. Chánh thanh tra Sở Tài chính có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT;
d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;
đ) Buộc thực hiện và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
3. Chánh thanh tra Bộ Tài chính:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT;
d) Thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT;
đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
Điều 48. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế của các cơ quan khác
1. Ngoài thẩm quyền xử phạt quy định tại
2. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan thì việc xử lý do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.
3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, cấp huyện trong quá trình tổ chức thực hiện BHYT mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT có trách nhiệm lập biên bản và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Khi nhận được biên bản vi phạm hành chính và văn bản đề nghị xử phạt của Bảo hiểm xã hội, trong thời gian 10 ngày cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xử lý hành vi vi phạm theo quy định.
Điều 49. Ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính
Trong trường hợp những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại
Điều 50. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và chấp hành quyết định xử phạt
1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT được áp dụng theo Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về Xử lý vi phạm hành chính; Pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02 tháng 4 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh số 44/2002/PL-UBTVQH10 ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02 tháng 4 năm 2008.
2. Mẫu biên bản, mẫu các quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Hết thời hạn 10 ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT không tự nguyện truy nộp hoặc đã truy nộp nhưng chưa đủ số tiền BHYT chưa đóng, chậm đóng và lãi phát sinh của số tiền chưa đóng, chậm đóng vào quỹ BHYT thì người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính yêu cầu ngân hàng, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi phát sinh của số tiền chưa đóng, chậm đóng vào tài khoản thu của quỹ BHYT.
2. Người có thẩm quyền yêu cầu ngân hàng, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT theo quy định tại khoản 1 Điều này là:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Chánh thanh tra Sở Y tế;
d) Chánh thanh tra Bộ Y tế;
đ) Chánh thanh tra Sở Tài chính;
e) Chánh thanh tra Bộ Tài chính;
g) Người có thẩm quyền khác theo quy định.
3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHYT theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2011.
1. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 2Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002
- 3Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008
- 4Luật bảo hiểm y tế 2008
- 5Nghị định 128/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008 sửa đổi
- 6Nghị định 93/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế
- 7Công văn 90/CV-TTrB.P4 xử lý hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế do Thanh tra Bộ Y tế ban hành
Nghị định 92/2011/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế
- Số hiệu: 92/2011/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 17/10/2011
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 543 đến số 544
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra