- 1Thông tư 22/GD-ĐT-1996 hướng dẫn Nghị định 90/CP-1995 hướng dẫn Bộ luật lao động về học nghề do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Thông tư 18/LĐTBXH-TT-1996 hướng dẫn thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành
- 3Quyết định 1114/LĐTBXH-QĐ năm 1996 về Quy chế hoạt động của cơ sở dạy nghề do Bộ trưởng Bộ lao động Thươnng binh và Xã hội ban hành
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 90-CP | Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 1995 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ luật lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
NGHỊ ĐỊNH
Điều 1.- Cơ sở dạy nghề nói trong Nghị định này gồm:
1. Cơ sở của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân dạy nghề, bổ túc nghề cho người có nhu cầu học nghề để tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm;
2. Cơ sở của các doanh nghiệp dạy nghề, bổ túc nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh, thay đổi cơ cấu sản xuất hoặc công nghệ của doanh nghiệp;
3. Cơ sở dạy nghề gắn với tạo việc làm của các Trung tâm dịch vụ việc làm.
Hệ thống trường nghề chính quy và các cơ sở dạy nghề đào tạo dài hạn, ngắn hạn do Bộ Giáo dục và Đào tạo đang quản lý không thuộc phạm vi áp dụng Nghị định này.
1. Cơ sở dạy nghề được tổ chức thành lớp học thì phải có đủ các điều kiện dưới đây:
a. Có phòng học, cơ sở thực hành, thiết bị, phương tiện bảo đảm giảng dạy lý thuyết, thực hành đạt trình độ nghề đã được đăng ký, bảo đảm các điều kiện về an toàn lao động và vệ sinh lao động. Nếu nhận dạy nghề cho người tàn tật thì phải có thiết bị, phương tiện dạy nghề phù hợp với từng loại khuyết tật của người tàn tật;
b. Người dạy nghề phải có các tiêu chuẩn dưới đây:
Người dạy lý thuyết ít nhất phải có bằng tốt nghiệp trung học kỹ thuật, nghiệp vụ, có năng lực sư phạm;
Người hướng dẫn thực hành là công nhân có trình độ nghề cao hơn hai bậc trở lên, so với trình độ nghề quy định trong mục tiêu đào tạo, có kỹ năng thực hành nghề thành thạo, hoặc là nghệ nhân, chuyên gia, kỹ sư thực hành;
c. Có chương trình, giáo trình phù hợp với chương trình, giáo trình chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định và mục tiêu đào tạo.
2. Cơ sở dạy nghề có thu học phí theo hình thức kèm cặp tại xưởng, tại nhà phải có đủ điều kiện dưới đây:
a. Địa điểm và trang thiết bị thực hành nghề phù hợp với nghề dạy, bảo đảm các điều kiện về an toàn lao động và vệ sinh lao động;
b. Có người hướng dẫn thực hành thành thạo nghề;
c. Có đủ công cụ và nguyên vật liệu để người học thực hành.
1. Cơ sở dạy nghề có dưới 10 người học theo hình thức kèm cặp tại xưởng, tại nhà phải báo cho phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Uỷ ban nhân dân phường, xã sở tại;
2. Doanh nghiệp mở cơ sở dạy nghề, bổ túc nghề, đào tạo lại nghề cho người lao động của doanh nghiệp để chuyển sang làm nghề khác trong doanh nghiệp; hoặc dạy nghề cho người mới tuyển để sau đó làm việc cho doanh nghiệp mình.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ SỞ DẠY NGHỀ
Giám đốc cơ sở dạy nghề có tư cách pháp nhân hoặc giám đốc doanh nghiệp có cơ sở dạy nghề được quyền cấp chứng chỉ trình độ nghề cho những người đã học nghề sau khoá học trên cơ sở bảo đảm quy chế cấp chứng chỉ và theo mẫu chứng chỉ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Các hình thức và nội dung dạy nghề trên được thực hiện theo hợp đồng ký giữa người học, đơn vị cử người đến học với cơ sở dạy nghề.
2. Cơ sở của các doanh nghiệp dạy nghề, bổ túc nghề, đào tạo lại nghề cho người lao động của doanh nghiệp có thể ký hợp đồng với các cơ sở dạy nghề khác để dạy nghề, bổ túc nghề, đào tạo lại nghề cho người lao động. Hoạt động dạy nghề trên phải tuân theo những quy định chung đối với cơ sở dạy nghề.
2. Cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, người dân tộc thiểu số, đối tượng tệ nạn xã hội; dạy nghề theo hình thức kèm cặp tại xưởng, tại nhà được miễn thuế.
Bộ Tài chính quy định cụ thể việc xét giảm, miễn thuế nói trên.
Cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, người dân tộc thiểu số được Chính phủ đầu tư xây dựng trường, lớp; mua sắm thiết bị, phương tiện dạy học; đào tạo đội ngũ thầy giáo và được vay vốn với lãi suất thấp.
1. Hợp đồng học nghề ở các cơ sở dạy nghề cần ghi rõ:
a. Tên nghề học;
b. Mục tiêu học: Trình độ nghề phải đạt được; những việc phải làm được; những sản phẩm có thể làm ra sau khi học xong;
c. Thời gian học lý thuyết và thực hành;
d. Loại máy móc thiết bị dùng cho thực tập, cách tổ chức thực tập, phương tiện an toàn lao động, vệ sinh lao động;
đ. Nơi học và thực tập;
e. Số học phí phải trả; mức học phí được miễn, hoặc giảm (nếu có), cách trả học phí;
g. Việc làm sau khi học xong do cơ sở dạy nghề chịu trách nhiệm hoặc do người học tự lo;
h. Bồi thường phí học nghề khi vi phạm hợp đồng học nghề theo quy định tại
2. Doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để sau đó làm việc cho doanh nghiệp thì người học không phải đóng học phí. Trong trường hợp này, hợp đồng học nghề không có điểm e, g tại khoản 1 Điều này và phải bổ sung thêm:
a. Thời gian phải làm việc cho doanh nghiệp sau khi học xong;
Mức tiền công trả cho người học nghề khi họ trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian học nghề. Mức tiền công được xác định căn cứ vào giá trị làm lợi và do hai bên thoả thuận.
3. Hợp đồng học nghề ở các cơ sở dạy nghề theo hình thức kèm cặp tại xưởng, tại nhà, ngoài nội dung nêu ở khoản 1 Điều này, cần ghi rõ thời gian bắt đầu trả công và mức tiền công trả cho người học theo từng thời gian. Mức tiền công được xác định căn cứ vào giá trị làm lợi và do hai bên thoả thuận.
2. Nếu cơ sở dạy nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì phải báo cho cơ quan quản lý Nhà nước về học nghề biết rõ nguyên nhân. Nếu cơ quan này xác nhận là do nguyên nhân bất khả kháng thì cơ sở dạy nghề không phải trả lại cho người học nghề số học phí đã nhận. Nếu do các nguyên nhân khác thì cơ sở dạy nghề phải trả lại cho người học nghề toàn bộ học phí đã nhận.
Điều 19.- Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để sau đó làm việc cho doanh nghiệp:
2. Trong trường hợp doanh nghiệp không giao kết hợp đồng lao động với người học nghề thì người học nghề không phải bồi thường phí dạy nghề và được quyền ký hợp đồng lao động với người khác;
3. Người học nghề là nữ, trong quá trình thực hiện hợp đồng học nghề với doanh nghiệp mà có thai, nếu có giấy chứng nhận của thầy thuốc về việc thực hiện hợp đồng học nghề sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì không phải bồi thường phí dạy nghề, khi chấm dứt hợp đồng.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 2Bộ luật Lao động 1994
- 3Nghị định 06/CP năm 1995 Hướng dẫn Bộ Luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động
- 4Nghị định 81-CP năm 1995 hướng dẫn Bộ Luật lao động về lao động là người tàn tật
- 5Thông tư 22/GD-ĐT-1996 hướng dẫn Nghị định 90/CP-1995 hướng dẫn Bộ luật lao động về học nghề do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Thông tư 18/LĐTBXH-TT-1996 hướng dẫn thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành
- 7Quyết định 1114/LĐTBXH-QĐ năm 1996 về Quy chế hoạt động của cơ sở dạy nghề do Bộ trưởng Bộ lao động Thươnng binh và Xã hội ban hành
Nghị định 90-CP năm 1995 hướng dẫn Bộ Luật lao động về học nghề
- Số hiệu: 90-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 15/12/1995
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: 14/03/1996
- Số công báo: Số 5
- Ngày hiệu lực: 15/12/1995
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực