Hệ thống pháp luật

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 89/2014/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 29 tháng 09 năm 2014

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ XÉT TẶNG DANH HIỆU “NGHỆ SĨ NHÂN DÂN”, “NGHỆ SĨ ƯU TÚ”

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với:

a) Cá nhân hoạt động nghệ thuật tại các đơn vị nghệ thuật cơ sở;

b) Cá nhân hoạt động nghệ thuật tự do;

c) Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”.

2. Cá nhân quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này bao gồm:

a) Diễn viên: Hát, múa, nhạc, sân khấu, điện ảnh, truyền hình thuộc các lĩnh vực Tuồng; Chèo; Cải lương; Kịch dân ca; Kịch nói; Kịch hình thể; Nhạc kịch; Nhạc vũ kịch; Xiếc; Múa rối; Hát; Múa; Ngâm thơ; Điện ảnh; Truyền hình;

b) Đạo diễn tác phẩm thuộc lĩnh vực: Tuồng; Chèo; Cải lương; Kịch dân ca; Kịch nói; Kịch hình thể; Nhạc kịch; Kịch múa; Nhạc vũ kịch; Xiếc; Múa rối; Chương trình nghệ thuật tổng hợp ca múa nhạc; Điện ảnh và truyền hình (các thể loại phim truyện, tài liệu, khoa học, hoạt hình), sân khấu truyền thanh, truyền hình;

c) Người làm âm thanh trong tác phẩm điện ảnh, truyền hình và sân khấu; người làm ánh sáng sân khấu và chương trình nghệ thuật tổng hợp;

d) Biên đạo múa; chỉ huy dàn nhạc; chỉ huy hợp xướng; chỉ huy giao hưởng nhạc vũ kịch; chỉ đạo nghệ thuật;

đ) Quay phim điện ảnh và truyền hình các thể loại: Phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình;

e) Họa sỹ: Tạo hình con rối; động tác phim hoạt hình; thiết kế trang trí sân khấu; hóa trang, phục trang sân khấu, điện ảnh, truyền hình;

g) Phát thanh viên phát thanh, truyền hình hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

3. Các cá nhân quy định tại Khoản 2 Điều này, do yêu cầu và nhiệm vụ được điều động làm công tác giảng dạy, nghiên cứu, quản lý trong lĩnh vực nghệ thuật, đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định này thì được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Giải Vàng quốc gia là giải Bông Sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam hoặc giải Huy chương Vàng tại cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.

2. Giải Bạc quốc gia là giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam hoặc giải Huy chương Bạc tại cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.

3. Thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp được tính từ thời điểm cá nhân tốt nghiệp một trường nghệ thuật chuyên nghiệp đến thời điểm xét hồ sơ tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” tại Hội đồng cấp cơ sở.

Điều 4. Nguyên tắc xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”

1. Không sử dụng thành tích đã được xét tặng các danh hiệu vinh dự nhà nước khác để đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”.

2. Được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.

3. Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và công khai.

Điều 5. Thẩm quyền tổ chức xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì tổ chức việc xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” (sau đây gọi là Kế hoạch) trước mỗi đợt xét tặng.

Điều 6. Quyền lợi và nghĩa vụ của người được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”

Cá nhân được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” được nhận Huy hiệu, Bằng chứng nhận do Chủ tịch nước tặng và tiền thưởng, được hưởng các quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Điều 7. Kinh phí tổ chức xét tặng và tiền thưởng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”

1. Kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” sử dụng để chi cho các hoạt động sau đây:

a) Xây dựng, triển khai Kế hoạch xét tặng danh hiệu tại Hội đồng các cấp;

b) Trả thù lao cho các thành viên Hội đồng các cấp, thư ký và việc thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng Danh hiệu;

c) Tổ chức phiên họp Hội đồng các cấp;

d) Công bố thông tin về kết quả xét tặng của Hội đồng các cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến nhân dân;

đ) Họp báo công bố kết quả của Hội đồng các cấp;

e) Tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”;

g) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Mức chi cụ thể được thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Kinh phí tổ chức xét tặng và tiền thưởng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” được quy định như sau:

a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm bố trí kinh phí cho các hoạt động tổ chức xét tặng của Hội đồng cấp Nhà nước; tổ chức lễ trao tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” và các chi phí liên quan khác theo quy định của pháp luật;

b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm bố trí kinh phí cho các hoạt động xét tặng của Hội đồng cấp cơ sở và Hội đồng cấp Bộ, tỉnh;

c) Tiền thưởng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” được bố trí trong kinh phí của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật.

Chương II

TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG DANH HIỆU “NGHỆ SĨ NHÂN DÂN”, NGHỆ SĨ ƯU TÚ”

Điều 8. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”

Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” được xét tặng cho đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này khi đạt các tiêu chuẩn sau đây:

1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương;

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề; có tài năng nghệ thuật xuất sắc, tiêu biểu cho ngành, nghề nghệ thuật; có uy tín nghề nghiệp; được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ;

3. Có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 20 năm trở lên, riêng đối với loại hình nghệ thuật Xiếc, Múa thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 15 năm trở lên;

4. Đã được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” và có ít nhất 02 giải Vàng quốc gia sau khi được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”.

Các giải Vàng trong nước hoặc quốc tế khác của cá nhân hoặc tập thể được quy đổi để tính thành tích cho cá nhân theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 9. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”

Danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú được xét tặng cho đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này khi đạt các tiêu chuẩn sau:

1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; điều lệ, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, địa phương;

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề; có tài năng nghệ thuật xuất sắc; có uy tín nghề nghiệp; được đồng nghiệp và nhân dân mến mộ;

3. Có thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 15 năm trở lên, riêng đối với loại hình nghệ thuật Xiếc, Múa thời gian hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp từ 10 năm trở lên;

4. Có ít nhất 02 Giải Vàng quốc gia hoặc 01 Giải Vàng quốc gia và 02 Giải Bạc quốc gia.

Các giải Vàng trong nước hoặc quốc tế khác của cá nhân hoặc tập thể được quy đổi để tính thành tích cho cá nhân theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Tỷ lệ quy đổi các giải Bạc trong nước và quốc tế khác của cá nhân hoặc tập thể sang giải Bạc quốc gia được tính như tỷ lệ quy đổi của giải Vàng.

Chương III

THỦ TỤC XÉT TẶNG DANH HIỆU “NGHỆ SĨ NHÂN DÂN”, “NGHỆ SĨ ƯU TÚ”

Điều 10. Thời gian xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”

Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” được xét tặng và công bố 03 năm một lần, vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 2 tháng 9.

Điều 11. Quy trình xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”

Việc xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” được thực hiện qua 3 cấp Hội đồng như sau:

1. Hội đồng cấp cơ sở tại đơn vị nghệ thuật cơ sở do người đứng đầu đơn vị thành lập bao gồm: Nhà hát, Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện, trường đào tạo nghệ thuật, hãng phim thuộc các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng nghiên cứu, đào tạo, sáng tạo nghệ thuật; Cục Điện ảnh, Cục Nghệ thuật biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đơn vị quản lý hoạt động nghệ thuật thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đài Phát thanh, Đài Truyền hình, Đài Phát thanh - Truyền hình cấp tỉnh.

2. Hội đồng cấp Bộ tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do các Bộ trưởng thành lập; tại Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam do Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam thành lập hoặc Hội đồng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập.

3. Hội đồng cấp Nhà nước thực hiện qua hai bước:

a) Bước 1: Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập theo từng lĩnh vực nghệ thuật: Âm nhạc, Điện ảnh, Sân khấu, Múa, Phát thanh, Truyền hình;

b) Bước 2: Hội đồng cấp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Điều 12. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng các cấp

1. Hội đồng được thành lập theo từng đợt xét tặng và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

2. Cá nhân đang là đối tượng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” không tham gia các cấp Hội đồng.

3. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, công khai và bỏ phiếu kín.

4. Hội đồng tổ chức phiên họp khi có mặt ít nhất 75% thành viên Hội đồng, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền. Những thành viên Hội đồng vắng mặt được lấy ý kiến bằng phiếu.

5. Hội đồng xem xét, đánh giá về từng cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Nghị định này.

6. Hội đồng cấp trên chỉ tiếp nhận và xem xét các hồ sơ do Hội đồng cấp dưới trình theo thủ tục quy định tại các Điều 14, 15 và 16 của Nghị định này.

Điều 13. Hồ sơ xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”

1. Hồ sơ xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” và “Nghệ sĩ ưu tú” gồm:

a) Bản kê khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” và “Nghệ sĩ ưu tú” theo Mẫu số 1aMẫu số 1b tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản sao có chứng thực các Quyết định tặng giải thưởng quy định tại Khoản 4 Điều 8 hoặcKhoản 4 Điều 9 của Nghị định này;

c) Bản xác nhận của cơ quan tổ chức cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp về sự tham gia của cá nhân trong các tác phẩm nghệ thuật đạt giải Vàng hoặc Bạc dùng để quy đổi khi tính thành tích cho cá nhân tham gia quy định tại Khoản 4 Điều 8 hoặc Khoản 4 Điều 9 của Nghị định này (nếu có);

d) Bản sao các Quyết định về danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng (nếu có).

2. Cá nhân hoạt động nghệ thuật tại các đơn vị nghệ thuật cơ sở gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến đơn vị nghệ thuật cơ sở nơi cá nhân đó công tác theo thời gian quy định trong Kế hoạch.

3. Cá nhân hoạt động nghệ thuật tự do gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi cá nhân đó đăng ký hộ khẩu thường trú theo thời gian quy định trong Kế hoạch.

Điều 14. Thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” tại Hội đồng cấp cơ sở

1. Hội đồng cấp cơ sở có từ 05 đến 07 thành viên, bao gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu đơn vị. Trường hợp người đứng đầu đơn vị là đối tượng đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” hoặc “Nghệ sĩ ưu tú” thì cấp phó phụ trách nghệ thuật của đơn vị là Chủ tịch Hội đồng.

b) Phó Chủ tịch Hội đồng là cấp phó phụ trách nghệ thuật của đơn vị;

Trường hợp người đứng đầu đơn vị và cấp phó phụ trách nghệ thuật của đơn vị là đối tượng đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, Nghệ sĩ ưu tú” thì đơn vị phải báo cáo cấp trên trực tiếp bằng văn bản để cử người thay thế Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng.

c) Thành viên Hội đồng bao gồm đại diện có uy tín về chuyên ngành nghệ thuật, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, người phụ trách công tác tổ chức, người phụ trách công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị.

Hội đồng sử dụng con dấu của đơn vị. Hội đồng có Tổ Thư ký do Chủ tịch Hội đồng thành lập.

2. Trách nhiệm của Hội đồng cấp cơ sở:

a) Xem xét, đánh giá hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo quy định;

b) Thông báo công khai kết quả xét tặng trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn xem xét, đánh giá hồ sơ;

c) Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả;

d) Hoàn thiện hồ sơ đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” và được ít nhất 90% tổng số thành viên Hội đồng bỏ phiếu đồng ý gửi cơ quan thường trực Hội đồng cấp Bộ, tỉnh theo thời gian quy định trong Kế hoạch.

3. Hội đồng cấp cơ sở gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan thường trực của Hội đồng cấp Bộ, tỉnh. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo Mẫu số 2aMẫu số 2b tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo Mẫu số 3aMẫu số 3b tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Biên bản họp Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo Mẫu số 4aMẫu số 4b tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

d) Biên bản kiểm phiếu bầu xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo Mẫu số 5aMẫu số 5b tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

đ) Báo cáo quá trình xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo Mẫu số 6aMẫu số 6b tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

e) Quyết định thành lập Hội đồng cấp cơ sở xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”;

g) Hồ sơ cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 13 của Nghị định này.

Điều 15. Thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” tại Hội đồng cấp Bộ, tỉnh

1. Hội đồng cấp Bộ có từ 11 đến 15 thành viên, bao gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng, lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam;

b) Các Phó Chủ tịch Hội đồng là Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Trưởng Phòng Thi đua, Khen thưởng Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hoặc Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và người đứng đầu đơn vị quản lý hoạt động nghệ thuật của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam;

c) Thành viên Hội đồng bao gồm đại diện đơn vị phụ trách công tác tổ chức thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam; đại diện một số đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam; chuyên gia về lĩnh vực nghệ thuật; Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú.

Hội đồng sử dụng con dấu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam. Vụ Thi đua, Khen thưởng hoặc Phòng (Ban) Thi đua - Khen thưởng thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam là cơ quan thường trực của Hội đồng. Hội đồng có Tổ Thư ký do Chủ tịch Hội đồng thành lập.

2. Hội đồng cấp tỉnh có từ 11 đến 15 thành viên, bao gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Các Phó Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách nghệ thuật của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

c) Thành viên Hội đồng bao gồm đại diện Ban Tuyên giáo tỉnh, thành ủy, Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh, Đài Truyền hình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Hội Văn học, nghệ thuật tỉnh; đại diện các đơn vị nghệ thuật tỉnh; chuyên gia về các chuyên ngành nghệ thuật; Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú của tỉnh.

Hội đồng sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực của Hội đồng. Hội đồng có Tổ Thư ký do Chủ tịch Hội đồng thành lập.

3. Trách nhiệm của Hội đồng cấp Bộ, tỉnh:

a) Xem xét, đánh giá hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo quy định;

b) Thông báo công khai kết quả xét tặng trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn xem xét, đánh giá hồ sơ;

c) Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả;

d) Hoàn thiện hồ sơ đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” và được ít nhất 90% tổng số thành viên Hội đồng bỏ phiếu đồng ý gửi cơ quan thường trực của Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước theo thời gian quy định trong Kế hoạch.

4. Hội đồng cấp Bộ, tỉnh gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan thường trực của Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước. Hồ sơ gồm:

a) Văn bản quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và Điểm g Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này;

b) Quyết định thành lập Hội đồng cấp Bộ, tỉnh xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”.

Điều 16. Thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” tại Hội đồng cấp Nhà nước

Thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” tại Hội đồng cấp Nhà nước được thực hiện qua hai bước như sau:

1. Bước 1 tại Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước theo từng lĩnh vực:

a) Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước theo từng lĩnh vực có từ 15 đến 17 thành viên, bao gồm:

- Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Các Phó Chủ tịch Hội đồng là Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng và Cục trưởng Cục Điện ảnh hoặc Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Thành viên Hội đồng bao gồm đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam, các Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương, chuyên gia về chuyên ngành nghệ thuật, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú;

b) Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước sử dụng con dấu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Vụ Thi đua, Khen thưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực của Hội đồng. Hội đồng có Tổ Thư ký do Chủ tịch Hội đồng thành lập.

c) Trách nhiệm của Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước:

- Xem xét, đánh giá hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo quy định;

- Thông báo công khai kết quả xét tặng trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn xem xét, đánh giá hồ sơ;

- Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả;

- Hoàn thiện hồ sơ đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” và được ít nhất 90% tổng số thành viên Hội đồng bỏ phiếu đồng ý gửi cơ quan thường trực của Hội đồng cấp Nhà nước theo thời gian quy định trong Kế hoạch.

d) Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan thường trực của Hội đồng cấp Nhà nước. Hồ sơ gồm:

- Văn bản quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và Điểm g Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này;

- Quyết định thành lập Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”.

2. Bước 2 tại Hội đồng cấp Nhà nước:

a) Hội đồng cấp Nhà nước có từ 21 đến 25 thành viên, bao gồm:

- Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Các Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương;

- Thành viên Hội đồng bao gồm đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Vụ Thi đua, Khen thưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam, các Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương, chuyên gia về các chuyên ngành nghệ thuật, Nghệ sĩ nhân dân.

b) Hội đồng cấp Nhà nước sử dụng con dấu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực của Hội đồng. Hội đồng có Tổ thư ký do Chủ tịch Hội đồng thành lập.

c) Trách nhiệm của Hội đồng cấp Nhà nước:

- Xem xét, đánh giá và bỏ phiếu lựa chọn cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” theo quy định;

- Thông báo công khai kết quả xét tặng trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn xem xét, đánh giá lựa chọn cá nhân;

- Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo kết quả;

- Chuẩn bị hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Điểm d Khoản này và được ít nhất 90% tổng số thành viên Hội đồng bỏ phiếu đồng ý.

d) Hội đồng cấp Nhà nước gửi Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương 03 bộ hồ sơ để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ theo thời gian quy định trong Kế hoạch. Hồ sơ gồm:

- Văn bản quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và Điểm g Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này;

- Quyết định thành lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2014.

Điều 18. Tổ chức thực hiện

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra thực hiện Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- UB Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Liên hiệp các Hội VHNTVN;
- Các hội VHNT Trung ương;
- Hội VHNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, TCCV (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

PHỤ LỤC I

MỘT SỐ BIỂU MẪU TRONG HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU “NGHỆ SĨ NHÂN DÂN”, “NGHỆ SĨ ƯU TÚ”
(Ban hành kèm theo Nghị định số 89/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ)

Mã số

Mẫu biểu

Mẫu số 1a

Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”

Mẫu số 1b

Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”

Mẫu số 2a

Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”

Mẫu số 2b

Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”

Mẫu số 3a

Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”

Mẫu số 3b

Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”

Mẫu số 4a

Biên bản họp Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”

Mẫu số 4b

Biên bản họp Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”

Mẫu số 5a

Biên bản kiểm phiếu bầu xét tặng chọn danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”

Mẫu số 5b

Biên bản kiểm phiếu bầu xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”

Mẫu số 6a

Báo cáo quá trình xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”

Mẫu số 6b

Báo cáo quá trình xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”

Mẫu số 7a

Phiếu bầu xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”

Mẫu số 7b

Phiếu bầu xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”

Mẫu số 1a


Ảnh màu
4 x 6
(đóng dấu giáp lai)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

BẢN KHAI THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ
XÉT TẶNG DANH HIỆU “NGHỆ SĨ NHÂN DÂN”

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Họ và tên (khai sinh): ………………………………. Giới tính:...............................

2. Tên thường gọi hoặc nghệ danh, bí danh:...........................................................

3. Ngày, tháng, năm sinh:........................................................................................

4. Số Chứng minh nhân dân: …………..Ngày cấp ………..Nơi cấp:.......................

5. Dân tộc:................................................................................................................

6. Nguyên quán:.......................................................................................................

7. Hộ khẩu thường trú:.............................................................................................

8. Đơn vị công tác:...................................................................................................

9. Chức vụ hiện nay:................................................................................................

10. Trình độ đào tạo: …………………….chuyên ngành:.........................................

11. Chức danh nghệ thuật làm lâu nhất (từ 20 năm trở lên; nghệ thuật Xiếc, Múa từ 15 năm trở lên) đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” (yêu cầu ghi cụ thể chức danh đề nghị xét tặng danh hiệu).........................

12. Năm tham gia công tác:.........................................................................................

13. Năm tham gia hoạt động nghệ thuật:....................................................................

14. Năm được phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”:...............................................

15. Điện thoại nhà riêng: …………………….Điện thoại di động:................................

địa chỉ e-mail:..............................................................................................................

16. Địa chỉ liên hệ: ......................................................................................................

II. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Kê khai về quá trình công tác (chức vụ, nơi công tác) và thời gian trực tiếp làm nghệ thuật (các chức danh nghệ thuật trong từng giai đoạn) đặc biệt là thời gian từ sau khi được phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” đến nay:

Thời gian

(Từ tháng, năm... đến tháng, năm...)

Cơ quan công tác

Nghề nghiệp, chức danh nghệ thuật, chức vụ

...

III. KHEN THƯỞNG

Kê khai thành tích khen thưởng từ sau khi được phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” đến thời điểm nộp hồ sơ

1. Khen thưởng chung (Nêu các hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua từ cấp Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên)

Năm

Hình thức khen thưởng

Cơ quan quyết định khen thưởng

...

2. Khen thưởng về nghệ thuật (Nêu tên giải thưởng chính thức tại các Liên hoan nghệ thuật, Hội diễn nghệ thuật; tên tác phẩm được giải thưởng; chức danh của cá nhân tham gia vở diễn, chương trình nghệ thuật và bộ phim được giải thưởng)

Năm

Tên Giải thưởng

Tên tác phẩm được giải

Cơ quan quyết định tặng Giải thưởng

Chức danh cá nhân tham gia tác phẩm (đối với tác phẩm nghệ thuật tập thể)

IV. KỶ LUẬT (Nêu các hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên về Đảng, Chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội kèm theo bản sao quyết định):

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Tôi xin cam đoan những kê khai trên đây là đúng sự thật./.

Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
(đối với nghệ sĩ thuộc đơn vị nghệ thuật)
(ký tên, đóng dấu)

(địa danh), ngày..... tháng..... năm....
Người khai
(ký, ghi rõ họ tên)

Xác nhận của UBND phường (xã) nơi cá nhân có hộ khẩu thường trú
(đối với nghệ sĩ tự do hoặc nghệ sĩ đã nghỉ hưu)
(ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 1b


Ảnh màu
4 x 6
(đóng dấu giáp lai)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

BẢN KHAI THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ
XÉT TẶNG DANH HIỆU “NGHỆ SĨ ƯU TÚ”

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Họ và tên (khai sinh): ………………………………. Giới tính:...............................

2. Tên thường gọi hoặc nghệ danh, bí danh:...........................................................

3. Ngày, tháng, năm sinh:........................................................................................

4. Số Chứng minh nhân dân: …………..Ngày cấp ..................................................

Nơi cấp:....................................................................................................................

5. Dân tộc:.................................................................................................................

6. Nguyên quán:........................................................................................................

7. Hộ khẩu thường trú:..............................................................................................

8. Đơn vị công tác:....................................................................................................

9. Chức vụ hiện nay:.................................................................................................

10. Trình độ đào tạo: ………………................…….chuyên ngành:...........................

11. Chức danh nghệ thuật làm lâu nhất (từ 15 năm trở lên; nghệ thuật Xiếc, Múa từ 10 năm trở lên) đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” (ghi rõ chức danh nghệ thuật đề nghị xét tặng danh hiệu).................................

12. Năm tham gia công tác:.......................................................................................

13. Năm tham gia hoạt động nghệ thuật:...................................................................

14. Điện thoại gia đình, cá nhân: (Số di động; Email)................................................

15. Địa chỉ liên hệ: .....................................................................................................

II. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Kê khai về quá trình công tác (chức vụ, nơi công tác) và thời gian trực tiếp làm nghệ thuật (các chức danh nghệ thuật trong từng giai đoạn).

Thời gian

(Từ tháng, năm... đến tháng, năm...)

Cơ quan công tác

Nghề nghiệp, chức danh nghệ thuật, chức vụ

III. KHEN THƯỞNG

1. Khen thưởng chung (Nêu các hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua từ cấp Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên)

Năm

Hình thức khen thưởng

Cơ quan quyết định khen thưởng

2. Khen thưởng về nghệ thuật (Nêu tên giải thưởng chính thức tại các Liên hoan nghệ thuật, Hội diễn nghệ thuật; tên tác phẩm được giải thưởng; chức danh của cá nhân tham gia vở diễn, chương trình nghệ thuật và bộ phim được giải thưởng):

Năm

Tên Giải thưởng

Tên tác phẩm được giải

Cơ quan quyết định tặng Giải thưởng

Chức danh cá nhân tham gia tác phẩm (đối với tác phẩm nghệ thuật tập thể)

IV. KỶ LUẬT (Nêu các hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên về Đảng, Chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội kèm theo bản sao quyết định):

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Tôi xin cam đoan những kê khai trên đây là đúng sự thật./.

Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
(đối với nghệ sĩ thuộc đơn vị nghệ thuật)
(ký tên, đóng dấu)

(địa danh), ngày..... tháng..... năm....
Người khai
(ký, ghi rõ họ tên)

Xác nhận của UBND phường (xã) nơi cá nhân có hộ khẩu thường trú
(đối với nghệ sĩ tự do hoặc nghệ sỹ đã nghỉ hưu)
(ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 2a

HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG
DANH HIỆU NSND, NSƯT
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Đơn vị: (cấp xét)
Bộ, Tỉnh:

(địa danh), ngày … tháng … năm …

TỜ TRÌNH

Đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”

Kính gửi: Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” 1……

1. Căn cứ Nghị định số …ngày … tháng … năm 2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”.

2. Trên cơ sở đề nghị của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”…….2, Hội đồng xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân……3 đã họp vào ngày.... tháng.... năm.... để xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân cho: ……..người.

3. Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”……2 đề nghị Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”……1 xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” cho: ........người.

Kính trình Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”……1 xem xét, quyết định./.

TM. HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH

(chữ ký, dấu của đơn vị)
(Chức danh)

Họ và tên

Ghi chú: (1): Hội đồng cấp trên trực tiếp.

(2): Hội đồng cấp dưới trực tiếp.

(3): Hội đồng thụ lý hồ sơ.

Mẫu số 2b

HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG
DANH HIỆU NSND, NSƯT
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Đơn vị: (cấp xét)
Bộ, Tỉnh:

(địa danh), ngày … tháng … năm …

TỜ TRÌNH

Đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”

Kính gửi: Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” 1…….

1. Căn cứ Nghị định số .... ngày … tháng … năm 2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”.

2. Trên cơ sở đề nghị của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”……2, Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”…..3 đã họp vào ngày....tháng.... năm....để xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” cho: ……người.

3. Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”…..2 đề nghị Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”…..1 xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”: …..người.

Kính trình Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”…….1 xem xét, quyết định./.

TM. HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH

(chữ ký, dấu của đơn vị)
(Chức danh)

Họ và tên

Ghi chú: (1): Hội đồng cấp trên trực tiếp.

(2): Hội đồng cấp dưới trực tiếp.

(3): Hội đồng thụ lý hồ sơ.

Mẫu số 3a

HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG
DANH HIỆU NSND, NSƯT
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Đơn vị: (cấp xét):
Bộ, Tỉnh:

(địa danh), ngày … tháng … năm ….

DANH SÁCH

Đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” năm …….

STT

Họ và tên

Năm sinh

Dân tộc

Chức danh nghệ thuật

Đơn vị công tác

Năm được phong tặng NSƯT

Tên các giải thưởng và năm được tặng (sau khi được phong danh hiệu NSƯT)

Số phiếu đồng ý

Ghi chú

Nam

Nữ

Hội đồng cấp cơ sở

Hội đồng cấp Bộ, tỉnh

Hội đồng cấp Nhà nước

Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước

Hội đồng cấp Nhà nước

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

TM. HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH

(chữ ký, dấu của đơn vị)
(Chức danh)

Họ và tên

Mẫu số 3b

HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG
DANH HIỆU NSND, NSƯT
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Đơn vị: (cấp xét):
Bộ, Tỉnh:

(địa danh), ngày … tháng … năm ….

DANH SÁCH

Đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” năm …….

STT

Họ và tên

Năm sinh

Dân tộc

Chức danh nghệ thuật

Đơn vị công tác

Số năm hoạt động nghệ thuật

Tên các giải thưởng và năm được tặng thưởng

Số phiếu đồng ý

Ghi chú

Nam

Nữ

Hội đồng cấp cơ sở

Hội đồng cấp Bộ, tỉnh

Hội đồng cấp Nhà nước

Hội đồng chuyên ngành cấp nhà nước

Hội đồng cấp Nhà nước

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

TM. HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH

(chữ ký, dấu của đơn vị)
(Chức danh)

Họ và tên

Mẫu số 4a

HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG
DANH HIỆU NSND, NSƯT
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Đơn vị: (cấp xét)
Bộ, Tỉnh:

(địa danh), ngày … tháng … năm …

BIÊN BẢN HỌP

Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”

Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”……1 được thành lập theo Quyết định số …./….. ngày...tháng....năm....của………..

Hội đồng đã tổ chức cuộc họp phiên toàn thể vào ...... ngày…..tháng....năm.... để xét tặng danh hiệu “Nghệ sỹ nhân dân”.

Tổng số thành viên trong Hội đồng theo quyết định: …….người

Số thành viên Hội đồng tham gia dự họp: ……….người, gồm:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Số thành viên Hội đồng không dự họp: ……….người, gồm:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

(Nêu lý do vắng mặt)

- Khách mời tham dự họp Hội đồng: Ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác (nếu có).

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

- Thư ký Hội đồng:......................................................................................................

NỘI DUNG LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG

1. Hội đồng đã nghe Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Hội đồng báo cáo về danh sách, kết quả đánh giá việc đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”….....2 bao gồm:

Số lượng người đề nghị xét tặng: ...........

2. Hội đồng đã trao đổi, thảo luận, đánh giá về thành tích và tiêu chuẩn của từng trường hợp đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”.

(ghi tóm tắt cơ bản các ý kiến của thành viên Hội đồng).

3. Hội đồng bầu Ban kiểm phiếu với các thành viên sau:

- Trưởng ban:...............................................................................................................

- Ủy viên:......................................................................................................................

4. Hội đồng đã bỏ phiếu kín, Ban kiểm phiếu làm việc theo đúng quy định (có biên bản kiểm phiếu kèm theo).

5. Kết luận và kiến nghị của Hội đồng

- Các trường hợp đủ số phiếu theo quy định đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, gồm:

STT

Họ và tên (Ông/bà)

Chức vụ, nơi công tác

Số phiếu đạt

Tỷ lệ %

1

2

- Các trường hợp không đủ số phiếu theo quy định đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” gồm:

STT

Họ và tên (Ông/bà)

Chức vụ, nơi công tác

Số phiếu đạt

Tỷ lệ %

1

2

Cuộc họp kết thúc vào hồi ……. giờ... ngày … tháng ... năm …

THƯ KÝ HỘI ĐỒNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1): Hội đồng thụ lý hồ sơ.

(2): Hội đồng cấp dưới trực tiếp.

Mẫu số 4b

HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG
DANH HIỆU NSND, NSƯT
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Đơn vị: (cấp xét)
Bộ, Tỉnh:

(địa danh), ngày … tháng … năm …

BIÊN BẢN HỌP

Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”

Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” ……1 được thành lập theo Quyết định số …../….. ngày … tháng ... năm … của ……………………………….

Hội đồng đã tổ chức cuộc họp phiên toàn thể vào.... ngày.... tháng.... năm.... để xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”.

Tổng số thành viên trong Hội đồng theo quyết định: ………..người

Số thành viên Hội đồng tham gia dự họp: …………người, gồm:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Số thành viên Hội đồng không dự họp: ……..người, gồm:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

(Nêu lý do vắng mặt)

- Khách mời tham dự họp Hội đồng: Ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác (nếu có).

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

- Thư ký Hội đồng:.....................................................................................................

NỘI DUNG LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG

1. Hội đồng đã nghe Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Hội đồng báo cáo về danh sách, kết quả đánh giá việc đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”……..2 bao gồm:

Số lượng người đề nghị xét tặng:.................................................................................

2. Hội đồng đã trao đổi, thảo luận, đánh giá về thành tích và tiêu chuẩn của từng trường hợp đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”.

(ghi tóm tắt cơ bản các ý kiến của thành viên Hội đồng).

3. Hội đồng bầu Ban kiểm phiếu với các thành viên sau:

- Trưởng ban:................................................................................................................

- Ủy viên:.......................................................................................................................

4. Hội đồng đã bỏ phiếu kín, Ban kiểm phiếu làm việc theo đúng quy định (có biên bản kiểm phiếu kèm theo).

5. Kết luận và kiến nghị của Hội đồng

- Các trường hợp đủ số phiếu theo quy định đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”, gồm:

STT

Họ và tên (Ông/bà)

Chức vụ, nơi công tác

Số phiếu đạt

Tỷ lệ %

1

2

- Các trường hợp không đủ số phiếu theo quy định đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” gồm:

STT

Họ và tên (Ông/bà)

Chức vụ, nơi công tác

Số phiếu đạt

Tỷ lệ %

1

2

Cuộc họp kết thúc vào hồi ……… giờ... ngày … tháng ... năm …

THƯ KÝ HỘI ĐỒNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1): Hội đồng thụ lý hồ sơ.

(2): Hội đồng cấp dưới trực tiếp.

Mẫu số 5a

HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG
DANH HIỆU NSND, NSƯT
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Đơn vị: (cấp xét)
Bộ, Tỉnh:

(địa danh), ngày … tháng … năm …

BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU BẦU

Xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”

Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”…….1 được thành lập theo Quyết định số ……/….. ngày ... tháng ... năm … của …………………………………………

Hội đồng đã tổ chức cuộc họp phiên toàn thể vào.... ngày.... tháng.... năm…..

1. Tổng số thành viên trong Hội đồng theo quyết định: ………người

a) Số thành viên Hội đồng tham gia dự họp: ………người, gồm:

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

b) Số thành viên Hội đồng vắng mặt: …….người, gồm:

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

c) Số thành viên tham gia bỏ phiếu: ………người

2. Ban kiểm phiếu gồm:

- Trưởng ban:............................................................................................................

- Ủy viên:...................................................................................................................

3. Số phiếu đánh giá

- Số phiếu phát ra: …....phiếu

- Số phiếu thu về: ….…phiếu

- Số phiếu hợp lệ: …….phiếu

- Số phiếu không hợp lệ: …….phiếu

4. Kết quả kiểm phiếu bầu danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”

(Ghi đủ số lượng trong danh sách bỏ phiếu, xếp theo thứ tự số phiếu từ cao xuống thấp; tỷ lệ % = số phiếu đạt/tổng số thành viên trong Quyết định thành lập Hội đồng).

STT

Họ và tên (Ông/bà)

Chức vụ, nơi công tác

Số phiếu đồng ý

Tỷ lệ %

1

2

5. Kết luận

Căn cứ vào kết quả phiếu bầu của các thành viên Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”……1, đề nghị Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”…….2 xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân cho: ………người (có danh sách kèm theo).

(Ghi số lượng người đạt phiếu bầu danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” đạt tỷ lệ từ 90% số phiếu đồng ý trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng có tên trong Quyết định thành lập Hội đồng).

STT

Họ và tên (Ông/bà)

Chức vụ, nơi công tác

Số phiếu đồng ý

Tỷ lệ %

1

2

Biên bản kiểm phiếu được làm vào hồi … giờ ... ngày ... tháng ... năm …

ỦY VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)

TRƯỞNG BAN KIỂM PHIẾU
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1): Hội đồng thụ lý hồ sơ.

(2): Hội đồng cấp trên trực tiếp.

Mẫu số 5b

HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG
DANH HIỆU NSND, NSƯT
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Đơn vị: (cấp xét)
Bộ, Tỉnh:

(địa danh), ngày … tháng … năm …

BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU BẦU

Xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”

Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”……1 được thành lập theo Quyết định số …../……. ngày... tháng....năm….. của ………………………………………………..

Hội đồng đã tổ chức cuộc họp phiên toàn thể vào ....... ngày … tháng .... năm …

1. Tổng số thành viên trong Hội đồng theo quyết định: …….người

a) Số thành viên Hội đồng tham gia dự họp: ………người, gồm:

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

b) Số thành viên Hội đồng vắng mặt: ………..người, gồm:

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

c) Số thành viên tham gia bỏ phiếu: ………người

2. Ban kiểm phiếu gồm:

- Trưởng ban:............................................................................................................

- Ủy viên:...................................................................................................................

3. Số phiếu đánh giá:

- Số phiếu phát ra: …....phiếu

- Số phiếu thu về: ….…phiếu

- Số phiếu hợp lệ: …….phiếu

- Số phiếu không hợp lệ: …….phiếu

4. Kết quả kiểm phiếu bầu danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”

(Ghi đủ số lượng trong danh sách bỏ phiếu, xếp theo thứ tự số phiếu từ cao xuống thấp; tỷ lệ % = số phiếu đạt/tổng số thành viên trong Quyết định thành lập Hội đồng).

STT

Họ và tên (Ông/bà)

Chức vụ, nơi công tác

Số phiếu đồng ý

Tỷ lệ %

1

2

5. Kết luận

Căn cứ vào kết quả phiếu bầu của các thành viên Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”……1, đề nghị Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”…….2 xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú cho: ………người (có danh sách kèm theo).

(Ghi số lượng người đạt phiếu bầu danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” đạt tỷ lệ từ 90% số phiếu đồng ý trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng có tên trong Quyết định thành lập Hội đồng).

STT

Họ và tên (Ông/bà)

Chức vụ, nơi công tác

Số phiếu đồng ý

Tỷ lệ %

1

2

Biên bản kiểm phiếu được làm vào hồi … giờ ... ngày ... tháng ... năm …

ỦY VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)

TRƯỞNG BAN KIỂM PHIẾU
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1): Hội đồng thụ lý hồ sơ.

(2): Hội đồng cấp trên trực tiếp.

Mẫu số 6a

HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG
DANH HIỆU NSND, NSƯT
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Đơn vị: (cấp xét)
Bộ, Tỉnh:

(địa danh), ngày … tháng … năm …

BÁO CÁO

Quá trình xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”

Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”…..1 đã tổ chức cuộc họp phiên toàn thể ngày....tháng.... năm....để xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”.

Trong quá trình xét, Hội đồng đã thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước và của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”; đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn và quy trình xét chọn.

Sau khi xem xét thành tích của từng cá nhân, đối chiếu với tiêu chuẩn quy định, Hội đồng đã tiến hành đánh giá, bỏ phiếu kín.

Căn cứ kết quả kiểm phiếu, đề nghị Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”…..2 xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” cho: ……..người, danh sách như sau:

STT

Họ và tên (Ông/bà)

Chức vụ, nơi công tác

Số phiếu đạt

Tỷ lệ %

1

2

TM. HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH

(chữ ký, dấu của đơn vị)
(Chức danh)

Họ và tên

Ghi chú:

(1): Hội đồng thụ lý hồ sơ.

(2): Hội đồng cấp trên trực tiếp.

Mẫu số 6b

HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG
DANH HIỆU NSND, NSƯT
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Đơn vị: (cấp xét)
Bộ, Tỉnh:

(địa danh), ngày … tháng … năm …

BÁO CÁO

Quá trình xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”

Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”…..1 đã tổ chức cuộc họp phiên toàn thể ngày....tháng.... năm....để xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”.

Trong quá trình xét, Hội đồng đã thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước và của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”; đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn và quy trình xét chọn.

Sau khi xem xét thành tích của từng cá nhân, đối chiếu với tiêu chuẩn quy định, Hội đồng đã tiến hành đánh giá, bỏ phiếu kín.

Căn cứ kết quả kiểm phiếu, đề nghị Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”…..2 xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” cho: ……..người, danh sách như sau:

STT

Họ và tên (Ông/bà)

Chức vụ, nơi công tác

Số phiếu đạt

Tỷ lệ %

1

2

TM. HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH

(chữ ký, dấu của đơn vị)
(Chức danh)

Họ và tên

Ghi chú:

(1): Hội đồng thụ lý hồ sơ.

(2): Hội đồng cấp trên trực tiếp.

Mẫu số 7a

HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG
DANH HIỆU NSND, NSƯT
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Đơn vị: (cấp xét)
Bộ, Tỉnh:

(địa danh), ngày … tháng … năm …

PHIẾU BẦU

Xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”

(Đồng ý, không đồng ý, đề nghị thành viên Hội đồng đánh dấu X vào ô tương ứng).

STT

Họ và tên, chức danh, đơn vị công tác

Ý kiến của thành viên Hội đồng xét tặng danh hiệu NSND-NSƯT

Đồng ý

Không đồng ý

1

2

3

4

5

6

Thành viên Hội đồng
(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 7b

HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG
DANH HIỆU NSND, NSƯT
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Đơn vị: (cấp xét)
Bộ, Tỉnh:

(địa danh), ngày … tháng … năm …

PHIẾU BẦU

Xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”

(Đồng ý, không đồng ý, đề nghị thành viên Hội đồng đánh dấu X vào ô tương ứng).

STT

Họ và tên, chức danh, đơn vị công tác

Ý kiến của thành viên Hội đồng xét tặng danh hiệu NSND-NSƯT

Đồng ý

Không đồng ý

1

2

3

4

5

6

Thành viên Hội đồng
(Ký, ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC II

BẢNG QUY ĐỔI GIẢI THƯỞNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 89/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ)

I. BẢNG QUY ĐỔI GIẢI THƯỞNG LĨNH VỰC ĐIỆN ẢNH

1. Lấy Bông Sen Vàng - Giải thưởng chính thức của Liên hoan phim quốc gia (Liên hoan phim Việt Nam) làm chuẩn.

2. Đối với tiêu chuẩn 02 Bông Sen Vàng quy định là thành tích nghệ thuật để xem xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú: Cá nhân nghệ sĩ phải có 01 Bông Sen Vàng chính thức, chỉ được quy đổi 01 Bông Sen Vàng từ các giải Vàng khác.

3. Chỉ quy đổi sang Bông Sen Vàng đối với:

- Cánh Diều Vàng - Giải thưởng chính thức của Hội Điện ảnh Việt Nam;

- Huy chương Vàng - Giải thưởng chính thức của Liên hoan phim Truyền hình toàn quốc;

- Giải thưởng chính thức của Ban Giám khảo tại Liên hoan phim quốc tế dành cho bộ phim và dành cho cá nhân;

- Giải xuất sắc dành cho cá nhân tại Liên hoan Phim Việt Nam, Giải thưởng cao nhất dành cho cá nhân của Hội Điện ảnh Việt Nam và Liên hoan phim Truyền hình toàn quốc.

4. Mức quy đổi cụ thể như sau:

STT

Liên hoan, Cuộc thi về chuyên ngành điện ảnh khác đề nghị quy đổi

Mức quy đổi sang Bông Sen Vàng

1

Giải xuất sắc dành cho cá nhân tại Liên hoan phim Việt Nam

= 01 Bông Sen Vàng

2

Giải thưởng chính thức của Ban Giám khảo dành cho bộ phim tại Liên hoan phim quốc tế

= 01 Bông Sen Vàng

3

Giải thưởng chính thức của Ban Giám khảo dành cho cá nhân tại Liên hoan phim quốc tế

= 01 Bông Sen Vàng

4

Cánh Diều Vàng dành cho bộ phim - Giải thưởng chính thức của Hội Điện ảnh Việt Nam

= 1/2 Bông Sen Vàng

5

Giải thưởng cao nhất dành cho cá nhân - Giải của Hội Điện ảnh Việt Nam

= 1/2 Bông Sen Vàng

6

Huy chương Vàng dành cho bộ phim - Liên hoan phim Truyền hình toàn quốc

= 1/2 Bông Sen Vàng

7

Giải thưởng cao nhất dành cho cá nhân - Liên hoan phim Truyền hình toàn quốc

= 1/2 Bông Sen Vàng

5. Một (01) bộ phim được tặng Bông Sen Vàng thì cá nhân nghệ sĩ được hưởng quy đổi giải thưởng như sau:

STT

Thành phần đề nghị quy đổi

Mức quy đổi sang Bông Sen Vàng

1

Đạo diễn

= 01 Bông Sen Vàng

2

Quay phim

= 1/2 Bông Sen Vàng

3

Họa sĩ thiết kế

= 1/2 Bông Sen Vàng

4

Người làm âm thanh chính

= 1/2 Bông Sen Vàng

5

Diễn viên chính

= 1/2 Bông Sen Vàng

6

Họa sĩ chính (phim hoạt hình)

= 1/2 Bông Sen Vàng

7

Họa sĩ động tác (phim hoạt hình)

= 1/2 Bông Sen Vàng

8

Diễn viên thứ chính

= 1/3 Bông Sen Vàng

9

Họa sĩ hóa trang, phục trang

= 1/3 Bông Sen Vàng

II. BẢNG QUY ĐỔI GIẢI THƯỞNG LĨNH VỰC ÂM NHẠC

1. Lấy Huy chương Vàng của Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc làm chuẩn.

2. Chỉ xem xét quy đổi Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A, Cúp Vàng của các Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp trong nước hoặc quốc tế.

3. Các giải thưởng khác của Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc, Bộ, ngành, quốc tế (khu vực và thế giới), tùy theo tính chất, quy mô, tầm cỡ sẽ được Hội đồng tham khảo khi xét từng trường hợp cụ thể.

4. Mức quy đổi cụ thể như sau:

STT

Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi chuyên ngành Âm nhạc đề nghị quy đổi

Mức quy đổi sang Huy chương Vàng

1

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A tại Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức

= 01 Huy chương Vàng

2

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A, Cúp Vàng tại Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp quốc tế (khu vực và thế giới)

= 01 Huy chương Vàng

3

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A tại Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp khu vực do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức

= 2/3 Huy chương Vàng

4

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A tại Liên hoan, Hội diễn, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp do các Hội VHNT chuyên ngành Trung ương tổ chức

= 2/3 Huy chương Vàng

5

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A tại Liên hoan, Hội diễn, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn Ngành của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

= 2/3 Huy chương Vàng

6

Liên hoan Dân ca; Giọng hát hay trên sóng phát thanh toàn quốc

= 1/2 Huy chương Vàng

7

Giọng hát Vàng ASEAN

= 1/2 Huy chương Vàng

5. Thành tích nghệ thuật được tặng Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A của tiết mục, vở diễn, chương trình tại Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tính cho cá nhân tham gia, quy đổi như sau:

STT

Thành phần đề nghị quy đổi

Mức quy đổi sang Huy chương Vàng

1

Đạo diễn chương trình nghệ thuật tổng hợp Ca, Múa, Nhạc

= 01 Huy chương Vàng

2

Chỉ huy dàn nhạc, Chỉ huy hợp xướng, chỉ huy giao hưởng nhạc vũ kịch

= 2/3 Huy chương Vàng

3

Chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc

= 1/3 Huy chương Vàng

4

Diễn viên hát chính

= 1/3 Huy chương Vàng

5

Nhạc công chính

= 1/3 Huy chương Vàng

6

Nhạc công

= 1/4 Huy chương Vàng

III. BẢNG QUY ĐỔI GIẢI THƯỞNG LĨNH VỰC MÚA

1. Lấy Huy chương Vàng của Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc làm chuẩn.

2. Chỉ xem xét quy đổi Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A, Cúp Vàng của các Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp trong nước hoặc quốc tế.

3. Các giải thưởng khác của Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc, Bộ, ngành, quốc tế (khu vực và thế giới), tùy theo tính chất, quy mô, tầm cỡ sẽ được Hội đồng tham khảo khi xét từng trường hợp cụ thể.

4. Mức quy đổi cụ thể như sau:

STT

Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi chuyên ngành Múa đề nghị quy đổi

Mức quy đổi sang Huy chương Vàng

1

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A tại Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức

= 01 Huy chương Vàng

2

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A, Cúp Vàng tại Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp quốc tế (khu vực và thế giới)

= 01 Huy chương Vàng

3

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A tại Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp khu vực do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức

= 2/3 Huy chương Vàng

4

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A tại Liên hoan, Hội diễn, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp do các Hội VHNT chuyên ngành Trung ương tổ chức

= 2/3 Huy chương Vàng

5

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A tại Liên hoan, Hội diễn, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn Ngành của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

= 2/3 Huy chương Vàng

5. Thành tích nghệ thuật của tác phẩm được tặng Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A của tiết mục, vở diễn, chương trình tại Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tính cho cá nhân tham gia, quy đổi như sau:

STT

Thành phần đề nghị quy đổi

Mức quy đổi sang Huy chương Vàng

1

Đạo diễn chương trình nghệ thuật tổng hợp Ca, Múa, Nhạc

= 01 Huy chương Vàng

2

Biên đạo múa (vở kịch múa, tiết mục múa)

= 01 Huy chương Vàng

3

Chỉ đạo nghệ thuật

= 1/2 Huy chương Vàng

4

Diễn viên múa chính

= 1/2 Huy chương Vàng

IV. BẢNG QUY ĐỔI GIẢI THƯỞNG LĨNH VỰC SÂN KHẤU

1. Lấy Huy chương Vàng của Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc làm chuẩn.

2. Chỉ xem xét quy đổi Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A của các Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp trong nước hoặc quốc tế.

3. Các giải thưởng khác của Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc, Bộ, ngành, quốc tế (khu vực và thế giới), tùy theo tính chất, quy mô, tầm cỡ sẽ được Hội đồng tham khảo khi xét từng trường hợp cụ thể.

4. Mức quy đổi cụ thể như sau:

STT

Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi chuyên ngành Sân khấu đề nghị quy đổi

Mức quy đổi sang Huy chương Vàng

1

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A tại Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức

= 01 Huy chương Vàng

2

Giải “Đạo diễn xuất sắc nhất” tại Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức

= 01 Huy chương Vàng

3

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A tại Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp quốc tế (khu vực và thế giới)

= 01 Huy chương Vàng

4

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A tại Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp khu vực do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức

= 2/3 Huy chương Vàng

5

Giải “Đạo diễn xuất sắc nhất” tại Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp khu vực do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức

= 2/3 Huy chương Vàng

6

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A tại Liên hoan, Hội diễn, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp do các Hội VHNT chuyên ngành Trung ương tổ chức

= 2/3 Huy chương Vàng

7

Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A tại Liên hoan, Hội diễn, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn Ngành của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

= 2/3 Huy chương Vàng

5. Thành tích nghệ thuật của tác phẩm được tặng Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A của tiết mục, vở diễn, chương trình tại Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, tính cho cá nhân tham gia, quy đổi như sau:

STT

Thành phần đề nghị quy đổi

Mức quy đổi sang Huy chương Vàng

1

Đạo diễn các loại hình nghệ thuật: Tuồng, chèo, cải lương, kịch dân ca, kịch nói, kịch hình thể, nhạc kịch, Nhạc vũ kịch; Ca kịch, xiếc, múa rối

= 01 Huy chương Vàng

2

Chỉ huy dàn nhạc sân khấu

= 2/3 Huy chương Vàng

3

Họa sĩ tạo hình con rối

= 2/3 Huy chương Vàng

4

Diễn viên chính (tuồng, chèo, cải lương, kịch dân ca, kịch nói, kịch hình thể, nhạc kịch, Nhạc vũ kịch; Ca kịch, xiếc, múa rối).

= 1/2 Huy chương Vàng

5

Họa sĩ thiết kế trang trí sân khấu, chương trình nghệ thuật tổng hợp.

= 1/3 Huy chương Vàng

6

Họa sĩ hóa trang, phục trang.

= 1/3 Huy chương Vàng

7

Người làm âm nhạc, âm thanh trong sân khấu

= 1/3 Huy chương Vàng

8

Chỉ đạo nghệ thuật

= 1/3 Huy chương Vàng

9

Nhạc công chính

= 1/3 Huy chương Vàng

10

Nhạc công

= 1/4 Huy chương Vàng

V. BẢNG QUY ĐỔI GIẢI THƯỞNG LĨNH VỰC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH

1. Lấy Bông Sen Vàng, Giải thưởng chính thức của Liên hoan phim quốc gia (Liên hoan phim Việt Nam)

2. Lấy Huy chương Vàng của Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc làm chuẩn.

3. Chỉ xem xét quy đổi Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A, Cúp Vàng của các Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp trong nước hoặc quốc tế.

4. Chỉ quy đổi sang Bông Sen Vàng đối với:

- Cánh Diều Vàng - Giải thưởng chính thức của Hội Điện ảnh Việt Nam;

- Huy chương Vàng - Giải thưởng chính thức của Liên hoan phim Truyền hình toàn quốc;

- Giải thưởng chính thức của Ban Giám khảo tại Liên hoan phim Quốc tế dành cho bộ phim và dành cho cá nhân;

- Giải xuất sắc dành cho cá nhân tại Liên hoan Phim Việt Nam, Giải thưởng cao nhất dành cho cá nhân của Hội Điện ảnh Việt Nam và Liên hoan phim Truyền hình toàn quốc.

5. Mức quy đổi cụ thể như sau:

STT

Liên hoan, Cuộc thi chuyên ngành Phát thanh, Truyền hình đề nghị quy đổi

Mức quy đổi sang Bông sen Vàng hoặc Huy chương Vàng

1

Giải xuất sắc dành cho cá nhân tại Liên hoan phim Việt Nam

= 01 Bông Sen Vàng

2

Giải thưởng chính thức của Ban Giám khảo dành cho bộ phim tại Liên hoan phim quốc tế

= 01 Bông Sen Vàng

3

Giải thưởng chính thức của Ban Giám khảo dành cho cá nhân tại Liên hoan phim quốc tế

= 01 Bông Sen Vàng

4

Cánh Diều Vàng dành cho bộ phim - Giải chính thức của Hội Điện ảnh Việt Nam

= 1/2 Bông Sen Vàng

5

Giải thưởng cao nhất dành cho cá nhân - Giải của Hội Điện ảnh Việt Nam

= 1/2 Bông Sen Vàng

6

Huy chương Vàng dành cho bộ phim - Liên hoan phim Truyền hình toàn quốc

= 1/2 Bông Sen Vàng

7

Giải thưởng cao nhất dành cho cá nhân - Liên hoan phim Truyền hình toàn quốc

= 1/2 Bông Sen Vàng

8

Liên hoan Phát thanh toàn quốc

= 1/2 Huy chương Vàng

6. Một (01) bộ phim được tặng Bông Sen Vàng thì cá nhân nghệ sĩ được hưởng quy đổi giải thưởng như sau:

STT

Thành phần đề nghị quy đổi

Mức quy đổi sang Bông sen Vàng

1

Đạo diễn

= 01 Bông Sen Vàng

2

Quay phim

= 1/2 Bông Sen Vàng

3

Họa sĩ thiết kế

= 1/2 Bông Sen Vàng

4

Đạo diễn âm thanh

= 1/2 Bông Sen Vàng

5

Diễn viên chính

= 1/2 Bông Sen Vàng

6

Họa sĩ chính (phim hoạt hình)

= 1/2 Bông Sen Vàng

7

Họa sĩ động tác (phim hoạt hình)

= 1/2 Bông Sen Vàng

8

Diễn viên thứ chính

= 1/3 Bông Sen Vàng

9

Họa sĩ hóa trang, phục trang

= 1/3 Bông Sen Vàng

7. Thành tích nghệ thuật được tặng Huy chương Vàng, Giải Nhất, Giải A của 01 vở diễn, chương trình tại Hội diễn, Liên hoan, Cuộc thi về nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, tính cho cá nhân tham gia, quy đổi như sau:

STT

Thành phần đề nghị quy đổi

Mức quy đổi sang Huy chương Vàng

1

Đạo diễn chương trình văn hóa, nghệ thuật trên sóng phát thanh.

= 2/3 Huy chương Vàng

2

Đạo diễn chương trình văn hóa, nghệ thuật trên sóng truyền hình.

= 2/3 Huy chương Vàng

3

Họa sĩ thiết kế trang trí sân khấu truyền hình.

= 1/3 Huy chương Vàng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị định 89/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú"

  • Số hiệu: 89/2014/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 29/09/2014
  • Nơi ban hành: Chính phủ
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngày công báo: 14/10/2014
  • Số công báo: Từ số 935 đến số 936
  • Ngày hiệu lực: 15/11/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản