Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 84-CP

Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 1962

NGHỊ ĐỊNH

VỀ VIỆC THU CƯỚC QUA PHÀ

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ vào tình hình phát triển giao thông vận tải hiện nay;
Xét cách thu và mức thu cước qua phà quy định trong thông tư liên Bộ Giao thông – Bưu điện – Tài chính số 8014-P4 ngày 10-12-1956 hiện nay không còn thích hợp nữa;
Theo đề nghị của các ông Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải và Bộ tài chính;
Căn cứ nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp Hội nghị thường vụ của Hội đồng Chính phủ ngày 24-5-1962;

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. – Kể từ ngày 1 tháng 8 năm 1962 cước qua phà sẽ thu theo những quy định của nghị định này.

Điều 2. - Người qua sông cũng như xe cộ, hàng hóa, súc vật chuyên chở qua sông bằng phà của Nhà nước đều phải trả cước qua phà, trừ những trường hợp được miễn dưới đây:

a) Quân đội và xe của Quân đội hành quân (Quân đội nhân dân và Công an nhân dân vũ trang);

b) Xe cứu hỏa, xe hộ đê, xe cứu thương;

c) Xe của các cơ quan ngoại giao nước ngoài;

d) Thương, bệnh binh;

e) Học sinh đi học hằng ngày bên này qua bên kia sông;

g) Cán bộ xã, liên lạc xã ở các xã hai bên sông phải thường xuyên qua phà đi công tác;

h) Dân quân tự vệ, đồng bào đi dự mít-tinh, hội họp từng đoàn từ mười người trở lên;

i) Dân công đi phục vụ;

k) Cán bộ, công nhâncầu đường của các cung hạt, đoạn giao thông đi công tác thường xuyên

l) Trẻ em dưới năm tuổi;

m) Đồng bào ở các xã hai bên bến phà hàng ngày phải qua sông sản xuất, đi chợ, đi thăm bà con…;

n) Súc vật ở các xã hai bên phà thường xuyên phải chăn qua sông.

Điều 3. – Giá cước qua phà quy định như sau cho từng chuyến qua phà:

HÀNG HÓA CHUYÊN CHỞ QUA PHÀ

ĐƠN VỊ

tính cước

GIÁ CƯỚC QUA PHÀ

Bến 500m

Bến

200-500m

Bến 200m

a) Các loại xe ô-tô (xe không):
- Xe ô-tô con (kể cả lái xe).
- Xe ô-tô trọng tải dưới 2 tấn (kể cả lái và phụ xe).
- Xe ô-tô trọng tải từ 2 tấn đến dưới 3 tấn (kể cả lái và phụ xe).
- Xe ô-tô trọng tải từ 3T đến dưới 4T (kể cả lái và phụ xe).
- Xe ô-tô trọng tải từ 4T đến dưới 5T (kể cả lái và phụ xe).
- Xe ô-tô trọng tải từ 5T đến dưới 6T (kể cả lái và phụ xe).
- Xe ô-tô trọng tải từ 6T đến dưới 7T (kể cả lái và phụ xe).
- Xe ô-tô trọng tải từ 7T trở lên.

b) Các loại xe thô sơ (xe không) và xe máy:
- Xe trâu, xe bò, xe ngựa (mỗi xe với mức tối đa hai súc vật và một người điều khiển xe).
- Xe ba gác, xe mô-tô, xe xích lô (mỗi xe với một người kéo hoặc đi xe).
- Xe đạp, xe đạp máy với một người đi xe.
c) Súc vật (từ một đến 25 con được một người chăn dắt):
- Trâu, bò, ngựa.
- Bê, nghé,dê, cừu.
d) Hành khách đi xe, bộ hành:
- Người đi không hoặc có mang hàng hóa dưới 20 kg.
- Người có mang theo hoặc gánhhàng hóatừ 20 kg trở lên
e) Hàng hóa:
- Hàng chở trên xe hoặc hàng đi riêng

1 xe

1 –

1 –

1 –

1 –

1 –

1 –

Mỗi tấn thêm

1 xe

1 –

1 –

1 con

1 –

1 người

1 người

1 tạ

1đ50

2,30

2,80

3,60

4,20

5,00

5,60

0,30

0,60

0,20

0,10

0,20

0,10

0,06

0,10

0,06

0đ90

2,00

2,50

3,00

3,50

4,00

4,60

0,30

0,40

0,15

0,08

0,15

0,08

0,04

0,06

0,04

0đ60

1,30

1,70

2,10

2,60

3,10

3,60

0,30

0,20

0,10

0,05

0,10

0,05

0,02

0,04

0,02


Điều 4. - Để khuyến khích việc dùng rơ-moóc, cước qua phà đối với rơ-moóc chở hàng cũng như rơ-moóc chở khách chỉ tính bằng 3/4 giá cước của xe ô-tô trọng tải tương đương.

Điều 5. – Các loại xe đặc biệt không có trọng tải (như xe cần trục, xe xúcđất,xe bánh xích, máy kéo) thì cước qua phà tùy theo trọng lượng của xe mà tính như giá cước đối với các loại xe có trọng tải, ví dụ một máy kéo nặng 3T5 thì giá cước tính như một xe ô-tô trọng tải 3T5…

Điều 6. – Đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân vũ trang, xe của Quân đội nhân dân và xe của Công an nhân dân vũ trang qua phà ngoài những lúc hành quân, các Bộ Giao thông vận tải, Tài chính, Quốc phòng, Công an sẽ nghiên cứu và quy định mức cước và cách trả cước qua phà riêng.

Điều 7. - Cước qua phà do Bộ Giao thông vận tải tổ chức thu. Phần thu ở các bến phà thuộc hệ thống đường quốc lộ thì nộp vào ngân sách trung ương, phần thu cước ở các bến phà thuộc hệ thống đường hàng tỉnh, thì nộp vào ngân sách địa phương.

Điều 8. - Nghị định này bãi bỏ thông tư của liên Bộ Giao thông Bưu điện và Tài chính số 8014-P4 ngày 10-12-1956.

Điều 9. – Các ông Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành nghị định này.

TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ




Phạm Văn Đồng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị định 84-CP năm 1962 về việc thu cước qua phà do Hội đồng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 84-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 01/08/1962
  • Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
  • Người ký: Phạm Văn Đồng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 31
  • Ngày hiệu lực: 01/08/1962
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản