- 1Thông tư 1-NN/KL/TT-1997 thực hiện Nghị định 77/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triễn nông thôn ban hành
- 2Thông tư 09/1997-TT-NN-KL sửa đổi Thông tư 01/NN-KL-TT-1997: Hướng dẫn Nghị định 77/CP-1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ và quản lý lâm sản do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 77-CP | Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 1996 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 12 tháng 8 năm 1991;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.- Phạm vi và đối tượng áp dụng:
Cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chưa gây thiệt hại hoặc đã gây thiết hại đến rừng, đất rừng, lâm sản, môi trường rừng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định này và các quy định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có liên quan.
Điều 2.- Lâm sản quy định tại Nghị định này gồm:
1. Gỗ rừng các loại gồm gỗ quý hiếm và gỗ thông thường theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các sản phẩm chế biến từ gỗ.
2. Lâm sản khác gồm thực vật rừng (ngoài Khoản 1 Điều này), động vật rừng, loại quý hiếm và thông thường theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và sản phẩm chế biến từ các loại lâm sản đó.
Điều 3.- Nguyên tắc áp dụng mức xử phạt:
1. Trong trường hợp người vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thì mức phạt tiền là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định áp dụng đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống thấp hơn nhưng không được thấp quá mức tối thiểu của khung tiền phạt quy định áp dụng đối với hành vi đó; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng cao hơn nhưng không được vượt qua mức tối đa của khung tiền phạt quy định áp dụng đối với hành vi đó.
2. Những trường hợp vi phạm quy định dưới đây thì không thuộc phạm vi xử phạt vi phạm hành chính mà chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự:
a. Hành vi vi phạm mà mức độ gây thiệt hại vượt quá mức độ tối đa thuộc phạm vi xử phạt vi phạm hành chính đối với mỗi hành vi quy định tại các Điều từ Điều 4 đến Điều 14, Chương II của Nghị định này.
b. Khai thác, săn bắt, vận chuyển, mua, bán trái phép thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm có giá trị đặc biệt về nhiều mặt theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
CÁC HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC VÀ MỨC ĐỘ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng:
a. Phá rừng sản xuất: đến 0,05 ha.
b. Phá rừng phòng hộ: đến 0,02 ha.
c. Phá rừng đặc dụng: đến 0,01 ha.
2. Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:
a. Phá rừng sản xuất: từ trên 0,05 ha đến 0,3.
b. Phá rừng phòng hộ: từ trên 0,02 ha đến 0,1 ha.
c. Phá rừng đặc dụng: Từ trên 0,01 ha đến 0,05 ha.
3. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
a. Phá rừng sản xuất: từ trên 0,3 ha đến 0,7 ha.
b. Phá rừng phòng hộ: từ trên 0,1 ha đến 0,3 ha.
c. Phá rừng đặc dụng: Từ trên 0,05 ha đến 0,2 ha.
4. Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng:
a. Phá rừng sản xuất: từ trên 0,7 ha đến 1 ha.
b. Phá rừng phòng hộ: từ trên 0,3 ha đến 0,5 ha.
c. Phá rừng đặc dụng: Từ trên 0,2 ha đến 0,3 ha.
5. Người vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt tiền, còn bị tịch thu lâm sản, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi là phương tiện vi phạm), buộc trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi mang công cụ phương tiện khai thác vào rừng mà không có giấy phép khai thác lâm sản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc khai thác trái phép vào rừng sản xuất: gỗ thông thường đến 1m3; củi đến 2 st; lâm sản khác có giá trị đến 100.000 đồng (theo giá trị thị trường địa phương).
2. Phạt tiền trên 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép vào rừng sản xuất: gỗ thông thường từ trên 1m3 đến 2m3; củi từ trên 2 st đến 5 st; lâm sản khác có giá trị từ trên 100. 000 đến 400.000 đồng.
3. Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:
a. Gỗ tròn thông thường ở rừng sản xuất từ trên 2m3 đến 7m3; ở rừng phòng hộ đến 5m3; ở rừng đặc dụng đến 4m3.
b. Gỗ tròn quý hiếm: đến 1m3 (áp dụng chung cho cả 3 loại rừng).
c. Củi: từ trên 5st đến 20st.
d. Lâm sản khác: có giá trị từ trên 400.000 đến 2.000.000 đồng.
e. Người được phép khai thác rừng vi phạm quy định về bảo vệ rừng trong khai thác rừng (không phát luỗng dây leo, chặt cao gốc, không dọn vệ sinh rừng sau khai thác...) với diện tích đến 5 ha.
4. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
a. Gỗ tròn thông thường: ở rừng sản xuất từ trên 7m3 đến 15m3; ở rừng phòng hộ từ trên 5m3 đến 12m3; ở rừng đặc dụng từ trên 4m3 đến 10m3.
b. Gỗ tròn quý hiếm từ trên 1m3 đến 5m3.
c. Củi: từ trên 20st đến 70st.
d. Lâm sản khác: có giá trị từ trên 2.000.000 đến 8.000.000 đồng. e. Người được phép khai thác rừng vi phạm quy định về bảo vệ rừng trong khai thác rừng với diện tích từ trên 5 ha đến 15 ha.
5. Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng:
a. Gỗ tròn thông thường ở rừng sản xuất từ trên 15m3 đến 25m3; ở rừng phòng hộ từ trên 12m3 đến 20m3; ở rừng đặc dụng từ trên 10m3 đến 15m3.
b. Gỗ tròn quý hiếm: từ trên 5m3 đến 10m3.
c. Củi: từ trên 70st đến 150st.
d. Lâm sản khác: có giá trị từ trên 8.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
e. Người được phép khai thác rừng vi phạm quy định về bảo vệ rừng trong khai thác rừng với diện tích từ trên 15 ha đến 40 ha.
6. Trường hợp khai thác trái phép vào rừng cây còn non không tính được khối lượng từng cây bằng m3 thì đo diện tịch bị chặt phá và chuyển sang xử lý theo hành vi "Phá rừng trái phép" quy định tại
7. Người vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, con bị tịch thu lâm sản, phương tiện vi phạm, tước quyền sử dụng giấy phép khai thác lâm sản.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng:
a. Phát đốt rừng sản xuất: đến 0,2 ha.
b. Phát đốt rừng phòng hộ: đến 0,1 ha.
c. Phát đốt rừng đặc dụng: đến 0,05 ha.
2. Phạt tiền từ trên 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng:
a. Phát đốt rừng sản xuất: từ trên 0,2 ha đến 0,5 ha.
b. Phát đốt rừng phòng hộ: từ trên 0,1 đến 0,3 ha.
c. Phát đốt rừng đặc dụng: từ trên 0,05 đến 1 ha.
3. Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng:
a. Phát đốt rừng sản xuất: từ trên 0,5 ha đến 1 ha.
b. Phát đốt rừng phòng hộ: từ trên 0,3 đến 0,5 ha.
c. Phát đốt rừng đặc dụng: từ trên 0,1 đến 0,3 ha.
4. Người vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, còn bị tịch thu lâm sản, phương tiện vi phạm, buộc trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng:
a. Đốt lửa trong rừng đã có quy định cấm.
b. Mang chất nổ, chất dễ cháy vào rừng đã có quy định cấm.
c. Ném, xả tàn lửa vào rừng đã có quy định cấm.
2. Phạt tiền từ trên 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi chủ rừng không chấp hành đầy đủ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi gây cháy rừng:
a. Rừng sản xuất: đến 0,3 ha.
b. Rừng phòng hộ: đến 0,1 ha.
c. Rừng đặc dụng: đến 0,05 ha.
4. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi gây cháy rừng:
a. Rừng sản xuất: từ 0,3 ha đến 1 ha.
b. Rừng phòng hộ: từ 0,1 ha đến 0,5 ha.
c. Rừng đặc dụng: từ 0,5 ha đến 0,2 ha.
5. Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi gây cháy rừng:
a. Rừng sản xuất: từ trên 1 ha đến 2 ha.
b. Rừng phòng hộ: từ trên 0,5 ha đến 1 ha.
c. Rừng đặc dụng: từ trên 0,2 ha đến 0,5 ha.
6. Người vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, còn bị buộc trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng khi để rừng bị thiệt hại đến 1 ha.
2. Phạt tiền từ trên 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi để rừng bị thiệt hại từ trên 1 ha đến 5 ha.
3. Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi để rừng bị thiệt hại từ trên 5 ha đến 10 ha.
4. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi để rừng bị thiệt hại từ trên 10 ha đến 20 ha.
5. Người vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền còn bị buộc khắc phục hậu quả do sâu bệnh gây ra.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng.
a. Rừng sản xuất: đến 0,3 ha.
b. Rừng phòng hộ: đến 0,2 ha.
c. Rừng đặc dụng: đến 1 ha.
2. Phạt tiền từ trên 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng:
a. Rừng sản xuất: từ trên 0,3 ha đến 1 ha.
b. Rừng phòng hộ: từ trên 0.2 ha đến 0,5 ha.
c. Rừng đặc dụng: từ trên 0,1 ha đến đến 0,3 ha.
3. Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng:
a. Rừng sản xuất: từ trên 1 ha đến 2 ha.
b. Rừng phòng hộ: từ trên 0.5 ha đến 1 ha.
c. Rừng đặc dụng: từ trên 0,3 ha đến đến 0,5 ha.
4. Người vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, còn bị buộc trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng:
a. Săn bắt động vật rừng không có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
b. Sử dụng phương pháp, phương tiện săn bắt cấm sử dụng.
2. Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng:
a. Săn bắt động vật rừng vi phạm vào khu vực cấm săn bắt.
b. Săn bắt động vật rừng vi phạm vào mùa cấm săn bắt.
3. Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:
a. Săn bắt động vật rừng quý hiếm trái quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
b. Hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 Điều này và săn bắt động vật rừng thông thường với số lượng lớn mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Người vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền còn bị tịch thu động vật rừng đã săn bắt trái phép, phương tiện vi phạm, tước quyền sử dụng giấy phép săn bắt động vật rừng.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng khi phát hiện hành vi vi phạm nhưng chưa gây thiệt hại đến đất rừng.
2. Phạt tiền từ trên 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng:
a. Đất rừng sản xuất: đến 0,2 ha.
b. Đất rừng phòng hộ: đến 0,1 ha.
c. Đất rừng đặc dụng: đến 0,05 ha.
3. Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:
a. Đất rừng sản xuất: từ trên 0,2 ha đến 1 ha.
b. Đất rừng phòng hộ: từ trên 0.1 ha đến 0,6 ha.
c. Đất rừng đặc dụng: từ trên 0,05 ha đến đến 0,3 ha.
4. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:
a. Đất rừng sản xuất: từ trên 1 ha đến 2 ha.
b. Đất rừng phòng hộ: từ trên 0.6 ha đến 1,2 ha.
c. Đất rừng đặc dụng: từ trên 0,3 ha đến đến 0,7 ha.
4. Người vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền còn bị buộc khắc phục hậu quả đã gây ra.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 200.000 đồng:
a. Gỗ thông thường đến 1m3 quy tròn;
b. Củi: đến 2st.
c. Lâm sản khác: có giá trị đến 100.000 đồng (theo giá trị thị trường địa phương).
2. Phạt tiền từ trên 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng:
a. Gỗ thông thường: từ trên 1m3 đến 3m3 quy tròn;
b. Gỗ quý hiếm: đến 0,5 m3 quy tròn
c. Củi: từ trên 2st đến 6st.
d. Lâm sản khác: có giá trị từ trên 100.000 đồng đến 500.000 đồng.
3. Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:
a. Gỗ thông thường: từ trên 3m3 đến 10m3 quy tròn;
b. Gỗ quý hiếm: từ trên 0,5 m3 đến 3 m3 quy tròn
c. Củi: từ trên 6st đến 25st.
d. Lâm sản khác: có giá trị từ trên 500.000 đồng đến 2.500.000 đồng.
4. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
a. Gỗ thông thường từ trên 10m3 đến 25m3 quy tròn;
b. Gỗ quý hiếm: từ trên 3m3 đến 10m3 quy tròn
c. Củi: từ trên 25st đến 80st.
d. Lâm sản khác: có giá trị từ trên 2.500.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng:
a. Gỗ thông thường: từ trên 25m3 đến 40m3 quy tròn;
b. Gỗ quý hiếm: từ trên 10m3 đến 15m3 quy tròn
c. Củi: từ trên 80st đến 200st.
d. Lâm sản khác: có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng:
a. Gỗ thông thường: từ trên 40m3 đến 70m3 quy tròn;
b. Gỗ quý hiếm: từ trên 15m3 đến 25m3 quy tròn
c. Lâm sản khác: có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
7. Người vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền, còn bị tịch thu lâm sản, phương tiện vi phạm, tước quyền sử dụng giấy phép vận chuyển lâm sản.
8. Trường hợp người vận chuyển lâm sản vi phạm thủ tục giấy tờ vận chuyển lâm sản theo quy định của pháp luật nhưng lâm sản có nguồn gốc khai thác, mua, bán hợp pháp thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Điều 13.- Vi phạm quy định quản lý Nhà nước về chế biến gỗ và lâm sản:
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động chế biến gỗ và lâm sản không có giấy phép chế biến gỗ và lâm sản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Trường hợp kiểm tra gỗ và lâm sản đưa vào chế biến không có nguồn gốc khai thác, mua, bán hợp pháp thì xử lý theo
3. Người vi phạm quy định tại Điều này, ngoài việc bị phạt tiền, còn bị đình chỉ hoạt động, tịch thu lâm sản, phương tiện vi phạm.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản không trình kiểm lâm sản tại địa điểm quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thủ tục trình kiểm khi nhập, xuất lâm sản.
3. Trường hợp kiểm tra gỗ và lâm sản không có nguồn gốc khai thác, mua, bán hợp pháp thì xử lý theo
MỤC 1: THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1. Nhân viên Kiểm lâm đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng; tạm giữ lâm sản trái phép, phương tiện vi phạm, để báo cáo lên thủ trưởng trực tiếp xử lý.
2. Trạm trưởng trạm kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 1.000.000 đồng; tịch thu lâm sản trái phép quy định trong khung xử phạt thuộc thẩm quyền, tịch thu phương tiện vi phạm có giá trị đến 10.000.000 đồng. Trường hợp buộc người vi phạm trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng thì phải báo cáo lên thủ trưởng cấp trên trực tiếp xử lý.
3. Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 2.000.000 đồng; đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép; tịch thu lâm sản trái phép quy định trong khung xử phạt thuộc thẩm quyền, tịch thu phương tiện vi phạm có giá trị đến 20.000.000 đồng; buộc người vi phạm trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng.
4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép; tịch thu lâm sản trái phép quy định trong khung xử phạt thuộc thẩm quyền, tịch thu phương tiện vi phạm; buộc người vi phạm trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng.
5. Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép; tịch thu lâm sản trái phép quy định trong khung xử phạt thuộc thẩm quyền, tịch thu phương tiện vi phạm; buộc người vi phạm trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng.
Điều 16.- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp:
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng; tạm giữ lâm sản trái phép để báo cáo cơ quan Kiểm lâm địa phương xử lý, tịch thu phương tiện vi phạm có giá trị đến 500.000 đồng, buộc bồi thường do vi phạm hành chính gây ra đến 500.000đ.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện) có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 10.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép; tịch thu lâm sản trái phép quy định trong khung xử phạt thuộc thẩm quyền, tịch thu phương tiện vi phạm; buộc người vi phạm trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000.000 đồng; tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép; tịch thu lâm sản trái phép, phương tiện vi phạm; buộc người vi phạm trồng lại rừng hoặc chịu chi phí trồng lại rừng.
4. Cơ quan Kiểm lâm các cấp ở địa phương có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc xem xét, quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức thực hiện quyết định xử phạt đó.
Điều 17. Uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính:
Trong trường hợp người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các
Điều 19.- Giải quyết những trường hợp vượt thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:
Trong trường hợp vụ vi phạm vượt khung xử phạt thuộc thẩm quyền xử phạt của cấp mình, thì lập hồ sơ và chuyển ngay lên cấp có thẩm quyền để xử lý; riêng về lâm sản trái phép, phương tiện vi phạm đang tạm giữ không phải chuyển đi mà vẫn để lại nơi tạm giữ, chờ quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền. Sau khi có quyết định xử phạt, cơ quan kiểm lâm có trách nhiệm thực hiện theo quyết định xử phạt đó. Nghiêm cấm mọi việc xử phạt không đúng thẩm quyền.
MỤC 2: THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 20.- Đình chỉ hành vi vi phạm hành chính:
Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điều từ Điều 4 đến
Điều 21.- Lập biên bản vi phạm hành chính:
Người có thẩm quyền xử phạt khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 37 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản quy định tại Điều 46 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Sau khi lập biên bản vi phạm ban đầu, nếu chưa đủ chứng cứ, người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành ngay việc điều tra, xác minh và lập biên bản xác minh.
Điều 22. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn:
Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm cho việc xử lý vi phạm có hiệu quả, cơ quan Kiểm lâm được áp dụng một số biện pháp ngăn chặn sau đây:
1. Tạm giữ người, khám người theo thủ tục hành chính, thực hiện theo quy định tại Điều 39, Điều 40, Điều 42 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
2. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm theo thủ tục hành chính, thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
3. Khi có căn cứ để nhận định rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu lâm sản trái phép theo quy định tại Điều 43 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, nhân viên Kiểm lâm được giao nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát lâm sản được sử dụng cờ hiệu, biển báo hiệu, còi hiệu, đèn báo hiệu để yêu cầu người điều khiển các phương tiện vận tải trên đường bộ, đường thuỷ dừng lại để kiểm soát lâm sản.
4. Nhân viên Kiểm lâm đang thi hành công vụ, khi phát hiện quả tang vi phạm pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, được kiểm tra hiện trường rừng, hiện trường nơi để lâm sản trái phép theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp cần khám xét nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, phải theo đúng quy định tại Điều 44 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Người có thẩm quyền xử phạt, sau khi xác định hành vi, mức độ vi phạm phải căn cứ vào các yếu tố quy định tại Khoản 5 Điều 3 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các
Việc quyết định xử phạt áp dụng các thủ tục theo quy định tại Điều 48 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền phải nộp tiền phạt tại nơi ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt. Tiền phạt thu được phải nộp vào ngân sách Nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước.
Quyết định phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Điều 25. Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính:
Nguyên tắc xử lý tịch thu lâm sản trái phép, phương tiện vi phạm như sau:
3. Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định xử phạt phải tiến hành lập biên bản và tổ chức bán ngay. Tiền thu được phải nộp vào ngân sách Nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước.
4. Chủ rừng khi phát hiện, bắt quả tang cá nhân, tổ chức vi phạm gây thiệt hai đến rừng trong lâm phận của mình quản lý thì lập biên bản, tạm giữ lâm sản, phương tiện vi phạm và chuyển hồ sơ cho cơ quan Kiểm lâm sở tại để xử lý. Cơ quan Kiểm lâm sau khi ra quyết định xử phạt người vi phạm thì trả lại lâm sản tịch thu được cho chủ rừng, chủ rừng phải chịu các khoản chi phí thực tế trong việc xử lý của cơ quan Kiểm lâm.
Trường hợp chủ rừng không phát hiện được người vi phạm, thì sau khi quyết định xử phạt người vi phạm, cơ quan Kiểm lâm không phải trả lại lâm sản tịch thu được cho chủ rừng mà bán và nộp vào ngân sách theo quy định hiện hành. Riêng đối với lâm sản của rừng trồng do cá nhân, tổ chức tự bỏ vốn ra gây trồng thì cơ quan Kiểm lâm trả lại lâm sản tịch thu được cho chủ rừng, nhưng chủ rừng phải chịu các khoản chi phí thực tế trong việc xử lý của cơ quan Kiểm lâm.
Điều 27.- Xử lý tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính:
Đối với lâm sản trái phép, phương tiện vi phạm bị tịch thu, cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm bảo quản, không để mất mát, hư hỏng. Sau thời gian 10 ngày kể từ ngày người vi phạm nhận quyết định mà không có khiếu nại, thì cơ quan Kiểm lâm phối hợp với cơ quan tài chính địa phương xử lý như sau:
1. Đối với gỗ và lâm sản quý hiếm, cơ quan tài chính lập hội đồng định giá và tổ chức bán đấu giá cho các đối tượng được phép sử dụng theo quy định hiện hành.
2. Đối với gỗ, lâm sản quý hiếm kém phẩm chất từ 50% trở lên; sản phẩm chế biến từ gỗ có số lượng ít, phân tán và gỗ thông thường thì bán cho các đối tượng được phép sử dụng theo giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định.
3. Đối với lâm sản khác (không thuộc khoản 1, Khoản 2 Điều này), bán theo giá thị trường địa phương.
4. Đối với động vật rừng còn sống, tổ chức thả vào rừng hoặc bán cho cá nhân, tổ chức được phép kinh doanh, gây nuôi phát triển, nghiên cứu khoa học, phục vụ nhu cầu văn hoá theo giá thị trường địa phương.
5. Đối với các phương tiện tịch thu thì tổ chức bán đấu giá theo quy định hiện hành.
6. Tiền thu được từ bán lâm sản trái phép, phương tiện vi phạm quy định tại Điều 25, Điều 27 và tiền phạt quy định tại
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt quá thẩm quyền, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền bạc, tang vật, phương tiện vi phạm, làm cản trở sản xuất, lưu thông hàng hoá lâm sản thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Người bị xử phạt vi phạm hành chính nếu có hành vi chống đối người thi hành công vụ, trì hoãn, đánh tháo tang vật, phương tiện vi phạm, trốn tránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi pham, ngoài việc phải chấp hành quyết định xử phạt đã có hiệu lực, còn bị người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các
Điều 29.- Xét giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, áp dụng theo quy định tại các điều từ Điều 87 đến Điều 90 Chương VIII của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 21 tháng 5 năm 1996.
1. Riêng về việc khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 88 Chương VIII của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của người đã ra quyết định xử phạt thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định xử phạt, cụ thể như sau:
a. Nhân viên Kiểm lâm, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm xử phạt thì khiếu nại lên Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm.
b. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã xử phạt thì khiếu nại lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện.
c. Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động xử phạt thì khiếu nại lên Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm.
d. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm xử phạt thì khiếu nại lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
e. Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xử phạt thì khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
2. Mọi cá nhân, tổ chức có quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm và người có thẩm quyền.
Điều 30.- Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nghị định này thay thế Nghị định số 14/CP ngày 5 tháng 12 năm 1992 của Chính phủ ban hành kèm theo Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Quyết định 59/2005/QĐ-BNN về việc ban hành quy định về kiểm tra, kiểm soát lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông tư 28/2005/TT-BNN sửa đổi Thông tư 63/2004/TT-BNN hướng dẫn Nghị định 139/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Nghị định 14-CP năm 1992 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng
- 4Thông báo 84/TB-VPCP về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng do Văn phòng Chính phủ ban hành, nghe ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị triển khai Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 của Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng
- 5Nghị định 139/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- 1Nghị định 14-CP năm 1992 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng
- 2Nghị định 17/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 77/CP năm 1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- 3Nghị định 139/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- 1Quyết định 59/2005/QĐ-BNN về việc ban hành quy định về kiểm tra, kiểm soát lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông tư 28/2005/TT-BNN sửa đổi Thông tư 63/2004/TT-BNN hướng dẫn Nghị định 139/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Luật Bảo vệ và phát triển rừng 1991
- 4Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 5Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995
- 6Thông tư 1-NN/KL/TT-1997 thực hiện Nghị định 77/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triễn nông thôn ban hành
- 7Thông tư 09/1997-TT-NN-KL sửa đổi Thông tư 01/NN-KL-TT-1997: Hướng dẫn Nghị định 77/CP-1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ và quản lý lâm sản do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Thông báo 84/TB-VPCP về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng do Văn phòng Chính phủ ban hành, nghe ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị triển khai Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 của Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng
Nghị định 77-CP năm 1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- Số hiệu: 77-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 29/11/1996
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: 31/01/1997
- Số công báo: Số 2
- Ngày hiệu lực: 29/11/1996
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực