THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 724-TTg | Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 1956 |
QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ CÔNG TÁC VÀ LỀ LỐI LÀM VIỆC CỦA BAN THANH TRA TRUNG ƯƠNG CỦA CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Sắc lệnh số 261-SL ngày 28 tháng 03 năm 1950 thành lập Ban Thanh tra trung ương của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa;
Theo đề nghị của ông Tổng thanh tra,
NGHỊ ĐỊNH:
Một điều cần chú ý: Ban Thanh tra trung ương của Chính phủ sẽ tiến hành những cuộc thanh tra có trọng điểm, có tính chất điển hình, nhằm phát huy tác dụng giáo dục, sửa chữa chung. Việc thanh tra thường xuyên ở các Bộ, các cơ quan các cấp địa phương, chủ yếu phải do các Bộ, các cơ quan các cấp địa phương tự phụ trách lấy.
Nếu người phụ trách cơ quan không ký thì Ủy viên thanh tra sẽ ghi vào biên bản là người đó không ký, cùng với lý do nếu có. Tất cả các biên bản đều được gửi lên cấp trên của cơ quan được thanh tra. Đồng thời Ban Thanh tra trung ương cần đề nghị ý kiến hoặc kế hoạch sửa chữa với cơ quan đó. Những đề nghị quan trọng phải được cơ quan lãnh đạo cấp trên hoặc Chính phủ duyệt y.
Đối với những quyết định, chỉ thị của cán bộ phụ trách một cơ quan không đúng với chính sách của Chính phủ thì Ủy viên thanh tra yêu cầu họ sửa chữa hoặc Ban Thanh tra trung ương đề nghị cơ quan lãnh đạo cấp trên hay Chính phủ đôn đốc họ sửa chữa.
Điều 7. – Việc trừng phạt và khen thưởng ấn định như sau:
a) Đối với những người phạm kỷ luật hành chính, sau khi đã xét và kết luận, Ủy viên thanh tra đề nghị với cơ quan phụ trách căn cứ vào kỷ luật chung mà xử trí hoặc báo cáo cho cấp trên của cơ quan đó xử trí.
b) Đối với những người rõ ràng đã phạm pháp luật, Ban Thanh tra giao sang Tòa án nhân dân xét xử.
c) Đối với những người làm tổn thất tài sản Nhà nước mà xét không cần phải truy tố trước Tòa án nhân dân thì Ban Thanh tra đôn đốc cơ quan phụ trách xử trí, bắt đương sự bồi thường một phần hay toàn bộ tài tải bị mất mát, hư hỏng vì lỗi của mình.
d) Đối với những người kiên quyết đấu tranh với những hành động phạm pháp, những người có công giữ gìn và cứu được tài sản Nhà nước khỏi bị tổn thất, Ban Thanh tra trung ương của Chính phủ đề nghị với cơ quan phụ trách hoặc đề nghị lên Chính phủ khen thưởng.
đ) Đối với những người gương mẫu trong việc chấp hành mệnh lệnh của Chính phủ và tôn trọng pháp luật của Nhà nước, tích cực làm việc, có nhiều sáng kiến, nhiều thành tích thì Ban Thanh tra trung ương của Chính phủ đề nghị với cơ quan phụ trách hoặc đề nghị lên Chính phủ khen thương, cất nhắc.
Các Ban Thanh tra của các Bộ, Khu, Thành phố, Tỉnh cần báo cáo công tác của mình với Ban Thanh tra trung ương của Chính phủ.
Điều 12. – Các ông Bộ trưởng và ông Tổng thanh tra chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
Nghị định 724-TTg năm 1956 quy định cụ thể về công tác và lề lối làm việc của Ban Thanh tra trung ương của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 724-TTg
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 01/04/1956
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phạm Văn Đồng
- Ngày công báo: 20/04/1956
- Số công báo: Số 8
- Ngày hiệu lực: 16/04/1956
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định