CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 70/2008/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2008 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bình đẳng giới ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH :
Nghị định này quy định chi tiết thi hành các Điều 8, 9, 25, 26, 27, 28, 29 và 30 của Luật Bình đẳng giới về trách nhiệm quản lý nhà nước về bình đẳng giới và phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
Điều 2. Cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong phạm vi cả nước.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÌNH ĐẢNG GIỚI
Điều 3. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương tổ chức thực hiện các chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch, mục tiêu, biện pháp đó.
2. Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới.
3. Tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm - pháp luật.
4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về bình đăng giới.
5. Hướng dẫn hoạt động bình đẳng giới, kỹ năng lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong tổ chức hoạt động của các cơ quan, tổ chức.
6. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới.
7. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học trong lĩnh vực bình đẳng giới.
8. Sơ kết, tổng kết, báo cáo, đánh giá hàng năm và theo định kỳ về tình hình thực hiện bình đẳng giới trong phạm vi cả nước.
9. Thống kê và công bố thông tin, số liệu về bình đẳng giới trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
10. Thục hiện hợp tác quốc tế về bình đẳng giới trong phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật; đề xuất việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về bình đằng giới và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế về bình đẳng giới mà Việt Nam là thành viên.
11. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
Điều 4. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
1. Rà soát văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm bình đẳng giới trong ngành, lĩnh vực phụ trách.
2. Nghiên cứu, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.
3. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động của ngành.
4. Hướng dẫn và tổ chúc thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong ngành, lĩnh vực phụ trách.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong ngành, lĩnh vực phụ trách.
6. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới trong ngành, lĩnh vực phụ trách.
7. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học về bình đẳng giới trong ngành, lĩnh vực phụ trách.
8. Tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo hàng năm và theo định kỳ về tình hình thực hiện bình đẳng giới trong ngành, lĩnh vực phụ trách. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá theo định kỳ về thực trạng bình đẳng giới trong ngành, lĩnh vực phụ trách.
9. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới trong lĩnh vực phụ trách.
Điều 5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch về bình đẳng giới của địa phương nhằm cụ thể hoá chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
2. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.
3. Tổ chức lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
4. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
5. Tổ chức chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về giới và chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho nhân dân địa phương.
6. Xây dựng, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới ở địa phương; tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học trong lĩnh vục giới và bình đẳng giới; xây dựng cơ chế, chính sách huy động nhân lực, kinh phí để thực hiện bình đẳng giới ở địa phương.
7. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương. Sơ kết, tổng kết, báo cáo, đánh giá hàng năm và định kỳ về tình hình thực hiện bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.
8. Kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.
Điều 6. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch về giới và bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.
2. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; huy động nhân lực, kinh phí để thực hiện bình đẳng giới ở địa phương.
3. Tổ chức, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về giới và chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho nhân dân địa phương.
4. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương. Sơ kết, tổng kết, báo cáo đánh giá hàng năm và định kỳ về tình hình thực hiện bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.
5. Kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.
Điều 7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.
2. Tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; huy động nhân lực, kinh phí để thực hiện bình đẳng giới ở địa phương.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về giới và bình đẳng giới cho nhân dân địa phương.
4. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương. Sơ kết, tổng kết, báo cáo đánh giá hàng năm và định kỳ về tình hình thực hiện bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.
5. Kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương.
PHỐI HỢP THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
Điều 8. Nguyên tắc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp khi thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp thực hiện một hoặc một số công việc trên cơ sở các nguyên tắc sau:
1. Nội dung phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới phải liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan phối hợp.
2. Bảo đảm tính khách quan trong quá trình phối hợp.
3. Bảo đảm yêu cầu chuyên môn, chất lượng và thời hạn phối hợp; nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong việc giải quyết các công việc liên quan đến nội dung phối hợp.
4. Bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động phối hợp; đề cao trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và cán bộ, công chức tham gia phối hợp.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào việc xây dựng và đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;
b) Hướng dẫn lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào việc xây dựng và đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào việc xây dựng, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương.
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật được phân công.
2. Bộ tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm:
ạ) Dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
b) Dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan khác, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà Chính phủ có trách nhiệm tham gia ý kiến;
c) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp.
1. Bộ lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn, tổ chức tuyên truyền, giáo dục Luật Bình đẳng giới và các văn bản pháp luật về bình đẳng giới; chủ trì, phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng chương trình, nội dung truyền thông, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tuyên truyền, giáo dục và cung cấp kiến thức, kỹ năng thực hành về bình đẳng giới.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đưa nội dung về giới và bình đẳng giới vào các chương trình giáo dục trong nhà trường phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện đề án thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới qua các ấn phẩm, chương trình phát thanh, truyền hình và các hình thức khác; chỉ đạo, hướng dẫn Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng khác thực hiện tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới.
4. Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức và chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc ít người; vận động đồng bào dân tộc ít người phát huy các phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp của dân tộc phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới.
5. Các cơ quan thông tin tuyên truyền và các cơ quan, tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới, giới thiệu mô hình, điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong việc thực hiện bình đẳng giới, phê phán hành vi, cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu xây dựng, trình Chính phủ ban hành chỉ số phát triển giới của quốc gia, tiêu chí phân loại giới tính trong số liệu thông tin thống kê nhà nước; hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc thu thập, tổng hợp số liệu thống kê về giới thuộc hệ thống chỉ tiêu quốc gia và tính toán chỉ số phát triển về giới của quốc gia.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan thu thập và tổng hợp thông tin, số liệu về bình đẳng giới; cung cấp thông tin, số liệu về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các tiêu chí phân loại theo giới tính trong chỉ tiêu thống kê thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách; tổ chức việc thống kê, thu thập thông tin, số liệu và báo cáo về tình hình thực hiện bình đẳng giới thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 13. Phối hợp trong việc xây dựng các báo cáo quốc gia về bình đẳng giới
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng báo cáo hàng năm để Chính phủ trình Quốc hội về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành khác có liên quan xây dựng các báo cáo gửi quốc tế về những tiến bộ của Việt Nam trong việc thực hiện bình đẳng giới, báo cáo về tình hình thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (Công ước CEDAW).
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm cung cấp thông tin, báo cáo về tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong ngành, lĩnh vực, địa phương để Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, xây dựng các báo cáo quốc gia theo quy định.
Điều 14. Phối hợp trong việc bảo đảm điều kiện về nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới
1. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập dự toán ngân sách, quản lý và sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới bảo đảm đúng mục đích, có hiệu quả và theo đúng quy định của pháp luật.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan huy động các nguồn vốn viện trợ, vốn vay của quốc tế và các nguồn vốn khác cho hoạt động bình đẳng giới.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp tham gia hoạt động quản lý nhà nước về bình đẳng giới như sau:
a) Mời đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp tham gia thảo luận hoặc gửi dự thảo văn bản để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp góp ý kiến khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật về bình đẳng giới;
b) Nghiên cứu, tiếp thu các đề xuất của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới;
c) Phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện bình đẳng giới, Luật Bình đẳng giới và các Văn bản pháp luật có liên quan.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới trong hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.
Điều 16. Tham gia quản lý nhà nước về bình đẳng giới của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp tham gia các hoạt động quản lý nhà nước về bình đẳng giới như sau:
1. Thực hiện các quy định tại
2. Nghiên cứu, tiếp thu các phản biện xã hội của Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp đối với chính sách, pháp luật về bình đẳng giới;
3. Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp thu thập ý kiến về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới để kịp thời giải quyết;
4. Phối hợp tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về giới, kỹ năng hoạt động bình đẳng giới; tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu về bình đẳng giới.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
TM. CHÍNH PHỦ |
Nghị định 70/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật bình đẳng giới
- Số hiệu: 70/2008/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 04/06/2008
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: 18/06/2008
- Số công báo: Từ số 353 đến số 354
- Ngày hiệu lực: 03/07/2008
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực