Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 66-CP | Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 1995 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 35/CP ngày 27/5/1995 của Chính phủ về đặt Cục Dự trữ quốc gia thuộc Chính phủ;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia và Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chế độ quản lý về dự trữ quốc gia và hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các vấn đề nói trên sau khi được phê duyệt.
2. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản về quy chế quản lý, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc lĩnh vực dự trữ quốc gia và kiểm tra việc thực hiện các văn bản trên.
3. Tổng hợp nhu cầu vật tư hàng hoá dự trữ quốc gia và phối hợp với các cơ quan có liên quan (Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính và các Bộ được Chính phủ giao quản lý hàng dự trữ quốc gia) để lập, cân đối và phân bổ nguồn tài chính dự trữ quốc gia trong kế hoạch Nhà nước hàng năm trình Chính phủ quyết định.
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc quản lý hàng dự trữ quốc gia đối với các cơ quan được Chính phủ phân công quản lý. Được quyền yêu cầu các cơ quan quản lý hàng dự trữ quốc gia báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình quản lý dự trữ quốc gia thuộc từng cơ quan quản lý để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
5. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến vào lĩnh vực bảo quản và quản lý dự trữ quốc gia; từng bước đổi mới và hiện đại hoá hệ thống kho tàng, trang thiết bị và công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
6. Chỉ đạo thực hiện việc mua, bán, bảo quản, xuất, nhập hàng dự trữ quốc gia được Chính phủ giao cho Cục trực tiếp quản lý. Được trực tiếp xuất nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ cho dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Tổ chức hợp tác quốc tế về lĩnh vực dự trữ quốc gia theo quy định của Chính phủ.
8. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức ngành Dự trữ quốc gia.
9. Quản lý tổ chức bộ máy, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước, biên chế, tài sản, tài chính thuộc Cục theo quy định của Chính phủ.
Điều 3.- Cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ Quốc gia gồm có:
A. Các tổ chức giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước:
Ban Chính sách dự trữ quốc gia.
Ban Kế hoạch.
Ban Tài chính - Kế toán.
Ban Kỹ thuật bảo quản.
Ban Xây dựng cơ bản.
Bản Tổ chức - Cán bộ.
Thanh tra.
Văn phòng.
B. Các Chi cục Quản lý hàng dự trữ quốc gia theo vùng lãnh thổ.
C. Các tổ chức sự nghiệp:
Trung tâm Khoa học, Công nghệ bảo quản.
Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc nói trên.
Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 2Nghị định 15-CP năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 3Nghị định 35/CP năm 1995 về việc đặt Cục Dự trữ Quốc gia trực thuộc Chính phủ
- 4Quyết định 517/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Việc làm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Nghị định 66-CP năm 1995 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ quốc gia
- Số hiệu: 66-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 18/10/1995
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 2
- Ngày hiệu lực: 18/10/1995
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra