BỘ CÔNG NGHIỆP | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 66-BCN/VP | Hà Nội, ngày 23 tháng 08 năm 1957 |
BAN HÀNH BẢN ĐIỀU LỆ VỀ CUNG CẤP VÀ TIÊU THỤ ĐIỆN
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Chiếu nghị quyết của Hội đồng Chính phủ tháng 09-1955 thành lập Bộ Công nghiệp;
Xét nhu cầu cần thiết về mặt kinh doanh của ngành Điện lực và đảm bảo lợi ích của các cơ quan, quân đội và nhân dân sử dụng điện.
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 3. – Bản điều lệ này có giá trị ngay sau khi ban hành.
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP |
QUY ĐỊNH VỀ CUNG CẤP VÀ TIÊU THỤ ĐIỆN
Bản điều lệ này chỉ áp dụng cho các nhà máy điện quốc doanh có mục đích kinh doanh trực tiếp về điện không chỉ dành riêng phục vụ cho một đơn vị sản xuất công nghiệp hay nông nghiệp nào, mà còn dùng một phần hoặc hoàn toàn để cung cấp cho sinh hoạt và đời sống hàng ngày của nhân dân. Bản điều lệ này không áp dụng chung cho tất cả các nhà máy phát điện mà tổng số công xuất dưới 200KW mặc dù có tính chất kinh doanh.
Dựa trên lợi ích của quốc gia và nhân dân, Bộ ban bố bản điều lệ này nhằm quy định trách nhiệm, đảm bảo an toàn và quyền lợi cho nhà máy điện cũng như cho các cơ quan quân đội và nhân dân.
Điều 3. – Quan hệ giữa điều lệ và hợp đồng mua bán.
Điều lệ này do Bộ ban bố, gồm những điểm quy định chung để quản lý nhà máy điện và khách hàng. Điều lệ áp dụng chung cho toàn quốc, do đó không thể chiếu cố đến tình hình cụ thể của từng địa phương.
Chỉ có Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công nghiệp mới có quyền sửa đổi bản điều lệ này.
Còn Hợp đồng là thể hiện những điểm cụ thể của địa phương không ghi trong điều lệ do Nhà nước máy điện và khách hàng cùng nhau thỏa thuận ký kết.
Hợp đồng được pháp luật quốc gia bảo đảm nhưng phải căn cứ vào điều lệ và không được ngược lại.
Tất cả các nhà máy điện cũng như nơi xin dùng điện thuộc loại nhà máy quy định ở điều I đều có trách nhiệm thi hành điều lệ này.
Nếu vì không thi hành một hoặc nhiều điều khoản trong điều lệ này mà để xảy ra thiệt hại quyền lợi và an toàn của một trong hai bên, hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân, ảnh hưởng đến công việc phục hồi và phát triển kinh tế chung thì bên vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường hoặc bị truy tố ra pháp luật, tùy theo lỗi vi phạm.
Nếu vì không thi hành đúng một hay nhiều điều khoản trong bản điều lệ này tuy chưa gây thiệt hại trước mắt nhưng sẽ ảnh hưởng và thiệt hại về sau thì bên vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường, bị phạt và hoặc bị truy tố ra pháp luật tùy lỗi nặng nhẹ.
Điều 5. – Định nghĩa khách hàng.
Khách hàng là cá nhân hoặc tổ chức chính quyền, đoàn thể, quân đội có ký hợp đồng tiêu thụ điện với nhà máy điện.
CÁC LOẠI DÙNG ĐIỆN VÀ CUNG CẤP ĐIỆN
Điều 6. – Chu tần và điện thế.
Nói chung các loại điện cung cấp đều là điện xoay chiều ba pha hoặc một pha.
Chu tần là 50 chu kỳ mỗi giây.
Điện hạ thế là 380 vôn/220 vôn hay 208 vôn/120 vôn.
Điện cao thế và hạ thế tùy theo từng trường hợp mà ký kết hợp đồng giữa nhà máy điện với khách hàng.
Trừ những trường hợp đặc biệt cần thiết cho việc tu bổ của nhà máy điện, thời gian cung cấp nói chung ấn định như sau:
- Đối với các nhà máy điện chạy bằng hơi nước thì đảm bảo cung cấp liên tục.
Đối với khách hàng dùng điện chạy máy, nhà máy điện có thể yêu cầu quy định thời gian dùng điện (khách mới) hoặc yêu cầu quy định lại giờ dùng điện (khách cũ) nếu xét thấy cần thiết để điều chỉnh công xuất cho hợp lý và có lợi, nhưng không làm trở ngại đến sản xuất của khách hàng.
Điều 8. – Khách hàng dùng điện cao thế.
Những khách hàng nào dùng một công xuất thực tế trên năm mươi ki-lô-oát mới có thể được cung cấp điện cao thế.
Điều 9. – Khách hàng chính thức và khách hàng tạm thời.
Khách hàng chính thức là khách hàng có cơ sở tiêu thụ điện nhất định và lâu dài.
Khàng hàng tạm thời là khách hàng ký kết tiêu thụ điện theo một yêu cầu nào đó trong một thời gian ngắn. Ví dụ: các gánh hát, gánh xiếc lưu động, các công trường, v.v...
Trường hợp khách hàng tạm thời muốn chuyển thành khách hàng chính thức, phải làm các thủ tục như đối với khách hàng chính thức.
Muốn xin mắc điện khách hàng phải làm đơn xin tại Nhà máy điện, nói rõ chỗ ở, sức điện cần dùng các loại, bao nhiêu, vào những thời gian nào. Nếu xin điện chạy máy phải kèm theo giấy phép của cơ quan chính quyền có trách nhiệm.
Thời hạn xin mắc điện sẽ tùy theo công suất điện xin dùng; tùy theo công việc mở rộng thêm đường giây và trạm biến thế mà quy định cho mỗi loại khách hàng như sau:
a) Khách hàng xin điện chạy máy, nếu điện thế dưới 10.000 vôn, đường giây đặt không dài quá một cây số, chỉ thêm hoặc thay một máy biến thế điện thì:
- Dưới 10 ki-lô-oát phải xin trước một tháng.
- Trên 10 ki-lô-oát đến dưới 50 ki-lô-oát phải xin trước 02 tháng.
- Trên 50 ki-lô-oát đến dưới 100 ki-lô-oát phải xin trước 03 tháng.
- Trên 100 ki-lô-oát trở lên phải xin trước 06 tháng.
- Trường hợp khẩn cấp đặc biệt phải thương lượng trước với nhà máy.
b) Khách hàng xin điện chạy máy, nếu điện thế trên 10.000 vôn, đường giây đặt dài quá 1 cây số, cần phải mở rộng hoặc làm thêm trạm biến thế điện, thì hạn xin phải trước 1 năm, đồng thời phải trước tháng 06 năm trước.
Ví dụ: Tháng 11-1957 dùng điện thì xin trước tháng 06-1956.
Có như thế Nhà máy điện mới lập được các kế hoạch xây dựng mới, kế hoạch phát triển năm sau của Nhà máy, bảo đảm quản lý tài vụ, kinh doanh có kế hoạch.
c) Khách hàng xin điện đèn:
- Dưới 5 ki-lô-oát phải xin trước 05 ngày, nếu khách hàng ở ngoại thành phải xin trước 07 ngày.
- Trên 5 ki-lô-oát đến dưới 10 ki-lô-oát phải xin trước 01 tháng.
- Và từ 10 ki-lô-oát trở đi theo như thời hạn quy định cho khách hàng xin chạy máy trên điểm a).
Ngoài ra tùy tình hình cụ thể đôi bên, đối với những trường hợp khẩn cấp sẽ do hai bên thương lượng.
Điều 11. – Thẩm tra nhu cầu khách hàng.
Nhà máy điện sau khi nhận đơn của khách hàng, có quyền đến tận nơi xin điện để thẩm như cầu máy móc, khả năng dùng điện của khách hàng có đúng như mức đã xin hay không, thẩm tra tình hình thiết kế của khách hàng, để liệu bố trí công việc đường giây trạm biến thế điện: hoặc làm thêm, hoặc mở rộng, hoặc kết hợp với đường giây trạm biến thế điện sẵn có của Nhà máy điện, tránh tốn kém lãng phí.
Nhà máy điện phải bảo mật kế hoạch của khách hàng.
Điều 12. – Thời hạn trả lời cho khách hàng.
Tùy theo nhu cầu của khách hàng mà Nhà máy điện cần có thời gian để điều tra tính toán công việc cung cấp điện. Thời hạn Nhà máy điện trả lời cho khách hàng quy định như sau:
a) Đối với khách hàng xin điện chạy máy loại a) - ở Điều 10:
- Dưới 20 ki-lô-oát hạn trả lời 07 ngày sau khi nhận đơn.
- Trên 10 ki-lô-oát đến dưới 50 ki-lô-oát hạn trả lời 10 ngày sau khi nhận đơn.
- Trên 50 ki-lô-oát đến dưới 100 ki-lô-oát hạn trả lời 15 ngày sau khi nhận đơn.
- Trên 100 ki-lô-oát trở lên hạn trả lời 20 ngày sau khi nhận đơn.
b) Đối với khách hàng xin điện chạy máy loại b) - ở Điều 10, thời hạn trả lời là 45 ngày sau khi nhận đơn.
c) Đối với khách hàng xin điện đèn:
- Dưới 5 ki-lô-oát hạn trả lời 03 ngày sau khi nhận đơn.
Nếu khách hàng ở ngoại thành thì 05 ngày sau khi nhận đơn.
- Trên 5 ki-lô-oát trở lên áp dụng như khách hàng chạy máy trên điểm a).
Thư trả lời nhà máy điện cũng báo cho khách hàng biết bản dự toán phí tổn về công việc làm đường giây, trạm biến thế điện mà khách hàng phải trả.
Hợp đồng sẽ được ký kết tại Nhà máy điện sau cuộc thẩm tra của Nhà máy điện. Nhà máy điện có trách nhiệm báo tin ngày định ký hợp đồng với khách hàng khi đã làm xong nhiệm vụ thẩm tra.
Nếu quá ngày hẹn ký hợp đồng 3 ngày, mà khách hàng không đến không báo cho Nhà máy điện biết, thì công việc xin mắc điện có thể coi như đình chỉ. Tất cả phí tổn mà Nhà máy điện đã phải chi về việc chuẩn bị ký hợp đồng với khách hàng thì khách hàng phải bồi thường cho Nhà máy điện nếu khách hàng thôi hẳn.
Hợp đồng có thể quy định những điểm cụ thể thích hợp hoàn cảnh đôi bên nhưng không được trái với nội dung điều lệ.
Hai bên đều có trách nhiệm thi hành đúng hợp đồng đã ký kết. Nếu một trong hai bên không thi hành đúng, thì ngoài việc phải bồi thường tổn hại trước mắt hay tai hại về sau cho bên kia, còn có thể bị truy tố ra pháp luật tùy theo trường hợp vi phạm.
Điều 14. – Phí tổn và công việc đặt đường giây, xây trạm biến thế điện.
Do yêu cầu của khách hàng mà cần đặt thêm đường giây hoặc xây thêm trạm biến thế điện để cung cấp điện cho khách hàng. Công việc làm và tiền phí tổn tùy từng trường hợp quy định như sau:
a) Đối với điện hạ thế lấy đồng hồ ghi điện (compteur) của Nhà máy điện làm ranh giới: từ đồng hồ ghi điện ra đường do Nhà máy điện chịu trách nhiệm làm khách hàng trả phí tổn; từ đồng hồ ghi điện vào nhà khách hàng do khách hàng tự đảm nhiệm hoặc thuê Nhà máy điện làm tùy ý.
b) Đối với điện cao thế công việc đặt đường giây từ ngoài đường vào đến đồng hồ ghi điện của Nhà máy điện do Nhà máy điện chịu trách nhiệm làm.
Phí tổn để đặt đường giây tùy theo trường hợp và do hai bên thương lượng; hoặc khách hàng chịu một phần, Nhà máy điện chịu một phần, hoặc khách hàng chịu cả nếu đường giây làm ra chỉ phục vụ riêng cho một khách hàng ấy thôi.
Công việc xây trạm, đặt máy biến thế điện (máy biến thế điện của khách hàng mua hoặc thuê của Nhà máy điện) cũng như phần đường giây còn lại từ đồng hồ ghi điện của Nhà máy điện vào nhà khách hàng do khách hàng tự đảm nhiệm hoặc thuê Nhà máy điện làm tùy ý. Những việc thiết kế nhất thiết phải được thông qua Nhà máy điện nếu không thuê Nhà máy điện làm.
Khách hàng phải ứng trước hoặc trả cả tiền làm đường giây cũng như các khoản khác cho Nhà máy điện tùy theo cần thiết của công việc.
Điều 15. – Đất để đặt đường giây, xây trạm biến thế.
Nhà máy điện chịu trách nhiệm thương lượng với những chủ có đất cho khoảng đường giây đặt từ ngoài vào đến trạm biến thế điện. Đất để xây trạm biến thế điện và đặt đường giây từ trạm vào nhà khách hàng, do khách hàng chịu trách nhiệm thưong lượng kể cả các kiến trúc khác mà đường giây phải đi qua nếu có. Trường hợp khách hàng thuê Nhà máy điện làm các công việc trên đây, khách hàng phải cung cấp cho Nhà máy điện giấy phép của những chủ có đất hoặc kiến trúc ấy trước khi xây dựng.
THAY ĐỔI - TẠM NGỪNG VÀ THÔI DÙNG ĐIỆN
Điều 16. – Thay đổi dùng điện.
Gồm có mấy hình thức:
- Xin tăng công xuất,
- Xin giảm công suất,
- Xin đổi thế điện,
- Xin đổi nhà, đổi xưởng,
- Xin đổi danh hiệu, đổi chủ.
Khách hàng trước khi muốn thay đổi bất cứ một hình thức nào trong những hình thức trên cũng đều phải làm đơn xin tại nhà máy điện.
Thủ tục xin thay đổi áp dụng như một khách hàng mới, nghĩa là sau khi Nhà máy điện đi thẩm tra xong thì các khoản hợp đồng, tiền điện dùng tới ngày thay đổi phải được thanh toán dứt khoát, đồng thời tiến hành ký một hợp đồng mới thay thế.
Trong thời gian thay đổi Nhà máy điện vẫn không ngừng cung cấp điện cho khách hàng, trừ trường hợp phải thay đổi trang bị cho thích hợp với yêu cầu của khách hàng.
Phí tổn về thay đổi dùng điện do khách hàng trả.
Điều 17. – Tạm ngừng dùng điện.
Vì trường hợp có việc cần đi xa (đi nghỉ mát, đi du lịch) mà phải tạm ngừng dùng điện trong một thời gian từ một tháng trở lên, khách hàng phải báo trước cho nhà máy điện hai ngày, để nhà máy điện kiểm tra ghi chữ số đồng hồ ghi điện và cắt điện. Nếu đồng hồ treo ngoài không được bảo đảm khách hàng phải báo cho Nhà máy điện đến tháo về mặc dù thời gian ngừng dùng điện dưới một tháng, khách hàng phải chịu tiền phí tổn. Khách hàng phải thanh toán tiền điện đã dùng đến ngày tạm ngừng.
Khi về khách hàng cũng phải báo cho Nhà máy điện biết trước khi dùng điện trở lại. Nếu đồng hồ trước đây nhà máy điện tháo về, nay đem treo lại khách hàng phải chịu tiền phí tổn.
Muốn thôi dùng điện khách hàng phải báo trước ba ngày cho Nhà máy điện đến kiểm tra và thu hồi các trang bị của Nhà máy điện.
Hợp đồng, tiền điện phải được thanh toán dứt khoát trước khi thôi.
Nếu thôi dùng điện mà khách hàng không báo trước cho nhà máy điện, thì khách hàng phải bồi thường những tổn thất nếu có do sự không báo trước của khách hàng mà xẩy ra từ lúc thôi dùng điện cho đến khi Nhà máy điện biết được.
LẮP VÀ SỬA CHỮA NHỮNG TRANG BỊ VỀ ĐIỆN
Điều 19. – Lắp những trang bị về điện
Về tiêu chuẩn kỹ thuật có ban bố riêng của Chính phủ.
Cục Điện lực sẽ xét duyệt phần thiết kế xây dựng và trang bị thuộc trách nhiệm Nhà máy điện làm (theo quy định ở điều 15 Chương III).
Phần thiết kế xây dựng và trang bị của khách hàng phải thông qua Nhà máy điện.
Khách hàng dùng điện chạy máy cao thế và hạ thế phải có đầy đủ các bộ phận an toàn, để tránh nguy hiểm và ảnh hưởng tới hệ thống điện của Nhà máy điện.
Điều 20. – Sửa chữa những trang bị về điện.
Những trang bị từ đồng hồ ghi điện (compteur) của Nhà máy điện (kể cả đồng hồ) ra đường, Nhà máy điện có trách nhiệm giữ gìn và sửa chữa kể cả phí tổn, trừ trường hợp đường giây chỉ dùng riêng cho một khách hàng thì khách hàng ấy phải trả tiền phí tổn sửa chữa.
Đường giây thuộc Nhà máy sửa chữa nếu hư hỏng do khách hàng gây ra thì khách hàng phải chịu phí tốn sửa chữa.
Những trang bị từ đồng hồ ghi điện (compteur) vào nhà khách hàng, do khách hàng giữ gìn và sửa chữa kể cả phí tổn.
Đối với khách hàng dùng điện cao thế, trạm biến thế điện và máy biến thế điện là của khách hàng, do khách hàng giữ gìn và sửa chữa.
Khách hàng phải đặt kế hoạch và thời gian sửa chữa những trang bị của mình. Khi thấy cần thiết Nhà máy điện có thể yêu cầu sửa chữa bất thường hoặc tổ chức sửa chữa thống nhất.
KIỂM TRA THÍ NGHIỆP VÀ CHO ĐIỆN
Điều 21. – Kiểm tra thí nghiệm và cho điện.
Sau khi lắp xong những trang bị cho mình, khách hàng phải báo cho Nhà máy điện đến kiểm tra.
Thời hạn kiểm tra có thể là 2 ngày.
Việc bố trí máy móc, đặt đường giây vào nhà và các trang bị có liên quan của khách hàng có đúng quy cách chuyên môn không để đảm bảo an toàn, hạn chế mức hao phí điện, tránh xảy ra thiệt hại và nguy hiểm sau này cho nhà máy điện, cho khách hàng và nhân dân dùng điện vùng lân cận.
Kiểm tra xong Nhà máy điện sẽ cho điện nếu trang bị của khách hàng đúng với thiết kế đã được Nhà máy điện thẩm tra và không có gì trái với quy cách chuyên môn.
Điều 22. – Trường hợp trang bị chưa đúng quy cách.
Nếu công việc trang bị của khách hàng làm chưa được đầy đủ và đúng quy cách chuyên môn, các bộ phận an toàn chưa đảm bảo, Nhà máy điện chưa cho điện. Khách hàng phải điều chỉnh lại cho đúng với quy cách chuyên môn.
Khách hàng phải đài thọ phí tổn lần đi kiểm tra thứ hai của Nhà máy điện.
Điều 23. – Nếu xẩy ra tai nạn.
Về sau nếu có xẩy ra tai nạn, xét nguyên nhân vì điều kiện trang bị của khách hàng lâu ngày hư mục hoặc khách hàng tự động mắc thêm điện thì khách hàng phải chịu trách nhiệm, nếu tai nạn xẩy ra vì điều kiện trang bị hoặc kỹ thuật chuyên môn của Nhà máy điện thì Nhà máy điện phải chịu trách nhiệm.
Việc xét nguyên nhân tai nạn xẩy ra sẽ do Cục Điện lực. Nếu hai bên không đồng ý nhận xét của Cục Điện lực, thì sẽ do Hội đồng kỹ thuật của Bộ hay tòa án xét định.
Điều 24. – Cung cấp và lắp đồng hồ ghi điện
Đồng hồ ghi điện do Nhà máy điện cung cấp, lắp và tu sửa. Sức đồng hồ phải tương xứng với công suất điện dùng của khách hàng.
Khách hàng không có quyền lắp đồng hồ ghi điện chính, nhưng có thể đặt các đồng hồ ghi điện phụ sau đồng hồ ghi điện chính của Nhà máy điện ở các gian phòng trong nhà.
Nhà máy điện thu tiền điện theo năng lượng đồng hồ ghi điện chính của Nhà máy điện.
Điều 25. – Gìn giữ đồng hồ ghi điện
Trừ Nhà máy điện không ai được mó tới đồng hồ ghi điện chính.
Đồng hồ ghi điện chính Nhà máy điện gắn chì rồi phải có chữ ký xác nhận của khách hàng là đồng hồ tốt đã gắn chì.
Nhân viên Nhà máy điện đến tháo đồng đồ ghi điện phải có giấy giới thiệu của Nhà máy điện.
Khách hàng không được làm và đóng hoặc gác những vật gì lên đồng hồ ghi điện để tránh sự hư hỏng.
Điều 26. – Chỗ đặt đồng hồ ghi điện chính
Chỗ đặt đồng hồ ghi điện chính do Nhà máy điện chọn. Khách hàng phải dành chỗ thuận lợi cho việc lắp, tháo, kiểm tra sửa chữa và biên chữ số tiêu thụ ở đồng hồ của Nhà máy điện.
Điều 27. – Thay đổi chỗ đặt đồng hồ ghi điện
Đang thời kỳ dùng điện nếu khách hàng muốn thay đổi chỗ đặt đồng hồ thì yêu cầu Nhà máy điện đến thay. Trong lúc thay đổi khách hàng phải ngừng dùng điện.
Phí tổn thay đổi khách hàng trả.
Điều 28. – Kiểm tra đồng hồ ghi điện.
Khi xét cần thiết Nhà máy điện cũng có thể thử lại đồng hồ ghi điện, khách hàng không được ngăn trở. Nhà máy điện chịu phí tổn.
Nếu thấy khả nghi, khách hàng cũng có thể yêu cầu Nhà máy điện thử bất thường. Trường hợp đồng hồ thử là đúng khách hàng phải trả phí tổn. Nếu đồng hồ thử có sai Nhà máy điện phải chịu phí tổn.
Đồng hồ chạy nhanh hay chậm không quá 3% kể là đúng.
Điều 29. – Đồng hồ điện bị hỏng.
Trường hợp đồng hồ ghi điện hỏng vì kỹ thuật chuyên môn của Nhà máy điện hoặc vì đồng hồ lâu năm nên cũ hư, Nhà máy điện phải chịu. Nhưng nếu đồng hồ hỏng do sự động chạm bất cẩn hoặc vì dùng điện quá sức đồng hồ, khách hàng phải bồi thường cho Nhà máy điện.
QUYỀN SỞ HỮU VÀ QUẢN LÝ NHỮNG TRANG BỊ
Điều 30. – Quyển sở hữu và quản lý những trang bị.
Phân giới sở hữu và quản lý những trang bị quy định theo ranh giới trách nhiệm sửa chữa giữ gìn nói ở điều 21 Chương V, nghĩa là:
Từ đồng hồ ghi điện chính (kể cả đồng hồ) ra đường, tất cả những trang bị đều thuộc quyền sở hữu và quản lý của Nhà máy điện; từ đồng hồ ghi điện vào nhà khách hàng thuộc quyền sở hữu khách hàng.
Đối với khách hàng dùng điện cao thế, trạm biến thế điện và máy biến thế điện cũng thuộc quyền sở hữu của khách hàng nếu không phải là thuê của Nhà máy điện.
Khách hàng dùng điện chạy máy không được tự tiện thay đổi các trang bị máy móc của mình mà không báo trước cho Nhà máy điện. Nếu thay đổi trang bị và vị trí mà xẩy ra tai nạn hoặc hư hỏng các trang bị khác của Nhà máy điện thì khách hàng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tai nạn xảy ra và bồi thường cho nhà máy nếu có hư hỏng các trang bị khác của Nhà máy điện.
Khách hàng dùng điện theo hợp đồng đã ký. Nhà máy điện hướng dẫn việc dùng điện để tiết kiệm và bảo đảm an toàn.
Các trường hợp dùng điện phi pháp, cắp điện, v.v... sẽ bị phạt tiền hoặc có thể truy tố trước pháp luật và phải bồi thường nếu bị mất cắp hoặc xài phi pháp.
Điều 33. – Kiểm soát dùng điện
Khách hàng phải tôn trọng những yêu cầu sau đây:
- Nâng cao thừa số công suất điện (cos).
- Hạn chế cường độ khởi động, làm thế nào khởi động càng thấp càng hay.
- Điều chỉnh công suất điện theo nhu cầu.
- Đặt thời gian sửa chữa các trang bị và phải có kiểm tra thường xuyên.
- Cung cấp cho Nhà máy điện bảng thi theo dõi điện cao thấp và các tài liệu khác cần thiết cho việc lập kế hoạch sản xuất và xây dựng mới của Nhà máy điện (chỉ đối với khách hàng dùng máy điện lớn). Nhà máy điện phải đảm bảo bí mật về những số liệu này cho khách hàng.
- Thi hành đúng quy tắc đóng mở máy của Chính phủ.
- Thi hành đầy đủ phương pháp phòng cháy như bình chữa cháy, đội cứu hỏa, v.v...
- Khi nhà máy điện xét thấy trang bị của khách hàng cần phải sửa đổi để đảm bảo an toàn thì khách hàng phải tuân hành.
Nhà máy điện có nhiệm vụ chỉ đạo và kiểm tra thường xuyên về trang bị và cách dùng điện của khách hàng, mặt dù khách hàng vẫn phải chịu trách nhiệm về trang bị của họ.
GHI ĐỒNG HỒ GHI ĐIỆN (COMPTEURS) TÍNH VÀ THU TIỀN ĐIỆN
Điều 34. – Kỳ hạn ghi đồng hồ và tính tiền.
Hàng tháng Nhà máy điện ghi chữ số đồng hồ ghi điện một lần vào khoảng 5 ngày cuối tháng và làm hóa đơn thu tiền.
Giá điện bán tùy theo mỗi loại từng lúc do Chính phủ ấn định.
Khách hàng phải đảm bảo thừa số công suất cos φ không dưới 0,8. Nếu số này dưới 0,8 thì tiền điện sẽ tính theo công thức như sau:
G' = G φ1 + d (0,8 – cos φ).
G' giá điện phải trả.
G giá điện ở đồng hồ ghi điện có công suất (compteur actif).
Cos φ do sự so sánh giữa hai đồng hồ ghi điện có công suất và không công suất mà tính ra.
d' = tỷ lệ phải trả thêm, do cos φ xấu:
d = 1 nếu cos φ không xuống dưới 0,7
d = 2 nếu cos φ xuống dưới 0,7.
Điều 35. – Trường hợp không ghi được đồng hồ ghi điện.
Đối với khách hàng dùng điện đèn nếu tháng nào không ghi được đồng hồ, nhà máy điện lấy mức trung bình 03 tháng trước để tính cho tháng đó.
Đối với khách hàng dùng điện chạy máy nếu không ghi được đồng hồ mà không phải vì lý do Nhà máy điện, thì Nhà máy điện sẽ ngừng cung cấp điện và khách hàng coi như không thi hành đúng quy tắc.
Điều 36. – Trường hợp đồng hồ ghi điện bị hỏng.
Trường hợp đồng hồ ghi điện bị hỏng bất thường hoặc sai lệch một cách quá đáng, Nhà máy điện căn cứ theo mức tiêu thụ trung bình 03 tháng trước đó để tính tiền điện cho tháng ấy.
Trường hợp khách hàng yêu cầu Nhà máy điện thử lại đồng hồ ghi điện, nếu đã đến kỳ ghi đồng hồ thì việc thử sẽ hoãn lại sau khi ghi đồng hồ.
Hàng tháng sau khi ghi đồng hồ, Nhà máy điện cử người đến tận khách hàng để thu tiền điện. Nếu khách hàng chưa trả kịp sẽ đến trả tại trụ sở Nhà máy điện.
Nếu đã hai lần đòi nợ mà khách hàng không thanh toán xong tiền điện, sẽ coi như không thi hàng đúng hợp đồng, Nhà máy điện có quyền cắt điện. Nếu sau đó khách hàng xin điện trở lại, khách hàng phải trả tiền công cho điện của Nhà máy điện.
Khách hàng nên trả nợ cho Nhà máy điện bằng chuyển khoản tại Ngân hàng nếu có tiền gửi tại Ngân hàng.
Trường hợp điện bị mất do thiên tai (bão, lụt, sét đánh), hoặc do một điều kiện khác không thể tránh được, hoặc do trang bị máy móc của khách hàng bị hư hỏng, Nhà máy điện không phải bồi thường.
Trường hợp do máy móc trang bị trong xưởng phát điện của Nhà máy điện hư hỏng vì thiếu kiểm tra tu sửa, hoặc do khuyết điểm về kỹ thuật chuyên môn làm mất điện trên 15 phút, thì Nhà máy điện phải bồi thường một số tiền gấp ba lần trị giá số KW/giờ điện bị mất cho một số khách hàng dùng điện để sản xuất công nghiệp và công tác văn hóa quan trọng.
Bất cứ trường hợp mất điện nào Nhà máy điện cũng cần phải cố gắng sửa chữa gấp rút và báo tin cho các khách hàng dùng điện sản xuất công nghiệp và công tác văn hóa biết thời gian có điện trở lại.
Nghị định 66-BCN/VP năm 1957 ban hành bản điều lệ về cung cấp và tiêu thụ điện do Bộ Công nghiệp ban hành
- Số hiệu: 66-BCN/VP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 23/08/1957
- Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp
- Người ký: Lê Thanh Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 5
- Ngày hiệu lực: 23/08/1957
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định