- 1Văn bản hợp nhất 56/VBHN-BGTVT năm 2022 hợp nhất Nghị định quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Văn bản hợp nhất 57/VBHN-BGTVT năm 2022 hợp nhất Nghị định quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Văn bản hợp nhất 08/VBHN-BGTVT năm 2024 hợp nhất Nghị định quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa do Bộ Giao thông Vận tải ban hành
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/2022/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2022 |
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa.
Điều 1. Bãi bỏ
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung
“2. Cảng vụ thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa (trừ bến khách ngang sông), khu neo đậu đã được công bố, cấp phép hoạt động trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia; cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu có vùng đất, vùng nước vừa trên đường thủy nội địa quốc gia và đường thủy nội địa địa phương; cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trong vùng nước cảng biển được Bộ Giao thông vận tải giao.”
2. Sửa đổi, bổ sung
“3. Cảng vụ thuộc Sở Giao thông vận tải hoặc cơ quan, đơn vị được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao thực hiện tại địa phương chưa có tổ chức Cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa (trừ bến khách ngang sông), khu neo đậu đã được công bố, cấp phép hoạt động trên đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương; cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trong vùng nước cảng biển thuộc địa giới hành chính của địa phương được Bộ Giao thông vận tải giao; cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu theo quy định tại khoản 2 Điều này được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phân cấp theo quy định.”
Điều 3. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2022.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2016/NĐ-CP | Hà Nội, ngày tháng năm 2016 |
DỰ THẢO |
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÀO TẠO THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN THUỶ NỘI ĐỊA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường thuỷ nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thuỷ nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định điều kiện kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa tại Việt Nam.
2. Nghị định này không áp dụng đối với hoạt động đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa của lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Điều 3. Cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa
Cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa (sau đây viết tắt là cơ sở đào tạo) được thành lập hợp pháp và đáp ứng các điều kiện về cơ sở đào tạo theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Điều 4. Phân loại cơ sở đào tạo
Cơ sở đào tạo được chia thành bốn loại, gồm:
1. Cơ sở đào tạo loại 1: Được phép đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng để cấp các loại giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn (sau đây viết tắt là GCNKNCM, CCCM) theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa.
2. Cơ sở đào tạo loại 2: Được phép đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng để cấp GCNKNCM từ hạng nhì trở xuống, chứng chỉ chuyên môn.
3. Cơ sở đào tạo loại 3: Được phép đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng để cấp GCNKNCM từ hạng ba trở xuống, chứng chỉ chuyên môn.
4. Cơ sở đào tạo loại 4: Được phép đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng để cấp GCNKNCM thuyền trưởng hạng tư, chứng chỉ nghiệp vụ.
Chương II
ĐIỀU KIỆN CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO
Điều 5. Điều kiện về phòng học chuyên môn, phòng thi, kiểm tra
1. Hệ thống phòng học chuyên môn, bao gồm: Phòng học pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa, phòng học điều khiển phương tiện thuỷ nội địa, phòng học lý thuyết máy - điện và phòng học thủy nghiệp cơ bản. Diện tích của từng phòng tối thiểu là 48 m2 và đảm bảo diện tích ít nhất 1,5 m2/chỗ học. Số lượng các trang thiết bị được quy định tại các Phụ lục I, II, III và Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Phòng thi, kiểm tra phải được lắp đặt hệ thống camera giám sát và màn hình theo dõi công khai tại phòng chờ thi của học viên, được nối mạng với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và Sở Giao thông vận tải nơi có cơ sở đào tạo để phục vụ công tác quản lý; có hệ thống máy tính số lượng tối thiểu 10 chiếc, được Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cài đặt phần mềm thi trắc nghiệm và được kết nối kết quả thi, kiểm tra với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và Sở Giao thông vận tải nơi có cơ sở đào tạo.
Phòng thi, kiểm tra có thể được bố trí chung với các phòng học chuyên môn.
Điều 6. Xưởng thực hành
Các xưởng thực hành, bao gồm: Xưởng thực hành nguội - cơ khí, thực hành máy - điện. Mỗi xưởng có diện tích tối thiểu là 60 m2. Số lượng các trang thiết bị được quy định tại Phụ lục V và Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 7. Khu vực dạy thực hành lái và vận hành máy
Khu vực dạy thực hành lái và vận hành máy phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Có vùng nước để dạy thực hành lái và vận hành máy phương tiện thuỷ nội địa, có khu vực luồng chạy tàu thuyền được lắp đặt báo hiệu để học thực hành.
2. Có cầu tàu cố định để dạy nghề thuyền trưởng từ hạng nhì trở lên hoặc lắp đặt tối thiểu cầu tạm để dạy nghề thuyền trưởng hạng ba, thuyền trưởng hạng tư và chứng chỉ chuyên môn; được bố trí các loại cọc bích và đệm chống va phục vụ thao tác chuyên môn nghiệp vụ của thuyền viên và được lắp đặt báo hiệu giới hạn vùng nước để bảo đảm an toàn cho các phương tiện thực hành ra, vào bến.
3. Có đủ các phương tiện thực hành theo các loại, hạng GCNKNCM, CCCM. Đối với các phương tiện dạy thực hành phải có giấy tờ hợp pháp về đăng ký, đăng kiểm, các trang thiết bị hàng hải, cứu sinh, cứu hỏa, cứu thủng và phải treo biển "Phương tiện huấn luyện" ở vị trí dễ quan sát trong khi huấn luyện.
4. Số lượng các trang thiết bị được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 8. Nội dung, chương trình đào tạo
Nội dung, chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 9. Đội ngũ giáo viên
1. Tiêu chuẩn chung của giáo viên, gồm: Có lý lịch rõ ràng; phẩm chất, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe làm việc; đã tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc cao đẳng sư phạm kỹ thuật trở lên hoặc có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nếu không tốt nghiệp các trường cao đẳng sư phạm hoặc cao đẳng sư phạm kỹ thuật.
2. Đối với giáo viên dạy lý thuyết, ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại Khoản 1 Điều này, giáo viên dạy lý thuyết còn phải tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề đúng chuyên ngành hoặc tương đương chuyên ngành được phân công giảng dạy, theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.
3. Đối với giáo viên dạy thực hành, ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại Khoản 1 Điều này, còn phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
a) Giáo viên dạy thực hành thuyền trưởng, máy trưởng phải có GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng cao hơn ít nhất 01 hạng so với hạng GCNKNCM được phân công giảng dạy;
b) Giáo viên dạy thực hành thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất phải có GCNKNCM thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất và có thời gian đảm nhiệm chức danh hạng nhất từ 36 tháng trở lên.
4. Cơ sở đào tạo phải có tối thiểu 50% giáo viên cơ hữu tham gia giảng dạy theo từng chương trình loại, hạng.
Chương III
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ ĐÀO TẠO THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
Điều 10. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa
1. Cơ sở đào tạo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận) theo quy định tại các Điều 11, 12, 13 và 14 của Nghị định này.
2. Mẫu Giấy chứng nhận được quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam có trách nhiệm tổ chức cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa đối với cơ sở từ loại 3 trở lên trong phạm vi toàn quốc.
4. Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa đối với cơ sở loại 4 trong phạm vi địa phương.
Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa
Hồ sơ bao gồm:
1. 01 tờ khai của cơ sở đào tạo đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.
2. 01 bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác của cơ sở đào tạo.
3. 01 bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của giáo viên và hợp đồng của giáo viên (hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thỉnh giảng hoặc hình thức hợp đồng phù hợp khác theo quy định của pháp luật).
4. 01 bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng hoặc hợp đồng thuê phòng học, xưởng thực tập, phương tiện, cầu cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa, vùng nước để dạy thực hành; giấy tờ về đăng ký, đăng kiểm phương tiện còn hiệu lực phù hợp với loại, hạng và thời gian đào tạo.
Điều 12. Trình tự cấp mới Giấy chứng nhận
1. Cơ sở đào tạo có nhu cầu đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này gửi trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 10 của Nghị định này. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này.
2. Cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo, lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này. Sau khi kết thúc kiểm tra, nếu đáp ứng đủ điều kiện, trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Điều 13. Cấp lại Giấy chứng nhận
1. Giấy chứng nhận được cấp lại khi bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung Giấy chứng nhận.
2. Trình tự cấp lại khi Giấy chứng nhận bị mất, bị hỏng
Cơ sở đào tạo có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 10 của Nghị định này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ sở đào tạo, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận cho cơ sở đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trình tự cấp lại khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận
a) Cơ sở đào tạo nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 10 của Nghị định này. Hồ sơ bao gồm thành phần và số lượng quy định tại các khoản 1, 3, 4 và khoản 5 Điều 11 của Nghị định này (chỉ bổ sung những nội dung thay đổi so với lần cấp Giấy chứng nhận gần nhất). Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này.
b) Cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra thực tế cơ sở đào tạo, lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này. Sau khi kết thúc kiểm tra, nếu đáp ứng đủ điều kiện, trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Điều 14. Thu hồi Giấy chứng nhận
1. Cơ sở đào tạo bị thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau:
a) Khi phát hiện có hành vi cố tình làm giả hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận;
b) Không tổ chức hoạt động đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa trong thời gian 18 tháng liên tục hoặc không triển khai hoạt động sau thời hạn 18 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận;
c) Khi đã hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa mà không khắc phục được các vi phạm là nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đình chỉ hoạt động đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa 02 lần trở lên trong 12 tháng và theo các quy định khác có liên quan của pháp luật.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận và thông báo tới các cơ quan liên quan để phối hợp thực hiện.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Điều khoản chuyển tiếp
1. Cơ sở đào tạo đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở dạy nghề thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện hoạt động kinh doanh đến hết thời hạn của Giấy chứng nhận.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận cơ sở dạy nghề thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa quy định tại Khoản 1 Điều này hết thời hạn hoặc chưa hết thời hạn nhưng cơ sở đào tạo có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận phải tiến hành thủ tục đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận theo quy định của Nghị định này.
Điều 16. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Giao thông vận tải
a) Thống nhất quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa trong phạm vi toàn quốc; chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Nghị định này;
b) Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định về kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật; định kỳ 05 năm một lần tổ chức kiểm tra cơ sở đào tạo để đánh giá tình trạng kỹ thuật của các trang thiết bị, năng lực của đội ngũ giáo viên, nội dung, chương trình đào tạo, đảm bảo công tác đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế;
c) Hàng năm cập nhật, công bố danh sách các cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa trên cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn nội dung chuyên môn, nghiệp vụ trong xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở Giao thông vận tải tổ chức thực hiện công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa trong phạm vi địa phương theo quy định cảu pháp luật. Định kỳ hàng năm cập nhật, công bố danh sách các cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa trong phạm vi địa phương trên cổng thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải.
Điều 17. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
Điều 18. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Thông tư 49/2015/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Thông tư 03/2017/TT-BGTVT quy định nội dung, chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Thông tư 06/2020/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 03/2017/TT-BGTVT quy định về nội dung, chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Nghị định 06/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa
- 1Nghị định 78/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa
- 2Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa
- 3Văn bản hợp nhất 56/VBHN-BGTVT năm 2022 hợp nhất Nghị định quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Văn bản hợp nhất 57/VBHN-BGTVT năm 2022 hợp nhất Nghị định quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Văn bản hợp nhất 08/VBHN-BGTVT năm 2024 hợp nhất Nghị định quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa do Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 1Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 2Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014
- 3Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 4Thông tư 49/2015/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ của đơn vị đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Thông tư 03/2017/TT-BGTVT quy định nội dung, chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Thông tư 06/2020/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 03/2017/TT-BGTVT quy định về nội dung, chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8Nghị định 06/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa
Nghị định 54/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 78/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa và Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa
- Số hiệu: 54/2022/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 22/08/2022
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Lê Văn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/11/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực