Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53/2001/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 23 tháng 8 năm 2001 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để thi hành các hình phạt cấm cư trú và quản chế quy định tại các Điều 37, 38, 57, 69 của Bộ luật Hình sự năm 1999 và các Điều 227, 235, 237, 238 của Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH:
Quản chế là hình phạt bổ sung áp dụng đối với người bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật Hình sự quy định, buộc người đó phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định từ một năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù, có sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương.
Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người bị thi hành các hình phạt cấm cư trú, quản chế (sau đây viết gọn là người bị cấm cư trú, người bị quản chế).
MỤC A: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ CẤM CƯ TRÚ
1. Người bị cấm cư trú có nghĩa vụ:
a) Không được cư trú ở những nơi đã bị cấm theo quyết định của Toà án, mà phải cư trú ở nơi khác;
b) Trình diện Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi được đến cư trú, xuất trình giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù, bản nhận xét về kết quả chấp hành án phạt tù của Trại giam;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của chính quyền địa phương nơi đến cư trú.
2. Người bị cấm cư trú mà cố ý không chấp hành các quy định về cấm cư trú mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án theo Điều 304 của Bộ luật Hình sự.
Điều 5. Người bị cấm cư trú có quyền:
1. Khi có lý do chính đáng, có thể được phép đến địa phương đã bị cấm cư trú nơi có thân nhân, gia đình đang sinh sống hoặc quê quán nếu được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đó; thời gian lưu trú do Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đến quyết định, nhưng mỗi lần không được quá năm ngày.
2. Được tự do lựa chọn nơi cư trú ngoài những nơi đã bị cấm theo quy định của pháp luật; không bị hạn chế việc đi lại, hành nghề hoặc làm công việc nếu không có bản án hoặc quyết định khác của Toà án cấm hành nghề hoặc làm công việc đó và không thuộc những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ.
3. Khi thấy đủ điều kiện theo quy định tại
a) Đã chấp hành được ít nhất một phần hai thời hạn cấm cư trú;
b) Tích cực lao động, học tập, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của chính quyền địa phương;
c) Được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đang cư trú đề nghị.
2. Việc miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại chỉ được thực hiện sau khi có quyết định của Toà án nhân dân cấp huyện nơi người đó đến cư trú.
3. Khi trở về địa phương mà trước đó đã bị cấm cư trú, người được miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại phải xuất trình với Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định của Toà án cho miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
MỤC B: TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN THI HÀNH HÌNH PHẠT CẤM CƯ TRÚ
1. Cơ quan thi hành hình phạt cấm cư trú là chính quyền cấp xã nơi người bị kết án đến cư trú.
2. Hai tháng trước khi người bị cấm cư trú hết hạn chấp hành hình phạt tù, giám thị trại giam thông báo bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi bị cấm cư trú, nơi người bị cấm cư trú sẽ đến cư trú và Công an cấp huyện về:
Họ và tên, tuổi, quê quán của người bị cấm cư trú;
Ngày, tháng, năm chấp hành xong hình phạt tù;
Nhận xét về kết quả chấp hành án phạt tù;
Thời hạn và nơi cấm cư trú;
Những thông tin cần thiết khác để quản lý, giáo dục, tạo điều kiện cho người bị cấm cư trú làm ăn, sinh sống, cải tạo.
Trường hợp chưa rõ nơi người bị cấm cư trú sẽ về cư trú, giám thị trại giam giao bản nhận xét kết quả chấp hành án phạt tù cho người đó và yêu cầu họ xuất trình cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đến cư trú.
3. Hồ sơ thi hành hình phạt cấm cư trú do Uỷ ban nhân dân cấp xã lập gồm có:
Trích lục hoặc bản sao bản án của Tòa án;
Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù;
Tài liệu về quá trình chấp hành hình phạt cấm cư trú;
Các tài liệu khác có liên quan.
Điều 9. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người bị cấm cư trú không được đến cư trú có trách nhiệm:
1. Theo dõi, không để người bị cấm cư trú trở về thường trú, tạm trú tại địa phương trong thời gian bị cấm cư trú.
2. Khi thấy người bị cấm cư trú có mặt tại địa phương, phải kiểm tra, lập biên bản và buộc họ rời khỏi địa phương (trừ trường hợp quy định tại
3. Tiếp nhận, tạo điều kiện giúp đỡ người đã chấp hành xong thời hạn cấm cư trú làm ăn, sinh sống.
Điều 10. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người bị cấm cư trú đến cư trú có trách nhiệm:
1. Tiếp nhận, quản lý, giáo dục, tạo điều kiện để họ làm ăn, sinh sống, lao động, học tập bình thường, giúp họ trở thành người có ích cho xã hội và báo cho Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án.
2. Khi có đủ điều kiện quy định tại
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người bị cấm cư trú đến cư trú cuối cùng có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời hạn cấm cư trú cho người bị cấm cư trú và gửi bản sao cho Toà án đã ra quyết định thi hành án, Toà án và Công an cấp huyện nơi người bị cấm cư trú đến cư trú.
MỤC A: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ QUẢN CHẾ
1. Người bị quản chế có nghĩa vụ:
a) Trở về địa phương mà bản án chỉ định là nơi quản chế ngay sau khi chấp hành xong hình phạt tù và trình diện với Uỷ ban nhân dân cấp xã, xuất trình giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt tù;
b) Chịu sự quản lý, giám sát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương; không được tự ý rời khỏi nơi quản chế;
c) Mỗi tháng một lần vào tuần đầu của tháng, trình diện và báo cáo với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi quản chế việc chấp hành quy định về quản chế;
d) Khi Uỷ ban nhân dân các cấp yêu cầu, phải có mặt tại địa điểm quy định và trả lời các vấn đề có liên quan, nếu vắng mặt phải có lý do chính đáng;
đ) Chấp hành nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của chính quyền địa phương; tích cực lao động, học tập, cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội.
2. Người bị quản chế vi phạm quy định về quản chế thì có thể bị xử lý như sau:
a) Trường hợp sau khi chấp hành xong hình phạt tù không đến trình diện với Uỷ ban nhân dân cấp xã đúng thời hạn mà không có lý do chính đáng, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã triệu tập đến để lập biên bản và buộc chấp hành các quy định về quản chế;
b) Trường hợp cố ý không chấp hành quy định về quản chế mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án theo Điều 304 của Bộ luật Hình sự.
Điều 12. Người bị quản chế có quyền:
1. Sinh sống cùng gia đình tại địa phương nơi quản chế;
2. Lựa chọn nghề nghiệp, công việc lao động thích hợp, trừ những nghề hoặc công việc nhất định đã bị cấm theo quyết định của Toà án và những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ; được hưởng mọi thành quả lao động do mình làm ra theo quy định của pháp luật;
3. Tự do đi lại trong phạm vi xã, phường, thị trấn nơi quản chế;
4. Được xét miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại theo quy định tại
2. Thời hạn người bị quản chế được phép rời khỏi phạm vi địa phương nơi quản chế do người có thẩm quyền cấp giấy phép quyết định, nhưng mỗi lần không được quá năm ngày.
3. Thẩm quyền cấp giấy phép cho người bị quản chế rời khỏi nơi quản chế quy định như sau:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi quản chế cấp giấy phép đi lại trong phạm vi quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi quản chế;
b) Trưởng Công an cấp huyện cấp giấy phép đi lại trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thi hành hình phạt quản chế hoặc tuy ra ngoài phạm vi đó nhưng chỉ đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh liền kề với quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi quản chế;
c) Giám đốc Công an cấp tỉnh cấp giấy phép đi ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi quản chế và không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
4. Giấy phép được cấp theo quy định tại khoản 3 Điều này có giá trị một lần. Trường hợp người bị quản chế hàng ngày phải đến một nơi nhất định ngoài phạm vi xã, phường, thị trấn để học tập, lao động, chữa bệnh hoặc vì lý do chính đáng khác thì có thể được xem xét cấp giấy phép theo từng tháng.
5. Khi rời khỏi nơi quản chế, người bị quản chế có trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng các quy định ghi trong giấy phép;
b) Trình diện với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi mình đến và xuất trình giấy phép làm thủ tục đăng ký tạm trú theo quy định;
c) Trở về địa phương nơi quản chế đúng thời hạn ghi trong giấy phép và trình diện với Uỷ ban nhân dân cấp xã.
6. Người bị quản chế rời khỏi phạm vi xã, phường, thị trấn nơi quản chế mà không có giấy phép hoặc vi phạm các quy định ghi trong giấy phép nếu không có lý do chính đáng thì bị xử lý theo quy định của pháp luật và thời gian này không được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt quản chế.
a) Đã chấp hành được ít nhất một phần hai thời hạn quản chế;
b) Thành khẩn hối lỗi, tích cực lao động, học tập, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương và quy định về quản chế;
c) Được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi quản chế đề nghị.
2. Việc miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại chỉ được thực hiện sau khi có quyết định của Toà án nhân dân cấp huyện nơi chấp hành án.
3. Người đã được miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại phải xuất trình với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi mình cư trú quyết định của Toà án về việc miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
MỤC B: TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN THI HÀNH HÌNH PHẠT QUẢN CHẾ
1. Cơ quan thi hành hình phạt quản chế là chính quyền cấp xã nơi quản chế.
2. Hai tháng trước khi người bị kết án quản chế hết hạn chấp hành hình phạt tù, giám thị trại giam thông báo bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi quản chế và Trưởng Công an cấp huyện về:
Họ và tên, tuổi, quê quán của người bị quản chế;
Ngày, tháng, năm chấp hành xong hình phạt tù;
Nhận xét về kết quả chấp hành hình phạt tù;
Thời hạn quản chế;
Những thông tin cần thiết khác để quản lý, giáo dục, tạo điều kiện cho người bị quản chế làm ăn, sinh sống, cải tạo.
Điều 16. Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi quản chế có trách nhiệm:
1. Tiếp nhận, ghi vào sổ theo dõi việc người bị quản chế trình diện; lập hồ sơ quản lý, theo dõi người bị quản chế.
2. Quản lý, giáo dục, tạo điều kiện để người bị quản chế làm ăn, sinh sống, học tập, cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội và báo cho Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án.
3. Định kỳ ba tháng một lần, nhận xét, đánh giá, làm báo cáo chung về quá trình chấp hành án của những người bị quản chế, gửi Trưởng Công an cấp huyện.
4. Khi xét thấy có đủ điều kiện quy định tại
5. Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời hạn quản chế cho người bị quản chế theo mẫu thống nhất.
Giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời hạn quản chế được gửi cho Toà án đã ra quyết định thi hành án, Toà án và Công an cấp huyện nơi quản chế.
Điều 17. Hồ sơ thi hành hình phạt quản chế do Uỷ ban nhân dân cấp xã lập, gồm có:
a) Trích lục hoặc bản sao bản án của Toà án;
b) Giấy chứng nhận đã chấp hành hình phạt tù;
c) Tài liệu về quá trình chấp hành hình phạt quản chế;
d) Các tài liệu khác có liên quan.
1. Nắm tình hình di biến động và quá trình chấp hành chính sách, pháp luật và các quy định về quản chế của người bị quản chế; xử lý các vi phạm về quản chế theo thẩm quyền;
2. Tiếp nhận và xử lý theo thẩm quyền các tin báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật do người bị quản chế cung cấp;
3. Lập hồ sơ cá nhân đối với người bị quản chế;
4. Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể quần chúng và nhân dân địa phương thu thập thông tin, tài liệu có liên quan để đề nghị miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
Nghị định 53/2001/NĐ-CP hướng dẫn thi hành các hình phạt cấm cư trú và quản chế
- Số hiệu: 53/2001/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 23/08/2001
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 36
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra