Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 39-CP | Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 1963 |
SỐ 39-C P NGÀY 5-4-1963 CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TẠM THỜI VỀ SĂN, BẮT CHIM, THÚ RỪNG
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14 tháng 7 năm 1960 ;
Theo đề nghị của ông Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp ;
Căn cứ nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong Hội nghị của Thường vụ Hội đồng Chính phủ ngày 12 tháng 12 năm 1962;
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1. Nay ban hành, kèm theo Nghị định này, điều lệ tạm thời về săn, bắt chim, thú rừng.
Phạm Văn Đồng (Đã ký) |
VỀ SĂN, BẮT CHIM, THÚ RỪNG CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Chim, thú rừng là một nguồn tài nguyên phong phú của nước ta, có giá trị về kinh tế và khoa học. Đó là tài sản chung mà mọi người đều có nhiệm vụ bảo vệ và làm cho ngày càng dồi dào.
Việc săn, bắt chim, thú rừng không phân biệt giống, loài, mùa săn và bằng mọi phưong tiện, đã gây nhiều tổn thất đối với các loài chim, thú rừng ở nước ta, có những loài quý đến nay gần như bị tiêu diệt.
Để bảo vệ và phát triển những loại có ích, hiếm và quý, đồng thời khai thác hợp lý tài nguyên về chim, thú rừng, cần quy định việc săn, bắt chim, thú rừng bằng một điều lệ, bước đầu là một điều lệ tạm thời, nhằm :
- Bảo vệ các loài chim, thú rừng có ích, hiếm và quý, và bảo vệ chim, thú rừng trong mùa sinh đẻ, trong những trường hợp chúng không phá hoại sản xuất hoặc trực tiếp đe doạ tính mạng người;
Ngăn cấm dùng các phương tiện săn, bắt nguy hiểm cho người và gia súc, giết hại hàng loạt chim, thú rừng;
- Dần dần quản lý việc săn, bắt chim. thú rừng với mục đích kinh doanh, thể thao, giải trí; hướng dẫn việc săn, bắt chim., thú rừng của đồng bào miền núi, có chiếu cố thích đáng đến phong tục, tập quán của mỗi dân tộc ở mỗi nơi.
1. Công
2. Trĩ
3. Gà sao, gà lôi
4. Tê giác
5. Heo voi
6. Voi
7. Trâu rừng
8. Bò tót (minh)
9. Bò rừng
10. Hươu sao
11. Hươu sa
12. Cheo cheo
13. Sóc bay
14. Cầy bay
15. Chồn mực
16. Cu ly (cù lân)
17. Vượn
18. Véo (vá, cắng, tắc rộc)
19. Tê tê (trút, xuyên sơn giáp).
Ngoài số chim, thú rừng ấy, Tổng cục Lâm nghiệp có thể đề nghị bổ sung thêm vào danh sách kể trên, nếu sau này thấy cần thiết.
1. Hổ (cọp, hùm, khái )...
2. Báo, beo, gấm
3. Gấu
4. Chó rừng.
Đối với voi đến phá hoại đồng ruộng, nương rẫy, vườn tược, nhà cửa, chỉ được bắn chết nếu đã tích cực xua đuổi mà không có hiệu quả. Sau khi bắn chết voi, phải báo cáo lên Uỷ ban hành chính huyện sở tại.
1. Đốt đồng cỏ, bụi rậm; rừng cây để săn, bắt.
2. Soi đèn săn đêm.
3. Gài súng.
4. Súng trận và súng trận cải biến, đạn bọc đồng đầu nhọn (trừ trường hợp : Công an, bộ đội, dân quân du kích dùng bắn thú rừng để bảo vệ người và bảo vệ sản xuất ).
5. Mìn, lựu đạn.
6. Tên tẩm thuốc độc.
7. Chất độc để đánh bả.
8. Hầm hố cắm chông.
9. Bẫy kiềng lớn và các loại cạm bẫy nguy hiểm khác như bẫy cắm chông, bẫy gài lao, bẫy sập dùng khúc gỗ lớn hoặc răng sắt lớn.
1. Những nơi tập trung đông người như nội thành, nội thị (thị xã, thị trấn) v.v...
2. Những khu bảo vệ thiên nhiên, những khu dự trữ chim, thú rừng và những khu chăn nuôi đã được Chính phủ quy định.
Cơ quan Lâm, nghiệp chỉ cấp giấy phép săn bằng súng cho những người đã được cơ quan Công an cấp giấy phép dùng súng.
Điều 11. Giấy phép săn, bắt chim, thú rừng có hai loại :
1. Giấy phép loại A để săn, bắt các loài thú rừng nhỏ như chồn, cầy, don, dím, v.v.. và các loài chim.
2. Giấy phép loại B để săn, bắt một số lượng nhất định (tuỳ theo trữ lượng thú rừng của mỗi khu, tỉnh) các loài thú rừng lớn sau đây : Nai , hoãng, sơn dương, lợn rừng.
Giấy phép săn bắt chim, thú rừng có giá trị trong một năm, kể từ ngày cấp.
Điều 12. Người được cấp giấyphép săn, bắt chim, thú rừng phải nộp một khoản lệ phí như sau :
- Giấy phép loại A = 5 đồng (năm đồng).
- Giấy phép loại B = mỗi đầu thú 5 đồng (năm đồng).
Các chi tiết khác về giấy phép săn, bắt chim, thú rừng do Tổng cục Lâm nghiệp quy định.
1. Cảnh cáo.
2. Tịch thu chim, thú rừng đã săn, bắt trái phép.
3. Tịch thu phương tiện săn, bắt.
4. thu hồi giấy phép, cấm săn, bắt một thời gian hoặc cấm vĩnh viễn.
Uỷ viên Uỷ ban hành chính phụ trách công an xã, nhân viên cảnh sát đang thi hành nhiệm vụ, cán bộ lâm nghiêp cấp Trưởng đội hoặc Trưởng hạt trở lên, có quyền lập biên bản các vụ vi phạm điều lệ săn, bắt chim, thú rừng, tạm giữ tang vật để đợi quyết định của Uỷ ban hành chính huyện, của Khu hoặc Sở Công an thành phố.
Trong khi chờ quyết định , nếu chim, thú rừng tịch thu đã chết hoặc sắp chết, thì cần phải bán ngay cho cơ quan thu mua hoặc nhân dân , theo giá của địa phương, và tạm gửi số tiền đó vào Ngân hàng.
1. Tuyên truyền, giáo dục quần chúng thi hành đúng đắn điều lệ săn, bắt chim, thú rừng.
2. Ngăn chặn hoặc phát hiện các vụ vi phạm điều lệ săn, bắt chim, thú rừng.
3. Anh dũng bảo vệ tính mạng người chống thú dữ.
4. Kết hợp việc bảo vệ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với bảo vệ chim, thú rừng, bảo vệ các loài chim, thú rừng quý, hiếm và có ích.
Điều lệ này thi hành kể từ ngày ban hành.
Đối với đồng bào miền núi, việc áp dụng điều lệ này sẽ tiến hành từng bước.
Uỷ ban hành chính các tỉnh miền núi sẽ ấn định thời gian bắt đầu thi hành điều lệ này ở địa phương mình đối với đồng bào miền núi.
Điều lệ này ban hành kèm theo Nghị định số 39-CP ngày 5 tháng 4 năm 1963 của Hội đồng Chính phủ.
Nghị định 39-CP năm 1963 Điều lệ tạm thời về săn, bắt chim, thú rừng do Hội đồng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 39-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/04/1963
- Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
- Người ký: Phạm Văn Đồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 11
- Ngày hiệu lực: 05/04/1963
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra