Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 356-HĐBT | Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 1992 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản ngày 28 tháng 7 năm 1989;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng và Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH :
I- HỆ THỐNG TỔ CHỨC CƠ QUAN CHUYÊN TRÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TAÌ NGUYÊN KHOÁNG SẢN
Điều 1. Hệ thống tổ chức cơ quan chuyên trách quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản gồm có:
- Cục Quản lý tài nguyên khoáng sản Nhà nước thuộc Bộ Công nghiệp nặng;
- Các Chi cục Quản lý tài nguyên khoáng sản Nhà nước khu vực trực thuộc Cục Quản lý tài nguyên khoáng sản Nhà nước (dưới đây gọi tắt là Chi cục khu vực);
- Phòng Quản lý tài nguyên khoáng sản thuộc Sở Công nghiệp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi chung là tỉnh).
Cục Quản lý tài nguyên khoáng sản Nhà nước và các Chi Cục Quản lý tài nguyên khoáng sản Nhà nước có con dấu riêng, hoạt động bằng nguồn kinh phí do Nhà nước cấp.
Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên khoáng sản Nhà nước chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng về hoạt động của Cục trong lĩnh vực công tác được giao theo Nghị định này.
Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên khoáng sản Nhà nước do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng. Các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng bổ nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng.
Chi cục khu vực do Chi cục trưởng phụ trách. Giúp việc Chi cục trưởng có thể có một Phó Chi cục trưởng. Chi cục trưởng và Phó chi cục trưởng khu vực do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng bổ nhiệm, theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên khoáng sản Nhà nước.
Chi Cục trưởng khu vực chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên khoáng sản Nhà nước về hoạt động của Chi cục trong phạm vi được giao theo Nghị định này và quyết định thành lập Chi cục của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng.
Phòng Quản lý tài nguyên khoáng sản trong Sở Công nghiệp của tỉnh chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn của Cục Quản lý tài nguyên khoáng sản Nhà nước.
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng vận dụng Quy chế thanh tra viên ban hành kèm theo Nghị định số 191-HĐBT ngày 18-6-1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định tiêu chuẩn chức danh, thẻ thanh tra viên và chế độ đối với thanh tra viên về tài nguyên khoáng sản sau khi thoả thuận với thanh tra Nhà nước và Ban Tổ chức - Cán bộ của Chính phủ.
II- NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN CHUYÊN TRÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
Điều 7. Cục Quản lý tài nguyên khoáng sản Nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn dưới đây:
1. Xây dựng các dự án pháp luật, các văn bản pháp quy khác về quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản để Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền; hướng dẫn, kiểm tra thực hiện.
2. Quản lý vốn tài nguyên khoáng sản trong phạm vi cả nước bao gồm các khoáng sản rắn, nước dưới đất, dầu mỏ và khí đốt thông qua việc:
a) Tổ chức đăng ký khu vực có tài nguyên khoáng sản phải bảo vệ, khu vực khai thác mỏ hoặc công trình khai thác tài nguyên khoáng sản.
b) Đề xuất các biện pháp, chính sách quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý vốn tài nguyên khoáng sản; tham gia với các Bộ và Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc xét duyệt các quy hoạch, kế hoạch, luận chứng kinh tế - kỹ thuật hoặc đề án khai thác mỏ và đóng cửa mỏ; tham gia nghiệm thu, xét duyệt báo cáo thăm dò tài nguyên khoáng sản.
c) Thẩm tra hồ sơ xin khai thác mỏ của các Bộ, các địa phương, các tổ chức kinh tế để Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định hoặc Bộ trưởng quyết định theo quy định của Hội đồng Bộ trưởng.
d) Chuẩn bị hồ sơ để Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng cho ý kiến về việc bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản ở những khu vực dự định cho phép chôn vùi chất thải vào lòng đất hoặc xây dựng các công trình cố định không phải để khai thác khoáng sản để cơ quan có thẩm quyền quyết định.
3. Thanh tra Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật và các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ, sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản. Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Cục Quản lý tài nguyên khoáng sản Nhà nước, của thanh tra viên trong việc thanh tra Nhà nước về tài nguyên khoáng sản tuân theo quy định tại các điều 29, 30 và 31 của Pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản.
4. Chuẩn bị văn bản để Bộ trưởng bộ Công nghiệp nặng trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng giải quyết hoặc để Bộ trưởng giải quyết theo thẩm quyền những tranh chấp về thăm dò và khai thác mỏ; trực tiếp giải quyết những tranh chấp đó theo uỷ quyền của Bộ trưởng.
Tham gia ý kiến với Uỷ ban Nhân dân địa phương và các Bộ trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền khai thác mỏ thuộc thẩm quyền của địa phương hoặc của Bộ, ngành quản lý.
5. Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn về quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản đối với các Chi cục và Phòng Quản lý tài nguyên khoáng sản và các cơ quan có liên quan khác ở địa phương.
6. Quản lý tư liệu về tài nguyên khoáng sản thuộc thẩm quyền của Cục.
1. Lập sổ thống kê danh mục khu vực có tài nguyên khoáng sản phải bảo vệ, khu vực khai thác mỏ, công trình khai thác tài nguyên khoáng sản; tổ chức đăng ký khu vực khai thác mỏ và công trình khai thác nước dưới đất do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh trong khu vực cấp giấy phép.
Hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp thực hiện quy định về nguyên tắc, thủ tục xin khai thác tài nguyên khoáng sản.
Xác minh thực tế tình hình tài nguyên khoáng sản chưa khai thác ở các khu vực dự định xây dựng các công trình cố định không phải để khai thác khoáng sản.
2. Tham gia với Uỷ ban Nhân dân các cấp, với Phòng Quản lý tài nguyên khoáng sản tỉnh và các cơ quan có liên quan khác ở địa phương trong việc đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản.
Tham gia xét duyệt, đánh giá báo cáo thăm dò, luận chứng kinh tế - kỹ thuật hoặc đề án khai thác mỏ và đóng cửa mỏ.
3. Thanh tra Nhà nước về tài nguyên khoáng sản tuân theo Điều 29 và Điều 31 của Pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản.
4. Điều tra, nghiên cứu những tranh chấp về quyền khai thác mỏ và đề xuất ý kiến giải quyết.
Tham gia ý kiến với Uỷ ban Nhân dân các tỉnh trong việc giải quyết những tranh chấp về quyền khai thác mỏ thuộc thẩm quyền của Uỷ ban Nhân dân tỉnh.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo uỷ quyền của Cục trưởng.
1. Đề xuất với Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Cục Quản lý tài nguyên khoáng sản Nhà nước (thông qua Giám đốc Sở Công nghiệp) các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; phối hợp với các cơ quan hữu trách ở Trung ương và địa phương (tỉnh, huyện, xã) tổ chức thực hiện các biện pháp đó.
2. Giám sát việc chấp hành Pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản, các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản đối với các tổ chức, cá nhân thông qua việc:
- Tổ chức đăng ký các khu vực thăm dò, khai thác mỏ các khoáng sản rắn, công trình khai thác nước dưới đất của tất cả các tổ chức, cá nhân có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
- Kiểm tra giấy phép hành nghề, giấy phép thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản, việc tuân thủ các quy định trong các giấy phép nói trên của các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên khoáng sản theo phân cấp.
- Kiến nghị với Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân địa phương đình chỉ việc điều tra địa chất, khai thác tài nguyên khoáng sản không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
- Yêu cầu các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của địa phương, thực hiện đúng pháp luật, các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và môi trường liên quan.
- Xử phạt theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xử phạt các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
3. Thẩm định và chuẩn bị hồ sơ cho phép khai thác mỏ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, trình Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định.
4. Chuẩn bị văn bản để Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh giải quyết theo thẩm quyền hoặc để tham gia với Bộ Công nghiệp nặng và các Bộ có liên quan giải quyết những tranh chấp về quyền khai thác mỏ.
5. Tham gia với các cơ quan hữu trách trong việc xây dựng và xét duyệt các quy hoạch, kế hoạch, luận chứng kinh tế - kỹ thuật, hoặc đề án khai thác mỏ ở địa phương thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh.
Phối hợp chặt chẽ mọi hoạt động của các cơ quan chuyên trách quản lý tài nguyên khoáng sản ở Trung ương, khu vực và địa phương dưới sự chỉ đạo thống nhất của Cục Quản lý tài nguyên khoáng sản Nhà nước.
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên khoáng sản Nhà nước có trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
- 1Thông báo số 81/TB-VPCP về ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị toàn quốc kiểm điểm công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng 1981
- 3Pháp lệnh Tài nguyên khoáng sản năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 4Nghị định 191-HĐBT năm 1991 ban hành Quy chế thanh tra viên và việc sử dụng cộng tác viên thanh tra do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Nghị định 95-HĐBT năm 1992 về việc thi hành Pháp lệnh về Tài nguyên khoáng sản do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Nghị định 356-HĐBT năm 1992 về hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên trách quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 356-HĐBT
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 26/09/1992
- Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 19
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra